TÓM TẮTĐề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của nghệ tươi đến sinh trưởng và phòng bệnh cầutrùng gà Nòi lai thả vườn trại Hồng Vân” được thực hiện thí nghiệm tại trại gàHồng Vân.. Qua những kết q
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THÚ Y
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NGHỆ TƯƠI ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ PHÒNG BỆNH CẦU
TRÙNG GÀ NÒI LAI THẢ VƯỜN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THÚ Y
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NGHỆ TƯƠI ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ PHÒNG BỆNH CẦU
TRÙNG GÀ NÒI LAI THẢ VƯỜN
Trang 3TÓM TẮT
Đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của nghệ tươi đến sinh trưởng và phòng bệnh cầutrùng gà Nòi lai thả vườn trại Hồng Vân” được thực hiện thí nghiệm tại trại gàHồng Vân Thí nghiệm nuôi dưỡng được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiênvới 4 nghiệm thức, lập lại 3 lần Mỗi lần lập lại 10 gà Nòi lai ở giai đoạn 14 ngàytuổi Các nghiệm thức tương ứng với các khẩu phần như Đối chứng (ĐC): chỉ cókhẩu phần cơ sở (KPCS); N0,4: khẩu phần cơ sở cộng với 0,4% nghệ tươi; N0,5:khẩu phần cơ sở cộng với 0,5% nghệ tươi; N0,6: khẩu phần cơ sở cộng với 0,6%nghệ tươi Kết quả thí nghiệm cho thấy tăng khối lượng của gà giai đoạn gà 21 đến
77 ngày tuổi, khối lượng của gà nghiệm thức N0,5 cao nhất cao hơn hẳn nghiệmthức ĐC không bổ sung nghệ khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) và cụ thể là ởgiai đoạn gà 77 ngày tuổi có khối lượng cao nhất ở nghiệm thức N0,5 (1580 g/con).Tăng trọng của gà trong thí nghiệm qua các tuần tuổi cho thấy nghệ tươi có tácđộng đến tăng trọng của gà Nòi lai, ở các nghiệm thức bổ sung nghệ tươi có kết quảtăng trọng cao hơn hẳn so với nghiệm thức đối chứng Tiêu tốn thức ăn giữa cácnghiệm thức thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) HSCHTAtrong thí nghiệm nằm trong khoảng từ (3,047-3,957) và cao nhất ở nghiệm thức ĐC(3,957) và tốt nhất là nghiệm thức N0,5 (3,047) Kết quả phòng bệnh cầu trùng trên
gà Nòi lai khi bổ sung nghệ tươi, ở tuần thứ 5 là giai đoạn nhiễm cầu trùng cao nhấtvới tỷ lệ nhiều nhất ở nghiệm thức ĐC (66,67%), kế đến nghiệm thức N0,4 (30%),tiếp theo nghiệm thức N0,6 (40%) và thấp nhất là nghiệm thức N0,5 (20%) Đếntuần thứ 6 tỷ lệ gà nhiễm cầu trùng vẫn còn cao nhưng bắt đầu tuần thứ 7 thì tỷ lệnhiễm cầu trùng bắt đầu giảm dần Qua những kết quả trên cho thấy rằng ở nghiệmthức N0,5 với mức bổ sung 0,5% nghệ tươi vào khẩu phần ăn của gà có tỷ lệ nhiễmnoãn nang cầu trùng thấp nhất so với các nghiệm thức còn lại và đạt được sự tăngtrưởng tốt hơn Nghệ tươi có tác động đến hiệu quả kinh tế khi bổ sung vào khẩuphần trong chăn nuôi ở nồng độ 0,5% nghệ tươi trong thí nghiệm này mang lại hiệuquả kinh tế tốt nhất
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật VĩnhLong, khoa Khoa học Sinh học Ứng dụng, bộ môn Thú y và sự nhất trí của giáoviên hướng dẫn tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài “ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNGCỦA NGHỆ TƯƠI ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÒNG BỆNH CẦU TRÙNG GÀNÒI LAI THẢ VƯỜN TRẠI HỒNG VÂN”
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo nhà trường, giáo viên hướng dẫn và các bạn sinhviên
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Sưphạm Kỹ thuật Vĩnh Long và trại gà Hồng Vân đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôihoàn thành khóa luận tốt nghiệp Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đếngiáo viên hướng dẫn TS Quách Thị Thanh Tâm đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điềukiện cho tôi trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin chúc toàn thể quý thầy cô Ban lãnh đạo nhà trường và thầy cô khoaKhoa học Sinh học Ứng dụng cũng như quý thầy cô của bộ môn Thú y sức khỏe,hạnh phúc và thành đạt trong mọi việc, chúc các bạn học viên khỏe mạnh, học tập
và thành công trong cuộc sống
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và chị Đường Thị Hồng Vân chủ trại gà HồngVân, đã động viên khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thànhkhóa luận tốt nghiệp này
Trang 5LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quảtrong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trìnhnghiên cứu nào khác
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các tàiliệu tham khảo trích dẫn trong khóa luận đều có nguồn gốc xuất xứ thực tế và đãđược chỉ rõ nguồn gốc
Vĩnh Long, ngày 30 tháng 6 năm 2021
Sinh viên thực hiện
Sơn Bạch Dương
Trang 6MỤC LỤC
Tóm tắt i
Lời cảm ơn ii
Lời cam kết iii
Mục lục iv
Danh sách bảng vii
Danh sách hình viii
Các từ viết tắt trong bài ix
Mở đầu 1
Chương 1: TỔNG QUAN 2
1.1 Giới thiệu về cây nghệ 2
1.1.1 Đặc điểm thực vật của cây nghệ 2
1.1.2 Thành phần hóa dược của nghệ 2
1.1.3 Tác dụng dược lý của nghệ 4
1.2 Giới thiệu giống gà Nòi lai 6
1.3 Lịch sử nghiên cứu bệnh cầu trùng gà 7
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới về bệnh cầu trùng gà 7
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước về bệnh cầu trùng gà 9
1.3.3 Bệnh cầu trùng gà 11
Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 Phương tiện tiến hành 22
2.1.1 Địa điểm tiến hành thí nghiệm 22
2.1.2 Địa điểm kiểm tra noãn nang cầu trùng 22
Trang 72.1.3 Đối tượng thí nghiệm 22
2.1.4 Thời gian thực hiện 22
2.1.5 Dụng cụ thí nghiệm 22
2.1.6 Hóa chất – thuốc thú y 22
2.1.7 Cách pha dung dịch NaCl bão hòa 22
2.1.8 Vật liệu thí nghiệm 23
2.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm 24
2.2.1 Bố trí thí nghiệm .24
2.2.2 Chăm sóc nuôi dưỡng 25
2.2.3 Quy trình phòng bệnh cho gà 27
2.2.4 Phương pháp phù nổi (Willis) 28
2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 30
2.3.1 Chỉ tiêu sinh trưởng 30
2.3.2 Tỷ lệ hao hụt loại thải 31
2.3.3 Tỉ lệ nhiễm noãn nang cầu trùng ở các nghiệm thức thí nghiệm qua các tuần tuổi 31
2.4 Phân tích thống kê 31
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
3.1 Kết quả khảo sát ảnh hưởng nghệ tươi đến khối lượng gà ở các nghiệm thức thí nghiệm 32
3.2 Kết quả khảo sát ảnh hưởng nghệ tươi đến tăng trọng của gà ở các nghiệm thức thí nghiệm 33
3.3 Kết quả khảo sát ảnh hưởng nghệ tươi đến tiêu tốn thức ăn của gà qua các nghiệm thức thí nghiệm 35
3.4 Kết quả khảo sát ảnh hưởng nghệ tươi đến hệ số chuyển hóa thức ăn của gà ở các nghiệm thức thí nghiệm 37
3.5 Kết quả khảo sát ảnh hưởng nghệ tươi đến tỷ lệ sống ở các nghiệm thức thí nghiệm 38
3.6 Kết quả khảo sát ảnh hưởng nghệ tươi đến tỉ lệ nhiễm noãn nang cầu trùng qua các tuần tuổi của gà ở các nghiệm thức thí nghiệm 40
3.6.1 Kết quả nhiễm cầu trùng qua các tuần thí nghiệm 40
Trang 83.6.2 Cường độ nhiễm noãn nang cầu trùng 1+ ở đàn gà qua các tuần thí
