Thành phần chính trong chất thải chăn nuôi gồm các chất Carbohydrate, protein, chất béo dễ dàng gây ra hiện tượng phân hủy sinh học, làm phát sinh các chất khí có mùi hôi thối như H2S, N
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐOÀN MẠNH CƯỜNG
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ
CHĂN NUÔI LỢN ĐẾN MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Thái Nguyên, 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐOÀN MẠNH CƯỜNG
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ
CHĂN NUÔI LỢN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 8.44.03.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ THỊ LAN
Thái Nguyên, 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả của quá trình nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng được dùng để bảo vệ bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan gửi lời cảm ơn tới các cơ quan, đơn vị, cá nhân giúp
đỡ trong quá trình thực hiện, hoàn thành luận văn này Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn theo quy định
Thái Nguyên, ngà 10 tháng 11 năm 2023
Tác giả luận văn
Đoàn Mạnh Cường
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong Khoa Môi trường nói riêng và Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên nói chung đã trang bị kiến thức, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, lời cảm ơn chân thành đối vớiPGS.TS.Đỗ Thị Lan, người đã dành nhiều thời gian, công sức, tận tình giảng dạy và hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Tôi cũng xin được trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo, công chức, người lao động tại Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện, tận tình hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Cuối cũng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè, những người đã luôn cổ
vũ, trao đổi, góp ý và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài
Trong luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ix
THESIS ABSTRACT xi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Ý nghĩa của đề tài 2
3.1 Ý nghĩa khoa học 2
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Cơ sở pháp lý 3
1.1.1 Các văn bản quy phạm pháp luật 3
1.1.2 Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 3
1.2 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 3
1.2.1 Tổng quan về chất thải từ chăn nuôi lợn 3
1.2.2 Các tác động tới môi trường của chất thải chăn nuôi 4
1.2.3 Một số phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi 11
Trang 61.3 Cơ sở thực tiễn 14
1.3.1 Quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên thế giới 14
1.3.2 Hiện trạng và định hướng phát triển ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam 15
1.3.3 Hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam 19
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 25
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 25
2.2 Nội dung nghiên cứu 25
2.3 Phương pháp nghiên cứu 26
2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 26
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 26
2.3.3 Phương pháp đối chiếu, so sánh và đánh giá 29
2.3.4 Phương pháp SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức) 29
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
3.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh 30
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 30
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 31
3.2 Hiện trạng phát triển chăn nuôi lợn và đánh giá ảnh hưởng của một số cơ sở chăn nuôi tới môi trường 34
3.2.1 Đánh giá dựa trên việc thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 34
Trang 73.2.2 Đánh giá chất lượng môi trường thông qua phân tích các chỉ tiêu trong
nước 36
3.2.3 Đánh giá chất lượng môi trường xung quanh các trang trại chăn nuôi lợn dựa trên ý kiến của người dân 39
3.2.4 Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi lợn tới môi trường 41
3.2.5 Đánh giá SWOT trong quản lý môi trường chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 43
3.3 Đề xuất các biện pháp quản lý môi trường chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 44
3.3.1 Giải pháp về quản lý nhà nước 44
3.3.2 Biện pháp thiết kế, xây dựng chuồng trại chăn nuôi 45
3.3.3 Giải pháp công nghệ xử lý 45
3.3.4 Giải pháp về tuyên truyền - Giáo dục 46
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
1 Kết luận 47
2 Kiến nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC 51
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tên ký hiệu
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TSS Tổng chất rắn lơ lửng
GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Lượng phân và nước tiểu của lợn phát sinh trong 1 ngày 5
Bảng 1.2 Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi 8
Bảng 3.1 Cơ cấu và dịch chuyển cơ cấu VA tỉnh Quảng Ninh
giai đoạn 2011-2020 (%) 32
Bảng 3.2 Thống kê số lượng các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh 34
Bảng 3.3 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước mặt tại một số
cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 36
Bảng 3.4 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước ngầm tại một số
cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 37
Bảng 3.5 Kết quả phân tích nước thải của một số trang trại lợn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 38
