Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông là hình thức hoạt động của thầy và trò, có mục đích giáo dục HS trong việc chọn nghè, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trê
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _
TRƯỜNG ĐẠI HOC SU PHAM THANH PHO HO CHI MINH
DE TAI KHOA HOC VA CONG NGHE CAP BQ
PHAT TRIEN NANG LUC HUONG NGHIEP CHO DOI NGU GIAO VIEN BỘ MÔN Ở
TRUONG TRUNG HOC PHO THONG
MA SO: B2015.19.14
Chi nhiém dé tai: PGS.TS NGUYEN KIM HONG
THANH PHO HO CHI MINH - 2016
Trang 2
BQ GIAO DUC VA DAO TAO |
TRUONG DAI HOC SU PHAM THANH PHO HO CHi MINH
DE TAI KHOA HOC VA CONG NGHE CAP BQ
PHAT TRIEN NANG LUC HUONG NGHIEP CHO DOI NGU GIAO VIEN BỘ MÔN Ở
TRUONG TRUNG HOC PHO THONG
Trang 31.2.2 Lý luận về hướng nghiỆp -2- 2 2 ®©E2E££E£+EE£EEtEEE£EESEEerkrkerrerred 25 1.2.3 Chuân nghề nghiệp của GVBM và nhiệm vụ của GVBM - các lực lượng
giáo dục khác trong công tác hướng nghiệp cho HS THIPT - «+ 33 1.2.4 Lý luận về năng lực hướng nghiệp của GVBM .2 5¿©cszc5+¿ 38 1.2.5 Lý luận về phát triển năng lực hướng nghiệp cho GVBM một số trường
¡0 — 51 1.2.6 Các yếu tổ ảnh hưởng đến năng lực hướng nghiệp và công tác phát triển năng lực hướng nghiệp cho GVBM cv, 58
TIỂU KẾT CHƯƠNG l -555:c22SvtttEEEvttttEktrrrtttrtrrrrttrrirrrrrrirrrriee 60
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC HƯỚNG NGHIỆP VÀ CÔNG TÁC PHAT TRIEN NANG LUC HUONG NGHIEP CHO DOI NGU GVBM O TRUONG TRUNG HỌC PHÔ THÔNG -2-©222 2E E2 EEEErrkrrrkrrred 62
2.1 Tổ chức nghiên cứu thực trạng về năng lực hướng nghiệp và công tác phát triển năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ GVBM ở trường THPT 62 2.1.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng về năng lực hướng nghiệp và công tác phát triển năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ GVBM ở trường THPT 62 2.1.2 Phương pháp nghiên cứu thực trạng về năng lực hướng nghiệp của đội ngũ
GVBM nột số trường THPT - 2: 25s SE EE££E£+E£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEerkerkrrkrree 62
2.1.3 Vài nét về khách thể nghiên cứu thực trạng về năng lực hướng nghiệp của đội ngũ GVBM ở trường “TH Ï' - 6 5 3 23 9319 HH ng ng gh nh gkp 68 2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng về năng lực hướng nghiệp và công tác phát triển năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ GVBM ở trường THPT 70 2.2.1 Kết quả nghiên cứu thực trạng về năng lực hướng nghiệp của đội ngũ
€À2:)/0900)i:1 1050011227 70 2.2.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng về công tác phát triển năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ GVBM ở trường TTHTP ÌỬ «111v v9 vn nh 111
TIỂU KÉẾT CHƯNG 2 2-52 tt 2EE32E9E5E82E2E5E1112E5E1112115111511211 51121111 EE xe 118
Trang 4CHUONG 3: GIAI PHAP PHAT TRIEN NANG LUC HUONG NGHIỆP CHO DOI NGU GVBM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỎ THÔNG - 120
3.1 Giải pháp phát triển năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ GVBM ở trường THPT 525: 21 21221221122122112112211211211.1111.1211211.1112 11.111212121.1 He 120 3.1.1 Các nguyên tắc xây dựng giải pháp phát triển năng lực hướng nghiệp cho d6i ngli GVBM 00ãiả)i0) 151054 0 120
3.1.2 Một số giải pháp phát triển năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ GVBM ở
0š: 0572 077 .ằỀ 125 3.2 Thực nghiệm một số biện pháp phát triển năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ GVBM ở trường THIPT 5-55 22t2E+2221221122122112112211211221121112111112112111.11 1 138
3.2.1 Tô chức nghiên cứu thực nghiệm phát triển năng lực hướng nghiệp cho đội
ngũ GVBM ở trường TÏHPT, 5 <1 E1 E319 911 911 net 138 3.2.2 Phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm - ‹ -<<5: 141 3.2.2.1.Kết quả nghiên cứu trước thực nghiệm . 2- 2 + s2 ++£zzsz+se¿ 141 3.2.2.2 Kết quả nghiên cứu sau thực nghiệm - 2 2 s£x£+sz+£z+zxeẻ 144
KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, 2-22 2+EE£2EE2EEEEEE27122E1 211711271 .1ecrreeg 169 TAI LIEU THAM KHẢO -2 2° 5< 9EE£2EEE2EEEEEE2712271211711271211 1x 174
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ, CUM TU VIET TAT
Giáo dục hướng nghiệp Giáo viên
Giáo viên bộ môn
Hoạt động hướng nghiệp
Học sinh
Khoa học công nghệ Năng lực hướng nghiệp Trung học cơ sở Trung học phô thông
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 6DANH MUC CAC BANG
Bảng 2.1: Cách thức quy đôi một số câu hỏi trong bảng hỏi đành cho GVBM 64 Bảng 2.2: Cách thức quy đôi mức độ NLHN của GVBM thông qua mặt nhận thức 65 Bảng 2.3: Cách thức quy đổi mức độ NLHN của GVBM thông qua mặt kỹ năng 65 Bảng 2.4: Cách thức quy đổi mức độ NLHN của GVBM thông qua mặt thái độ 65 Bảng 2.5: Cách thức quy đổi mức độ NLHN của GVBM thông qua 3 mặt 65
Bảng 2.6: Vài nét về khách thể điều tra (GVBM)) - 2-2-2 5+2££+EE+Ex+rxerxezreees 68 Bảng 2.7: Vài nét về khách thể điều tra (CBQL - HS THPT - Giảng viên trường
Bảng 2.8: Tự đánh giá của GVBM về NLHN của bản thân 2-©52©52 55+: 71
Bảng 2.9: Tự đánh giá về NLHN của GVBM trên bình diện chung - 71
Bảng 2.10: Nhận thức của GVBM về mức cần thiết hướng nghiệp cho HS THPT 72
Bảng 2.11: Nhận thức của GVBM về mục tiêu của hoạt động hướng nghiệp 73
Bảng 2.12: Nhận thức của GVBM về một số khái niệm liên quan đến hoạt động
lui i41) 577.e 74 Bảng 2.13: Quan niệm của GVBM về ý kiến “Đại học không phải là con đường duy
Bảng 2.14: Nhận thức của GVBM về người giữ trách nhiệm trong HĐHN 76
Bảng 2.15: Nhận thức của GVBM về nhiệm vụ của bản thân trong hoạt động hướng
Bảng 2.16: Nhận thức của GVBM về một số lý thuyết hướng nghiệp 79
Bảng 2.17: Nhận thức của GVBM về các bước tư vấn hướng nghiệp 80 Bảng 2.18: Nhận thức của GVBM về bước quan trọng nhất khi tư vấn hướng nghiệp
cho học SInÌH - 221116113 23111111112331 111111953011 11H00 1K ng Eg 81 Bảng 2.19: Nhận thức của GVBM về yếu tố quan trọng nhất ở bản thân học sinh khi
tư vẫn hướng nghiệp cho HS 2-2-2 ©5£©5£SE+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkrrki 81
Bảng 2.20: Quan niệm của GVBM về ý kiến: “Dạy - học các môn văn hóa là một
trong những con đường hướng nghiệp cho HS ”” - 5 5 + sveseerrserrerrrrrre 82 Bảng 2.21: Đánh giá chung về NLHN của GVBM một số trường THPT tại Tp.HCM thong qua mat nhAn thu 1.7 83 Bảng 2.22: Kỹ năng hướng dẫn HS các nội dung nhận thức bản thân 84 Bảng 2.23: Kỹ năng sử dụng các phương pháp hướng dẫn HS nhận thức bản thân 85 Bảng 2.24: Kỹ năng hướng dẫn HS các nội dung nhận thức nghề nghiệp 86 Bảng 2.25: Kỹ năng sử dụng các phương pháp hướng dẫn HS nhận thức nghề nghiệp
"— 89 Bảng 2.26: Kỹ năng hướng dẫn HS lập kế hoạch nghề nghiệp -5- 91 Bang 2.27: Kỹ năng sử dụng các phương pháp hướng dẫn HS lập kế hoạch nghề hàn 0 93 Bảng 2.28: Tự đánh giá kỹ năng xác định khuynh hướng của học sinh khi tư vấn In519i158i1405) 512002012577 94
Trang 7Bảng 2.29: Tự đánh giá kỹ năng tích hợp các nội dung HN trong các môn văn hóa của
€À2:1)/090ii:i 310510 95
Bảng 2.30: Kỹ năng sử dụng các phương pháp khi tích hợp nội dung hướng nghiệp M v00 ⁄i0i 8 .Ö 96
Bảng 2.31: Một số kỹ năng mềm cần thiết cho việc hướng nghiệp .- - 97
Bảng 2.32: Đánh giá NLHN của GVBM thông qua kỹ năng tư vấn hướng nghiệp 98
Bảng 2.33: Đánh giá NLHN của GVBM thông qua việc tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các môn văn hóa - . - - - + 3119911111013 10 1911 9 11g ng 99 Bảng 2.34: Đánh giá chung về NLHN của GVBM nột số trường THPT thông qua mặt KY NANG 99
Bảng 2.35: Đánh giá sự chủ động của GVBM một số trường THPT với HĐHN 100
Bảng 2.36: Đánh giá sự tự tin của GVBM một số trường THPT với HĐHN 100
Bảng 2.37: Đánh giá một số thái độ cần thiết khi hướng nghiệp . 101
Bảng 2.38: Tự đánh giá về hiệu quả của công tác GDHN của GVBM 102
Bảng 2.39: Đánh giá chung về NLHN của GVBM một số trường THPT thông qua mặt ¡"0 102
Bảng 2.40: Đánh giá chung về NLHN của GVBM một số trường thông qua ba mặt: nhận thức, kỹ năng và thái ỔỘ - - - - - - E2 3319911391113 1119 111911111 Ho kg như 103 Bảng 2.41: Đánh giá của cán bộ quản lý và HS THPT về NLHN của GVBM một số 01/3054 011177 .- 104
Bảng 2.42: Mối tương quan giữa ba mặt: nhận thức, kỹ năng, thái độ trong việc hình 018005005604: 0011 104
Bảng 2.43: Bảng so sánh sự khác biệt giữa NLHN của GVBM thông qua việc đánh bì): 0á 9i)0ar PP n n 105
Bảng 2.44: So sánh sự khác biệt giữa NLHN của GVBM theo địa bàn khảo sát 105
Bang 2.45: Bang so sánh sự khác biệt giữa NLHN của GVBM theo giới tính 106
Bảng 2.46: Bảng so sánh sự khác biệt giữa NLHN của GVBM theo số năm công tác — 106
Bảng 2.47: Bảng so sánh sự khác biệt giữa NLHN của GVBM xuất phát từ việc tham gia học khóa đào tạo quản lý giáo dục hoặc nội dung có liên quan hướng nghiệp 17
Bang 2.48: Bảng so sánh sự khác biệt giữa NLHN của GVBM theo bộ môn dang B005) 107
Bảng 2.49: Đánh giá một số khó khăn trong quá trình hướng nghiệp cho học sinh 108