nghiệm 42
3.6.3 Cường độ nhiễm noãn nang cầu trùng 2+ ở đàn gà thí nghiệm qua các tuần thí nghiệm 43
3.6.4 Cường độ nhiễm noãn nang cầu trùng 3+ ở đàn gà thí nghiệm qua các tuần thí nghiệm 45
3.7 Kết quả khảo sát ảnh hưởng nghệ tươi đến hiệu quả kinh tế của gà qua các nghiệm thức thí nghiệm 46
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 48
4.1 Kết luận 48
4.2 Đề xuất 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC 55
Trang 9DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng có trong 100g nghệ tươi 3
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn GENKI 911, 912, 914 23
Bảng 2.2 Bảng bố trí thí nghiệm bổ sung nghệ tươi vào thức ăn 25
Bảng 2.3 Lịch tiêm phòng vaccine 27
Bảng 3.1 Khối lượng gà ở các nghiệm thức qua các ngày tuổi 33
Bảng 3.2 Tăng trọng của gà ở các nghiệm thức qua các ngày tuổi 35
Bảng 3.3 Tiêu tốn thức ăn của gà qua các nghiệm thức thí nghiệm 37
Bảng 3.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn của cả kỳ 38
Bảng 3.5 Tỷ lệ sống của gà ở các nghiệm thức 40
Bảng 3.6 Kết quả cầu trùng gà qua các tuần thí nghiệm 41
Bảng 3.7 Cường độ nhiễm noãn nang cầu trùng 1+ 43
Bảng 3.8 Cường độ nhiễm noãn nang cầu trùng 2+ 45
Bảng 3.9 Cường độ nhiễm noãn nang cầu trùng 3+ 46
Bảng 3.10 Hiệu quả kinh tế của gà thí nghiệm 48
Trang 10DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1 Cây nghệ vàng 2
Hình 1.2 Cấu trúc hóa học của curcumin 3
Hình 1.3 Củ nghệ tươi 6
Hình 1.4 Gà nòi lai 7
Hình 1.5 Cấu tạo của noãn nang cầu trùng 13
Hình 1.6 Sơ đồ vòng đời cầu trùng gà 14
Hình 2.1 Nghệ tươi giã nhuyễn 23
Hình 2.2 thức ăn GENKI A-911, B-912, C-914 24
Hình 2.3 Nghệ tươi giã nhuyễn được đem cân 24
Hình 2.4 Chuồng úm gà con 26
Hình 2.5 Chuồng nuôi gà thí nghiệm 27
Hình 2.6 Lấy mẫu phân gà 28
Hình 2.7 Thực hiện phương pháp phù nổi 29
Hình 2.8 A: xem mẫu trên kính hiển vi; B: noãn nang cầu trùng 30
Hình 3.1 Biểu đồ khối lượng gà 77 ngày tuổi ở các nghiệm thức 33
Hình 3.2 Biểu đồ tăng trọng tuyệt đối của gà 77 ngày tuổi giữa các nghiệm thức .35 Hình 3.3 Biểu đồ tiêu tốn thức ăn của gà 77 ngày tuổi giữa các nghiệm thức 37
Hình 3.4 Biểu đồ HSCHTA cả kỳ giữa các nghiệm thức 38
Trang 11CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG BÀI
C.longa Curcuma longa
E.coli Escherichia coli
SMN Số mẫu nhiễm
TLN Tỷ lệ nhiễm
Trang 12MỞ ĐẦU
Trong chăn nuôi gà thịt việc bổ sung các chất kích thích tăng trưởng, khángsinh vào khẩu phần được sử dụng rất nhiều nhằm cải thiện năng suất, ngăn ngừabệnh và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn Ngày nay, việc sử dụng các hóa dược có xuhướng giảm dần do chúng có tác động xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng bởi sựtồn dư trong cơ thể gà Chính vì vậy, nghiên cứu về thảo dược thay thế các chất hoádược trong phòng trị bệnh cầu trùng càng được quan tâm và có ý nghĩa rất quantrọng nhờ ứng dụng các hoạt chất phòng bệnh cho gà có nguồn gốc thiên nhiên cótrong các loại thảo dược đang được mở rộng nghiên cứu và được xem là biện phápphòng bệnh tốt nhất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức khỏe vật nuôi Đã
từ lâu, con người đã biết công dụng của một số thảo dược và ứng dụng trong chănnuôi mang lại kết quả tốt So với gia cầm khác, gà Nòi lai là giống gà thả vườn đangđược nuôi khá phổ biến Đặc tính quan trọng nhất của gà Nòi lai là ở chất lượng thịtthơm ngon và thích nghi tốt với điều kiện môi trường nên gà nòi lai ngày càng thuhút được sự quan tâm của nhiều nông hộ và người tiêu dùng Với mong muốn nângcao năng suất, phòng bệnh cầu trùng trên gà thả vườn Đề tài: “ĐÁNH GIÁ ẢNHHƯỞNG CỦA NGHỆ TƯƠI ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÒNG BỆNH CẦUTRÙNG GÀ NÒI LAI THẢ VƯỜN TRẠI HỒNG VÂN” được tiến hành
Mục tiêu của đề tài
Xác định được mức bổ sung nghệ tươi phù hợp mang lại khả năng sinh trưởngtốt nhất cho gà Nòi lai
Xác định được mức bổ sung nghệ tươi phù hợp mang lại hiệu quả phòng bệnhcầu trùng của gà Nòi lai tốt nhất
Đánh giá được hiệu quả kinh tế của việc sử dụng nghệ tươi bổ sung vào khẩuphần của gà Nòi lai
Nội dung nghiên cứu
Khảo sát khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm ở các nghiệm thức bổ sungnghệ tươi
Khảo sát khả năng phòng bệnh cầu trùng của gà thí nghiệm ở các nghiệm thức
So sánh hiệu quả kinh tế giữa các nghiệm thức thí nghiệm
Trang 13Chương 1: TỔNG QUAN1.1 Giới thiệu về cây nghệ
1.1.1 Đặc điểm thực vật của cây nghệ
Nghệ hay nghệ nhà, nghệ trồng, khương hoàng (danh pháp: Curcuma longa L)
là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng (Zingiberceae) Nó có nguồn gốc ở vùng
nhiệt đới Tamil Nadu, phía Đông Nam Ấn Độ Nghệ là môt loại cây thảo, cao từ0,6-1m Thân rễ hình củ hơi dẹp, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng cam sẩm Láhình trái xoan thon nhọn ở hai đầu, hai mặt đều nhẵn dài 45 cm, rộng 18 cm Cuốn
lá có bẹ, cụm hoa mọc từ giữa các lá lên, đầu tròn màu xanh lục nhạt Tràng cóphiến, cánh hoa ngoài màu xanh lục vàng nhạt, chia thành ba thùy, thùy trên to hơn,phiến cánh hoa trong cũng chia thành ba thùy, 2 thùy hai bên đứng và phẳng, thùydưới hõm thành máng sâu Quả nang 3 ngăn, mở bằng 3 van, hạt có áo hạt (Đỗ TấtLợi, 2004) Về đặt điểm sinh trưởng, nghệ là cây ưa ẩm, ưa sáng và chịu bóng râm;cây có biên độ sinh thái rộng, thích nghi được với nhiều tiểu vùng khí hậu khácnhau, nhiệt độ trung bình từ 25-26oC Với mùa đông lạnh kéo dài nghệ vẫn tồn tại
và sinh trưởng phát triển tốt (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004).
Hình 1.1 Cây nghệ vàng
(Nguồn: https://sokhcn.vinhphuc.gov.vn/noidung/tintuc/cong-nghe-moi/Lists/
NongNghiepVaThucPham/View_Detail.aspx?ItemID=492)
1.1.2 Thành phần hóa dược của nghệ
Củ nghệ có chứa chất màu curcumin 0,3%, tinh thể nâu đỏ, ánh tím, không tantrong nước, tan trong rượu, ete, dung dịch có huỳnh quang màu xanh lục Tan trongacid (màu đỏ tươi), trong kiềm (màu đỏ rồi hóa tím) và trong chất béo (dùng để
Trang 14nhuộm các chất béo) Ngoài ra củ nghệ còn có tinh bột, canxi oxalate và chất béo.Hoạt chất của nghệ gồm có tinh dầu 3-5% gồm 25% cacbua terpenic, chủ yếu
là zingiberen và 65% ceton sespuitecpenic, các chất turmeron Các chất màu vànggọi chung là curcumin Curcumin là hỗn hợp gồm 3 hợp chất: Curcumin I chiếm tỷ
lệ 60% (biferuloylmethan), curcumin II chiếm 24% (monodesmetoxy curcumin),curcumin III chiếm 14% (bidesmetory curcumin) Nhiều hợp chất terpin khác cũngđược xác định có trong tinh dầu nghệ là camphen, limonene, terpine, caryophyllen,
linalool, borneol, isoborneol, camphor (Đỗ tất lợi 2004).
Trong nghệ có nhiều thành phần dinh dưỡng như: canxi, photpho, sắt,… được thểhiện trong bảng 1.1
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng có trong 100 g nghệ tươi (Ravindran, 2009)
chống kết tụ tiểu cầu (Sandur SK et al, 2007).