Bảng 3.6 Tổng hợp ý kiến của người dân về chất lượng môi trường quanh các trang trại lợn 39
Bảng 3.7 Nhận thức của người dân về sự cần thiết của việc xử lý
chất thải chăn nuôi lợn 42
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình quản lý chất thải chăn nuôi trên thế giới 15
Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ xử lý chất thải bằng máy ép chất thải 21
Hình 1.3 Mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas 23
Hình 2.1 Phương pháp phân tích SWOT 29
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí nghiên cứu 30
Hình 3.2 Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh theo giá
so sánh 2010 (đơn vị: tỷ VND), giai đoạn 2011–2020 33
Hình 3.3 Ý kiến người dân về hiện trạng môi trường nước mặt 40
Hình 3.4 Ý kiến của người dân về môi trường nước ngầm 40
Hình 3.5 Ý kiến người dân về chất lượng môi trường không khí 41
Trang 11
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả luận văn: Đoàn Mạnh Cường
Tên Luận văn: Đánh giá ảnh hưởng của một số trang trại chăn nuôi lợn
đến môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Ngành khoa học của luận văn: Khoa học môi trường
cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của một số trang trại chăn nuôi lợn đến
môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Trang 12* Phương pháp điều tra phỏng vấn
* Phương pháp điều tra lấy mẫu và chỉ tiêu phân tích
Phương pháp SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức)
Phương pháp đối chiếu, so sánh và đánh giá
Kết quả chính
- Về thực trạng phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh: Đàn lợn có quy mô 275.242 con, trong đó số cơ sở chăn nuôi ở quy mô trang trại là 255 cơ sở, chăn nuôi quy mô nông hộ là 16.693 cơ sở Lượng chất thải rắn phát sinh khoảng trên 200.000 tấn/năm, lượng nước thải phát sinh khoảng trên 2.500.000 m3/năm
- Về chất lượng môi trường:
Môi trường nước mặt xung quanh các cơ sở chăn nuôi có chất lượng ở mức xấu đến rất xấu, thể hiện qua giá trị các thông số như BOD5 > 10 , TN >
2, Tổng Coliform > 5000 Nguồn nước tại khu vực chỉ có thể sử dụng cho sản xuất công nghiệp, giao thông và các mục đích không yêu cầu cao về chất lượng nước, không đảm bảo về chất lượng phục vụ mục đích tưới tiêu cho cây trồng theo QCVN 01-195:2022/BNNPTNT
Chất lượng nước ngầm xung quanh khu vực chăn nuôi không có dấu hiệu bị ô nhiễm, các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước dưới đất
Nước thải chăn nuôi của các trang trại lợn khi thải ra ngoài môi trường
có một số chỉ tiêu vượt so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi, tuy nhiên mức độ vượt không quá cao Cụ thể chỉ tiêu BOD5 vượt từ 1,7 – 2,5 lần, COD vượt từ 1,9 – 2,7 lần, Tổng Coliform vượt từ 1,7 – 2,4 lần
Trang 13THESIS ABSTRACT
Thesis author's name: Doan Manh Cuong
Thesis title: Assessing the impact of some pig farms on the environment in Quang Ninh province
Scientific field of the thesis: Environmental science
"green", developing the economy in a sustainable direction, applying a circular economic model, so waste treatment Animal husbandry has become
an urgent requirement Based on the above reasons, I conducted research on the topic: "Assessing the impact of some pig farms on the environment in Quang Ninh province"
Research Methods:
Methods of collecting documents and secondary data
Methods of collecting primary data
* Interview investigation method
Trang 14* Sampling investigation methods and analysis criteria
SWOT method (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats)
Methods of comparison, comparison and evaluation
Main results
- Regarding the current status of pig farming development in Quang Ninh province: The pig herd has a scale of 275,242 heads, of which the number of farm-scale breeding establishments is 255, and household-scale breeding establishments are 16,693 department The amount of solid waste generated is about over 200,000 tons/year, the amount of wastewater generated is about over 2,500,000 m3/year
- Regarding environmental quality:
The surface water environment around livestock facilities can be assessed as having poor to very poor quality, as shown by the values of parameters such as BOD5 > 10, TN > 2, Total Coliform > 5000 Water source
in the area Areas that can only be used for industrial production, transportation and other purposes that do not require high water quality and
do not ensure quality for crop irrigation purposes according to QCVN 195:2022/ MARD
01-The quality of groundwater around the livestock area shows no signs of pollution, all parameters are within the allowable limits according to the National Technical Regulations on groundwater
When discharged into the environment, livestock wastewater from pig farms has some indicators that exceed national technical regulations on livestock wastewater, but the level of excess is not too high Specifically, BOD5 targets exceed 1.7 - 2.5 times, COD exceeds 1.9 - 2.7 times, Total Coliform exceeds 1.7 - 2.4 times
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước nông nghiệp và trong đó ngành chăn nuôi là một thành phần quan trọng, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu ngành và đóng vai trò thiết yếu đối với nền kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực Tuy nhiên, một vấn