Bảng 2.50: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hướng nghiệp của GVBM một số bị: s0 109 Bảng 2.51 Thực trạng công tác phát triển nhận thức về hoạt động hướng nghiệp cho đội ngũ GVBM trường THPT theo đánh giá của CBQL và giảng viên trường ĐHSP
Trang 8Bảng 2.52: Thực trạng công tác phát triển kỹ năng tư vấn hướng nghiệp cho đội ngũ
€À2:)/00ìï0/1-08951 0ä 01178 a1 113 Bảng 2.53: Thực trạng công tác phát triển kỹ năng tích hợp các nội dung hướng nghiệp thông qua các môn văn hóa cho đội ngũ GVBM trường THPT 1134 Bảng 2.54 Thực trạng công tác phát triển về mặt thái độ khi tham gia hướng nghiệp cho đội ngũ GVBM trường THP TỈ - (111 1E vn ng TT nh 115 Bảng 2.55: Đánh giá chung của cán bộ quản lý về thực trạng công tác phát triển năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ GVBM ở trường THIPT - s55 <++ss+<sx+sss+ 116 Bảng 2.56: Đánh giá chung của giảng viên sư phạm về thực trạng công tác phát triển năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ GVBM S3 vn hy rg 116 Bảng 3.1 Tự đánh giá chung về năng lực hướng nghiệp của GVBM và SV trước thực
Bảng 3.2 Đánh giá chung về NLHN thông qua mặt nhận thức của GVBM và SV
trước thực nghiÄiỆm - - - <6 1 111193011 3019910 190119 HH ng 142
Bảng 3.3 Đánh giá chung về NLHN thông qua mặt kỹ năng của GVBM và SV trước
Thue NGMISM 2.0 =a Ả 142
Bang 3.4 Đánh giá chung về NLHN thông qua mặt thái độ của GVBM và SV trước
ii0s8i 40190111777 143
Bảng 3.5 Đánh giá chung về NLHN của GVBM trước thực nghiệm 144 Bảng 3.6 Tự đánh giá về năng lực hướng nghiệp của GVBM và SV sau thực nghiệm S10 9T HH HH HH TT TH HH Hi HT TT Ti TT TT in ri 144 Bảng 3.7 Nhận thức của GVBM và SV về mức độ cần thiết của việc hướng nghiệp
cho học sinh 'THP TỈ <1 1111623113811 119531 111111931111 11g 11g vn vn 146
Bảng 3.8 Nhận thức của GVBM và SV về mục tiêu của hoạt động hướng nghiệp cho
học sinh 'THIP TỬ - - <1 1111122231 111111253 11111119930 111 1n KH KT vn gưy 147
Bảng 3.9 Nhận thức của GVBM và SV về một số khái niệm liên quan đến hoạt động
hướng nghiệp cho học sinh TTHPPT, 5 - + 33+ E33 E*EESEEESSEEeesrerererrrerrrrrerree 148 Bảng 3.10 Quan niệm của GVBM và SV về ý kiến “Đại học không phải là con đường
duy nhất bước vào đời” -:- + x+Sx+Ek2EE+E2E12EE71E711111112112112111111 11111 1.cye 149
Bảng 3.11 Nhận thức của GVBM và SV về nhiệm vụ của bản thân trong hoạt động
hung nghiép cho hoc sinh THPT T1 150
Bảng 3.12 Nhận thức của GVBM và SV về một số lý thuyết hướng nghiệp trong hoạt
động hướng nghiệp cho học sinh “TTHÏPT, s6 1x1 9E ksseeerkrsesre 152 Bảng 3.13 Nhận thức của GVBM và SV về các bước tư vấn hướng nghiệp trong hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THÍP TỈ - 5 523 E23 3*EEEEEEErsrrrerrsrree 153 Bảng 3.14 Nhận thức của GVBM và SV về yếu tố quan trọng nhất ở bản thân học
sinh khi tư vấn hướng nghiỆp - - 2-2 2 2 E2 E£+E£EE£EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrkrree 154 Bảng 3.15 Quan niệm của GVBM và SV về ý kiến: “Dạy - học các môn văn hóa là
một trong những con đường hướng nghiệp cho HS”” .c 5S ccscssscsseresrs 155
Trang 9Bảng 3.16 Đánh giá chung về NLHN thông qua mặt nhận thức của GVBM và SV sau
0n481340)190 0 0000107107 = 156
Bảng 3.17 Tự đánh giá của GVBM và SV về kỹ năng tư vấn hướng nghiệp sau thực
010110 00 159 Bảng 3.18 Tự đánh giá của GVBM và SV về kỹ năng tích hợp các nội dung hướng nghiệp cho học sinh THPT thông qua các môn văn hóa .- - 5 «++s+++++ 162 Bảng 3.19 Đánh giá chung về NLHN thông qua mặt kỹ năng của GVBM và SV sau
0001013401190) 000022 -.4 163
Bảng 3.20 Tự đánh giá của GVBM và SV về thái độ của bản thân khi tham gia hướng
0 34019)919:108:11909110057äã00Ẽ213155 Ắ 165 Bảng 3.21 Đánh giá chung về NLHN thông qua 3 mặt: nhận thức, kỹ năng, thái độ lði-8€À4:)/015 A2 166
Trang 10DANH MỤC BIÊU DO
Biểu đồ 3.1 Tự đánh giá chung về NLHN của GVBM sau thực nghiệm 145
Biểu đồ 3.2 Tự đánh gia về NLHN của SV sau thực nghiệm - -«<+ 145 Biểu đồ 3.4 Đánh giá chung về NLHN thông qua mặt nhận thức của SV sau thực
0120090000177 157
Biểu đồ 3.5 Đánh giá về kỹ năng hướng nghiệp của GVBM sau thực nghiệm 164 Biểu đồ 3.6 Đánh giá về kỹ năng hướng nghiệp của GVBM sau thực nghiệm 164
Biểu đồ 3.7 Đánh giá chung về NLHN thông qua 3 mặt: nhận thức, kỹ năng, thái độ
cua GVBM sau thực nghiỆm - - c1 20 1233113231 13931 13 111 11 811 11 ng ng ri 167
Biểu đồ 3.8 Đánh giá chung về NLHN thông qua 3 mặt: nhận thức, kỹ năng, thái độ
cua SV sau thực nghiỆm - - - G22 111111311151 911 11 911011 HH ng 167
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong thời gian gần đây công tác hướng nghiệp cho học sinh (HS) Trung học phổ thông (THPT) đang ngày càng trở nên quan trọng và được sự quan tâm của các bậc
phụ huynh cũng như của toàn xã hội Thực tế cho thấy có khá nhiều sinh viên chọn
nghề không phù hợp dẫn đến hiện tượng làm trái nghề, chuyển nghề sau khi tốt nghiệp Tỷ lệ sinh viên năm thứ nhất - năm thứ hai và thậm chí là sinh viên sau khi tốt nghiệp không sử dụng kiến thức chuyên ngành được học mà tiếp tục học một ngành
hoàn toàn khác khá đáng kê Thanh niên sẽ không thể toàn tâm toàn ý với công việc,
cũng không thể đạt được đỉnh cao trong học tập nếu chọn nghề sai lệch Hậu quả trước
tiên là cho bản thân người học: sự lãng phí thời gian, công sức và cả tiền bạc Đối với
xã hội, việc này làm cho vòng quay nguồn nhân lực lộn xôn, người lẽ ra giỏi ở nghề này thì lại đầu quân cho nghề khác, bất ồn cho phân công lao động và rõ ràng gây lãng
phí cho xã hội rất lớn về mặt tài chính và nhân lực
Theo đánh giá của Trung tâm lao động hướng nghiệp (Bộ GD&ĐT), công tác hướng nghiệp cho học sinh trong nhà trường chưa thật hiệu quả, ít có tác động đến
việc lựa chọn nghề tương lai cho các em Hậu quả là hàng năm, hầu như tất cả học
sinh tốt nghiệp THPT đồ dồn vào thi Đại học (ĐH) nhưng chỉ có gần 20% số này trúng tuyển, và 80% số còn lại mất định hướng trong nghề nghiệp Điều này dẫn đến tình trạng nguồn cung cấp lao động trở nên “thừa thầy, thiếu thợ” [64] Nguyên nhân của tình trạng trên là công tác hướng nghiệp chưa tốt, chưa có những hành động thiết
thực Đặc biệt, nhiều học sinh trung học cơ sở (THCS) nói chung và ở ở nhiều tỉnh thành phía Nam nói riêng bước vảo năm cuối cấp, chỉ thích học tiếp lên THPT, vào
Đại học mà rất hiếm học sinh nào chọn hướng học nghề theo những định hướng phân luồng
Theo báo cáo tại Hội thảo “Các phương pháp phân luồng học sinh sau THCS và
trung học phô thông” ngày 11/9/2009 của Bộ GD&ĐT [64] Nếu cộng cả số HS tốt
nghiệp THPT chưa tiếp tục học với số học sinh bỏ học và trượt tốt nghiệp hàng năm
thì con số này lên đến gần 400.000 HS Nếu những HS này được “phân luỗng”, học
nghề sớm thì hiệu quả kinh tế cao hơn Tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS học nghề và TCCN rất thấp (học nghề khoảng 2,5% - 3%; TCCN từ 1,4% - 1,8%) Trên 70% HS THPT
1
Trang 12không được giáo dục hướng nghiệp một cách đầy đủ Trên 85% học sinh muốn thi vào
ĐH, có tới 56% sẵn sàng chờ năm sau thi lại ĐH nếu trượt Điều này cũng cho thấy rằng nếu thực hiện công tác hướng nghiệp cho HS THPT hiệu quả thì bài toán lãng phí
sẽ được giải quyết, bài toán làm thế nào để cung cấp đủ nhân lực cho các ngành nghề cũng được giải quyết phần nào
Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông là hình thức hoạt động của thầy và trò, có mục đích giáo dục HS trong việc chọn nghè, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích có khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội Không chỉ giáo viên chủ nhiệm mà GVBM cũng phối hợp nhằm nâng cao năng lực nhận thức nghề nghiệp cho HS THPT phù hợp với trình độ phát triển tâm lý GVBM đóng vai trò tích cực
trong việc tạo điều kiện thuận lợi để HS được trực tiếp tham gia vào hoạt động xã hội
bước đầu hình thành năng lực thích ứng nghề cho HS, góp phần chuẩn bị những cơ sở can thiết về tri thức, kỹ năng, phâm chất cho các em bước vào thị trường lao động xã hội Nhưng hiện nay, vai trò của GVBM chưa được phát huy vì nhiều hạn chế như GV chưa thực sự nhận thức được vai trò của mình, thiếu tri thức và kỹ năng trong công tác hướng nghiệp, chưa phối hợp được với lực lượng giáo dục khác trong công tác hướng nghiệp dẫn đến những hạn chế về tính chưa đồng bộ trong công tác giáo dục hướng nghiệp
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Phát triển năng lực hướng nghiệp cho
đội ngũ GVBM ở trường THPT” được đề xuất nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Phát triển năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ GVBM ở trường THPT từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp của GVBM ở trường THPT
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến đề tài: năng lực, năng lực hướng nghiệp, năng lực hướng nghiệp của GVBM, phát triển năng lực hướng nghiệp của GVBM ở trường THPT
3.2 Khảo sát thực trạng năng lực hướng nghiệp và công tác phát triển năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ GVBM ở trường THPT Trên cơ sở đó, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này.