Trang 15Tác dụng kháng khuẩn
Theo Bhavani and Murthy (1979), hoạt chất curcumin trong nghệ có khả năng
chống lại một số vi khuẩn đường ruột với nồng độ curcumin tối thiểu ức chế sự tăng
trưởng của vi khuẩn Lactobacillus đạt mức 4,5-90 µg/ml Ngoài ra khi pha loãng
curcumin ở 1:5000 đến 1:40000 có tác dụng kháng lại các loại vi khuẩn
Staphylococus, Salmonella paratyphy, Mycobacterium tuberculosis (Nguyễn Đức
et al, (2009) nghiên cứu dịch chiết tách thô của củ nghệ thì ức chế các vi khuẩn
Gram âm như Staphylococcus, Streptococcus ở nồng độ ức chế tối thiểu dao động
từ 4 mg/ml đến 512 mg/ml
Kết quả nghiên cứu của Huỳnh Kim Diệu (2011) cho thấy 7 dòng nghệ có khả
năng ức chế đối với Staphylococcus aureus với MIC từ 128-512 µg/ml,
Streptococcus faecalis với MIC từ 256-2048 µg/ml, đối với E coli và Salmonella spp không ức chế được ở nồng độ 4096 µg/ml Theo Trần Bảo Toàn (2014), nồng
độ ức chế tối thiểu của nghệ đối với chủng vi khuẩn E coli không sinh ESBL phân
lập từ gà thả vườn ở thành phố Cần Thơ dao động từ 50 µg/ml đến 100 µg/ml
Ngoài ra, theo Poonam et al, (2015), củ nghệ có thể kiềm hảm sự phát triển của vi khuẩn Gram dương (Staphylococcus aureus và Enterococus faecalis) và vi khuẩn Gram âm (Pseudomonas aeruginosa và E coli) vì củ nghệ có chứa hoạt chất kháng
khuẩn curcumin I do curcumin I có khả năng phá vỡ màng tế bào của vi khuẩn làm
vi khuẩn không thể phát triển được
Chống viêm
Theo nghiên cứu của Jagetia and Aggarwal (2007), khi gây viêm nhân tạo trênđộng vật thí nghiệm và sử dụng dịch chiết từ củ nghệ hoặc curcuminoid để điều trị,
cho kết quả rất tốt không thua kém cortisol Ngoài ra Srimal et al., (1973), đã chứng
minh tác dụng kháng viêm của curcumin, ức chế formaldehyde gây ra viêm khớp ởchuột và chứng minh không ngộ độc cấp tính ở liều lên đến 2g/kgTT
Trang 16Chống oxy hóa
Curcumin là hợp chất phenolic tự nhiên, là hợp chất chống oxy hóa mạnh, đàothải các gốc tự do trong cở thể hiệu quả Khả năng chống oxy hóa của curcumin thểhiện ở sự ngăn cản quá trình peroxide hóa lipid trong cơ thể Khả năng chống oxy
hóa của curcumin cao gấp 8 lần của vitamin E (Adams et al., 2005), cao hơn dầu
gấc chỉ thấp hơn astaxanthin (Phạm Thị Vân Giang 2011)
Ứng dụng của nghệ trong chăn nuôi
Theo IIRR (1994), người dân ở mộ số nước Châu Á như: Ấn Độ, Indonesia,Campuchia, Việt nam,… đã dùng nghệ để chữa bệnh tiêu chảy trên gà bằng cáchnhư sau: đun sôi 250g đường với 1 lít nước, cho thêm 250g bột nghệ khô và đuncho đến khi còn phân nữa lượng nước, cho hỗn hợp vào chai khô để nơi thoáng mát.Cho 3 muỗng súp hỗn hợp nghệ vào nước uống và cho gà uống hàng ngày đến khinào khỏi bệnh Liều lượng áp dụng cho 10 con gà Phòng ngừa bệnh do nấm ở giacầm (liều dùng cho 10 con) nghiền nghệ khô và trộn với 1 muỗng bột nghệ vào 2 lítnước, cho gia cầm uống có thể phòng ngừa bệnh Điều trị giun ở ruột gia cầm (liềudùng cho 10 con) giã 250 g nghệ tươi, vắt lấy nước và cho gia cầm uống, mỗi thánguống một lần
Theo kết quả công bố Osawa et al., (1996), Al-sultan (2003), Radwan et al.,
(2008), cho thấy bổ sung 0,2 g bột nghệ vàng vào 1 kg thức ăn, đã có sự cải thiện vềtăng trưởng nhờ vào tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa ở gà thịt, cải
thiện hiệu quả sử dụng thức ăn đối với gà thịt Ngoài ra, Al-sultan et al, (2003), cho
rằng bổ sung bột nghệ 5 g/kg thức ăn của gà thịt thì kích thích tăng khối lượng vàgiảm hệ số chuyển hóa của gà thịt
Tổ chức y tế thế giới công bố nghệ an toàn để sử dụng trong thực phẩm chongười và thức ăn gia súc (WHO 1987)
Trang 17Hình 1.3 Củ nghệ tươi
(Nguồn:
https://www.google.com/url?sa=i&url=https%3A%2F%2Fcaythuocchuabenh.vn%2Fcay-nghe-than-duoc-tu-thien.)
1.2 Giới thiệu giống gà Nòi lai
Đây là giống gà được nuôi lâu đời ở các tỉnh Nam Bộ và chiếm khoảng 70%các giống gà thả vườn (Nguyễn Minh Dũng và Huỳnh Hồng Hải 2006) Giống gàNòi lai là sự kết hợp giữa gà Nòi với một số giống gà địa phương hoặc giống gànhập nội để sản xuất con lai nuôi thịt, thích nghi tốt với điều kiện nuôi chăn thả dosức đề kháng cao Bộ lông thường gặp là màu chuối lửa, xám, hoa mơ, đen xen lẫnvệt xanh biếc, lông đuôi đen, tính hung hang, hiếu chiến Ngoại hình của gà Nòi vớinhững đặc điểm chân cao, mình dài cổ cao, mào đỏ tía, cựa sắc và dài, tích và dáitai màu đỏ Con mái màu xám hoặc vàng có điểm đen, mỏ và chân màu chì, mắt đen
(Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009).
Theo Lê Thị Hoa và Nguyễn Thị Kim Khang (2012), gà nòi lai là giống gà
cho lai với những giống gà địa phương khác hay gà nhập nội để sản xuất con lainuôi thịt Gà nòi lai nuôi nhốt cho ăn khẩu phần đủ dinh dưỡng sẽ kết thúc lúc 14tuần tuổi đạt khối lượng trung bình 1,3kg/ mái và 1,5kg/ trống Gà thích nghi tốt vớiđiệu kiện chăn thả vì chúng có sức đề kháng cao và ít bệnh hơn so với một số giống
gà thả vườn khác Thức ăn của gà nòi khá đơn giản, nhu cầu dinh dưỡng không đòihỏi cao, thịt thơm ngon, giá bán lại cao gấp 2-3 lần giá gà công nghiệp nên đượcngười dân đầu tư chăn nuôi Giống gà nòi có ở khắp các miền Việt Nam, thường gọi
là gà chọi ở miền Bắc, gà đá ở miền trung, lai với gà ta nuôi thịt tạo ra giống gà nòi
Trang 18lai Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Kim Thúy (2013), thì hệ số chuyển hóa thức
ăn của gà nòi có nguồn gốc từ Bến Tre ở giai đoạn 0-8 tuần tuổi dao động từ 4,59
2,27-Hình 1.4 Gà nòi lai
(Ngày chụp: 30/10/2020)
1.3 Lịch sử nghiên cứu bệnh cầu trùng gà
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới về bệnh cầu trùng gà
Bệnh cầu trùng gà được phát hiện đầu tiên vào năm 1632 bởi Luvenhuch.Stieda and Lindmann (1865), mới phân lập được căn nguyên Do hai giống là
Eimeria và Isospora gây bệnh chủ yếu ở gia súc, gia cầm nên cũng có khá nhiều tác
giả cho rằng nếu gọi là Coccidlosis thì chung chung quá, nên do đó họ đề nghị tên
bệnh phải do chính giống cầu trùng đó gây ra và vì vậy nếu bệnh do Eimeria gây ra thì gọi là Eimeriosos và nếu do Isospora gây ra thì gọi là Isosporosis (Lê Văn Năm
Họ Eimeridae
Trang 19Giống Eimeria Bệnh gây ra do các loài cầu trùng sau: Eimeria tenella (Railliet and Lucet 1891), Eimeria maxima (Tyzzer 1929), Eimeria acervulina (Tyzzer 1929), Eimeria
mitis (Tyzzer 1929), Eimeria necatrix (Jonson 1930), Eimeria praecox (Jonson
1930), Eimeria hagani (Levine 1938), Eimeria brunetti (Levine 1942) và Eimeria
mivati (Edgar and Seibold 1964) Bệnh cầu trùng là bệnh phổ biến ở gà nuôi theo
công nghiệp
Jordon et al., 1990 đã ghi nhận có 7 loại gây bệnh cho gà là: E brunetti, E.
tenella, E acervulina, E maxima, E mitis, E praecox và E hagani Loài E hagani
được mô tả đầu tiên vào năm 1938 Bảy loài cầu trùng kể trên phân bố ở nhiều nơi
trên thế giới Loài E acervulina và loài E maxima thường thấy ở bệnh cầu trùng gà, đặc biệt E tenella tác nhân gây bệnh cao và phổ biến.
