1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài “tư tưởng hồ chí minh về văn hóa và sự vận dụng của Đảng cộng sản việt nam trong xây dựng nền văn hóa tiên tiến, Đậm Đà bản sắc dân tộc”

27 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Tác giả Vũ Minh Đức, Võ Nhật Trương, Nguyễn Hoàng Đức, Trần Phương Nhi
Người hướng dẫn THS. Đỗ Thị Ngọc Lệ
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 132,62 KB

Nội dung

Tóm lại, đề tài "Tưtưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Namtrong xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" có ý nghĩa quantrọng trong việc ngh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

GVHD: THS Đỗ Thị Ngọc Lệ

Danh sách thành viên nhóm ST

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

GVHD: THS Đỗ Thị Ngọc Lệ

Danh sách thành viên nhóm ST

Trang 3

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

ĐIỂM

Trang 4

-Mục Lục

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu 3

Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa 5

1.1 Những nhận thức chung về văn hóa 5

1.1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa 5

1.1.2 Quan hệ của văn hóa với các lĩnh vực khác 6

1.1.3 Quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới 8

1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa 8

1.2.1 Văn hóa là mục tiêu, động lực của cách mạng 8

1.2.2 Văn hóa là một mặt trận 10

1.2.3 Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân 11

1.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa 12

1.3.1 Giai đoạn trước năm 1945 12

1.3.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954 13

1.3.3 Giai đoạn từ sau năm 1954 13

Chương 2: Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 14

2.1 Đường lối của Đảng về việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 14

2.2 Những thành tựu trong quá trình vận dụng xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 16

2.3 Những hạn chế trong quá trình vận dụng xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 17

2.4 Nguyên nhân của những thành tựu và những hạn chế cần khắc phục 18

2.4.1 Nguyên nhân của thành công 18

2.4.2 Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém 18

2.5 Biện pháp để khắc phục và xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 20

Kết Luận 21

Tài liệu tham khảo

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sángtạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong bề dài lịch sử dân tộc,đượcbiểu hiện qua trình độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định Chủtịch Hồ Chí Minh đã có định nghĩa riêng về văn hóa theo ý hiểu của Người: “Vì

lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phátminh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phươngthức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa

là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loàingười đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sựsinh tồn” Trong mối quan hệ với chính trị và kinh tế, văn hoá không thể đứng ởbên ngoài mà luôn phải đứng ở bên trong, bởi lẽ nó vừa phục vụ cho các nhiệm

vụ chính trị vừa đóng góp cho sự thúc đẩy phát triển của kinh tế của đất nước.Văn hoá đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định đất nước đó

có phải là một nước phát triển hay không bởi chỉ khi nó phát triển thì xã hội mớidựa vô những tiền đề đó mà ngày càng phát triển và vững mạnh hơn Mà để cómột nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc thì không thể không nhắcđến vai trò to lớn của Đảng cộng sản Việt Nam Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nềnvăn hóa đã được coi là một trong những mũi nhọn quan trọng trong quá trìnhxây dựng và phát triển đất nước Đảng đã đề cao vai trò của văn hóa và đặt nóvào vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển quốc gia từ đó thi hành cácchính sách, quyết sách phù hợp Xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bảnsắc dân tộc là mục tiêu quan trọng của các quốc gia phát triển và Việt Nam cũngkhông ngoại lệ Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ranhững khái niệm, phương hướng để phát triển văn hóa tiên tiến và bản sắc dântộc vì vậy khi nghiên cứu về đề tài không chỉ giúp hiểu rõ hơn về quá trình phát

Trang 6

thể áp dụng trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến ở các quốc gia khác Điềunày có ý nghĩa trong việc khai thác và phát huy tiềm năng văn hóa của mỗi quốcgia, từ đó góp phần vào sự phát triển toàn diện của xã hội Tóm lại, đề tài "Tưtưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Namtrong xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" có ý nghĩa quantrọng trong việc nghiên cứu, hiểu rõ và áp dụng những tư tưởng, phương phápcủa Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam để phát triển văn hóa Việt Nam,góp phần vào sự phát triển toàn diện của đất nước.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang bị cho sinh viên những kiến thức mới và có cái nhìn một cách toàndiện Qua đó giúp sinh viên biết nhìn nhận mọi thứ xung quanh một cách kháchquan, biết vận dụng kiến thức đó với tình hình thực tiễn của đất nước, liên hệvới bản thân thông qua việc học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh.Khai thác năng lực làm việc nhóm, phân chia công việc cho mỗi thành viên Tìmhiểu rõ nội dung về Tư tưởng hồ Chí Minh về văn hóa Tìm kiếm cái nguồnthông tin tham khảo từ mọi nguồn: sách, báo chí, giáo trình, mạng Internet,…Vận dụng các kiến thức cơ bản và liên hệ với tình hình thực tiễn của đất nước