Trang 133.3 Đề xuất các biện pháp phát triển năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ GVBM ở trường THPT trên cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực hướng nghiệp
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Công tác phát triển năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ GVBM ở trường THPT
4.2 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là quá trình hình thành và phát triển năng lực hướng
nghiệp cho đội ngũ GVBM
Khách thể điều tra là GVBM tại một số trường THPT tại Tp.HCM, Bình
Dương và Cà Mau
Khách thể điều tra bổ trợ là các cán bộ quản lý làm việc tại các trường THPT
tại Tp.HCM, Bình Dương và Cà Mau; giảng viên trường Đại học Sư phạm sinh viên
năm cuối trường Đại học Sư phạm TP HCM (dùng nghiên cứu thực nghiệm)
5 Giả thuyết nghiên cứu
Năng lực hướng nghiệp của GVBM tại một số trường THPT hơn nửa đạt mức
độ khá Tuy nhiên, tỷ lệ GVBM có năng lực hướng nghiệp đạt mức từ trung bình trở xuống cũng vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể Công tác phát triển năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ GVBM ở trường THPT còn hạn chế do những nguyên nhân từ môi trường học tập và đào tạo cũng như môi trường làm việc tại các trường THPT Có thê phát triển năng lực hướng nghiệp của GVBM thông qua học tập chuyên đề, tập huấn kỹ năng tư vấn hướng nghiệp và kỹ năng giáo dục tích hợp các nội dung hướng nghiệp trong các môn văn hóa
6 Giới hạn và phạm vỉ nghiên cứu
6.1 Nội dung nghiên cứu
- Chỉ nghiên cứu năng lực hướng nghiệp trên cấu trúc: nhận thức - kỹ năng - thái độ với hoạt động hướng nghiệp Năng lực hướng nghiệp được nhìn nhận trong mặt kỹ năng chỉ nghiên cứu kỹ năng tư vấn hướng nghiệp và kỹ năng tích hợp các nội dung hướng nghiệp trong các môn văn hóa
- Đề tài tập trung nghiên cứu việc phát triển năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ GVBM ở trường THPT tại Tp.HCM, Bình Dương và Cà Mau.
Trang 146.2 Khách thể điều tra
Nghiên cứu được tiễn hành tại một số trường THPT ở khu vực phía Nam bao
gồm 3 tỉnh thành: TPHCM, Bình Dương (khu vực miền Đông Nam bộ) và Cà Mau
(khu vực miền Tây)
- Ở Tp.HCM, đề tài chỉ nghiên cứu 4 trường THPT bao gồm THPT Quang Trung, THPT Nguyễn Hiền, THPT Trần Quang Khải THPT Nguyễn Thị Minh Khai
- Ở Bình Dương, đề tài chỉ nghiên cứu 4 trường THPT bao gồm THPT An Mỹ,
THPT Bến Cát, THPT Nguyễn An Ninh, THPT Phan Bội Châu
- Ở Cà Mau, đề tài chỉ nghiên cứu 4 trường THPT bao gồm THPT Thới Bình,
THPT U Minh, THPT Đầm Dơi, THPT Cà Mau
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp luận khác nhau, trong đó quan điểm
hệ thống cấu trúc và quan điểm thực tiễn đóng vai trò chủ yếu
7.1.1 Quan điểm hệ thống cấu trúc
Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận như năng lực, năng lực hướng nghiệp, năng lực hướng nghiệp của GVBM Nghiên cứu đề tài (xây
dựng bảng hỏi, bình luận thực trạng) được tiễn hành trên cấu trúc đã được xác lập
7.1.2 Quan điểm thực tiễn
Thực tiễn là nguyên nhân cũng như là điều kiện để năng lực hướng nghiệp của GVBM hình thành và phát triển Việc nghiên cứu trong đề tài sẽ sử dụng các tình
huống thực tiễn đề làm bộc lộ các năng lực hướng nghiệp ở khách thê
7.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng phối hợp các phương pháp sau
7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2.1.1 Mục đích
Khái quát hóa, hệ thống hóa một số vẫn đề lý luận cơ bản, trên cơ sở đó xây
dựng các bảng hỏi
7.2.1.2 Cách thực hiện
Đọc tài liệu, tham khảo một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài,
tìm ra những cơ sở nghiên cứu năng lực hướng nghiệp ở GVBM
4
Trang 157.2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
bộc lộ những nhận thức - kỹ năng - thái độ đối với hoạt động hướng nghiệp và thực
trạng công tác phát triển năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ GVBM ở trường THPT Bảng hỏi được xây dựng cho từng nhóm khách thể khác nhau:
Dựa trên cơ sở lý luận đề tài và phương pháp luận đề thiết kế bảng hỏi phù hợp
với mục đích Bảng hỏi được thử nghiệm trước khi điều tra chính thức trên khách thể
7.2.2.2 Phương pháp phỏng vấn
a Mục đích
Tiến hành phỏng vấn đối với các HS, GVBM, cán bộ quản lý để có thê làm rõ
thêm năng lực hướng nghiệp và công tác phát triển năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ GVBM ở trường THPT
b Cách thực hiện
Sau khi thu số liệu và xử lý thống kê toán học, người nghiên cứu tiến hành
phỏng vấn 20 học sinh THPT, 20 giáo viên, 20 cán bộ quản lý, 10 giảng viên trường
Đại học Sư phạm dựa theo bảng phỏng vấn đã soạn sẵn
Phỏng vấn được thu âm, ghi nhận bằng hình và có chữ ký của khách thé
7.2.2.3 Phương pháp tọa đàm - hội thảo
a Mục đích
Phương pháp này được sử dụng nhằm lấy ý kiến rộng rãi từ các đối tượng có liên quan đến công tác hướng nghiệp của đội ngũ GVBM, công tác phát triển năng lực
Trang 16hướng nghiệp của đội ngũ GVBM và các giải pháp phát triển năng lực hướng nghiệp cho đội ngũ GVBM bậc THPT ở các nhà giáo dục, lãnh đạo các trường, đội ngũ GVBM các trường THPT, các tô chức đoàn thể có liên quan
b Cách thực hiện
Lên kế hoạch tổ chức tọa đàm, hội thảo Thông báo rộng rãi cho các nhà giáo dục, lãnh đạo các trường, đội ngũ GVBM các trường THPT, các tô chức đoàn thể có liên quan để viết tham luận và tham dự hội thảo
Xây dựng mô hình thực nghiệm Soạn thảo các chuyên đề, kế hoạch tô chức tập
huấn và tiến hành thực nghiệm
7.2.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm SPSS for Windows phiên bản 20.0 để xử lý thống kê như:
tính tần số, tỷ lệ phần trăm, trị số trung bình, độ lệch chuẩn, kiểm nghiệm T-Test, kiểm
nghiệm ANOVA, tương quan PEARSON làm cơ sở để bình luận số liệu thu được từ
phương pháp điều tra băng bảng hỏi.
Trang 17CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE PHAT TRIEN NANG LUC HUONG NGHIEP CUA DOI NGU GVBM O TRUONG
TRUNG HQC PHO THONG
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề về năng lực hướng nghiệp của đội ngũ GVBM ở trường THPT
1.1.1 Một số nghiên cứu trên thế giới về năng lực hướng nghiệp
Hướng nghiệp xuất hiện đầu tiên vào giữa thế kỷ XIX ở Châu Âu với sự ra đời của
quyền sách “Hướng dẫn chọn nghề” vào năm 1848 Sau đó, vào những năm 1850 đến
1940 việc nghiên cứu hướng nghiệp gắn liền với những tác giả như Francis Galton,
Wilheim Wundt, James Cattell, Alfred Binet, Frank Parson, Robert Yerkes va E.K
Strong [65] Các nhà nghiên cứu này dé cập đến những cơ sở ban đầu về hướng nghiệp và tham vấn hướng nghiệp đặc biệt là các trắc nghiệm ban đầu về hướng nghiệp
Tại nước Mỹ, phòng tham vấn nghề đầu tiên trên thế giới do Frank Parsons thành
lập vào năm 1908 ở Boston [05] Phòng tham van này với mục tiêu là tham vấn cho
thanh niên có nhu cầu tìm kiếm việc làm và giúp cho họ tìm được những nghề phù hợp với sở trường của mình
Ở Liên Xô đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nghề nghiệp từ những năm 20 của thế kỷ XX Năm 1921, phòng thí nghiệm tâm lý chuyên nghiên cứu nhân
cách học sinh phục vụ cho hướng nghiệp được thành lập Năm 1927, hội nghị toàn
liên bang về tâm sinh lý lao động về tuyển chọn nghề được tổ chức tại Matxcơva với
sự tham gia của nhiều nhà Tâm lý học như: E A Climôp, V I Segurôva Hội thảo
đề cập đến nhiều nội dung nghiên cứu như; xu hướng, hứng thú nghề nghiệp quyết
định hiệu quả của hoạt động nghề [23]
Sau đó, hàng loạt những nghiên cứu về mặt tâm lý của các nghề phô biến và xây dựng những phương pháp xác định sự phù hợp với nghề nghiệp của con người Những
nghiên cứu này được tiến hành cho học sinh trước khi các em chon nghề để tránh sự
lãng phí trong dao tao cũng như định hướng cuộc sống ở tương lai
Từ những năm 1970 ở trường Lêningrat đã tiễn hành nghiên cứu nhân cách của học sinh bằng cách xác định xu hướng nghề nghiệp của các em dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia [08] Tác giả Ph N Gônôlôbin có công trình nghiên cứu về một nghề
7
Trang 18cụ thê thông qua tác phẩm: “Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên” dé vạch ra những chỉ báo trong họa đồ nghề nghiệp của nghề này [08]
Từ những năm 1970, 1980 ở Mỹ đã kết hợp chặt chẽ việc tư vấn nghề với chương trình công nghệ và dạy nghề Tiếp đó, những nhà nghiên cứu ở đây cũng đã đưa môn
“Hướng dẫn chọn nghề - Career Guidance” vào giảng dạy ở trường Trung học Sau đó
là từ bậc Trung học đến Đại học đều có các cố vấn học tập hay cố vấn tâm lý làm việc
[65] Đây cũng là những cơ sở ban đầu quan trọng của việc tham vấn hướng nghiệp như: tìm hiểu bản thân, xác định khả năng, tìm hiểu về nghề để tìm ra những định hướng chọn nghề trong tương lai sao cho thật phù hợp Ngoài ra, việc học tiếp tục ở bậc cao hơn hay học ngắn hạn và tập trung đi làm cũng trở thành xu hướng quan trọng
mà mỗi cá nhân cần nghiêm túc xem xét cũng như định hướng cho chính mình sau khi trao đối với chuyên gia tham vấn
Ở Pháp, sau khi quyền sách “Hướng dẫn chọn nghề” trở thành công cụ quan trọng thì việc đầu tư cho việc hướng nghiệp cho học sinh thông qua việc giáo dục lao động, thủ công và nghề nghiệp nghiệp được bổ sung và giữ vai trò ngang bằng với các hình thức giáo dục khác của nhà trường [49] Sau những năm 1990, các chuyên viên tu van hướng nghiệp trở thành các nhà tư vấn hướng nghiệp - tâm lý Các cá nhân này được
xem chính thức như công chức được sự phân công - phân nhiệm với sự đầu tư khá kỹ
cho chuyên môn bằng các công cụ như: trắc nghiệm ngắn hạn, trắc nghiệm thường xuyên trên đối tượng học sinh đề hướng đến một hiệu quả hướng nghiệp tốt nhất
Có thể đề cập thêm một số công trình nghiên cứu về hứng thú và dự định nghề
nghiép cua cac tac gia: V N Supkin, V P Gribano, X N Trixtaiakova, A A Barbinova đã phản ánh phần nào xu hướng nghề nào xu hướng nghề nghiệp của học
sinh Học sinh ở một vài quốc gia mà nhiều nhất là ở Liên Xô cũ vẫn thường có dự
định tiếp thu nền học vấn cao hơn và không muốn đi làm ngay Những tổng kết cho thấy những năm 1970, học sinh có xu hướng với những nghề thuộc lĩnh việc sản xuất
nhưng đến những năm 1985 học sinh lại thích thú với các nghề lĩnh vực xã hội Đặc
biệt, giữa học sinh nữ và học sinh nam có sự khác biệt khi học sinh nam quan tâm
nhiều đến lĩnh vực kỹ thuật trong khi học sinh nữ lại quan tâm hơn với các nghề như:
y tế, giáo dục, nghệ thuật [O8].