Năm 1952 – 1992 đã sản xuất 6 loại vaccine phòng bệnh cầu trùng trên gàgồm: Coccivac sản xuất tại Mỹ năm 1952, Immucox sản xuất tại Canada năm 1985,VAC M sản xuất tại Mỹ năm 1989, Paracox sản xuất tại Anh năm 1992, LivacoxX.D sản xuất tại Cộng Hòa Séc năm 1992, Livacox T sản xuất tại Cộng Hòa Séc
năm 1992 (Eckert et al., 1995).
Dalloul et al., (2006), bệnh cầu trùng được ghi nhận là bệnh gây thiệt hại kinh
tế lớn trong chăn nuôi do gà bị nhiễm trùng chậm tăng trưởng, tiêu tốn thức ăn cao.Việc kiểm soát bệnh cầu trùng được thực hiện qua nghiên cứu các loại thuốc mớitrong phòng trị cầu trùng và các loại vaccine sống để phòng chống bệnh cầu trùng
trên đàn gà, dựa trên sự hiểu biết về đáp ứng miễn dịch vật chủ đối với Eimeria và
thảo luận về những chiến lược khống chế sự phát triển của bệnh cầu trùng trên giacầm
Shazia Ahad et al., (2014), nghiên cứu về tình hình nhiễm cầu trùng gà theo
mùa ở thung lũng Kashmir cho rằng tỷ lệ nhiễm cầu trùng chung là 29,87%, trong
đó gà nhiễm bệnh phổ biến nhất vào mùa thu (45,12%±2,55%), tiếp theo là mùa hè(30,84%±6,86%), mùa xuân (23,81%±2,82%) và thấp nhất là mùa đông (20,29%
±6,4%) Trong các loài cầu trùng ký sinh trên gà, Eimeria tenella là loài ký sinh phổ
biến nhất (18,13%)
Trang 20Julio Cesar Moraes et al., (2015), kiểm tra 251 mẫu phân gà thịt từ 28-48 ngày
tuổi được thu thập tại 21 thành phố ở bang Santa Catarina, Brazil phát hiện được 7
loài cầu trùng ký sinh trên gà gồm: E maxima (63,7%) và E acervulina (63,3%) là
2 loài phổ biến, tiếp theo là E tenella (54,6%), E mitis (38,6%), E praecox (25,1%), E necatrix (24,3%) và E brunetti (13,1%).
Penny et al., (2017), khi nghiên cứu về bệnh cầu trùng gà ở Java, Indonesia
cho biết bệnh cầu trùng gà là một vấn đề lớn trên toàn thế giới, những con vật bịnhiễm nặng có dấu hiệu lâm sàng nghiêm trọng và sức đề kháng suy yếu các bệnhtruyền nhiễm dễ xâm nhiễm và gây bệnh Trong tổng số 699 mẫu phân được lấy từcác giống gà khác nhau, có 175 mẫu nhiễm chiếm tỷ lệ 25,04% Trong 3 nhóm gàđược kiểm tra, nhóm gà thịt có tỷ lệ nhiễm cao nhất (34%), tiếp đến là gà đẻ
(26,26%) và gà địa phương (10,45%) Có 7 loài Eimeria được phát hiện: E tenella
là loài phổ biến nhất (43,3%), E maxima (26,3%), E necatrix (15,7%), E.
acervulina (8%), E praecox (3,1%), E mitis (2,2%) và E brunetti (1,3%).
Yueyue Huang et al., (2017), cho biết tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà ở tỉnh An Huy, Trung Quốc là 87,75%, trong đó loài E tenella phổ biến nhất (80,67%), tiếp đến loài E necatrix, E mitis, E maxima, E brunetti và E acervulina với tỷ lệ lần lượt
là 68%, 55,33%, 44,67% và 2,67% Gà nhiễm ghép phổ biến các loài: E tenella, E.
maxima, E necatrix, E brunetti và E mitis Tác giả cho rằng bệnh cầu trùng là
bệnh nhiễm trùng kết hợp, gây hại phổ biến và nghiêm trọng trên gà do đó để kiểmsoát tốt bệnh cầu trùng cần thực hiện biện pháp phòng ngừa tổng hợp
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước về bệnh cầu trùng gà
Ở nước ta, bệnh cầu trùng gà và các loại cầu trùng khác ký sinh trên nhữngloài khác đã được nghiên cứu và phát triển từ đầu thập niên 70 Trong những nămgần đây, tình hình chăn nuôi gà ngày càng phát triển và song song đó nhiều côngtrình nghiên cứu cầu trùng cũng được công bố trong thời gian gần đây
Nguyễn Văn Hoàng (1999), nghiên cứu về cầu trùng trên gà thả vườn ở huyệnCao lãnh, tỉnh Đồng Tháp cho biết gà nuôi theo hình thức thả vườn có tỷ lệ nhiễmchung là 30,4% và tỷ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi Trong đó gà 1 tuần tuổinhiễm 0,88%, 2 tuần tuổi là 6,2%, 3 tuần tuổi 17,7%, 4 tuần tuổi 27%, 5 tuần tuổi là
37,6% và cao nhất ở 7 tuần tuổi 54,8% Gà nhiễm 5 loại cầu trùng gồm: E.
Trang 21acervulina, E maxima, E tenella, E necatrix và E mitis trong đó hai loài có tỷ lệ
cao nhất là E tenella 48,7%, E necatrix 31,3% Tỷ lệ nhiễm ghép 2 loài 38,5%, 3
loài 19,7%, 4 loài 12,4%, 5 loài 1,3%
Tiêu Thị Phương Lan (2000), tiến hành khảo sát 960 mẫu phân gà Tam Hoàngnuôi thả vườn trên 600 gà tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp kết quả cho thấy noãnnang trong phân xuất hiện lúc gà 2-3 tuần tuổi và nhiễm từ 70-100%, cường độnhiễm cao lúc gà 3-4 tuần tuổi
Theo Lê Văn Năm (2004), Cho biết mọi dòng, giống và mọi lứa tuổi đều cóthể mắc bệnh, song bệnh thường thấy ở gà con từ 10 – 60 ngày tuổi và nặng ở gà từ
15 – 45 ngày tuổi
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và ctv, (2008), một số động vật sống trong chuồng
nuôi hoặc xung quanh chuồng nuôi có khả năng mang noãn nang cầu trùng gà nhưruồi, gián, kiến, chuột,… Chúng mang noãn nang cầu trùng ở chân, lông, da, cánh,
… trong khi di chuyển chúng sẽ truyền noãn nang cầu trùng vào thức ăn, nước uốngcủa gà, làm cho gà bị nhiễm cầu trùng Ngoài ra, dụng cụ chăn nuôi cũng là yếu tốmang noãn nang cầu trùng góp phần gây nhiễm cầu trùng cho gà
Nguyễn Phúc Khánh và ctv., (2015), khi kiểm tra 166 mẫu phân và 20 mẫu
máu gà nhiễm cầu trùng ở quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ cho kết quả: gànghiễm bệnh cầu trùng với tỷ lệ 36,74%, trong đó gà từ 1 – 2 tháng tuổi (40,3%) và
gà lớn hơn 2 tháng tuổi (42,5%) nhiễm với tỷ lệ cao gấp hơn 1,5 lần so với gà dưới
1 tháng tuổi (26,0%) Gà nhiễm cầu trùng với cường độ tăng dần theo nhóm tuổi, gàlớn hơn 2 tháng tuổi nhiễm với cả 4 cường độ Gà bệnh thể hiện triệu chứng như: ủ
rủ, ít vận động, tiêu chảy phân có màng nhầy, có bọt, phân có máu và bệnh tích ruộtnon và manh tràng xuất huyết, manh tràng căng phồng lên, thành ruột mỏng, phồng
to Đối với chỉ tiêu sinh lý máu, số lượng hồng cầu, huyết sắc tố và Hematocrit ở gàbệnh cầu trùng thấp hơn so với gà không nhiễm bệnh Tuy nhiên, số lượng bạch cầu
ở gà bệnh cao hơn so với gà không bệnh