đề lớn đối với ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay là việc phát triển thiếu bền vững, ảnh hưởng tới môi trường Trong chất thải chăn nuôi chứa nhiều thành phần có khả năng gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các chất hữu cơ Nước thải của các trang trại chăn nuôi có mùi hôi, thối, nếu không được xử lý đúng cách sẽ trở thành tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, gây nên các bệnh ngoài da, các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người dân
Việc phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch các trang trại chăn nuôi gia súc, trong đó có chăn nuôi lợn, đặc biệt là ở quy mô hộ gia đình, tập trung ở khu vực đông dân cư đã làm tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh, gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường Ngoài ra, một số quy định về quản lý chất thải chăn nuôi còn chưa đồng bộ, gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện, nguồn vốn đầu
tư cho xử lý chất thải còn hạn chế, công nghệ xử lý lạc hậu cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi
Tỉnh Quảng Ninh là địa phương có ngành nông nghiệp khá phát triển, trong đó bao gồm cả lĩnh vực chăn nuôi Trong những năm gần đây do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thịt gia tăng khiến cho các hộ dân và các doanh nghiệp đẩy mạnh việc mở rộng quy mô chăn nuôi hiện có trên địa bàn tỉnh, kéo theo lượng chất thải như phân, nước tiểu, chất độn chuồng, thức ăn thừa, xác vật nuôi chết, gia tăng Lượng chất thải này nếu không được xử lý đúng cách trước khi xả thải sẽ để lại tác động xấu, gây ô nhiễm môi trường và
Trang 16ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân khu vực xung quanh Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh đang tích cực chuyển đổi nền kinh tế theo hướng
từ “nâu” sang “xanh”, phát triển kinh tế theo hướng bền vững, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, vì vậy việc xử lý chất thải chăn nuôi đã trở thành yêu cầu cấp thiết Xuất phát từ các lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá ảnh hưởng của một số trang trại chăn nuôi lợn đến môi
trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”
2 Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng phát triển ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Đánh giá chất lượng môi trường và tác động của một số trang trại chăn nuôi lợn đến môi trường tại khu vực nghiên cứu
- Đề xuất được giải pháp quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi phù hợp với các quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn của tỉnh Quảng Ninh
3 Ý nghĩa của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung, nâng cao kiến thức về lĩnh vực quản lý chất thải chăn nuôi,
từ đó rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ quá trình công tác
- Là nguồn thông tin, tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về lĩnh vực quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi trong thời gian tới
Trang 17CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở pháp lý
1.1.1 Các văn bản quy phạm pháp luật
- Luật Bảo vệ môi trường 2020;
- Luật Chăn nuôi 2018;
- Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định sô 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi
- Thông tư số 12/2021/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích khác
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
1.1.2 Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
- QCVN 62:2016/BTNMT - Quy chuẩn về nước thải chăn nuôi
- QCVN 01-195:2022/BNNPTNT- Quy chuẩn về nước thải chăn nuôi
sử dụng cho cây trồng
- QCVN 08:2023/BTNMT - Quy chuẩn về chất lượng nước mặt
- QCVN 09:2023/BTNMT - Quy chuẩn về chất lượng nước dưới đất
1.2 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Tổng quan về chất thải từ chăn nuôi lợn
Hoạt động chăn nuôi làm phát sinh các loại chất thải như phân, nước tiểu, nước tắm, nước vệ sinh chuồng trại, thức ăn thừa, xác động vật chểt,
Trang 18Thành phần chính trong chất thải chăn nuôi gồm các chất Carbohydrate, protein, chất béo dễ dàng gây ra hiện tượng phân hủy sinh học, làm phát sinh các chất khí có mùi hôi thối như H2S, NH3 … gây ô nhiễm môi trường không khí
Các yếu tố như giống, giai đoạn phát triển, độ tuổi, thành phần thức ăn, thể trọng của vật nuôi có ảnh hưởng tới lượng chất thải phát sinh, thể trọng tăng thì đồng nghĩa lượng phân và nước tiểu cũng tăng theo Bên cạnh chất thải chính là phân và nước tiểu, các chất thải khác như nước tắm, vệ sinh chuồng trại, thức ăn thừa, xác chết của vật nuôi cũng chứa nhiều tác nhân gây nhiễm, nếu không được thu gom, xử lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng môi trường xung quanh
1.2.2 Các tác động tới môi trường của chất thải chăn nuôi
Chăn nuôi là ngành sản xuất tạo ra lượng lớn chất thải ở cả dạng rắn, lỏng và khí, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường ở cả môi trường đất, nước và không khí Theo Báo cáo Công tác bảo vệ môi trường ngành nông nghiệp, nông thôn năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ước tính lượng chất thải phát sinh từ một số vật nuôi chính khoảng 60 triệu tấn chất thải rắn và 114 triệu m3 nước thải Trong đó, nước thải từ chăn nuôi lợn chiếm đa số với 75 triệu m3 (chiểm khoảng 65,7% tổng lượng nước thải của ngành chăn nuôi) Các nguồn phát sinh chất thải chăn nuôi chủ yếu gồm:
- Thức ăn thừa, chất thải từ quá trình tiêu hóa thức ăn của vặt nuôi như phân, nước tiểu, ,