Trang 19Cũng có thê đề cập đến tác giả E M Pavluchenko đã nghiên cứu về vấn đề chọn nghề Tác giả đề cập đến nhiều loại động cơ khác nhau trong đó có bảy nhóm động cơ
và động cơ chiếm vai trò chủ đạo và tối quan trọng là động cơ đạo đức và động cơ xã
hội [57]
Một trong những quốc gia cũng có những quan tâm về hướng nghiệp và công tác giáo dục hướng nghiệp là Đức Ở nước này, nguyên tắc quán triệt hướng đến việc
chọn trường nghề được quan tâm một cách đặc biệt Việc hướng nghiệp cho học sinh
được giáo viên chủ nhiệm chủ động liên kết với các trung tâm chuyên về hướng nghiệp đề tư vấn hướng nghiệp tốt nhất cho học sinh
Trong những năm 1970 - 1990 thì nhiều nhà nghiên cứu của Mỹ như: G Reynolds,
J Shister, A Roee thì điều kiện để một con người thoả mãn với nghề nghiệp là: tính
độc lập và tính chất của sự chỉ dẫn, mối quan hệ qua lại tốt với cộng sự, sự công bằng,
hứng thú đối với công việc và khả năng áp dụng kỹ năng trong công việc, các điều kiện khách quan của lao động, tiền lương, sự ổn định trong công việc Trong những
điều kiện trên, hai điều kiện cuối là quan trọng nhất [56]
Ở các nước thuộc khu vực Châu Á như: Hàn Quốc, Thái Lan cũng quan tâm đến vẫn đề hướng nghiệp Những tác động hướng nghiệp bắt đầu phổ biến từ năm học lớp
10 thông qua giáo viên chủ nhiệm hoặc câu lạc bộ Kế tiếp đến năm lớp 11 học sinh sẽ
được làm quen với hướng nghiệp bằng cách mời các chuyên gia, giảng viên, những
sinh viên đã tốt nghiệp, hoặc những người thành đạt trao đổi về việc chọn nghề bằng
những kinh nghiệm nhất định Kế tiếp đến năm lớp 12, học sinh sẽ được tham quan tại các cơ sở thực tế để tham quan nhằm hướng nghiệp đúng đắn và hiệu quả [64]
Những năm gần đây, tác giả M S Nay Malt cũng rất quan tâm đến vấn đề hướng
nghiệp đặc biệt là vấn đề nhận thức về nghề, khám phả bản thân để so sánh với nghề Tác giả cho rằng: “Thanh niên hãy còn biết rất ít, kê cả những thuộc tính thực tế của
những nghề hấp dẫn họ và cả những yêu cầu mà nghề đó đề ra cho người lao động lẫn những khả năng tiềm tàng của bản thân” [49]
Ngoài ra, có thể chú ý đến một số nội dung nghiên cứu chuyên biệt về công tác hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp như sau:
- Hướng nghiệp được nghiên cứu trong mỗi quan hệ với một số vấn đề then chốt của triết lý đào tạo nhân lực
Trang 20- Trong kế sách của các nước phát triển, triết lý đào tạo nhân lực rất được coi
trọng, vì đây là kim chỉ nam chủ yếu để hướng tới tương lai phát triển Với họ, giáo dục hướng nghiệp là tiền đề của việc đào tạo nhân lực, trực tiếp chi phối quá trình đào
tạo nhân lực trước mắt và lâu dài Tại đó, việc giáo dục hướng nghiệp theo triết lý đào tạo nhân lực có bốn vấn đề then chốt sau đây:
+ Giáo dục hướng nghiệp là nên tảng của việc đào tạo nhân lực Về mặt chiến lược, giáo dục hướng nghiệp và đào tạo nhân lực tôn tại như một hệ thống sản xuất
hàng đầu của xã hội, là máy cái của mọi guồng máy sản xuất Có thê nhận thay rang,
sự tồn tại và mục đích của giáo dục hướng nghiệp trong quá trình đào tạo nhân lực là
do nhu câu của toàn bộ các hệ thông sản xuất khác, đơn giản vì hệ thống nào cũng cần có những con người hữu ích
+ Giáo dục hướng nghiệp cho giới trẻ là một khởi đầu có tính chiến lược, là nền
tảng cho sự đón đầu các cơ hội, và sự đối đầu mọi thách thức của phát triển Mặt khác,
giáo dục hướng nghiệp là công việc trực tiếp chuân bị nhân lực hôm nay và ngày mai, trong đó, con người là yếu tố căn bản và cũng là tài nguyên căn bản cho mọi sự đầu tư
và phát triển của toàn xã hội
+ Không quan niệm giáo dục hướng nghiệp là giai đoạn sau của giáo dục phổ thông (học chữ xong mới hướng nghiệp, hoặc là học chữ xong mới học nghề) Trái lại, giáo dục hướng nghiệp được xác định song hành với giáo dục phố thông va không
phải kết thúc sau kỳ thi Giáo dục hướng nghiệp còn kéo dài mãi đến cuối đời Khi đã
có nghề, lập nghiệp và hành nghề, người lao động vẫn phải trăn trở với những yêu cầu của hướng nghiệp trong chính công việc mình đang làm
+ Giáo dục hướng nghiệp cần vạch rõ một tầm nhìn, một nhân sinh quan trong
giáo dục hướng nghiệp: hướng nghiệp không chỉ là việc chuẩn bị cho nghề nghiệp,
việc làm và mưu sinh Điều căn bản và có giá trị nhất của hướng nghiệp nằm ở chỗ:
hình thành nhân cách cho người lao động tương lai của đất nước Người lao động cần
thắm nhuần một định hướng: các giá trị nghề lương thiện và giá trị người chân chính
phải được song hành với nhau trong suốt cuộc đời tác nghiệp [68]
Bốn vấn đề nói trên từ nhiều năm nay đã được các quốc gia như: Thụy Điền, Đan
Mạch, Hà Lan, Anh, Mỹ, Úc, Đức và sau này là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Xingapo đưa nội dung hướng nghiệp vào nội dung giáo dục chính trong nhà trường
10
Trang 21Trung học Quan điểm này được tiếp tục được nhấn mạnh và áp dụng tại các trường
dạy nghề, Cao đăng hay Đại học để người học hiểu mình, hiểu nghề để có sự hướng đích phù hợp hơn Quan điểm cơ bản ở đây là việc hướng nghiệp và kỹ năng hướng nghiệp trở thành hành trang cơ bản để thanh niên bước vào đời và nó trở thành kỹ năng sông của chính mình
Những nghiên cứu chuyên sâu về hướng nghiệp cũng đã đề cập đến những cơ sở quan trọng của việc chọn nghề, định hướng nghề nghiệp Ở Liên Xô cũ nhiều nhà khoa học xem “tam giác hướng nghiệp” là yêu cầu chuân xác cho việc chọn ngành nghề Tác giả của quan điểm “tam giác hướng nghiệp” vạch ra ba yếu tố cơ bản của
việc chọn nghề là: đặc điểm cá nhân, tính chất ngành nghề và nhu cầu xã hội Thực tế
cho thấy tam giác này khá quan trọng nhưng chưa thực sự là những cơ sở hoàn toàn phù hợp và thỏa đáng để học sinh chọn nghề vì còn những điều kiện khác như: khả năng học tập, thời gian học tập cũng ảnh hưởng đến việc chọn nghề và làm nghề [57]
Ở nhiều quốc gia khác như: Thái Lan, Singapo đã đề cập thêm đến nhiều yếu tố khác trong việc chọn nghề như:
+ Điều kiện kinh tế: Người học cần phải đảm bảo khả năng học tập, điều kiện về
mặt kinh phí mới chuẩn bị nghề hoặc đủ điều kiện đề làm nghề
+ Khoảng cách địa lý: Người học phải đảm bảo những điều kiện tối thiểu về ăn ở,
đi lại mới đảm bảo việc học và làm nghè, thích thú và yêu nghề
+ Hoàn cảnh thời gian: Người học phải cân nhắc về thời gian học tập và điều kiện khác có liên quan về thời gian chuẩn bị làm nghề để tránh hiện tượng bỏ cuộc giữa chừng hoặc gây lãng phí
+ Điều kiện chính trị - xã hội: Đây cũng là một điều kiện vì việc chọn nghề có liên
quan đến những vấn đề về lý lịch - điều kiện gia đình
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu về hướng nghiệp cũng đã đưa ra những biến số
quan trọng của việc chọn nghề và những biến số ay chinh 1a: nang luc, tinh cach, gidi
tính, sức khỏe Quan điểm này được nhiều quốc gia như: Mỹ, Úc, Hà Lan, Xingapo ủng hộ và thực hiện lồng ghép hoặc chuyên biệt trong công tác tư vấn hướng nghiệp
cho học sinh Trung học và cả những học sinh sau bậc Trung học
11
Trang 22Như vậy, tổng quan tình hình nghiên cứu cho thay van đề hướng nghiệp được quan
tâm nghiên cứu khá rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục học, tâm lý học và xã hội học
Tuy nhiên, vẫn đề nghiên cứu về việc thực trạng năng lực hướng nghiệp của giáo viên
còn khá hạn chế, đặc biệt là nghiên cứu trên GVBM tại trường THPT - một đối tượng
quan trọng góp phần giáo dục toàn diện theo quan điểm giáo dục tích hợp hiện nay 1.1.2 Một số nghiên cứu trong nước về năng lực hướng nghiệp
Có thê nói lĩnh vực hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp đã được quan tâm từ rất lâu tại Việt Nam Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên biệt vẫn chỉ bắt đầu được thực hiện từ những năm 1980 trở về đây
- Kết quả nghiên cứu về xu hướng chọn nghề, dự định nghề nghiệp của học sinh THPT được trình bày trong tác phẩm “Một số vấn đề Tâm lý học sư phạm và lứa tuổi
học sinh Việt Nam” (1975) của tập thể tác giả thuộc Viện Khoa học Giáo dục cho thấy: đa số học sinh có xu hướng đạt trình đại học trước khi đi vào lao động phục vụ
(78.64% ở nữ, 63.38% ở nam) [54] Hứng thú nghề nghiệp của nam biểu hiện tập
trung vào những nghề công nghiệp và của nữ là những nghề thuộc lĩnh vực y tế Từ
đó, các tác giả đi đến tìm hiểu những yếu tổ tác động đến sự hình thành xu hướng nghề nghiệp của học sinh cấp III
- Ngày 19 tháng 3 năm 1981, Hội đồng chính phủ ra quyết định 126/CP về “Công
tác hướng nghiệp trong nhà trường phô thông” và từ đây hướng nghiệp trở thành một
nhiệm vụ trong nhà trường phô thông [61]
- Ngay sau đó vài năm, Nghị Quyết Đại Hội Đảng VI của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1986 khăng định hướng nghiệp trở thành nhiệm vụ của trường phổ thông: “Trường phô thông phải chuyển mạnh theo hướng dạy kiến thức phô thông cơ bản, lao động kỹ thuật tông hợp, hướng nghiệp và dạy nghề” Tiếp đó, nghị quyết 23 ngày 19/03/1989 của Bộ Giáo dục cũng nhấn mạnh “phải đây mạnh giáo dục hướng
nghiệp, phát triển hệ thống dạy nghề ” Ngày 31 tháng 3 năm 1990, Bộ Giáo dục ban hành quyết định số 329/QĐÐ nói rõ nội dung sinh hoạt hướng nghiệp và quy định các
lớp THPT mỗi tháng phải có một buổi sinh hoạt hướng nghiệp [62]
- Tác giả Nguyễn Thị Bích Hồng đã đề cập đến xu hướng, nguyện vọng, lý do
chọn nghề của học sinh lớp 12 [35] Kết quả cho thấy xu hướng học lên đại học là xu hướng chủ yếu của học sinh sau khi tốt nghiệp THPT Việc chọn nghề của HS chịu sự
12
Trang 23tác động của nhiều yếu tố khác nhau Nhưng lý do chủ yếu là phù hợp khả năng bản thân và hứng thú cá nhân