Cao Thanh Hoàn, Nguyễn Hữu Hưng và Nguyễn Hồ bảo Trân (2016), kiểmtra 2400 mẫu phân gà thu thập từ tuần tuổi đầu tiên đến tuần tuổi thứ 6 được kiểmtra bằng phương pháp phù nổi, rồi tiến hành đo kích thước noãn nang, đếm số lượngnoãn nang và theo dõi thời gian sinh bào tử để phân loại theo phương pháp của
Trang 22Eckerk (1995), kết quả kiểm tra cho thấy, những đàn gà nuôi theo kiểu chuồng kíntại các trại chăn nuôi gà công nghiệp tỉnh Vĩnh Long bị nhiễm cầu trùng với tỷ lệchung là 38,33% Tỷ lệ nhiễm cầu trùng có khuynh hướng tăng nhanh ở tuần thứ 2(7%) đến tuần thứ 4 (100%), sau đó giảm dần Ở tuần thứ 5 và 6, tỷ lệ nhiễm ở đàn
gà chỉ còn 37% và 35% Gà bị nhiễm cầu trùng có biểu hiện: ủ rủ, ít vận động, uốngnước nhiều, gà đi phân có màng nhầy, có bọt máu, phân sáp nâu, hậu môn dính đầyphân Sự hiện diện của noãn nang cầu trùng trong các mẫu phân nhuốm máu chiếm
tỷ lệ cao nhất (76,79%), kế đến là mẫu phân sáp nâu (48,38%), mẫu phân màngnhầy (33,52%) và trong những mẫu phân bình thường hiện diện noãn nang cầutrùng chiếm tỷ lệ thấp nhất (15,35%) Về thành phần loài, đàn gà nuôi trong kiểu
chuồng kín ở Vĩnh Long nhiễm ít nhất 3 loài cầu trùng là Eimeria acervulina,
Eimeria tenella và Eimeria maxima Trong đó, 2 loài trên 1 cá thể là phổ biến nhất,
chiếm tỷ lệ 37,38%, kế đến là nhiễm ghép cả 3 loài chiếm tỷ lệ 27,39% và tỷ lệ gàchỉ nhiễm 1 loài cầu trùng là 34,78% Kết quả khảo sát này là báo cáo đầu tiên vềtình hình nhiễm cầu trùng trên gà thịt nuôi công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Long và cầnthiết thực hiện những nghiên cứu tiếp theo để phát triển các biện pháp phòng trịbệnh cầu trùn có hiệu quả ở những trại chăn nuôi gà thịt trong khu vực
Bùi Khánh Linh và Đỗ Thanh Thơm (2017), dùng trà xanh để trị cho lô gà gây
nhiễm với loài E tenella Kết quả cho thấy lô gà được điều trị bằng trà xanh có số
lượng noãn nang giảm 40% so với lô gà đối chứng, đồng thời các triệu chứng vàbệnh tích đặc trưng của bệnh cầu trùng không thấy xuất hiện ở lô gà được điều trịbằng trà xanh Điều này mở ra phương pháp điều trị mới bằng dược liệu khi tìnhtrạng cầu trùng kháng thuốc tổng hóa học
1.3.3 Bệnh cầu trùng gà
1.3.3.1 Giới thiệu bệnh cầu trùng gà
Cầu trùng gà là động vật đơn bào thuộc:
Ngành: Protozoa
Lớp: Sporozoa
Bộ: Coccidia
Họ: Eimeridae
Trang 23Giống: Eimeria
Bệnh cầu trùng là một loại bệnh phổ biến ở gà đặc biệt là gà nuôi theo hướng
công nghiệp Eimeria ký sinh ở gà có tính đặc hiệu và chuyên biệt Ngoài gà ra
chúng không ký sinh ở gia cầm khác, bệnh gây ra bởi một số loài sau:
Eimeria acervulina, Tyzzer, 1929
Eimeria brunetti, Levine, 1942
Eimeria hagani, Levine, 1938
Eimeria maxima, Tyzzer, 1929
Eimeria mivati, Edgar and Sicbold, 1964
Eimeria mitis, Tyzzer, 1929
Eimeria necatris, Johnson, 1930
Eimeria praecox, Johnson, 1930
Eimeria tenella, Raillet and Lucer, 1891, Fantham, 1909 (Saif 2003).
Noãn nang có hình tròn, bầu dục Phía trên có nắp, có micropile, có hạt cực,bên trong có chứa tế bào phôi Noãn nang có thể cặn Mỗi sporocyst cũng có thể cặn
(Nguyễn Văn Diên và ctv, 2015).
Trang 241.3.3.2 Đặc điểm của các loại cầu trùng ký sinh trên gà
Cấu tạo chung của noãn nang
Hình 1.5 Cấu tạo của noãn nang cầu trùng (Calnek et al., 1997)
1.3.3.3 Vòng đời của giống cầu trùng Eimeria
Chu kỳ phát triển cầu trùng giống Eimeria của bất cứa loài động vật nào cũng
trãi qua 3 giai đoạn phát triển
Giai đoạn 1: Sinh sản vô tính tự nhân đôi của cầu trùng trong tế bào biểu bì để
hình thành nên các thể phân lập gọi là Schizogonia Các thể phân lập riêng biệt gọi
là Sizont.
Giai đoạn 2: Là giai đoạn sinh sản hữu tính, tức là đến thế hệ Sizont chúng
phân biệt thành giao tử đực và giao tử cái, giao tử đực chui vào giao tử cái để thụtinh và tạo nên các hợp tử, vì vậy giai đoạn 2 cảu quá trình sinh sản gọi là
Gametogonia.
Giai đoạn 3: Là giai đoạn sinh sản ngoài cơ thể, khi các noãn nang cùng vớicác chất bài tiết thải ra ngoài dưới tác động bất lợi của môi trường thiên nhiênchúng nhanh chóng tạo vỏ bọc cứng để thích nghi và tiếp tục phát triển gọi là
Sporogonia Như vậy, quá trình phát triển của cầu trùng gồm có 2 giai đoạn 1 và 2
xảy ra trong ký chủ, còn giai đoạn 3 ngoài cơ thể Vì quá trình phát triển của cầu
Nắp noãn nang
Bào tử thể Nhân bào tử thể Thể cặn noãn nang
Thể cặn túi bào tử
Lớp vỏ trong Lớp vỏ ngoài
Trang 25trùng gắn liền với cơ hế sinh bệnh, do đó chúng ta cần xem xét kĩ các bước pháttriển của chúng (Lê Văn Năm 2003).
Hình 1.6 Sơ đồ vòng đời cầu trùng gà
(https://gagiongphuocda.com/benh-cau-trung-o-ga)
1.3.3.4 Dịch tễ bệnh cầu trùng
Đối tượng mắc bệnh
Eimeria phân bố rộng khắp nơi trên thế giới, có ở khắp các nước Bệnh xảy ra
nhiều ở gà nuôi theo hướng công nghiệp hơn hướng gà ta nuôi thả (Nguyễn HữuHưng 2010)
Nguồn bệnh là những gà ốm hoặc khỏi nhưng vẫn mang cầu trùng hoặc những
gà lớn mang cầu trùng nhưng không phát bệnh Hằng ngày noãn nang cầu trùngđược những gà này thải ra theo phân Ngoài môi trường thiên nhiên noãn nang cầutrùng tồn tại rất lâu Chúng có thể giữ được khả năng gây bệnh sau 5 tháng Đemsấy khô ở nhiệt độ 40°C, sau 4 ngày, giữ trong điều kiện thiếu không khí được 30ngày (Lê Văn Năm 2003)
Mọi giống và mọi lứa tuổi gà đều có thể mắc bệnh, song bệnh thường xảy ra ở
gà từ 10-60 ngày tuổi, nặng ở gà từ 15-45 ngày tuổi (Lê Văn Năm 2003) Gà lớn là
nguồn gieo rắc mầm bệnh luôn thải noãn nang ra bên ngoài (Phạm Sỹ Lăng và Phan
Địch Lân 2001) Tại các xí nghiệp, gà nhiễm cao từ 2-4 tuần tuổi, sau đó giảm thấpdần ở các lứa tuổi cao hơn, trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau, tỷ lệ
Trang 26nhiễm có thể cao hơn ở tuần thứ 4 hoặc thứ 5 đến tuần thứ 8 sau đó sẽ giảm xuống,
sau 2 tháng gà sẽ có sức miễn dịch Eimeria (Nguyễn Hữu Hưng 2010).