- Hoạt động vệ sinh, làm mát chuồng nuôi, vật nuôi
- Bệnh phẩm thú y, xác gia súc, gia cầm chết
- Bùn lắng từ hệ thống mương dẫn, các hố chứa lưu trữ, chế biến hay xử
lý chất thải
Trang 19Về thành phần, trong chất thải chăn nuôi chứa nhiều chất hữu cơ, vi khuẩn, vi sinh vật là tác nhân gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu tới sức khoẻ, sự phát triển của con người cũng như các loài sinh vật
a) Phân
Phân là sản phẩm loại thải từ quá trình tiêu hoá thức ăn của vật nuôi, chúng dễ bị phân hủy do giàu chất hữu cơ, tạo thành các sản phẩm độc hại, khi phát tán vào môi trường gây ô nhiễm cho con người, vật nuôi, và các sinh vật khác Ước tính lượng phân lợn phát sinh mỗi ngày có thể bằng 6-8% trọng lượng, phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Chế độ dinh dưỡng: do tỷ lệ tiêu hoá thức ăn của lợn thấp nên hàng ngày, một lượng lớn chất dinh dưỡng trong thức ăn bị thải ra ngoài thông qua phân và nước tiểu Đồng thời thành phần và tính chất của phân cũng sẽ thay đổi khi thay đổi khẩu phẩn, chế độ ăn Đây là cơ sở để quản lý chất thải chăn nuôi, ngăn ngừa ô nhiễm thông qua việc điều chỉnh khẩu phần ăn, tăng quá trình tích lũy trong các sản phẩm chăn nuôi, giảm bài tiết qua phân
- Giai đoạn phát triển: trong mỗi giai đoạn phát triển, nhu cầu về chế độ dinh dưỡng, khả năng hấp thụ của vật nuôi là khác nhau Vật nuôi càng lớn tuổi thì khả năng tiêu hoá thức ăn càng thấp, đồng thời lượng thức ăn bị thải
ra ngoài càng cao Vì vậy lượng phân và thành phần các chất có trong phân cũng khác nhau ở từng giai đoạn phát triển của vật nuôi
Bảng 1.1 Lượng phân và nước tiểu của lợn phát sinh trong 1 ngày Thể trọng vật nuôi (lợn) Lượng phân (kg/ngày) Nước tiểu (kg/ngày)
Trang 20Phân của vật nuôi trong trang trại tồn tại cả ở dạng phân lỏng, trung gian giữa lỏng và rắn hoặc tương đối rắn Trong phân gia súc chứa nhiều hợp chất giàu nito và photpho, chúng là các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của cây trồng và tăng độ phì nhiêu cho đất Do vậy, phân của gia súc, gia cầm thường được dùng để bón cho cây trồng, vừa tận dụng được nguồn dinh dưỡng đồng thời giảm lượng chất thải phát tán trong môi trường, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường
Thành phần của phân còn chứa hàm lượng các kim loại nặng như kẽm, đồng, chì, Asen, Niken Nguyên nhân chủ yếu là do việc bổ sung thành phần kim loại nặng với lượng quá cao vào thức ăn chăn nuôi công nghiệp nhằm mục tiêu tăng sức đề kháng và tăng khả năng tiêu hoá của vật nuôi
Hiện tượng tích lũy kim loại nặng trong đất là nguyên nhân gây nên sự suy giảm về số lượng và sự đa dạng của vi sinh vật đất, ảnh hưởng lên vi sinh vật có lợi cho đất Bên cạnh đó, thuốc trừ sâu và các chất hữu cơ độc hại khác trong điều kiện bình thường sẽ bị phân giải bởi các vi sinh vật trong đất Sự tích tụ kim loại nặng ở nồng độ cao làm giảm số lượng các loài vi sinh vật này, từ đó làm giảm khả năng phân hủy các chất độc hại.có trong đất Khi hàm lượng kim loại nặng trong đất quá cao có thể gây ra sự rối loạn hệ thống enzyme trên động vật được nuôi hoặc tiêu thụ thức ăn sản xuất tại ở khu vực đó
Ngoài ra, trong phân còn chứa nhiều loại virus, vi khuẩn, và trứng ký
sinh trùng, trong đó vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriacea chiếm đa số với các giống điển hình như: Escherichia, Salmonella, Shigella, Proteus, Klebsiella
Trong 01 kg phân chứa khoảng 2000 – 5000 trứng giun sán gồm chủ yếu các
loại: Ascaris suum, Oesophagostomum, Trichocephalus Đây là nguồn lây
bệnh các loại bệnh như viêm nhiễm ngoài da do nấm, ấu trùng sán… Việc thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh đường ruột cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường ruột như tả, lị, thương hàn
Trang 21b) Nước tiểu
Nước tiểu gia súc là sản phẩm bài tiết của vật nuôi, trong thành phần có nhiều độc tố, trong trường hợp không được xử lý một cách phù hợp phát tán vào môi trường có thể chuyển hoá thành các chất gây hại cho sức khoẻ của con người và là tác nhân gây ô nhiễm môi trường Nước chiếm khoảng 99% khối lượng của nước tiểu, còn lại là lượng lớn nitơ (chủ yếu dưới dạng urê) và một số các hormone, creatin, chất khoáng, sắc tố, axít mật và sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất
Trong nước tiểu, Urê là chất chiếm tỷ lệ cao và dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật trong điều kiện có oxy tạo thành khí amoniac Khi amoniac có tính độc và có mùi khó chịu, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và vật nuôi Tuy nhiên nước tiểu gia súc có thể trở thành nguồn cung cấp dinh dưỡng giàu nitơ, photpho và các yếu tố khác ở dạng dễ hấp thu cho cây trồng nếu được sử dụng một cách hợp lý khi bón cho cây trồng
c) Nước thải
Nước thải chăn nuôi là từ để chi chung tập hợp gồm phân lỏng, nước tiểu, nước tắm, rửa chuồng vật nuôi, phát sinh trong quá trình chăn nuôi Trong nước thải chăn nuôi chứa nhiều thành phần khác nhau gồm có các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ hay vô cơ hòa tan, trong đó chiếm nhiều nhất là các hợp chất của nito và photpho.Chúng dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật tạo
ra các tác nhân gây ô nhiễm môi trường Thành phần của nước thải chăn nuôi
cụ thể gồm:
- Các hợp chất hữu cơ như hydrocacbon, proxit, axit amin, chất béo và các dẫn xuất có trong phân và thức ăn thừa chiếm từ 70 – 80% thành phần chắt rắn của nước thải Phần còn lại là các chất vô cơ gồm cát, đất, muối clorua, SO42-,