3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh về các vần đề văn hoá về giáo dục,văn nghệ và đời sống trước và sau năm 1969 Các chủ trương chính sách củaĐảng trong từng giai đoạn lịch sử, khẳng định rõ vai trò của Hồ Chí Minh trongviệc duy trì và phát triển nền văn hoá của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ NghĩaViệt Nam

Trang 7

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Kết cấu

Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

Chương 2: Sự vận dụng của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Trang 8

Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

1.1 Những nhận thức chung về văn hóa

1.1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa

Hồ Chí Minh đã tiếp cận với văn hóa thông qua bốn phương pháp chủ yếu:1) Tiếp cận theo góc độ rộng, bao quát mọi hoạt động của con người; 2) Tiếpcận theo góc độ hẹp hơn, tập trung vào đời sống tinh thần của xã hội, liên quanđến kiến trúc thượng tầng; 3) Tiếp cận một cách hẹp hơn nữa, tập trung vào cácvấn đề giáo dục, tình trạng học vấn, loại bỏ mù chữ, khuyến khích việc đọc vàviết (đặc biệt được nhấn mạnh trong các bài nói với đồng bào vùng núi); 4) Tiếpcận thông qua "phương thức sử dụng các công cụ sinh hoạt"

Trong tháng 8 năm 1943, khi vẫn ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, HồChí Minh đã phát biểu về ý nghĩa quan trọng của văn hóa Người viết rằng: ‘’Vì

lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phátminh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phươngthức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa

là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loàingười đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sựsinh tồn’’[1]

Quan điểm văn hóa này của Hồ Chí Minh được hình thành trong một ngữcảnh thời gian và không gian đặc biết, khi UNESCO chưa được thành lập và cảquốc gia đang tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc Đây là quan điểm duynhất về văn hóa theo góc độ rộng Sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đềcập đến văn hóa nhưng theo hướng hẹp hơn, tập trung vào kiến trúc thượngtầng và toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội

1 [] Hồ Chí Minh:Toàn tập,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t3, tr.458.

Trang 9

1.1.2 Quan hệ của văn hóa với các lĩnh vực khác

Mối liên kết giữa văn hóa và các lĩnh vực khác Theo quan điểm của HồChí Minh, trong cuộc sống tồn tại bốn lĩnh vực cần được xem xét một cách bìnhđẳng và có sự tương tác lẫn nhau, bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.Tuy nhiên, tại Việt Nam thuộc địa, ưu tiên hàng đầu là thực hiện cuộc cáchmạng giải phóng dân tộc, đạt độc lập quốc gia, loại bỏ ách nô lệ, thiết lập chínhquyền do người dân lập ra và phục vụ cho người dân Đây chính là việc giảiphóng chính trị, mở đường cho sự phát triển văn hóa Mặc dù vậy, văn hóakhông thể tồn tại độc lập mà phải hoạt động trong chính trị, với văn hóa phục vụcho mục tiêu chính trị; đồng thời, mọi hoạt động của tổ chức và chính trị cũngcần phải có yếu tố văn hóa

Khi nói về mối quan hệ văn hóa và kinh tế, Hồ Chí Minh giải thích rằngvăn hóa là phần kiến trúc trên cùng Vì thế, chỉ khi cơ sở hạ tầng xã hội đã đượcxây dựng, văn hóa mới có cơ hội phát triển Tuy nhiên, văn hóa cũng không thể

tự lập mà phải cùng tồn tại với kinh tế, tức là văn hóa không hoàn toàn phụthuộc vào kinh tế mà còn có vai trò tích cực đối với kinh tế Sự tiến bộ trongchính trị, kinh tế và xã hội sẽ thúc đẩy phát triển văn hóa; ngược lại, mỗi bướctiến trong kinh tế, chính trị và xã hội đều tạo điều kiện cho văn hóa tiến bộ

Mối quan hệ giữa văn hóa và xã hội được diễn giải thông qua việc giảiphóng chính trị, một hành động đồng nghĩa với việc giải phóng xã hội, từ đó tạođiều kiện cho sự phát triển văn hóa Xã hội sẽ hình thành văn hóa tương ứng HồChí Minh nhấn mạnh rằng văn học, nghệ thuật của người Việt rất giàu có, nhưngtrong cảnh chế độ áp bức, văn nghệ cũng bị kiểm soát, không thể phát triển Do

đó, cần phải thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc, để nhân dân lấy lại quyền

Trang 10

lực, giải phóng chính trị và xã hội, từ đó đưa Đảng Cộng sản Việt Nam lên vaitrò lãnh đạo, để có thể giải phóng văn hóa.