Các động vật non đang trong thời kỳ sinh trưởng mạnh dễ bị bệnh và bệnhphát triển nhanh hơn và nặng nề hơn so với động vật trưởng thành (Nguyễn HữuHưng và Phạm Sỹ Lăng 2015)
Đường lây nhiễm
Đường lây nhiễm chủ yếu là qua hệ thống tiêu hóa Gà ăn phải noãn nang cảmnhiễm lẫn trong thức ăn, nước uống, chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi sẽ nhiễm bệnhcầu trùng Noãn nang có thể được mang đi bởi các nhân tố giày, dép, dụng cụ chănnuôi hay các nhân tố sinh học khác – động vật gậm nhấm, chim hoang, côn trùng…Nguyên nhân làm cho bệnh cầu trùng phát triển là do: mật độ nuôi quá cao, chuồngtrại ẩm ướt và thức ăn nước uống không đủ Ngay cả trong điều kiện và quy trình
chăn nuôi đúng bệnh vẫn có thể bộc phát (Nguyễn Hữu Hưng và Đỗ Trung Giã
2002)
Điều tra dịch tễ
Ở miền Nam, Phạm Hùng (1978), điều tra ở Sông Bé, Đồng Nai, Thành phố
Hồ Chí Minh cho thấy 8 loài Eimeria ký sinh ở gà là E tenella, E necatrix, E.
acervulina, E hagani, E mitis, E mivati, E.maxima và E bruneti Nguyễn Hữu
Hưng (2010), điều tra ở Sóc Trăng, Vĩnh Long cho thấy có 5 loài noãn nang cầu
trùng thuộc nhóm Eimeria được tìm thấy, trong đó E acervulina nhiễm cao nhất (44,66%), kết đến là E necatrix (31,62%), E tenella (21,76%), E maxima (10,67%) và nhiễm thấp nhất là E bruneti (7,82%).
1.3.3.5 Cơ chế sinh bệnh
Cơ chế tác động gây bệnh cho ký chủ xảy ra phụ thuộc chủ yếu vào số lượngcầu trùng, số lượng tế bào niêm mạc bị chúng ký sinh và phá hủy Chỉ cần một noãnnang cầu trùng xâm nhập vào một tế bào biểu bì, sau 2 tuần chúng đã sinh sôi lêntới hàng triệu Sự sinh sản quá nhanh làm hàng loạt tế bào biểu bì của vật chủ bị phá
vỡ, những mao mạch và mạch quản bị phá hủy, vách ruột bị tổn thương là điều kiệnthuận lợi cho vi khuẩn kết phát Hệ vi khuẩn sinh mủ sẽ sinh sản làm nặng thêm quátrình viêm ruột gây rối loạn chức năng hấp thu và vận động của ruột gây tiêu chảy
(Kolapxki et al., 1980).
Trang 27Quá trình sinh sản vô tính và hữu tính trong tế bào biểu mô ruột làm cho niêmmạc ruột bị phá hoại mạnh gây ra viêm ruột và phá vỡ tế bào biểu mô do đó chứcnăng tiêu hóa bị rối loạn, không hấp thụ đủ dinh dưỡng Do đó, ruột bị viêm vàmanh tràng chứa lượng lớn hồng cầu, tế bào hoại tử, các mảng tế bào và nhiều noãnnang (tụ máu manh tràng) Sau khi có những tổn thương trên, gà sẽ bị gầy còm,thiếu máu và kiết lỵ.
Quá tình sinh sản vô tính thứ 2 của E tenella và E necatrix nằm sâu ở nhân tế
bào biểu mô nên gây tổn thương nặng hơn Tế bào biểu mô bề mặt bị tróc ra, nhiềuđám mao nhung bị phá hủy hoàn toàn thay vào đó là chất bả đậu lẫn máu Vật chấttrong manh tràng chứa lượng lớn hồng cầu, tế bào hoại tử, các mảnh tế bào và nhiều
noãn nang (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân 2001).
1.3.3.6 Miễn dịch
Miễn dịch học trong bệnh cầu trùng gà cần được nghiên cứu thêm, vì đến naymột số vấn đề như mức độ nhiễm cầu trùng có phụ thuộc vào trạng thái sinh lý haykhông? Đời con có nhận được miễn dịch từ mẹ hay không? Cơ chế miễm dịch tếbào, cơ chế hình thành kháng thể,… như thế nào vẫn còn chưa được hiểu rõ ràng
(Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Hữu Hưng 2015).
Bệnh cầu trùng có tính miễn dịch chuyên biệt Đối vơi gia cầm, theo Tyzzer,(1929), miễn dịch được tạo ra tương đối bền vững đối với những loài cầu trùng pháttriển sâu trong mô bào và kém bền vững đối với các loài cầu trùng chỉ phát triểntrong lớp biểu mô niêm mạc ruột Rahmat (1995), nhận thấy, thời gian miễn dịchkéo dài hay ngắn còn phụ thuộc vào sự tồn tại của cầu trùng trong cơ thể (Nguyễn
Thị Kim Lan và ctv., 2008) Ví dụ, các chủng cầu trùng ký sinh ở tế bào niêm mạc
E necatrix, E acervulina và E mitis không tạo ra được miễn dịch Trong khi các
chủng cầu trùng ký sinh sâu trong lớp niêm mạc thành ruột như E tenella, E.
maxima, E praecox mới có khả năng tạo được miễn dịch thật sự nhưng miễn dịch
không cao lắm, không tồn tại được lâu (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Hữu Hưng
2015)
Đối với động vật trưởng thành có sức đề kháng tốt với bệnh cầu trùng do miễndịch tự nhiên theo lứa tuổi kháng được cầu trùng Tại chổ các tế bào niêm mạc biểu
Trang 28bì bị cầu trùng phá hủy trước đây sẽ thay thế bằng lớp tế bào biểu bì mới có khảnăng kháng và chịu đựng được tác động của cầu trùng (Lê Văn Năm 2003).
Người ta đã sử dụng vaccine sống để phòng bệnh cầu trùng bằng cách tậptrung noãn nang từ phân làm cho suy yếu rồi chế thành dạng viên bọc hay phun vàothức ăn, nước uống… cho vật nuôi ăn để gây trạng thái miễn dịch Mặc dù đã có rấtnhiều nghiên cứu chế tạo vaccine chống bệnh cầu trùng nhưng cho đến nay hiệu lựccủa vaccine vẫn chưa thỏa mãn cho thực tế sản xuất và kết quả trong quá trình sử
dụng khi hiệu quả, cõ khi sử dụng bệnh vẫn xảy ra (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Hữu
Thể cấp tính: chủ yếu xảy ra ở gà con với triệu chứng điển hình là gà ủ rủ, lười
đi lại, nằm hoặc đứng một chổ Khi gà đứng, đầu thường ngoặc sang một bên, mắtnhắm nghiền, cánh xã xuống, lông xù Gà kém ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn nhưng lạiuống nhiều nước Lúc đầu mới phát bệnh gà ỉa khó, sau mấy tiếng đồng hồ gà ỉachảy nhiều nước Phân sống lúc đầu có màng nhầy, màu nâu vàng, sau chuyểnthành sáp nâu, cuối cùng có lẫn máu, đôi khi có biểu hiện triệu chứng thần kinh nhưliệt và bán liệt chân, cánh hoặc nằm tụm lại một góc chuồng Bệnh chỉ kéo dài 2-3ngày gà sẽ chết với tỷ lệ 90-95% nếu không có sự can thiệp của thuốc Những gàkhỏi bệnh thường còi cọc, giảm tăng trọng so với gà bình thường
Thể mãn tính: thường xảy ra ở gà từ 49-90 ngày tuổi cũng có các triệu chứng
đã mô tả ở thể cấp tính nhưng mức độ biểu hiện nhẹ hơn, thời gian ốm kéo dài 7-15ngày, tỷ lệ chết khoảng 25-45%
Thể không có triệu chứng lâm sàng: khó quan sát triệu chứng thường là ỉachảy, giảm tỷ lệ đẻ 15-25%, kiểm tra phân thấy rất nhiều noãn nang
Gà lớn biểu hiện không rỏ ràng, đôi khi chỉ thấy gà chậm lớn, niêm mạc nhợtnhạt hoặc có những con hoàn toàn khỏe mạnh có triệu chứng duy nhất là đôi khi điphân lỏng, tỷ lệ đẻ không đều, năng suất trứng giảm Khi xét nghiệm phân thấy rất
Trang 29nhiều noãn nang Nếu gà con qua khỏi giai đoạn bệnh cấp tính, tổ chức mô ruộtphục hồi và phát triển trở lại nhưng rất chậm chạp Hậu quả là gà bị còi cọc, giảm
tăng trọng so với gà bình thường, gây thiệt hại về kinh tế (Phạm Sỹ Lăng và Phan
Địch Lân 2001)
V.I Koskina đã theo dỗi gà con 60 ngày tuổi sau khi khỏi bệnh cầu trùng chỉcân nặng 400g trong khi gà khỏe cùng lứa đạt 535g Tương tự như vậy người tathấy gà sau khi khỏi bệnh được nuôi 4,5 tháng chỉ đạt 956g và gà cùng lứa khỏe
mạnh, được nuôi cùng một chế độ dinh dưỡng đạt 1158g (Phạm Sỹ Lăng và Phan
Nếu gà con bệnh do E tenella thì tổn thương biểu hiện chủ yếu ở manh tràng
như: manh tràng giãn rộng, chứa đầy máu, có lẫn các chất nhầy màu trắng, niêmmạc bị chóc ra từng mảng, kiểm tra niêm mạc nơi bị viêm sẽ thấy có nhiều noãnnang cầu trùng Trường hợp bệnh diễn biến chậm hơn, xác gà gầy và tái nhợt, manhtràng sưng to màu nâu, bên trong chất bẩn nén lại, màu nâu hơi sẫm có máu Niêmmạc bao phủ một lớp nhầy giống bã đậu màu xám, có những chấm hoặc vệt xuấthuyết rất rõ Nếu gà còn nhỏ khi bệnh mới bắt đầu hoặc đã điều trị bằng thuốc thìbệnh tích rất bất định
Trong bệnh cầu trùng ruột non, tá tràng sưng to, thành ruột dày cộm lên và cónhững chấm trắng Có thể thấy ruột phình to từng đoạn khác thường Chổ vách ruộtphình lên, trong ruột chứa chất lỏng bẩn, hôi thối, có lợn cợn chất bã đậu, cặn bẩncủa niêm mạc ruột bong ra, có khi thấy niêm mạc ruột phủ chất dính màu xám hoặcnhững khối bã đậu làm niêm mạc ruột gồ ghề Trường hợp nặng có máu tươi hoặcmáu đã sẫm màu lẫn lộn với các thứ nói trên Bên ngoài cũng có thể thấy rõ nhữngchấm hoặc vệt đỏ xuất huyết trên thành ruột
1.3.3.9 Chẩn đoán
Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2001), để chẩn đoán bệnh cầu trùng
chính xác nhất nên sử dụng biện pháp chẩn đoán tổng hợp
Trang 30Chẩn đoán lâm sàng: dựa vào tuổi gà bệnh, chủ yếu là 1-2 tháng tuổi và cácbiểu hiện lâm sàng đặc trưng như: tiêu chảy phân có lẫn máu là cơ sở chẩn đoánbệnh ở các địa phương.