Trong khi đó, kết quả nghiên cứu về xu hướng nghề nghiệp của hai tác giả Phạm Nguyệt Lãng cho thấy: thanh niên HS suy nghĩ về nghề rất muộn Suy nghĩ đó luôn luôn thay đôi và thiếu ôn định Các nghề mà thanh niên HS chọn đều hướng về phân phối lưu thông và dịch vụ Đáng chú ý là ba ngành chủ chốt trong ba chương trình kinh tế chủ chốt của đất nước như nông nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp thì
thanh niên chưa coi là loại nghề yêu thích Vấn đề khoa học kỹ thuật là một yêu cầu
phát triển của đất nước cũng chưa được thanh niên quan tâm và coi là nghề say mê,
yêu thích của mình [46]
Tác giả Nguyễn Quang Uấn cùng đồng nghiệp đã nghiên cứu đặc điểm về xu
hướng nghề của HS theo các chỉ số: mức độ nhận thức nghề, tính ôn định của thái độ
đối với nghề; qua đó cho thấy đặc điểm chung về xu hướng nghề của HS trung học, xác định được những nghề mà HS biết nhiều nhất cũng như thái độ đánh giá của HS
về các nghề Đồng thời các tác giả cũng rút ra kết luận: nhận thức về nghề của HS còn yếu, số nghề và các trường chuyên nghiệp được HS biết đến chưa nhiều Hứng thú nghề nghiệp của HS hình thành muộn, chưa tập trung và chưa rõ nét [78]
- Tác giả Phạm Tắt Dong đã nghiên cứu về hứng thú nghề nghiệp cũng như nội dung, phương pháp hướng nghiệp cho HS Từ các công trình nghiên cứu ấy, tác giả
kết luận: hứng thú môn học, hứng thú nghề nghiệp có tác dụng thúc đây việc lựa chọn nghề và thực hiện được khả năng của mình là động cơ mạnh nhất, quan trọng nhất
[19]
- Năm 1987, tác giả Phạm Tắt Dong - chủ biên - cùng với tác giả Phạm Huy Thục, Nguyễn Minh An viết quyên “Giáo trình công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông” đã đề cập đến khá nhiều vấn đề lý luận của công tác hướng nghiệp trong
trường phô thông từ nhiệm vụ, nội dung, phương thức hay hình thức tổ chức [20]
- Tiếp đến, có thê kể đến quyền “Việc làm cho thanh niên, giải pháp và chính
sách” do tác giả Phạm Tắt Dong viết vào năm 1990 đề cập đến những vấn đề hướng nghiệp liên quan chặt chẽ đến công tác tìm việc làm và nhiều vấn đề có liên quan [22] -Tác giả Nguyễn Ngọc Bích trong công trình nghiên cứu về động cơ chọn nghề của thanh niên đã có những nhận định khá xác đáng về vấn đề hướng nghiệp của HS
13
Trang 24Trung học Tác giả cho răng: “Ở thanh niên HS, động cơ bên trong nổi bật hơn động
cơ bên ngoài Thao tác giả động cơ chọn nghề của nam và nữ có khác nhau Trong đó,
nam thanh niên xem việc thực hiện khả năng của mình là động cơ đầu tiên trong việc chọn nghề ” [12]
- Cũng có thể đề cập đến “Tài liệu tập huấn tư vấn nghề cho HS phổ thông”, Bộ
GD&DT (Lưu hành nội bộ) được viết vào năm 1994 với những nội dung liên quan
đến công tác hướng nghiệp như: hiểu về bản thân, hiểu về nghề, được tư vấn đề chọn
lựa các nghề [14]
- Một nghiên cứu cũng khá sâu về vấn đề hướng nghiệp là nghiên cứu nhận thức nghề và dự định chọn nghề của HS THPT của tác giả Phan Thị Tố Oanh cũng khẳng định rằng nhận thức của HS THPT về nghề chỉ dừng ở các biểu hiện bên ngoài HS
vẫn có xu hướng chọn học Đại học là chủ yếu, giữa nhận thức về nghề và dự định chọn nghề của HS chưa có sự phù hợp cao [57]
- Cũng có thể đề cập đến một vài luận văn Thạc sĩ có liên quan đến vấn đề hướng nghiệp như: tác giả Lê Khắc Thìn với đề tài: “Tìm hiểu thực trạng chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 và công tác hướng nghiệp ở trường THPT” năm 1996, tác giả Phạm Ngọc Minh nghiên cứu đề tài: “Nhận thức của giáo viên về tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường THPT” vào năm 1997 đã đề cập đến vấn đề tư vấn hướng nghiệp cho HS
một cách trực tiếp [71]
- Nghiên cứu về nhận thức nghè và dự định chọn nghề của HS THPT, tác giả Phan
Thị Tố Oanh và một số cộng sự đã đưa ra một số nhận xét: nhận thức về nghề nghiệp
của HS mới đang dừng lại ở những biểu hiện bên ngoài của nghề; trong ba trình độ
nghề thì đa số HS chọn trình độ cao (Đại học); giữa nhận thức nghề và dự định chọn
nghề của HS chưa có sự phù hợp cao; nhận thức về nghề nghiệp của HS trở nên sâu
sắc hơn khi HS được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về nghề Trên cơ sở đó, tác
giả đã đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao nhận thức về nghề của HS đề từ đó có sự
lựa chọn nghề nghiệp phù hợp hơn [Š7]
- Trên cơ sở nghiên cứu một số trắc nghiệm tâm lý, nhóm tác giả ở trường Cán bộ Quản lý giáo dục Tp.HCM đã vận dụng vào tư vấn hướng nghiệp cho HS THPT và đưa ra kết luận: “Thực tiễn cho thấy, kết quả và sự phối hợp giữa các trắc nghiệm trong đề tài này là hoàn toàn có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn để tiễn hành triển
14
Trang 25khai đại trà trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho HS các trường THPT tại Tp HCM” [77]
- Hai tác giả Nguyễn Thạc và Nguyễn Thị Ngọc Liên nghiên cứu xu hướng chọn
nghề của HS THPT có kiểu nhân cách khác nhau ở ba khía cạnh: nhận thức của HS về yêu cầu nghề lựa chọn, thái độ của HS đối với nghề được chọn và thực trạng chọn
nghề của HS có kiêu nhân cách khác nhau Kết quả nghiên cứu cho thấy: có mối quan
hệ giữa kiểu nhân cách hướng nội, hướng ngoại với việc lựa chọn nghề của HS THPT
Họ đã lựa chọn nghề chỉ ở trình độ cao (Đại học) và tương đối phù hợp với kiểu nhân
cách Theo hai tác giả, việc phát hiện kiểu nhân cách của HS và chỉ ra những phẩm chất cần có của mỗi nghề sẽ là căn cứ cơ bản để tư vấn hướng nghiệp cho HS THPT [69]
- Kết quả nghiên cứu xu hướng nghề nghiệp của HS Trung học của tác giả Đào
Thị Oanh cho thấy: hầu hết HS đã xác định được cho mình những hứng thú đối với
một số lĩnh vực tri thức và nghề nghiệp tương ứng Tuy nhiên, chưa thấy có sự thể
hiện rõ khuynh hướng nghề nghiệp đối với bất cứ lĩnh vực nào HS chỉ mới dừng lại ở
mong muốn hiểu biết chứ chưa đạt tới nguyện vọng được làm việc trong lĩnh vực đó
Theo tác giả, điều này có thể có nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản nhất là công tác hướng nghiệp trong nhà trường Trung học chưa được
thực hiện hiệu quả [58]
- Cũng có thể đề cập đến tác giả Nguyễn Viết Sự với tài liệu “Về giáo dục kỹ thuật
và hướng nghiệp trong giáo dục phô thông ở nước ta thời gian tới”, Tạp chí Thông tin
Khoa học Giáo dục, 1999 Tác giả Đặng Danh Ánh với bài viết “Quan điểm mới về
hướng nghiệp trong trường phố thông” trên Tạp chí Giáo dục năm 2001 Tác giả Nguyễn Phúc Chỉnh với bài viết “Giáo dục hướng nghiệp một số trường THPT tại Tp.HCM trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, 10 - 2002 và một số bài báo có liên quan [05], [06], [Ø7], [08] [09], [16], [66]
- Đề tài “Tổ chức các hoạt động giáo dục dạy nghề cho HS vùng ngập lũ Đồng bằng Sông Cửu Long” - Đề tài cấp Bộ năm 2000 do tác giả Đào Trọng Hùng làm chủ nhiệm đã đưa ra những thông tin cơ bản về việc dạy những nghề nghiệp cho HS vùng
ngập lũ dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội trong thực tế của khu vực Đề tài này
cũng đưa ra những kiến nghị khá thiết thực trong công tác hướng nghiệp cho HS ở
15
Trang 26một khu vực cụ thé [36]
- Trong những năm gần đây, vấn đề hướng nghiệp đã nhận được quan tâm đặc biệt
của giới truyền thông, của tất cả các cấp, ban ngành đoàn thê trong xã hội từ trung
ương đến địa phương, các nhà giáo dục, các bậc phụ huynh và các em HS Nhiều hội thảo khoa học, hội nghị chuyên đề do Bộ Giáo dục và Đảo tạo, Sở Giáo dục và Đào
tạo Tp HCM được tô chức nhằm tìm ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này, như Hội thảo: “Tổ chức giáo dục lao động - hướng nghiệp theo yêu cầu đổi mới giáo dục phô thông” (2001); “Đối thoại Pháp - Á về các vấn đề và hướng đi cho giáo dục hướng nghiệp Việt Nam” (2005) [45] Nhiều trang web hướng nghiệp xuất hiện trên mạng internet với những thông tin cụ thể về các ngành nghề, các trường đào tạo, các trắc nghiệm về sự phù hợp nghề Rất nhiều bài báo xoay quanh vấn đề hướng
nghiệp, phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THCS, THPT Kéo theo đó là sự ra đời và
phát triển của các Trung tâm tư vấn hướng nghiệp, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp
- Tác giả Trần Đình Thêm - chủ nhiệm đề tài Cấp Sở KHCN Tp.HCM đã thực
hiện nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp chính sách phát triển giáo dục, hướng nghiệp tạo việc làm cho thanh niên vùng đô thị mới ở Tp.HCM giai đoạn 2001 - 2005” [70] Đề tài cũng đã phân tích những yêu cầu về nguồn nhân lực của các khu đô thị mới tại Tp.HCM đề đưa ra những nhu cầu việc làm của thanh niên cũng như đưa ra những chính sách hỗ trợ thanh niên trong việc đào tào nghề, hướng nghiệp từ năm
2001 - 2005
- Đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp khả thi trong việc ứng dụng dạy triển khai công tác tư vấn nghề cho HS phổ thông (cấp 2 - 3) ở Tp.HCM” do Nguyễn Toàn chủ nhiệm vào năm 2002 đã đưa ra các giải pháp trong việc tư vấn nghề cho HS phô thông
tại Tp.HCM [74] Đề tài cũng thử nghiệm thí điểm một số trắc nghiệm hướng nghiệp
cho HS phổ thông dựa trên các trắc nghiệm của nước ngoài Tuy nhiên, đề tài cũng chưa đề cập đến các vấn đề khác có liên quan đến việc hướng nghiệp mang tính chất tổng hợp, đồng bộ
- Tác giả Lý Ngọc sáng với đề tài “Các giải pháp tăng cường công tác tư vấn truyền thông về hướng nghiệp, triển khai ứng dụng và hoàn thiện một số trắc nghiệm nghề nghiệp cho HS phô thông theo yêu cầu thị trường lao động ở Tp.HCM” được
16
Trang 27thực hiện tại Sở KHCN Tp.HCM năm 2003 [63] Đề tài đề cập nhiều đến các giải