- Các loại động vật như lợn có khả năng hấp thụ nitơ, photpho kém nên
Trang 22khi tiêu thụ thức ăn chứa các chất này thì phần lớn sẽ bị thải ra ngoài qua phân và nước tiểu Trong nước thải chăn nuôi, Nito tồn tại ở các dạng như
NH4+, NO2-, NO3- còn Photpho tồn tại ở các dạng PO43-, HPO42-, H2PO4- và photphat hữu cơ
- Sinh vật gây bệnh: trong chất thải chăn nuôi chứa nhiều các sinh vật gây bệnh như virus, vi khuẩn, vi sinh vật, các loại trứng giun sán,
Theo kết quả khảo sát của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, trường Đại học Bách khoa Hà Nội (2009) nhận thấy, giá trị các thông số như COD, T-N, T-P, SS và coliform trong nước thải chăn nuôi lợn rất cao, với các giá trị tương ứng là 2500 – 12120mg/l, 185 – 4539mg/l, 28 – 831 mg/l, 190 –
5830 mg/l và 4x104 – 108 MPN/100ml Trong khi đó, kết quả điều tra về chất lượng nước thải tại trang trại Hòa Bình Xanh (xã Hợp Hòa, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) với khoảng 3000 con lợn cũng cho thấy thông số ô nhiễm như COD, NH4+, T-P và SS tương ứng lần lượt là 5630 ± 1032, 544 ± 57, 60
± 18 và 4904 ± 901 (Cao Thế Hà và ncs, 2015) Hàm lượng các chất ô nhiễm
có trong nước thải đều vượt gấp nhiều lần Quy chuẩn quốc gia về nước thải chăn nuôi (QCVN 62-MT:2016/BTNMT)
Bảng 1.1 Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi
Trang 23Amoniac (NH3) là khí không màu, dễ tan trong nước, có mùi khai và gây kích thích Ở nồng độ 5-50 ppm, amoniac gây mùi dễ nhận biết Chúng gây kích thích niêm mạc, tăng tiết dịch ví dụ như nhử mắt khi nồng độ tăng lên từ 100-500 ppm Ở ngưỡng 2000-3000 ppm, chúng gây sùi bọt mép, co thắt khi quản và ho và có thể dẫn tới tử vong ở nồng độ 10.000 ppm Ảnh hưởng của khí amoniac là không đáng kể trong điều kiện chuồng trại thông thoáng, đảm bảo không khí được lưu thông Ngược lại, nó gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ khi tích tụ ở nồng độ cao
- Khí sulfurhydro (H2S)
H2S là sản phẩm của quá trình khử các hợp chất chứa lưu huỳnh trong chất thải Con người có thể ngửi được mùi khi nồng độ trong không khí ở ngưỡng 0,01-0,7 ppm, đặc biệt rõ khi đạt nồng độ 3-5 ppm H2S là khí độc, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ tác động toàn thân, gây ngạt do bị ức chế men hô hấp dẫn và dẫn đến tử vong ở nồng độ 150 ppm Ngoài ra, nó còn phá hủy các
tế bào não, làm suy nhược hệ thần kinh trung ương khi kết hợp với chất kiềm trên niêm mạc tạo thành các loại sulfur dễ đi vào máu H2S còn gây ức chế khả năng vận chuyển oxy của hemoglobin do hiện tượng chuyển hóa hemoglobin
Trang 24- Các khi nhà kính
Ngoài ra, chăn nuôi còn là ngành phát thải nhiều loại khí nhà kính như
CO2, CH4, N2O, Các chất khi này là sản phẩm của quá trình hô hấp, tiêu hóa của vật nuôi, do ủ phân, chế biến thức ăn, … Theo Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), 65% lượng Nitơ oxit (N2O) phát thải toàn cầu phát sinh từ chất thải gia súc Khả năng hấp thụ bức xạ mặt trời của khí này cao gấp 296 lần so với khí CO2 Ngoài ra, hoạt động chăn nuôi còn phát thải khoảng 9% lượng khí CO2, 37% lượng khí Metan – loại khí có khả năng giữ nhiệt cao gấp 23 lần khí CO2, trong đó phần lớn lượng phát thải khí nhà kính là từ các loài động vật nhai lại Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm ngành chăn nuôi phát thải khoảng 18,5 triệu tấn CO2
e) Xác chết của vật nuôi
Gia súc, gia cầm trong quá trình chăn nuôi bị chết thường do các nguyên nhân về dịch bệnh, trở thành nguồn phát sinh ô nhiễm môi trường, nguồn phát tán dịch bệnh nguy hiểm Xác chết của vật nuôi trong quá trình phân huỷ tạo nên các mầm bệnh và độc tố lưu có khả năng lưu giữ trong đất trong thời gian dài hoặc lan truyền trong môi trường nước và không khí, gây hại tới sức khoẻ của con người, vật nuôi, ảnh hưởng tới hệ sinh thái của một khu vực Việc tiêu huỷ xác chết và khử khuẩn khu vực chuồng nuôi trước khi tái đàn phải được thực hiện nghiêm ngặt theo quy trình của ngành chăn nuôi Tuy nhiên, hiện nay việc vất xác động chết do dịch bệnh ra hồ ao, cống rãnh, kênh mương,… của một số cơ sở chăn nuôi gây ra mối nguy hại rất lớn tới môi trường, là nguồn phát tán dịch bệnh rất nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng
f) Tiếng ồn
Hoạt động chăn nuôi gây ra các tiếng ồn khó chịu như tiếng kêu của vật nuôi, tiếng ồn khi vận hành máy móc, thiết bị Lao động trong môi trường
Trang 25phát sinh nhiều tiếng ồn, đặc biệt là ở các khu vực kín như chuồng nuôi dẫn tới việc mất tập trung, suy nhược thần kinh từ đó có thể gây ra các ảnh hưởng xấu cả về thể chất lẫn tâm lý Ngoài ra tiếng ồn quá lớn có thể gây nên hiện tượng điếc tạm thời hay mất hẳn thính giác sau một thời gian dài tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ vượt quá 85 dB
1.2.3 Một số phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi trước khi thải bỏ ra môi trường cần được xử lý bằng các phương pháp thích hợp để giảm bớt các chất gây ô nhiễm, loại bỏ các sinh vật gây hại Căn cứ các yếu tố về tài chính, lượng chất thải phát sinh, điều kiện của trang trại, yêu cầu về hiệu quả xử lý mà chủ trang trại lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp, tuy nhiên phải đảm bảo chất thải sau khi được xử lý đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật, không phát sinh ô nhiễm môi trường Chất thải chăn nuôi có thể được xử lý bằng phương pháp vật lý, phương pháp hóa học và phương pháp sinh học Trong đó xử