Chẩn đoán dựa vào bệnh tích: mổ gà bệnh và chết để kiểm tra vị trí bệnh tích
và noãn nang cầu trùng ở niêm mạc ruột để xác định bệnh ở gà do loài cầu trùngnào gây ra
Chẩn đoán bằng xét nghiệm phân: Thường dùng phương pháp phù nổi củaWillis hoặc phương pháp của Fulerborn để kiểm tra phân Ngoài ra, số lượng hiệndiện của noãn nang còn liên quan đến sự xác định triệu chứng lâm sàng Có thể kếthợp với đo kích thước, quan sát hình dạng noãn nang, nuôi cấy noãn nang để địnhdanh phân loại loài gây bệnh
Bên cạnh đó có thể dùng các phản ứng huyết thanh học để chẩn đoán như kỹthuật phóng xạ miễn dịch (Radio immunoassay), kỹ thuật khuếch tán phóng xạ(Radial immune diffusion), miễn dịch huỳnh quang (Immuno fluorescence), nhuộmmàu Sabin Feldman, ELISA và kỹ thuật Western Bloting (Nguyễn Hữu Hưng2010)
Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh
Bệnh tụ huyết trùng: cũng có triệu chứng phân đỏ, có vết máu trong trườnghợp bệnh cấp tính nhưng chết nhanh Bệnh tích ở mỡ vành tim xuất huyết, khôngsưng, xuất huyết ở manh tràng Điều trị bằng Streptomycin, Kanamycin,Tetramycin bệnh khỏi nhanh, còn cầu trùng không khỏi
Bệnh Gumboro: Triệu chứng lông xù, phân lúc đầu loãng có màng nhầy vàtrắng sau nâu đỏ Nhưng tốc độ bệnh xảy ra trong vòng 3-7 ngày cả tỷ lệ chết cao.Bệnh tích không sưng manh tràng mà chỉ sưng túi Fabricius Xuất huyết ở phầngiáp dạ dày và dạ dày tuyến…
Bệnh thương hàn, phó thương hàn và E coli: Triệu chứng phân tiêu chảy trắng
như cầu trùng ruột non Bệnh tích mổ ra ruột không sưng to và có điểm trắng vệtnhư cầu trùng Dùng kháng sinh Chloramphenicol, Chlotetrasol, Neodexin,Neocyclin điều trị cho uống hoặc tiêm bệnh giảm ngay Còn cầu trùng thì khôngkhỏi
Trang 31Bệnh nhiễm độc nấm Aflatoxin: phân cũng đỏ do xuất huyết ruột Bệnh tíchgan sưng và xuất huyết giai đoạn cấp tính, sau đó khối u nổi sần sùi và dai chắc,không sưng manh tràng.
Thực hiện tốt vệ sinh thú y (Lê Văn Năm 2004):
Đảm bảo thức ăn, nước uống luôn sạch sẽ cho gà, không bị nhiễm cầu trùng.Chuồng trại, nơi chăn thả phải giữ sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát vào mùa hè,kín ấm vào mùa đông, có định kỳ phun xịt sát trùng diệt mầm bệnh (Axit Phenic2%, Hydroxit Natrium 2%)
Sau mỗi đợt nuôi, nên tổng vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng thuốcsát trùng và thay chất độn chuồng mới
Nuôi gà cùng lứa tuổi, nuôi gà theo mô hình “all in – all out”
Nuôi mật độ thích hợp theo từng loại gà, tuổi gà
Cần có khu cách ly gà bệnh với gà khỏe và khu xử lý gà chết đúng chuẩnkhuyến cáo của nhà khoa học
Cần bố trí khu sát trùng người và xe hợp lý
Phòng bằng thuốc
Trộn thuốc vào thức ăn hoặc nước uống định kỳ cho gà
Từ 7-45 ngày tuổi: dùng thuốc ở liều phòng 3 ngày, nghỉ 3 ngày và lặp lại chođến khi gà được 45 ngày tuổi
Từ 45-90 ngày tuổi: dùng thuốc 3 ngày, nghỉ 5-6 ngày và lặp lại cho đến khi
gà được 90 ngày tuổi
Trang 32Từ 90 ngày tuổi trở lên: mỗi tháng 1-2 đợt dùng thuốc phòng, mỗi đợt 3 ngày(Lê Văn Năm 2003).
Một số thuốc có tác dụng phòng bệnh cầu trùng (Nguyễn Xuân Bình và ctv.,
2002):
Rigecoccin: trộn 1g/10kg thức ăn Dùng cho gà thịt và gà đẻ
Anticoc: pha 1g/lít nước Dùng cho gà thịt và gà hậu bị
Amfurion: pha 6g/lít nước hoặc trộn 12,5g/10kg thức ăn Dùng cho gà thịt,hậu bị và đẻ
Decox: trộn 5g/10kg thức ăn Dùng cho gà thịt, hậu bị và đẻ
Coccibio: pha 1cc/lít nước Dùng cho gà thịt và hậu bị
Esb3: pha 1g/lít nước Dùng cho gà thịt và hậu bị
Ngoài ra còn có thể phòng bệnh cho gà bằng vaccine…
Trang 33Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Phương tiện tiến hành
2.1.1 Địa điểm tiến hành thí nghiệm
Thực hiện chăn nuôi gà thả vườn với bổ sung nghệ tươi vào khẩu phần ăncủa gà tại trại gà Hồng Vân, ấp Mỹ Long, xã Chánh An, huyện Mang Thít, tĩnhVĩnh Long
2.1.2 Địa điểm kiểm tra noãn nang cầu trùng
Phòng thí nghiệm N201 trường Đại Học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
2.1.3 Đối tượng thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện trên gà thả vườn giống gà nòi lai, gà con 14 ngàytuổi có khối lượng trung bình là 110g, đã được tiêm phòng bệnh Marek, dịch tả vàmột số bệnh truyền nhiễm khác
2.1.4 Thời gian thực hiện
Bắt đầu từ tháng 8/2020 đến tháng 6/2021
2.1.5 Dụng cụ thí nghiệm
Gồm có cân đồng hồ hoặc cân điện tử, máng ăn, máng uống, bóng đèn, cuốc,len, dụng cụ tiêm thuốc, dụng cụ phun thuốc sát trùng, sổ ghi chép hàng ngày,laptop để lưu hình ảnh và xử lý số liệu trong thí nghiệm.