pháp về công tác truyền thông đề giáo dục hướng nghiệp, kiến nghị việc lập các Trung tâm tư vấn hướng nghiệp tại các trường phô thông tại Tp.HCM đề HS được tư vấn tại chỗ nhằm nâng cao hiệu quả việc chọn nghề Ngoài ra, đề tài cũng đề cập đến một số giải pháp thúc đây các Trung tâm tư vấn hướng nghiệp như cập nhật thông tin thường xuyên, bồi dưỡng các chuyên gia tham vấn hướng nghiệp
- Cũng có thê đề cập thêm đến một vài tác giả và vài tài liệu có liên quan đến vẫn
đề hướng nghiệp như: Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê với bài viết “Giáo dục
hướng nghiệp cho HS với việc phát triển nguồn nhân lực” trên tạp chí Phát triển Giáo dục tháng 3 năm 2004 hay tác giả Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền, Bùi Văn Quân với
tài liệu “Một số vấn đề về hướng nghiệp cho HS phô thông”, NXB Đại học Sư phạm
Hà Nội, 2004 [48] cũng làm cho hướng nghiên cứu này thêm phong phú
- Tác giả Nguyễn Ngọc Tài - chủ nhiệm đề tài “Xu hướng chọn nghề của HS Tp.HCM hiện nay và các giải pháp giáo duc có định hướng” thực hiện vào năm 2005
tại Sở KHCN Tp.HCM đã phân tích thực trạng việc chọn ngành nghề của HS THCS
và THPT và các yếu tố thúc đây việc chọn nghề của các em [68] Đề tài khẳng định
HS vẫn rất lúng túng khi chọn nghề dù rằng có thông tin nhưng vẫn tất ít ỏi, thiếu chính thống
Nghiên cứu định hướng nghề nghiệp ở lứa tuổi HS THPT, hai tác giả Nguyễn Văn
Lê, Nguyễn Công Khanh kết luận: Đa số HS THPT chưa được định hướng nghề phù
hợp, chưa được chuẩn bị tốt để sau khi tốt nghiệp phô thông có một bộ phận lớn HS
có thể sẵn sàng tham gia ngay vào thị trường việc làm Định hướng nghề của HS THPT phụ thuộc rất lớn vào sự giáo dục hướng nghiệp ở từng trường Tuy nhiên, các
hoạt động giáo dục hướng nghiệp có vai trò mờ nhạt, chưa tạo được sự phát triển có
sự khác biệt về chất cả trên bình diện thái độ nghề nghiệp lẫn năng lực hiểu biết nghề
nghiệp, đặc biệt chưa phát triển được năng lực làm các quyết định nghề nghiệp phù hợp Những nguyên nhân chủ yếu làm cho công tác hướng nghiệp ở trường trung học
hiện nay chưa hiệu quả là do: Nhà trường thiếu cơ sở vật chất dé tiền hành hoạt động
hướng nghiệp; Thiếu sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội; Đa
số HS chưa có nhu cầu; Giáo viên chưa coi trọng hoặc thiếu khả năng để tổ chức các
hoạt động giáo dục hướng nghiệp [47]
17
Trang 28- Tác giả Mai Ngọc Luông và các cộng sự (2006) nghiên cứu “ “Thực trạng công tác
tư vấn hướng nghiệp cho HS trong trường phổ thông bậc trung học ở Tp.HCM” kết luận: Vấn đề tư vấn định hướng nghề nghiệp là rất cần thiết nhưng chưa được nhà
trường tích cực thực hiện Về mặt nhận thức, Ban giám hiệu các trường đều cho rằng
việc tư vấn định hướng nghề nghiệp là một nội dung không thể thiếu trong nhà trường
phổ thông nhưng việc tổ chức thực hiện tư vấn hướng nghiệp chưa được quan tâm dung muc [51]
- Theo tác giả Hồ Văn Dũng, một trong những nguyên nhân khiến HS nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về khuynh hướng nghề của bản thân là công tác hướng nghiệp của nhà trường chưa được thường xuyên, liên tục Các em ít có các buổi trao đồi, hướng dẫn của thầy cô, của nhà trường Phần lớn các em nhận thức được nghề là do tự
tìm tòi, trao đổi với gia đình và bạn bè [34] Do vậy, vấn đề đặt ra cho các thầy cô -
những nhà giáo dục cần có trách nhiệm, quan tâm hơn đến việc định hướng nghề nghiệp cho các em, giúp các em nhận thức về khuynh hướng nghề của bản thân có cơ
sở khoa học, phù hợp với hứng thú, sở thích và năng lực của bản thân, đồng thời đáp
ứng được nhu cầu của xã hội
- Nghiên cứu giáo dục hướng nghiệp cho HS phổ thông với việc phát triển nguồn
nhân lực (dé tai KX - 05 - 09), hai tác giả Nguyễn Sinh Huy và Nguyễn Văn Lê khăng
định: giáo dục hướng nghiệp thực chất là vấn đề văn hóa xã hội phức tạp, nó không
chỉ là vấn đề giáo dục, tư vấn, định hướng cho mỗi cá nhân mà đòi hỏi sự tham gia
của các lực lượng xã hội, gia đình và các đoàn thê xã hội tương ứng Hơn thế nữa, công việc này còn đòi hỏi không chỉ phải xây dựng và tiến hành công việc theo căn
cứ, các cơ sở khoa học và thực tiễn, mà còn đòi hỏi sự bảo trợ của Nhà nước với các
hỗ trợ về tài chính, cơ sở vật chất và nhất là về pháp luật với cơ chế điều kiện thích
hợp [37]
- Từ những năm 2005 đến nay, nhiều bài viết về hướng nghiệp tiếp tục được thực
hiện như: tác giả Đặng Danh Ánh với bài “Tư vấn nghề và phân luồng HS phổ thông sau Trung học”, ĐHQG Hà Nội, tháng 1 năm 2005, tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền với bài viết “Mô hình tư vấn nghề cho cá nhân HS trong trường THPT” trên Tạp chí
Giáo dục vào tháng 9 năm 2008, tác giả Bùi Việt Phú với bài viết “Về đổi mới giáo
dục hướng nghiệp cho HS THPT hiện nay” của tạp chi GD, thang 6 năm 2009, tac gia
18
Trang 29Hồ Văn Thống, “Quản lý giáo dục hướng nghiệp THPT tạo tiền đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp” cũng trên Tạp chí Giáo dục vào năm 2010 Tiếp tục, cũng là tác giả Hồ Văn Thống với bài viết: “Nhu cầu nhân lực và công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long” trên tạp chí GD vào tháng 3 năm 2009 [07], [72]
Trong thời gian gần đây, nhiều tài liệu về hướng nghiệp bắt đầu được thực hiện bởi các tác giả có quan tâm đến vấn đề này Có thê kể đến, tài liệu “Bạn sẽ chọn nghề như thế nào” của tác giả Nguyễn Minh Nhựt với phần hỏi và đáp những câu hỏi có liên quan đến việc chọn nghề - hướng nghiệp, tác phẩm “Chọn nghề chọn tương lai” của tác giả Phạm Văn Hải đề cập đến những ngành nghề khác nhau để bạn trẻ tham khảo Kế đến là tác phẩm “Tư vấn hướng nghiệp” của tác giả Quang Dương đã đưa ra
50 chủ đề được chắt lọc từ những tình huống tư vấn hướng nghiệp Hay có thê đề cập đến quyên “Cẩm nang hướng nghiệp” của tác giả Nguyễn Chí Thu giúp bạn trẻ nhận biết mình thông qua các trắc nghiệm cá nhân, hay quyền “Kiến thức và kỹ năng vào nghề” của tác giả Nguyễn Đăng Lập với những hướng dan mang tinh “ky nang” dé
HS chọn nghề phù hợp [25], [32], [56]
Năm 2011, tác giả Huỳnh Văn Sơn nghiệm thu đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu
quả hướng nghiệp cho HS Trung học tại Tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2010 đến
2020 cũng góp phần hệ thống hóa những lý luận về công tác hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp cũng như xây dựng những nội dung huấn luyện cho giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh, chuyên viên tham vấn học đường nhằm đảm bảo những yêu cầu của công tác hướng nghiệp trong giai đoạn hiện nay [61]
Nhìn chung những bài viết, những tác phẩm, đề tài nghiên cứu về hướng này được thực hiện khá nhiều nhưng hệ thống hóa theo định hướng công tác hướng nghiệp của GVBM chưa thật hiệu quả Vì vậy, việc khái quát các công trình nghiên cứu theo hướng các nghiên cứu có liên quan đến năng lực hướng nghiệp của GVBM ở trường
THPT là chưa thực sự khả thi Hơn nữa, chưa có tài liệu nào đề cập cụ thê đến vấn đề
phát triển năng lực hướng nghiệp cho GVBM tại trường THPT nên đề tài này tiếp thu những dữ liệu nghiên cứu đã có và xác lập cho mình định hướng nghiên cứu mới mang tính hệ thống
19
Trang 301.2 Lý luận về phát triển năng lực hướng nghiệp cho GVBM ở trường THPT 1.2.1 Lý luận về năng lực
1.2.1.1 Khái niệm năng lực
Khái niệm “năng lực” (tiếng Anh: competence) đầu tiên được nhà ngôn ngữ học người Mỹ N Chomsky sử dụng để chỉ năng lực ngôn ngữ của một thành viên trong một cộng đồng ngôn ngữ nào đó, để đối lập với khái niệm “ngữ thi” (performance) tức là kết quả của một hoạt động ngôn ngữ Sau đó, các nhà lý luận dạy học ngoại ngữ sử dụng rộng rãi thuật ngữ này để chỉ một năng lực nào đó trong quá trình lĩnh hội ngôn ngữ đích Trong lý luận dạy học nói chung, khái niệm “năng lực”
có nhiều định nghĩa khác nhau Tuy nhiên, các định nghĩa này có điểm chung đó là
“sự kết hợp của nhiều kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với một tình huống nào đó” [80]
+ Tác giả F N Gonobolin cho rằng: “Năng lực là những thuộc tính riêng lẻ của cá nhân, nhờ những thuộc tính này mà con người hình thành tốt đẹp một hoạt động nào
đó mặc dù phải bỏ ra ít sức lao động nhưng vẫn đạt kết quả cao” [30] Ở định nghĩa này, tác giả đã chỉ ra những thuộc tính riêng rẽ trong cau tric nhân cách, những thuộc tính đó giúp cá nhân hoạt động đạt hiệu quả cao
+ Tác giả A G Kovaliov định nghĩa: “Năng lực là một tập hợp hoặc tổng hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu lao động và
đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao” [31]
+ Tác giả N X Laytex cho rằng năng lực là những thuộc tính tâm lý nào của cá
nhân mà là điều kiện để hoàn thành tốt đẹp những loại hoạt động nhất định [50]
Cả hai định nghĩa của A G Kovaliov và N X Laytex đều nêu lên những thuộc
tính của cá nhân đảm bảo điều kiện cho đoạt động đó Song đối với A G Kovaliov
cho những thuộc tính đó bao gồm tất cả các thuộc tính của cá nhân chứ không riêng gì những thuộc tính tam ly nhu N X Laytex quan niệm rõ ràng định nghĩa của A G Kovaliov thỏa đáng hơn ở chỗ con người không chỉ có năng lực tâm thần, tâm lý mà còn có những năng lực về thể chất nữa
+ Tác giả P A Rudich định nghĩa: “Năng lực và tính chất tâm — sinh lý của con người chi phối quá trình tiếp thu các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cũng như hiệu quả
20
Trang 31thực hiện một hoạt động nhất định” [67] Định nghĩa này đã mở rộng khái niệm năng
lực bao gồm các điều kiện tâm - sinh lý chi phối các loại hoạt động con người