Về việc bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu văn hóa thế giới, bảnsắc văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồng Việt Nam,

là kết quả của quá trình lao động, sản xuất, chiến đấu và giao lưu của người ViệtNam Bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện qua lòng yêu nước, tinh thần độclập, tự cường, tự tôn dân tộc cũng như trong ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễhội, truyền thống, cách cảm và tư duy

Bản sắc văn hóa dân tộc chứa đựng giá trị to lớn và có ý nghĩa quan trọngđối với sự xây dựng và bảo vệ đất nước Nó phản ánh những đặc điểm riêng, đặctrưng của dân tộc và là nguồn cảm hứng cho chủ nghĩa Mác - Lênin Hồ ChíMinh nhấn mạnh về việc trân trọng, khai thác, bảo tồn và phát triển giá trị vănhóa dân tộc, đáp ứng yêu cầu của từng giai đoạn trong cách mạng Theo Người,

“dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”; “càng thấmnhuần chủ nghĩa Mác-Lênin càng phải coi trọng những truyền thống tốt đẹp củacha ông” “Mỗi dân tộc cần phải chăm lo đặc tính dân tộc mình trong nghệthuật" Chăm lo cốt cách dân tộc, đồng thời cần triệt để tẩy trừ mọi di hại thuộcđịa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc, tôn trọng phong tục tập quán,văn hóa của các dân tộc ít người

Để giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc nước ta, phải biết tiếp thu tinh hoavăn hóa nhân loại Đồng thời, biến văn hóa (tiếp thu và thay đổi) là một quyluật của văn hóa Theo Hồ Chi Minh, "văn hóa Việt Nam ảnh hưởng lẫn nhaucủa văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lại Tây phương hayĐông phương có cái gì tốt ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam Nghĩa

là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóaViệt Nam thật đà tinh thần thuần túy Việt Nam để hợp với tinh thần dân chủ"2

Trang 11

1.1.3 Quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, vào tháng 8 năm 1943, Hồ ChíMinh không chỉ đề cập đến ý nghĩa của văn hóa mà còn quan tâm đến việc thiếtlập nền văn hóa dân tộc với năm mục tiêu quan trọng Ông đặt ra việc xây dựngtâm lí tự chủ và mạnh mẽ, khuyến khích sự hy sinh vì lợi ích cộng đồng, thúcđẩy mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân, ủng hộ quyền lực dânchủ và cùng lúc, phát triển kinh tế

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, khi toàn bộ dân tộc đềubước vào trận đấu với những gian khổ và khó khăn, Hồ Chí Minh lại khẳng địnhquan điểm của Đảng từ năm 1943 trong Đề cương văn hóa Việt Nam, mục tiêucủa một nền văn hóa mới mang tính dân tộc, khoa học và đại chúng

Trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, khi nhân dân miền Bắc đangtiến lên với chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đề xuất việc xây dựng nền văn hóatheo hình thức xã hội chủ nghĩa, vẫn giữ được bản sắc dân tộc

Tóm lại, quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới tạiViệt Nam là tạo ra một nền văn hóa toàn diện, bảo tồn cốt cách văn hóa dân tộc

và đảm bảo tính khoa học, tiến bộ và nhân văn

1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa

1.2.1 Văn hóa là mục tiêu, động lực của cách mạng

Văn hóa đóng vai trò quan trọng như một trong những mục tiêu cốt lõi củacách mạng Mục tiêu của cuộc cách mạng ở Việt Nam là sự độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội, hai khía cạnh này luôn liên kết chặt chẽ với nhau Như vậy,chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đều hướng tới mục tiêu chung của quá trìnhcách mạng

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, văn hóa là mục tiêu toàn diện, bao gồmquyền sống, quyền hưởng thụ, tự do và khao khát hạnh phúc; nó thể hiện khát

Trang 12

vọng của nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ Đó là một xã hội dân chủ, côngbằng, văn minh, nơi mọi người đều có đủ điều kiện cơ bản như cơm, áo, họchành và một nền văn hóa luôn chú trọng và không ngừng nâng cao đời sống vậtchất và tinh thần của người dân, để họ có thể phát triển toàn diện.

Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho một xã hội phát triển bền vững, dựa trên

ba trụ cột là sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường Sự di sản của ông làmsáng tỏ những mục tiêu trong Chương trình nghị sự XXI[3], một phần quan trọngcủa chiến lược phát triển bền vững

Văn hóa đóng vai trò là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển Di sảncủa Hồ Chí Minh giúp chúng ta nhận thức về động lực này, bao gồm cả độnglực vật chất và tinh thần; động lực cộng đồng và cá nhân; nội lực và ngoại lực.Tất cả đều tập trung ở con người và có thể được đánh giá dưới góc độ văn hóa.Tuy nhiên, khi xem xét từng lĩnh vực văn hóa cụ thể theo tư duy của Hồ ChíMinh, động lực có thể nhận biết ở các khía cạnh chủ yếu sau:

Văn hóa chính trị là một trong những động lực quan trọng hướng dẫn quốcdân, lãnh đạo để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ Tư duy lập luận, độc lập, tựchủ và sáng tạo của cán bộ, đảng viên là một động lực lớn thúc đẩy tư tưởng vàhành động cách mạng chất lượng cao

Văn hóa văn nghệ đóng góp vào việc tăng cường lòng yêu nước, lý tưởng,tình cảm cách mạng và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng

Văn hóa giáo dục góp phần tiêu diệt sự dốt nát, mù chữ, giúp con ngườihiểu rõ hơn về quy luật phát triển của xã hội Với sứ mệnh "trồng người", vănhóa giáo dục hình thành con người mới, cán bộ mới, nguồn nhân lực chất lượngcao cho cách mạng

3 [] Hồ Chí Minh:Về văn hóa, Bảo tàng Hồ Chí Minh xuất bản,Hà Nội, 1997, tr.350.

Trang 13

Văn hóa đạo đức, lối sống nâng cao phẩm giá, phong cách lành mạnh chocon người, định hướng họ về các giá trị chân, thiện, mỹ Đạo đức là cốt lõi củangười theo đường lối cách mạng và là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triểncủa cách mạng.

Văn hóa pháp luật đảm bảo dân chủ, trật tự, kỷ cương và tuân thủ phápluật

1.2.2 Văn hóa là một mặt trận

Hồ Chí Minh khẳng định rằng văn hóa là một mặt trận quan trọng, có vị trítương đương với mặt trận quân sự, kinh tế và chính trị trong cuộc cách mạng.Ông coi mặt trận văn hóa như cuộc chiến lớn giữa chính và ta, giữa cách mạng

và phản cách mạng, một cuộc chiến quyết liệt và kéo dài, nhưng cũng đầy uylực Trong cuộc chiến này, người nghệ sĩ được coi là chiến sĩ, và tác phẩm vănnghệ trở thành vũ khí đấu tranh Trước khi giành quyền lực, nhiệm vụ của nghệthuật là thức tỉnh tinh thần cộng đồng, tập hợp lực lượng và hỗ trợ cho chiếnthắng của cách mạng

Sau khi có quyền lực, văn nghệ phải tham gia vào việc bảo vệ và xây dựngchế độ mới, xây dựng con người mới Mặt trận văn nghệ lúc này trở nên khókhăn và quyết liệt hơn, vì chiến thắng đế quốc thực dân đã khó, nhưng chiếnthắng nghèo đói và lạc hậu càng khó hơn nhiều

Để thực hiện nhiệm vụ ấn tượng này, Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu cao cho

"chiến sĩ nghệ thuật", yêu cầu họ phải có lập trường vững và tư tưởng đúng Lợiích của kháng chiến, của tổ quốc và của nhân dân phải được ưu tiên hơn tất cả.Việc sáng tạo trong nghệ thuật, đặc biệt là việc viết, phải trở thành vũ khí sắcbén trong cuộc chiến "phổ chính trừ tà" Nghệ sĩ phải liên tục nắm bắt thực tế,sâu sát vào đời sống của nhân dân, để phê bình nghiêm túc những tệ nạn nhưtham ô, lười biếng, lãng phí và quan liêu Đồng thời, họ cũng cần ca tụng nhữngngười làm việc tốt, để tạo ra mô hình đúng đắn cho thế hệ hiện tại và giáo dục

Ngày đăng: 31/10/2024, 10:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w