Phiến kính, lá kính, lọ thủy tinh 10ml, hộp đựng phiến kính, máy ảnh, kínhhiển vi có độ phóng đại 100, 400, 1000 lần, dầu soi kính, cốc thủy tinh, ống đong,ống hút, đũa thủy tinh, chai nhỏ giọt, máy ảnh, túi đựng mẫu, khẩu trang, găng tay
2.1.6 Hóa chất – thuốc thú y
Thuốc thú y gồm các loại thuốc thú y phòng ngừa bệnh dịch tả, đậu, Gumboro,H5N1, các chất tăng sức đề kháng như: B complex, vitamin C, điện giải, đườngGlucose, … kháng sinh và thuốc sát trùng có thành phần povidone iodine để sáttrùng chuồng trại định kỳ, trước và sau khi tiêm vaccine
Hóa chất gồm Sodium Clorid tinh chất
2.1.7 Cách pha dung dịch NaCl bão hòa
NaCl: 360g
Trang 34Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn GENKI 911, 912, 914.
GENKI 911
GENKI 912
GENKI 914
Trang 35Hình 2.2 Thức ăn GENKI A-911, B-912, C-914.
(Chụp ngày 23/10/2020)
2.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm
2.2.1 B trí thí nghi m ố trí thí nghiệm ệm
Chuẩn bị nghệ tươi: Rửa sạch bỏ vào cối đâm nhuyễn sau đó cân nghệ đúng tỷ
lệ trong khẩu phần cho ăn Cách 2 ngày bổ sung nghệ vào khẩu phần ăn của gà mộtlần
Hình 2.3 Nghệ tươi giã nhuyễn được đem cân
(Chụp ngày 16/10/2020)
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thứctương ứng với 1 thí nghiệm Có tổng cộng 12 đơn vị thí nghiệm, mỗi đơn vị thí
CB
A
Trang 36nghiệm là một ô chuồng, ở mỗi ô thí nghiệm nuôi 10 gà đồng đều về tuổi, trọnglượng và không phân biệt giới tính, có tổng cộng 120 gà.
Giai đoạn gà con 1-7 ngày tuổi được cho ăn 8 lần/ngày, bắt đầu vào lúc 6 giờsáng và kết thúc lúc 22 giờ tối, cách 2 giờ cho gà ăn một lần, thức ăn mỗi lần rảimột ít để đảm bảo thức ăn mới và thơm ngon kích thích tính thèm ăn của gà Sau 7ngày tuổi gà được cho ăn tự do từ 6 giờ sáng đến 10 giờ tối
Đảm bảo cho gà uống nước sạch, liên tục và đầy đủ Máng ăn, máng uốngđược rửa sạch và phơi nắng hàng ngày
Úm gà dùng bóng đèn hồng ngoại 250W có che chắn để giữ nhiệt, tùy theothời tiết mà tăng giảm lượng nhiệt bằng cách nâng hoặc hạ độ cao của bóng đèn.Đối với gà con giai đoạn 1-2 tuần tuổi thì chế độ chiếu sáng là 14 giờ/ngày Tạođiều kiện chuồng thông thoáng để giảm ẩm độ trong chuồng nuôi gà con
Trang 37Hình 2.4 Chuồng úm gà con
(Chụp ngày 18/8/2020)
Giai đoạn nuôi sinh trưởng
Tất cả gà thí nghiệm được chăm sóc trong điều kiện như nhau Mỗi sáng thudọn máng ăn, cân lượng thức ăn thừa trong máng và cho gà ăn thức ăn mới Gàđược cho ăn 3 cử và uống tự do từ 6h sáng đến 22h tối thức ăn và nước uống luônđảm bảo có đủ trong máng Tổng vệ sinh hàng tuần quanh chuồng nuôi, phát quangbụi rậm, chuồng có rào chắn để chống các thú vật khác xâm nhập Gà thí nghiệmđược tiêm phòng đầy đủ các bệnh còn lưu hành theo khuyến cáo của cơ quan thú yđịa phương
Chế độ chiếu sáng: sử dụng bóng đèn LED treo dọc theo chuồng nuôi, mỗibóng đèn được đặt cách nhau 6m Cuối tuần tuổi thứ 4 sang tuần tuổi thứ 5 trở đi,mỗi buổi sáng khoảng 7-8 giờ sáng khi trời nắng khô sương trên cỏ, thả gà ra vườn
và nhốt gà vào chuồng lúc 6 giờ chiều Giai đoạn này cho gà ăn tự do và máng ăn,máng uống được bố trí trong ô nuôi hợp lý để đảm bảo cho gà dễ dàng tiếp cận vớithức ăn Mật độ nuôi thả ra sân vườn để gà vận động 1 con/m2
Trang 38Hình 2.5 Chuồng nuôi gà thí nghiệm
(Chụp ngày 19/10/2020)
2.2.3 Quy trình phòng bệnh cho gà
Quy trình phòng bệnh được thực hiện theo khuyến cáo của cán bộ thú y xãnhằm đảm bảo phù hợp với tình hình dịch tễ của cơ sở chăn nuôi được trình bàytheo Bảng 2.3
Bảng 2.3: Lịch tiêm phòng vaccine
3 Newcastle hệ F Phòng bệnh Newcastle Nhỏ mắt, nhỏ mũi
18 Lasota Phòng bệnh Newcastle Nhỏ vào miệng
35 Newcastle hệ M Phòng bệnh Newcastle Tiêm dưới da ức
60 Tụ huyết trùng GC Tụ huyết trùng Tiêm dưới da ức
Trang 392.2.4 Phương pháp phù nổi (Willis)
2.2.4.1 Mục đích
Phân được hòa tan trong dung dịch NaCl bão hòa Do noãn nang cầu trùng có
tỷ trọng nhẹ hơn tỷ trọng của NaCl bão hòa nên nổi trên mặt nước, bám vào thủytinh (lá kính) và được lấy ra quan sát dưới kính hiển vi để thấy được noãn nang cầutrùng
2.2.4.2 Cách lấy mẫu phân
Định kì kiểm tra phân mỗi tuần một lần, mẫu được lấy ngẫu nhiên từng cụmdọc theo dãy chuồng bao quát khắp chuồng, chọn những mẫu phân còn tươi mới,sạch, cho vào túi đựng mẫu Mỗi mẫu phân lấy khoảng 5g được ký hiệu rõ thông tin(ngày lấy, lứa tuổi, địa điểm) sau đó được bảo quản trong ngăn mát sau đó đưa về
phòng thí nghiệm và xét nghiệm tìm noãn nang cầu trùng theo phương pháp phù nổi
Willis Mẫu phân phải được kiểm tra trong vòng 2-3 ngày sau khi lấy Trong thờigian chờ kiểm tra, mẫu phải được bảo quản lạnh 5-100C
Hình 2.6 Lấy mẫu phân gà
(Chụp ngày 29/8/2020)
2.2.4.3 Phương pháp thực hiện
Dùng kẹp lấy 2-3 g phân cho vào lọ thủy tinh sạch, cho tiếp dung dịch NaClbão hòa đến 1/3 lọ, dùng đũa thủy tinh khuấy cho tan phân ra, tiếp tục cho nước gầnđến miệng lọ, dùng kẹp vớt bỏ vỏ trấu, xác bả nổi trên bề mặt dung dịch, sau đó chotiếp dung dịch NaCl bão hòa đến đầy lọ (tạo thành một vòng cong trên miệng lọ)
Trang 40Ðậy lá kính lên miệng lọ sao cho không có bọt khí, để yên 10 phút Dùng kẹp gấp lákính để lên phiến kính và quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 10X- 40X.
Hình 2.7 Thực hiện phương pháp phù nổi
(Chụp ngày 31/8/2020)
2.2.4.4 Cách xem mẫu
Xem tiêu bản tìm noãn nang cầu trùng dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 10X
và 40X
K t qu nh n đ ết quả nhận được sau khi thực hiện phương pháp phù nổi Willis ả nhận được sau khi thực hiện phương pháp phù nổi Willis ận được sau khi thực hiện phương pháp phù nổi Willis ược sau khi thực hiện phương pháp phù nổi Willis c sau khi th c hi n ph ực hiện phương pháp phù nổi Willis ện phương pháp phù nổi Willis ương pháp phù nổi Willis ng pháp phù n i Willis ổi Willis
Do noãn nang cầu trùng có tỷ trọng nhẹ hơn tỷ trọng của NaCl bão hòa nênnoãn nang cầu trùng sẽ nổi lên mặt nước và dính vào lá kính
Hình 2.8 A: xem mẫu trên kính hiển vi; B: noãn nang cầu trùng
(Chụp ngày 7/9/2020)
B A