+ Tác giả Phạm Minh Hạc trong bài viết của mình đã định nghĩa năng lực như
sau: “Năng lực là những đặc điểm tâm lý cá biệt ở mỗi con người, tạo thành điều kiện quy định tốc độ, chiều sâu, cường độ của việc tác động vào đối tượng lao động” [33] Định nghĩa này đã coi năng lực là một yếu tố tô thành trong hoạt động cụ thể, tạo thành điều kiện quy định tốc độ, chiều sâu, cường độ tác động vào đối tượng lao động
+ Tác giả Vũ Dũng cho rằng: “Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo hay các phẩm chất tâm lý của cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên trong, tạo thuận
lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định” [48, tr 499] Năng lực có
những biểu hiện như tính nhạy bén, chắc chắn, sâu sắc, dễ dàng trong quá trình lĩnh
hội một hành động mới nào đó Người có năng lực là người đạt hiệu suất và chất
lượng hoạt động cao trong các hoàn cảnh khách quan và chủ quan như nhau
+ Tác giả Nguyễn Xuân Thức định nghĩa: “Năng lực là tổng hợp những thuộc tính
tâm lý độc đáo của cá nhân đáp ứng yêu cầu đặc trưng của hoạt động và đảm bảo cho
hoạt động ấy đạt hiệu quả cao” [73] Ở định nghĩa này, tác giả đã chỉ ra năng lực là tô
hợp những thuộc tính đó chính là sự kết hợp tác động qua lại của nhiều thuộc tính,
góp phần tạo hiệu quả cho một hoạt động Bên cạnh đó, tác giả còn nhắn mạnh đến
tính độc đáo điều này có nghĩa là năng lực của từng cá nhân khác nhau, mức độ năng
lực cá nhân khác nhau và trong cùng một năng lực nhưng mỗi cá nhân khác nhau ở
quá trình, phương pháp, kết quả hoạt động khác nhau với sắc thái riêng
+ Theo tác giả Nguyễn Quang Uấn cho rằng: “Năng lực là tổ hợp những thuộc
tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định,
đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả tốt” [78]
Hai định nghĩa trên của Vũ Dũng và Nguyễn Quang Uần đều đã xem năng lực
không phải là một thuộc tính tâm lý xuất sắc nào đó mà nó là tổ hợp các thuộc tính tâm lý của cá nhân Năng lực vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động Năng lực
vừa là điều kiện (điều kiện bên trong) cho hoạt động đạt kết quả nhưng đồng thời năng
lực cũng phát triển ngay trong chính hoạt động ấy
Qua những định nghĩa trên ta thấy năng lực có những điềm chung như sau:
21
Trang 32+ Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân: từng đặc điểm riêng lẻ của cá nhân không phải là năng lực, năng lực phải là sự tổng hợp những
đặc điểm độc đáo của cá nhân Đề hình thành có chất lượng bất cứ một lĩnh vực hoạt động nào cũng đòi hỏi phải có sự kết hợp nhiều đặc điểm của cá nhân Các đặc điểm
của cá nhân ở đây chủ yếu là các đặc điểm tâm lý của nhân cách, các đặc điểm này
không tồn tại bên cạnh nhau một cách đơn giản mà có liên quan hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong một hệ thong nham dé dat duoc két qua cao trong một lĩnh vực nào đó
+ Năng lực là tổ hợp các đặc điểm thuộc tính của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc
trưng của một hoạt động nhất định Mỗi hoạt động đều có những yêu cầu đặc trưng
của nó Những yêu cầu này thường tổn tại một cách khách quan Trong quá trình tham
gia vào lĩnh vực hoạt động nếu cá nhân hình thành, phát triển và thể hiện được một số
đặc điểm của mình phù hợp với yêu cầu đặc trưng đó thì được coi là có năng lực trong
+ Khi xem xét bản chất của năng lực, cần chú ý đến các yếu tô cơ bản nhất: năng lực là những sự khác biệt về tâm lý cá nhân làm cho người này khác người kia Năng lực không phải là bất kỳ những sự khác nhau cá biệt chung chung mà chỉ là những sự
khác biệt có liên quan đến hiệu quả của việc thực hiện hoạt động nào đó
Từ những phân tích trên, đề tài cho rằng năng lực là sự tổ hợp những thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân nhằm đáp ứng những yêu cầu của một hoạt động nhất định và đảm bảo cho hoạt động đó đạt được kết quả cao
1.2.1.2 Cấu trúc của năng lực
Ở mỗi một nghề nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau,
nhưng tựu trung lại theo tác giả Mạc Văn Trang thì năng lực nghề nghiệp được cầu
thành bởi 3 thành tố sau [75]:
22
Trang 33+ Tri thức chuyên môn
+ Kỹ năng hành nghề
+ Thái độ đối với nghề
Năng lực nói chung và năng lực nghè nghiệp nói riêng không có sẵn như một
số nhà Tâm lý học tư sản quan niệm mà nó được hình thành và phát triển qua hoạt
động học tập, lao động và trong hoạt động nghề nghiệp Có thể khẳng định rằng học
hỏi và lao động không mệt mỏi là con đường phát triển năng lực nghề nghiệp của mỗi
cá nhân
Năng lực của con người được hình thành trong quá trình sống và thích ứng của
mỗi cá nhân, là quá trình tích lũy riêng biệt của chu thé dé có thê thực hiện có kết qua
một hoạt động nào đó Năng lực được hình thành từ những yêu tố sau:
Tri thức, là một hệ thống kiến thức được cá nhân biến thành của riêng mình Tri
thức là thành tố rất quan trọng để đánh giá một người có năng lực hay không Sự
thông hiểu vấn đề, việc biết rõ bản chất sự việc là điều kiện không thê thiếu để chủ thể
hoạt động có hiệu quả cao Năng lực của con người được yêu cầu với hai loại tri thức căn bản là tri thức phổ thông và tri thức chuyên môn [75]
Kỹ năng, là một hệ thống các thao tác của chủ thể được phối hợp một cách nhuan nhuyén đề thực hiện công việc có hiệu quả mà ít tiêu hao năng lượng Kỹ năng
là cách thức vận dụng tri thức vào hoạt động thực tiễn, là phương pháp thực hành của chủ thể để hoạt động được hoàn tất nhanh chóng, đúng yêu cầu và bảo đảm tiến độ
Một người có tri thức nhưng thiếu kỹ năng thực hành cũng chỉ là một người lý thuyết
suông [75]
Kinh nghiệm, là những giá trị, những tinh hoa được chủ thể tích lũy qua hoạt
động thực tiễn, qua quá trình lao động thực tiễn, qua quá trình lao động nhất định
Người có kinh nghiệm sẽ dựa vào tri thức và kỹ năng của mình sẽ tiến hành hoạt động
một cách có hiệu qua [75]
Có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thích hợp là điều kiện rất cần thiết cho việc thực
hiện có kết quả một hoạt động Có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong một lĩnh vực nào đó
là điều kiện cần thiết để có năng lực trong lĩnh vực này Tri thức, kỹ năng, kỹ xảo không đồng nhất với năng lực nhưng có quan hệ mật thiết với năng lực Năng lực giúp con người tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đễ dàng và nhanh chóng hơn
23
Trang 34Năng lực không phải là trình độ, không phải là kinh nghiệm dày dạn mà con
người có được, trình độ và kinh nghiệm chỉ tạo điều kiện cho năng lực phát triển và
được phát huy mà thôi
Như vậy, năng lực luôn gan liền với một hoạt động nhất định, kết quả của hoạt
động sẽ là cơ sở đánh giá năng lực con người trên lĩnh vực hoạt động ấy Năng lực
được hình thành trong hoạt động thực tiễn, được phát triển trong quá trình lao động
sáng tạo chứ không phải tăng trưởng tỷ lệ với tuổi tác hay những địa vị cá nhân 1.2.1.3 Phân loại năng lực
Người ta có thê chia năng lực ra thành nhiều loại khác nhau tùy theo cách thức
họ xem xét Theo tác giả Phạm Minh Hạc, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Quang Uân, Nguyễn Xuân Thức, Huỳnh Văn Sơn [33], [12], [78], [73], [64], có thể chia thành hai loại cơ bản: năng lực chung và năng lực chuyên môn
Năng lực chung là hệ thống những thuộc tính trí tuệ của cá nhân bảo đảm cho
cá nhân nắm tri thức và hoạt động một cách dễ dàng, có hiệu quả Có thể gọi năng lực
chung là năng lực trí tuệ (inteligence) Năng lực này được thể hiện ở chức năng tâm lý như tư duy, trí nhớ, chú ý, tưởng tượng Ví dụ như năng lực phân tích, tổng hợp, khái
quát hóa, ghi nhớ,
Năng lực chuyên môn là hệ thong các thuộc tính cá nhân bảo đảm đạt được
những kết quả cao trong nhận thức và trong sáng tạo của các lĩnh vực chuyên môn
Năng lực chuyên môn được hình thành trên cơ sở những hoạt động khác nhau Trong
quá trình hoạt động đòi hỏi con người phải hình thành những phâm chất đề đáp ứng
được những lĩnh vực của hoạt động chuyên
Năng lực chuyên môn có quan hệ chặt chẽ với năng lực chung Năng lực chung càng phát triển cao càng tạo điều kiện thuận lợi cho năng lực chuyên môn phát triển Ngược lại sự phát triển của năng lực chuyên môn có ảnh hưởng đến năng lực chung
Vì vậy, mỗi cá nhân bên cạnh việc phát triển năng lực chung cần phát triển năng lực chuyên môn
Sự phân loại này có tính chất tương đối nhăm chỉ ra khả năng trong các lĩnh
vực phân công của xã hội Khi phân tích mỗi loại năng lực đòi hỏi phải tính đến yếu tố
chung và yêu tô chuyên môn trong câu trúc năng lực
24
Trang 35Ở khía cạnh tiếp cận theo Tâm lý học nhân sự, tác giả Ngô Quý Nhâm phân
chia thành [54]:
- Năng lực cốt lõi (core competencies): gồm các năng lực cần thiết cho tất cả các vị trí như kỹ năng giao tiếp, năng lực ra quyết định và giải quyết vấn dé
- Năng lực theo vai trò (Role specific competencies): là các năng lực ứng dụng
cho các vị trí cụ thể trong tổ chức như năng lực lãnh đạo, năng lực tư duy chiến lược
- Năng lực chuyên môn (technical competence): là các kiến thức, kỹ năng và khả năng chuyên môn gắn với lĩnh vực cụ thể có vai trò thiết yếu trong việc hoàn
thành các nhiệm vụ chuyên môn Việc chia ra làm ba nhóm như vậy chỉ mang tính
chất tương đối Ví dụ, năng lực giao tiếp là năng lực cốt lõi vì nó cần thiết cho mỗi công việc nhưng nó lại là yếu tố câu thành trong năng lực chuyên môn của nhân viên bán hàng
Trong phạm vi đề tài, năng lực hướng nghiệp của GVBM được tiếp cận dưới góc độ là năng lực theo vai trò Đó là hệ thống các thuộc tính cá nhân bảo đảm những kết quả cao trong trong vai trò hướng nghiệp của GVBM