lý bằng phương pháp sinh học thường được kết hợp, sử dụng sau khi đã xử
lý bằng phương pháp vật lý, hoá học
a) Các phương pháp vật lý
Đây là phương pháp thường được áp dụng đầu tiên trong quy trình xử
lý nước thải nhằm loại bỏ bớt các chất rắn lơ lửng, ion kim loại nặng thông qua các quá trình vật lý như tách cơ học, sàng lọc, lắng, tuyển nổi, lọc hay hóa lỏng khí Sau khi nước thải đã được xử lý cơ học, người ta thường sử dụng kết hợp với phương pháp sinh học hay hóa học để tách các chất cặn, chất kết tủa hay sau tuyển nổi và tăng hiệu quả của các quá trình chuyển hóa
b) Các phương pháp hóa học
Là phương pháp loại bỏ hoặc chuyển hóa làm thay đổi bản chất chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi thông qua việc sử dụng các tác nhân hóa học Các quá trình xảy ra gồm: trung hòa, hấp phụ hóa học, sử dụng các chất
Trang 26oxy hóa khử, kết tủa hay tuyển nổi hóa học, tách bằng màng và khử trùng hóa học… Trong thực tế, việc xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp hóa học thường hạn chế sử dụng do có một số nhược điểm:
- Phát sinh các ô nhiễm thứ cấp do sử dụng hóa chất trong quá trình xử
lý, đặc biệt là trong thành phần bùn thải sau xử lý, làm tăng chi phí do hậu xử
lý nước thải
- Sử dụng nhiều hoá chất, hệ thống xử lý phức tạp, hay bị hỏng hóc, khó vận hành, bảo trì và tiêu tốn nhiều năng lượng khiến cho giá thành xử lý cao so với áp dụng phương pháp vật lý, sinh học
Thành phần của nước thải chăn nuôi chứa nhiều chất hòa tan hay các hạt có kích thước nhỏ, không thể tách khỏi dòng nước thải bằng phương pháp vật lý Người ta thường sử dụng các tác nhân tạo keo tụ như phèn sắt, phèn nhôm, chất trợ keo tụ, polymer hữu cơ… để tăng tính kết tủa, lắng hay tuyển nổi của các hạt rắn và keo trong hỗn hợp phân lỏng nhằm đạt mục tiêu tách các chất này ra khỏi chất thải
Theo nghiên cứu của Trương Thanh Cảnh ở trại chăn nuôi heo 2 - 9, Thành phố Hồ Chí Minh, trong một hệ thống pilot được điều khiển tự động bằng một chương trình máy tính dựa trên chỉ tiêu tổng chất rắn (TS) đầu vào,
có công suất xử lý khoảng 70 m3/ngày, nước thải từ chăn nuôi heo được xử lý keo tụ hóa học bằng FeSO4.7H2O hoặc điện hóa học Kết quả phân tích nước thải sau xử lý cho thấy 74% và 95% chất rắn lơ lửng được loại bỏ bằng các phương pháp tương ứng trên Keo tụ điện hóa học có thể là một phương pháp đơn giản để xử lý nước thải chăn nuôi Phương pháp này loại bỏ được hầu hết các chất bẩn có trong nước thải, tuy nhiên do chi phí đầu tư xây dựng và giá thành vận hành cao nên chỉ được áp dụng cho các hộ chăn nuôi có diện tích trang trại hẹp và yêu cầu chất lượng nước thải ra nguồn cao
Ngoài ra trong một số trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải đòi hỏi mức độ sạch sinh học cao, người ta sử dụng các chất oxy hóa mạnh như clo
Trang 27để oxy hóa các chất ô nhiễm trong nước thải hay để khử trùng nước trước khi thải ra môi trường Phương pháp thường được áp dụng là diệt trùng nước thải sau xử lý sinh học bằng khí clo hoặc các dẫn xuất của chúng như canxihydrocloride, clorua vôi, cloramine trước khi thải ra môi trường Khi được cho vào trong nước, clo kết hợp với nước tạo ra acid HOCl – là chất có tính oxy hóa mạnh, có tác dụng diệt khuẩn và khử mùi
c) Các phương pháp sinh học
Do thành phần của nước thải chăn nuôi chứa nhiều hợp chất hữu cơ nên phương pháp xử lý sinh học là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong quá trình xử lý Việc xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp sinh học là quá trình sử dụng các tác nhân sinh học như tảo, nấm, vi khuẩn, động vật nguyên sinh, thực vật thuỷ sinh hay các loài động vật như cá, nhuyễn thể… để phân hủy, chuyển hóa và chuyển dạng các chất ô nhiễm có trong nước thải chăn nuôi Trong hệ thống xử lý sinh học, các vi sinh vật khai thác năng lượng từ chất thải để duy trì hoạt động và tăng trưởng nhờ hệ thống enzyme sinh học
Dựa vào khả năng này của vi sinh vật, người ta sử dụng chúng nhằm chuyển hóa các chất ô nhiễm sinh học trong nước thải chăn nuôi sang dạng không gây ô nhiễm hoặc loại bỏ khỏi dòng thải Các quá trình phân giải dị hóa của vi sinh vật, tảo, nấm men và nấm là những con đường chính cho toàn
bộ hay ít nhất là một phần của quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ phân, nước tiểu hay xác động vật
- Quá trình xử lý sinh học nước thải nhằm mục tiêu loại bỏ các chất ô nhiễm thông qua chuyển hóa và tổng hợp sinh khối trong các tác nhân sinh học hay làm đông tụ, loại bỏ các chất rắn dạng keo không có khả năng kết tủa Quá trình này phân giải các chất hữu cơ tạo thành các chất đơn giản như CH4,
CO2, H2O, NH3, các chất khí NOx
- Phương pháp sinh học có một số ưu điểm so với phương pháp hoá học như chi phí xử lý rẻ tiền, an toàn cho môi trường Ngoài ra, khí sinh học
Trang 28(biogas), phân vi sinh hay nhiều sản phẩm phụ khác của quá trình xử lý sinh học còn đem lại giá trị kinh tế, góp phần giảm bớt chi phí xử lý
- Tuy nhiên phương pháp này cũng có một số nhược điểm như phụ thuộc vào thời tiết, nhiệt độ, thời gian xử lý khá lâu, yêu cầu có mặt bằng rộng
và phát sinh các mùi khó chịu, phát tán vào môi trường nếu không được che phủ tốt, quản lý một cách hợp lý
1.3 Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Quản lý chất thải chăn nuôi lợn trên thế giới