1.2.2 Lý luận về hướng nghiệp
1.2.2.1 Khái niệm hướng nghiệp
Khoa học kỹ thuật và nền kinh tế - xã hội phát triển thì con người phải có sự lựa
chọn nghề nghiệp đúng hướng, chính vì thế, việc nghiên cứu hướng nghiệp, sự thích ứng nghề nghiệp với thanh niên HS là rất cần thiết Hướng nghiệp mang nội dung rất phong phú, liên quan đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tâm lý, thé chất, giáo dục
Khái niệm hướng nghiệp đã được truyền bá rộng rãi sau Hội nghị Quốc tế Ở
Bácxơlon năm 1921 Từ năm 1925 trở đi, những cơ quan chuyên môn về hướng
nghiệp đã được thành lập ở nhiều nước (Đức, Anh, Pháp, Ý, Nga)
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt thông dụng, hướng nghiệp được hiểu theo hai khía cạnh:
* Tạo điều kiện xác định nghề nghiệp cho người khác: Công tác hướng nghiệp cho
thanh niên HS;
* Giáo dục có định hướng: Trường hướng nghiệp [24]
Hướng nghiệp thường được hiểu trên hai bình diện: bình diện xã hội và bình diện
nhà trường Trung học:
25
Trang 36- Trên bình diện xã hội, hướng nghiệp có thể hiểu là một hệ thống tác động của xã
hội về giáo dục học, y học, xã hội học, kinh tế học nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn
được nghề vừa phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân,
vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nên kinh tế quốc
dân Hướng nghiệp là công việc mà toàn xã hội có trách nhiệm tham gia Trong những điều kiện lý tưởng, thanh thiếu niên cần được hướng nghiệp thường xuyên bằng nhiều
hình thức Nếu xã hội biết tận dụng câu lạc bộ, nhà văn hóa, truyền hình, đài phát
thanh, thư viện vào công tác hướng nghiệp thì tác dụng hướng dẫn chọn nghề đối với các em sẽ rất to lớn
- Ở trường Trung học, hướng nghiệp là một hình thức hoạt động dạy của thầy và
hoạt động học của trò
+ Với tư cách là hoạt động dạy của thầy, hướng nghiệp được coi như là công việc của tập thê giáo viên, tập thể sư phạm, có mục đích giáo dục HS trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã
hội Nói khác đi, hướng nghiệp trong trường trung học được thể hiện như một hệ
thống tác động sư phạm nhằm làm cho HS chọn được nghề một cách hợp lý
+ Hướng nghiệp là một trong những hình thức hoạt động học tập của HS Qua đó,
mỗi HS phải lĩnh hội được những thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, đặc biệt là
nghề nghiệp ở địa phương, nắm được hệ thống yêu cầu của từng nghề cụ thể mà mình muốn chọn, phải có kỹ năng tự đối chiếu những phẩm chất, những đặc điểm tâm - sinh
lý của mình với hệ thống yêu cầu của nghề đang đặt ra cho người lao động
Công tác hướng nghiệp trong trường Trung học chỉ là một bộ phận của công tác hướng nghiệp của toàn xã hội Công tác hướng nghiệp trong trường phải thống nhất
với công tác hướng nghiệp ngoài xã hội Hai bộ phận này có quan hệ mật thiết với
nhau, bổ sung lẫn nhau và hỗ trợ cho nhau Hướng nghiệp trong nhà trường Trung học
là biện pháp tích cực nhằm phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS hay THPT và sớm
định hướng nghề nghiệp cho các em Về phương diện giáo dục, hướng nghiệp nghiên
cứu các khía cạnh để chuẩn bị cho HS lựa chọn nghề nghiệp một cách có ý thức và
ngoài ra, cần phải dự đoán được các luồng phân loại nghề nghiệp của HS
26
Trang 37Hướng nghiệp đạt kết quả, cần phải có sự phối hợp khéo léo giữa học văn hóa với khả năng chuyên biệt của từng HS và đặc biệt, phải xét đến yếu tô tạo hứng thú cho
HS Một khía cạnh khác mà hướng nghiệp cũng cần chú ý đến đó là năng lực về nghề Năng lực về nghề không có sẵn trong người mà nó được hình thành qua học tập, lao động và phát triển thông qua rèn luyện Việc hướng nghiệp cần tiếp tục được thực hiện
dựa trên các biện pháp cụ thể và khoa học
Giáo dục hướng nghiệp được hiểu dựa trên khái niệm của hướng nghiệp Đó là hoạt động nhăm hỗ trợ HS và các cá nhân khác có định hướng nghề nghiệp cho chính mình hiệu quả cũng như hướng đến nghề nghiệp bằng một quá trình chuẫn bị lâu dài
và tích cực
Giáo dục hướng nghiệp được hiểu theo nhiều góc nhìn khác nhau Trước hết, giáo dục hướng nghiệp được xem như một nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường nhằm giúp cho HS phát triển toàn diện hướng đến một tương lai hợp lý và phát triển
Theo nghĩa của quá trình giáo dục thì hướng nghiệp là một quá trình giáo dục chuyên biệt với mục tiêu hướng nghiệp giúp cho HS chọn một hướng đi phù hợp để lập thân, lập nghiệp Quá trình này bao gồm mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và những yêu cầu khác có liên quan như một quá trình giáo dục đúng nghĩa hiểu theo nghĩa hẹp
Như vậy hiểu một cách khái quát thì hướng nghiệp hay giáo dục hướng nghiệp là công tác nhằm phân luồng học sinh sau tốt nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho các em Hướng nghiệp là quá trình chuẩn bị cho con người lựa chọn nghề nghiệp một cách có ý thức và chuẩn bị tính thích ứng nghề trong tương lai 1.2.2.2 Vài nét về hướng nghiệp cho học sinh THPT
Trước hết, có thé dé cập đến các tính chất của hoạt động GDHN cho HS THPT:
- GDHN mang tính chất cơ bản, thiết thực để tạo điều kiện cho HS tiếp thu các nội
dung khác và khả năng phát triển sâu hơn, rộng hơn ngành nghề đã học
- GDHN cần linh hoạt, có sự phân hóa phù hợp với năng lực, sở trường của HS, tăng thời lượng thực hành, vận dụng tri thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề thực tiễn, đặc biệt, chú ý năng lực khai thác và xử lý thông tin để biến các nguồn thông tin
thành tri thức
27
Trang 38- GDHN phải hướng vào việc làm cho HS biết tiếp cận với trình độ khoa học, kỹ
thuật, công nghệ tiên tiến của nhân loại, đồng thời phải biết phát huy bản sắc văn hóa dân tộc bằng việc phát triển ngành nghề truyền thống ở địa phương và đất nước
- GDHN phải đảm bảo sự cân đối về tri thức văn hóa, khoa học kỹ thuật - công nghệ, mối quan hệ nhân văn, truyền thống và hiện đại, cá nhân và cộng đồng, dân tộc
và quốc tế
- GDHN phải đảm bảo cho HS, người lao động tương lai hội nhập vào xã hội
thông tin dẫn đến đòi hỏi kiến thức, kỹ năng nghề phải đạt trình độ tương đương khu
vực và thế giới
- Giáo dục hướng nghiệp cần diễn ra theo hướng phát triển liên tục, tạo điều kiện
cho HS có thể học tập suốt đời để nâng cao trình độ và hoàn thiện nhân cách người lao động trong nên sản xuất hiện đại
- GDHN phải cung cấp cho HS sự hiểu biết về hệ thống nghề nghiệp trong xã hội, đặc biệt đối với những nghề phổ biến và quan trọng nhất của nền kinh tế trong thực tiễn, đồng thời giúp cho HS quen biết những nghề chính của địa phương, những nghề
có tính truyền thống, cung cấp cho HS hiểu biết về hệ thống các trường nghề, trường
dạy học, các trường THPT, Cao đăng và Đại học Giới thiệu cho HS những yêu cầu
mà ngành nghề đòi hỏi cần phải có ở người lao động về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tâm sinh lý và điều kiện sức khỏe thích ứng
a Mục tiêu và nhiệm vụ của hướng nghiệp ở trường Trung học
Trang 39Trong quyết định 126CP của Hội đồng Chính phủ,
trường THPT gồm những nhiệm vụ sau
+ Giáo dục thái độ lao động đúng đắn
+ Tổ chúc cho HS thực tập làm quen với một số nghề
+ Tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng HS để khuyển khích,
hướng dẫn, bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp ni
+ Động viên, hướng dẫn HS đi vào những nghề, những nơi đang cần lao động trẻ tuổi có văn hồa,
Như vậy, GDHN ở trường Trung học có ba nhiệm vụ cơ bản
* Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT
Định hướng nghề nghiệp là việc thông tin cho HS vé đặc điểm hoạt động và yêu sầu phát triển của các nghề trong xã hội đặc biệt là những nghề và những nơi đang
Định hướng nghề nghiệp cho HS THPT thực chất bao gồm: giáo dục nghề nghiệp
và tuyên truyỄn nghề nghiệp Đây chính là những yên cầu cơ bản nhất Có thể phân tích chỉ tiết như sau:
~ Nhiệm vụ của giáo dục nghề nghiệp
biến của địa phương và xã hội,
Trang 40lý do ngành nghề đó đặt r cho người lao động
+ Tạo điều kiện ban đầu để HS phát triển năng lực tương ứng với hồng thú nghÈ
- Nhiệm vụ cũa tuyên truyền nghề nghiệp
+ Lam cho HS chú ý đến những nghề đang phát triển có nhu cầu cắp thiết về nhân
*_Tư vấn nghề nghiệp cho HS THPT
Tự vấn nghề nghiệp nhằm giúp HS có th định hướng nghề đúng đắn hơn hoặc
huấn bị tốt hơn đối với việc xin được tuyển vào làm việc trong một ngh nào đó, ĐỀ
đảm bảo mặt này, nhà trường cần làm các nhiệm vụ cụ thé: Khao sit, đảnh giá các đặc điểm về thể chất tr tuệ, húng thú, hoàn cảnh của HS, dối chiếu những đặc điểm đó
với đặc điểm, yêu cầu của ngành nghề; trên cơ sở đó cho HS những lời khuyên về
chon nghề có căn cổ khoa học
Tư vẫn nghề nghiệp cho HS THPT được xem là nhiệm vụ cơ bản của GDHN Đây
là một yêu cầu cơ bán trong nhiệm vụ giáo dục toàn điện cho HS Trung học trong thực
tiễn giáo đục ở nhà trường hiện nay
* Tạo điều kiện cho tuyển chọn nghề nghiệp
Tuyển chọn nghề là xác định xem các đối tượng dự tuyển có sự phù hợp với một
nghể cụ thể hay không để có quyết định tuyển hay không tuyển vào học hay làm việc
Tuyển chọn nghề đi từ nghề hoặc nhóm nghề đến con người xuất phát từ nghÈ
hoặc nhóm nghề để chọn người vào học hay làm việc Trong khi đó tư vấn nghề lại
xuất phát từ con người để đi đến nghề nghiệp
~ Ý nghĩa của tuyển chọn nghề
+ Tuyên chọn nghẻ giúp cho việc ngăn ngừa hay giảm bớt tai nạn lao động, đặc
biệt rong lnh vực giao thông vận tải
+ Tuyển chọn ngh giúp con người đến được với nghé ma ho phù hợp, thành công
30