Tại các nước phát triển, hoạt động nghiên cứu xử lý chất thải chăn nuôi lợn đã được triển khai từ cách đây vài chục năm Việc xử lý nước thải chăn nuôi chủ yếu là bằng phương pháp sinh học Trong các trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn trên diện tích hàng trăm hecta, số lượng vật nuôi trên 10.000 con, phân lợn và chất thải lợn qua quá trình xử lý được sử dụng làm phân vi sinh và năng lượng Biogas cho máy phát điện, nước thải chăn nuôi được xử lý phục vụ cho các hoạt động nông nghiệp
Tại Hà Lan, nước thải chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ SBR qua 2 giai đoạn: giai đoạn hiếu khí chuyển hóa thành phần hữu cơ thành CO2, nhiệt năng và nước, amoni được nitrat hóa thành nitrit và/hoặc khí nitơ; giai đoạn
kỵ khí xảy ra quá trình đề nitrat thành khí nitơ Phốtphat được loại bỏ từ pha lỏng bằng định lượng vôi vào bể sục khí (Willers et al,1994)
Tại Tây Ban Nha, nước thải chăn nuôi được xử lý bằng quy trình VALPUREN (được cấp bằng sáng chế Tây Ban Nha số P9900761) Đây là quy trình xử lý kết hợp phân hủy kỵ khí tạo hơi nước và làm khô bùn bằng nhiệt năng được cấp bởi hỗn hợp khí sinh học và khí tự nhiên
Tại Thái Lan, công trình xử lý nước thải sau Biogas là UASB Đây là công trình xử lý sinh học kỵ khí ngược dòng Nước thải được đưa vào từ dưới lên, xuyên qua lớp bùn kỵ khí lơ lửng ở dạng các bông bùn mịn Quá trình
Trang 29khoáng hóa các chất hữu cơ diễn ra khi nước thải tiếp xúc với các bông bùn này Một phần khí sinh ra trong quá trình phân hủy kỵ khí (CH4, CO2 và một
số khí khác) sẽ kết dính với các bông bùn và kéo các bông bùn lên lơ lửng trong bùn, tạo sự khuấy trộn đều giữa bùn và nước Khi lên đến đỉnh bể, các bọt khí được giải phóng với khí tự do và bùn sẽ rơi xuống Để tăng tiếp xúc giữa nước thải với các bông bùn, lượng khí tự do sau khi thoát ra khỏi bể được tuần hoàn trở lại hệ thống
Hình 1.1 Mô hình quản lý chất thải chăn nuôi trên thế giới
1.3.2 Hiện trạng và định hướng phát triển ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam
a) Hiện trạng ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam
Chăn nuôi là ngành kinh tế truyền thống, có vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp của nước ta Ngành chăn nuôi chiếm tới 35% tỉ trọng của toàn ngành nông nghiệp, tạo sinh kế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho hàng
Trang 30triệu hộ dân Cùng với sự phát triển của hoạt động chăn nuôi, nhiều công việc liên quan đến chuỗi giá trị của ngành cũng đồng thời xuất hiện như sản xuất, cung ứng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Có thể nói, chăn nuôi không phải là ngành kinh tế đơn độc, riêng lẻ mà
nó kéo theo nhiều ngành, nghề cùng phát triển, đem lại giá trị to lớn về kinh tế
- xã hội
Trong lĩnh vực chăn nuôi ở nước ta, chăn nuôi lợn đóng góp lớn nhất
về giá trị kinh tế và khối lượng sản xuất, tiếp theo đó là chăn nuôi gia cầm Hoạt động chăn nuôi lợn và gia cầm có mặt tại tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp quốc gia nhưng tập trung nhiều tại những khu vực đồng bằng như Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng,
Tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi luôn giữ mức cao trong nhiều năm qua, trung bình 5-6%/năm, góp phần duy trì mức tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, thay thế nhập khẩu và bước đầu cho xuất khẩu Trong giai đoạn 2015 -
2021, tổng đàn heo cả nước tăng trưởng bình quân 0,2%, heo thịt xuất chuồng tăng 0,3% và tổng sản lượng thịt xuất chuồng tăng 2,8% Riêng năm 2021, tổng đàn heo cả nước đạt khoảng 28 triệu con; sản lượng thịt heo đạt 4,18 triệu tấn, chiếm 62,5% trong tổng sản lượng thịt hơi 6,69 triệu tấn (Cục Chăn nuôi, 2021)
Hệ thống chăn nuôi đang có sự chuyển dịch theo hướng thâm canh và sản xuất trang trại quy mô lớn Hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán đang được các địa phương khuyến khích chuyển đổi sang mô hình trang trại gắn với chuỗi liên kết từ khâu giết mổ, chế biến tới tiêu thụ sản phẩm Đây cũng chính là hướng đi để ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển trong bối cảnh dịch bệnh, giá vật tư đầu vào tăng cao… cũng như giải quyết bài toán "lối ra" cho các sản phẩm Nếu như năm 2011, cả nước có khoảng trên 4,13 triệu cơ sở chăn nuôi lợn thì đến năm 2016, số lượng giảm xuống còn 3,4 triệu cơ sở và
Trang 31sau đợt khủng hoảng 2017 về giá thịt lợn, số cơ sở còn khoảng 2,5 triệu Đến năm 2020, cả nước chỉ còn khoảng 2 triệu cơ sở chăn nuôi lợn Trung bình mỗi năm, tỷ lệ chăn nuôi nông hộ giảm từ 5-7%/năm Trong 03 năm từ 2019 -
2021, số lượng cơ sở chăn nuôi nhỏ quy mô nông hộ giảm từ 15-20% Số cơ
sở quy mô từ 1.500 con trở lên là trên 1.600 cơ sở, trong đó đàn lợn của 16 doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn lên tới 5,8 triệu con, chiếm 20,7% tổng đàn (Cục Chăn nuôi, 2022)
Bên cạnh những mặt tích cực, việc quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi còn nhiều bất cập, đặc biệt là xuất - nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới với các nước láng giềng và qua đường biển Việc thiếu kiểm soát hoạt động nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trong nước Song song với đó, hoạt động nhập lậu động vật sống, các sản phẩm như thịt, trứng, nội tạng chưa qua kiểm dịch là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm và bùng phát các đợt dịch nguy hiểm Một số dịch bệnh phổ biến thường phát sinh trên đàn lợn của nước ta gồm:
Dịch tả lợn châu Phi: là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, phát sinh ở tất cả các giống lợn và mọi giai đoạn phát triển của lợn Bệnh có thể gây thiệt hại năng nề cho đàn vật nuôi với tỷ lệ tử vong lên đến 100% Vi rút gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi có thể tồn tại trong nhiều điều kiện môi trường, kể cả khi đã khỏi bệnh vật nuôi vẫn có khả năng mang vi rút trong thời gian dài, do vậy khó có thể loại trừ hoàn toàn nếu để xảy ra bệnh Dịch tả lợn Châu Phi Năm 2021, dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát tại 2.275 xã của
57 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với tổng số heo buộc tiêu hủy trên 230.000 con, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2020, chiếm khoảng 0,8% tổng đàn Bệnh dịch tả heo châu Phi xảy ra tại Việt Nam đã gây tổn thất hơn 30.000 tỉ đồng, ảnh hưởng lớn sinh kế của trên 3,5 triệu hộ chăn nuôi (Cục Thú y, 2021)
Dịch lợn tai xanh: là bệnh gây rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo do
Trang 32virus leylystad gây ra Bệnh không lây từ heo sang người, chỉ lan truyền từ heo sang heo Giống như trường hợp người bị nhiễm HIV, heo nhiễm virus cũng bị suy giảm hệ miễn dịch và có thể chết trong khoảng thời gian từ 5-7 ngày Theo thống kê của Cục Thú y, trong thời gian sáu năm (từ năm 2007 đến 2012), dịch bệnh tai xanh đã làm gần 1,5 triệu con lợn mắc bệnh và gần 900 nghìn con lợn bị tiêu hủy, trong đó nhiều con là lợn nái, lợn giống Ước tính sơ bộ, bệnh gây thiệt hại trực tiếp cho ngân sách nhà nước khoảng 1.600 tỷ đồng, bao gồm: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tiêu hủy lợn gần 1.000
tỷ đồng và mua vắc-xin, thuốc thú y, tiền công chống dịch khoảng 600 tỷ đồng Đây mới chỉ là thiệt hại được ghi nhận từ ngân sách, thiệt hại của người chăn nuôi như đàn vật nuôi, kinh phí phòng, chống dịch bệnh có thể lên tới hàng chục nghìn tỷ, lớn gấp hàng chục lần so với ngân sách nhà nước hỗ trợ (Cục Thú y, 2015)
Dịch lở mồm long móng (LMLM): gây thành dịch trên nhiều loài động vật móng guốc chẵn, chủ yếu ở trâu bò và heo Bệnh có khả năng lây lan nhanh, mạnh, trên diện rộng Bệnh có thể lây trực tiếp từ động vật sang động vật hoặc lây truyền gián tiếp qua các sản phẩm như thịt, sữa, tinh dịch, da,…, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển gia súc
b) Định hướng phát triển ngành chăn nuôi của Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước phải chịu nhiều áp lực về đất đai trong khu vực Đông Nam Á Diện tích đất phục vụ hoạt động nông nghiệp ngày càng giảm do áp lực từ gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa Để thực hiện mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thâm canh chăn nuôi là một thành phần quan trọng trong định hướng phát triển nông nghiệp
Theo Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn
2045 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì định hướng phát triển ngành chăn nuôi lợn trong thời gian tới gồm một số nội dung cơ bản sau: Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp bảo đảm an toàn sinh
Trang 33học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường Đến năm 2030, tổng đàn lợn đạt quy mô ổn định từ 29 - 30 triệu con, trong đó đàn lợn nái từ 2,5 đến 2,8 triệu con; chăn nuôi quy mô trang trại, công nghiệp chiếm trên 70%
Về kiểm soát ô nhiễm: Tất cả các cơ sở chăn nuôi phải có giải pháp kiểm soát môi trường phù hợp, không gây ô nhiễm môi trường và sử dụng có hiệu quả nguồn chất thải cho nhu cầu trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi côn trùng, sản xuất năng lượng tái tạo Tăng cường quản lý, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm vi sinh vật, tồn dư chất cấm, lạm dụng kháng sinh và hóa chất trong chăn nuôi, thú y, giết mổ, chế biến thực phẩm
1.3.3 Hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi tại Việt Nam
Việc thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi tốt sẽ hạn chế tác động tới môi trường Khả năng gây ô nhiễm môi trường của chất thải chăn nuôi, đặc biệt là phân và nước tiểu vẫn còn thấp khi mới được thải ra, khi để lâu trong môi trường bên ngoài thì khả năng gây ô nhiễm sẽ tăng lên Do đó cần phải thực hiện việc thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi ngay từ lúc mới thải ra môi trường để giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm
Việc thu gom và vận chuyển chất thải sớm giúp cho chuồng trại, vật nuôi đỡ bị vấy bẩn, tránh phát sinh mùi hôi thu hút ruồi muỗi và các loài côn trùng gây hại khác Đồng thời khiến cho việc dọn rửa chuồng trại trở nên dễ dàng, giúp giảm công sức lao động, chi phí điện nước Tùy thuộc vào tính chất của phân và điều kiện chăn nuôi có thể lựa chọn hình thức thu gom, vận chuyển chất thải phù hợp Tuy nhiên khu vực lưu trữ chất thải rắn phải tách biệt với khu chăn nuôi, được che đậy kín để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi và lan truyền vào môi trường Hệ thống xử lý chất thải phải được thiết kế đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo công suất xử lý tương ứng với lượng chất thải phát sinh, đặc biệt là các cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực đông dân cư, gần nguồn nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt Một số biện pháp xử lý chất thải rắn thường được sử dụng gồm: