1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh
Tác giả Nguyễn Trọng Vân
Người hướng dẫn PGS.TS Phạm Văn Dũng
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 18,46 MB

Nội dung

Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗiquốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.. điểm kinh tế - xã hội được thực hiện, góp phần g

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE

NGUYỄN TRỌNG VÂN

GIẢI QUYET VIỆC LAM CHO

THANH NIEN NONG THON TINH HA TINH

Ha Nội - 2014

Trang 2

DAI HỌC QUOC GIA HÀ NOI TRUONG DAI HOC KINH TE

NGUYEN TRONG VAN

GIAI QUYET VIEC LAM CHO

THANH NIEN NONG THON TINH HA TINH

Chuyén nganh: Quan ly kinh té

Mã số: 60 34 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHAM VĂN DŨNG

Hà Nội — 2014

Trang 3

LOI CAM ON

Dé hoan thanh chuong trinh cao hoc va viét luan van này, tôi đã nhận

được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại

học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thay cô trường Dai họcKinh tế, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS-TS Phạm Văn Dũng, Chủ nhiệm Khoa Kinh tế - Chính trị, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các sở , ban, ngành, đoàn thể,tỉnh Hà Tĩnh đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các tập thể, cá nhân, bạn bè

và người thân đã quan tâm giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong quá trình

thực hiện luận văn tốt nghiệp Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận van bang tat ca sự nhiệt tình và năng lực của minh , tuy nhiên không thé tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp của quý thầy cô và

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIET TAT 5 s- 52s s<essess |

DANH MỤC BANG, BIỂU © tt tt**222222222222EEEEEEEEtEEEiiirdd V

0062710333 — Ô 1

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE GIẢI QUYẾT

VIỆC LAM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN -5 5- s2 7 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN -5- 2° 2° 5< ©S<SsESsESsEEsEEsEsSESESeExsExsersersrrsre 7

1.1.1 Các khái niệm - 2-22 2s +E2EE2EE2 E2 12E112711271127112111 11.111 crrk 7

1.1.2 Đặc điểm việc làm của thanh niên nông thôn -«++ss+>++ 171.1.3 Nội dung giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn 191.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động thanh

09080195150010:0000110727 20

1.2 CƠ SỞ THUC TIỀN <2 5° 5£ s se seEsexsessesstsersersersesee 24

1.2.1 Thực tiễn giải quyết việc làm cho thanh niên của một số địa phương

TFOMG NUGC 0111177 24

1.2.2 Bai học kinh nghiệm cho Ha Tinh - 5 55 +5 *++s++ss++eexsss2 28

CHUONG 2: THUC TRẠNG GIẢI QUYÉT VIỆC LÀM 31 CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN Ở TINH HÀ TINH 31

2.1 CÁC NHÂN TO CHỦ YEU ANH HUONG DEN GIẢI QUYET

VIỆC LAM CHO THANH NIÊN NONG THON TINH HA TĨNH 31

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội - 2-22 2£ 5z+++£x++zxerxzzred 31

2.1.2 Chủ trương, chính sách của tỉnh Hà Tĩnh trong giải quyết việc làm cho

thanh niên nông thÔn - + + E31 E2 3E +8 E*#EEE+EEESEEEEeeEErrkerrkrerkrerkerree 38

2.2 TINH HÌNH L AO DONG THANH NIÊN NONG THON TINH

0n) .HỤHD)H 42

Trang 5

2.2.2 Về chất lượng lao động thanh niên 2 2 2 s2 +2 2+E££xe£xzszez 42

2.2.3 Thực trạng lao động thanh niên theo giới tính - - «+ss+++ 44

2.3 GIẢI QUYẾT VIỆC LAM CHO THANH NIÊN NONG THÔN

TINH HÀ TĨNH NHỮNG NĂM QUA - 5s ss<sesscsescses 45

2.3.1 Kết quả tư van, hướng nghiệp 2 2 2++s+EE+EEeEEeEEerEzrerrerrxee 45

2.3.2 Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn 2-2 2 s£s+zszzse2 462.3.3 Hỗ trợ thanh niên nông thôn tự tạo việc làm - -«++-s++ 472.3.4 Xuất khẩu lao động -:- + t2 EE1211211111211211112 1111 ce 482.3.5 Chương trình giải quyết việc làm của tỉnh - 2-5 s52 49

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG <2 se ©s£©ss£SseExseEsevxserseersersseerssrs 52

3.1.1 Xu hướng vận động, phát triển kinh tế thế giới - 5 5+: 613.1.2 Triển vọng phát triển của dat nước và Hà Tinh - 623.2 QUAN DIEM GIẢI QUYẾT VIỆC LAM CHO LAO DONG

THANH NIÊN NONG THON TINH HA TĨNH - 63 3.2.1 Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn là trách nhiệm của các

cấp, các ngành và toàn xã hội, trong đó Nhà nước là chủ đạo 63

3.2.2 Giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn trong tỉnh phải

gắn liền với việc thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của

Trang 6

3.2.3 Thanh niên là chủ thê chính tạo việc làm, nhà nước chỉ hỗ trợ, tạo lậpđiều kiỆn -55+- tt tt HH HH He 64

3.2.4 Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Tĩnh phải gắn với thị trường lao động quốc gia và QUOC tẾ - ¿22+ 2+E++E++EE+EE+EEerEzrezrxrrxee 65 3.3 MOT SO GIẢI PHÁ P - 2 2° 5° 5£ sSs£SsES2 se seEsessessesersessese 65

3.3.1 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách - 2-2 s2 szs+zxzzxzzse2 653.3.2 Nhóm giải pháp quản ly Nhà nước về lao động, việc làm 673.3.3 Nhóm giải pháp trực tiếp tạo việc lảm - 2 + 2+xerxsrxerssreee 693.3.4 Giải quyết việc làm thông qua xuất khâu lao động - 73KET LUAN 01275 75

TÀI LIEU THAM KHẢO 2-5-5 5£ s2 s2 £S2£ss£ss£xsezsesseessesee 76

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIET TAT

S| Chữ viết tat Nội dung

TT

1 CNH-HDH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2 HTX Hop tac xã

3 NTM Nông thôn mới

4 TBXH Thương binh và xã hội

5 THPT Trung học phô thông

6 XKLĐ Xuất khẩu lao động

7 UBND Ủy ban nhân dân

Trang 8

DANH MỤC BANG, BIEU

Bảng 2.1: Cơ cau dân số thành thị và nông thôn giai đoạn 2008- 2012 33Bảng 2.2: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn

2008 - 2012 phân theo thành thi, nông thôn - 5+5 + ++s<++>+ex++ 34

Bang 2.3: So sánh tỷ trọng cơ cau ngành năm 2008 và năm 2012 theo giá

từ 2008 — 20 1 - Là HS 1S TT TH TH TH TH TH TH nghệ 44

Bảng 2.9: Kết quả tư vấn, hướng nghiệp, dạy nghè, tập huấn cho thanh

niên từ năm 2010 - 20122_ - G- c2 E111 ng ngư 47

Bảng 2.10: Thực trạng việc làm thanh niên - 5 55+ +55 +++£+ss++ex+ss2 56

Biểu đồ 2.1: Nhu cầu day nghé của lao động nông thôn - 55

Trang 9

MO DAU

1 Tinh cấp thiết của dé tài

Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Đảng ta luôn xác định

thanh niên giữ vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố

và nguồn lực con người Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa

là động lực đảm bảo cho sự 6n định và phát triển vững bền của đất nước.

Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗiquốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam Thấtnghiệp, thiếu việc làm, hoặc việc làm với năng suất và thu nhập thấp sẽ khôngđáp ứng được cuộc sống và phát triển bền vững của thanh niên Đối với thanhniên nông thôn, việc làm liên quan đến nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp, các

nhân tố đất đai, tư liệu lao động, công cụ lao động và vốn sản xuất Các nhân

tố trên kết hợp thành một chỉnh thé ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho

thanh niên nông thôn

Những năm qua, công tác giải quyết việc làm và phát triển thị trường laođộng nông thôn đã đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng Cơ chế, chínhsách về lao động, việc làm được chú trọng, phù hợp với cơ chế thị trường vàtừng bước hội nhập với thị trường lao động quốc tế Hệ thống văn bản quản lý

nhà nước về lao động, việc làm được bổ sung ngày càng hoàn thiện Nhiều luật mới ra đời, đi vào thực tiễn đời sống và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo ra hành lang pháp lý về giải quyết việc làm cho thanh niên nông

thôn.

Cùng với cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản pháp luật là các

chương trình mục tiêu: Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn;Chương trình phát triển công nghiệp, dịch vụ và các chương trình, dự án trọng

Trang 10

điểm kinh tế - xã hội được thực hiện, góp phần giải quyết việc làm, từng bướcnâng cao đời sống của người lao động.

Tuy nhiên, bên cạnh một số kết quả đạt được , van dé lao động và việclàm của thanh niên nông thôn vẫn còn khó khăn , thất nghiệp có chiều hướnggia tăng, số thanh niên thiếu việc làm còn lớn, trong đó phần lớn chưa qua đào

tạo nghề, thu nhập bình quân từ lao động các ngành nghề tại nông thôn thường thấp hơn so với thành thi; cơ hội chuyền đổi việc làm, nghề nghiệp

cũng khó hơn, điều kiện văn hoá, xã hội cũng chậm phát triển hơn Cùng với

tư tưởng “thích làm thầy , ngại làm tho” đã làm mắt cân đối cung - cầu trongthị trường lao động; làm mat cân bằng cơ cau giữa đại học và học nghề Mặtkhác, một bộ phận sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học, cao đăng không muốn

về nông thôn làm việc mà tìm kiếm việc làm tại thành thị, chưa tha thiết với

sản xuất, công tác tại nông thôn và tham gia học nghé Hà Tĩnh là một tinh co cấu tỷ trọng sản xuất nông, lâm, thuỷ sản vẫn còn lớn, đời sống của người lao động phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, những năm gần đây ở Hà Tĩnh diện

tích đất nông nghiệp ngày một thu hẹp do quá trình đô thị hóa và xây dựng

các khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Vũng Áng, Gia Lách, Hạ

Vàng làm một bộ phận thanh niên nông thôn mat việc làm

Thiếu việc làm , dẫn đến một bộ phận thanh niên nông thôn sa vào cờ

bạc, rượu chè, nghiện hút và các tệ nạn xã hội khác Đây là nhóm người được

đánh giá là có nguy cơ cao về các tệ nạn xã hội Trước những khó khăn về

việc làm, nhiều thanh niên đã ra thành phố, đến các khu đô thị, khu côngnghiệp dé tìm kế mưu sinh Từ đó, dẫn đến thiếu hụt một lực lượng lớn thanh

niên có trình độ tại các vùng nông thôn để tham gia các hoạt động sản xuất

kinh doanh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thốngvăn hoá làng quê nông thôn Việt Nam Như vậy vấn đề việc làm và giải quyết

Trang 11

việc làm cho lao động thanh niên ở khu vực nông thôn đang là vấn đề lớn

hiện nay.

Đề thay rõ được thực trang việc làm của lao động thanh niên nông thôn

trong tỉnh, những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó và cần phải có những

giải pháp gì để giải quyết tốt việc làm cho lao động thanh niên nông thôn, tác giả tiễn hành nghiên cứu đề tài: “Giải quyết việc làm cho thanh niên nông

thôn tỉnh Hà Tĩnh”.

2 Tình hình nghiên cứu

Đã có một số tác giả nghiên cứu các đề tài về giải quyết việc làm củathanh niên và liên quan đến thanh niên, tiêu biểu như các đề tài: Luận vănthạc sỹ “Các giải pháp đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên tại Thànhphố Đà Nẵng” (2011) của tác giả Phan Thị Thúy Linh, đã phân tích rõ một số

cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghé và tạo việc làm, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề và tạo việc

làm hiệu quả cho thanh niên thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Luận văn thạc sỹ: “Hiệu quả xóa đói giảm nghèo từ các dự án phát triểnnông thôn tại Hà Tĩnh” (năm 2008) của tác giả Phan Thành Biên, đã hệ thốnghoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo đói và xoá đói giảm nghéo trong bốicảnh nên kinh tế thị trường Đánh giá thực trạng hiệu quả xoá đói giảm nghèo

của các dự án, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xoá đói giảm nghèo trong các dự án phát triển nông thôn tại Hà Tinh, trong đó có đề cập đối tượng thanh niên nông thôn.

Các luận văn thạc sỹ: “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh

Thái Bình” (2008) của tác giả Phí Thị Nguyệt và luận văn “Việc làm cho người lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc” (2009) của tác giả Phạm Thanh Tâm đã đi sâu phân tích thực trạng, làm rõ vân đê việc làm của người lao

Trang 12

động nông thôn, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu giải quyết

việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Thái Bình,Vĩnh Phúc.

Luận văn thạc sỹ: “Giải quyết việc làm cho người lao động vùng thu hồi đất ở tỉnh Khánh Hòa” (năm 2008) - tác giả Nguyễn Huyền Lê đã làm rõ những vấn đề lý luận về giải quyết việc làm cho lao động vùng thu hồi đất, thực trạng của mộ số địa phương, đề xuất một số giải pháp về: công tác đào

tạo nghề, chính sách hỗ trợ việc làm, thị trường lao động, tạo việc làm mới

cho người lao động.

Ngoài ra một số bài viết như: “Tạo việc làm cho thanh niên nông thôn”của tác giả Trần Bích Phượng (Báo Nhân dân); “Lối ra nào cho thanh niênnông thôn” của tác giả Hồ Văn - Tuệ Minh (Báo Tuổi trẻ); “Vai trò của tổ

chức Đoàn đối với sự phát triển của thanh niên trong giai đoạn hội nhập kinh

tế quốc tế” của các tác giả T.Hương - T.Toàn - H.Yến (Website Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh ) và một số công trình nghiên cứu về việc làm cho

người lao động nói chung ở tỉnh Hà Tĩnh đã đề cập đến một số nội dung vềgiải quyết việc làm cho thanh niên nói chung và thanh niên nói riêng

Nhìn chung, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào đã công bố,tập trung nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn trênđịa bàn tỉnh Hà Tĩnh Tuy vậy, nghiên cứu các công trình đã công bó, tác giả

cũng tham khảo được nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn rất có giá trị đối với đề tài của mình Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những vấn đề được nghiên cứu trong các công trình khoa học đó, kết hợp với khảo sát thực tế ở địa bàn tỉnh

Hà Tĩnh, tác giả có thể đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm giải quyết việc

làm cho thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích

Trang 13

Từ việc đánh giá đúng thực trạng giải quyết việc làm cho lao động thanhniên ở tỉnh Hà Tĩnh, những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên, luận

văn đề xuất một số giải pháp chủ yeu giải quyết việc làm cho lao động thanh

niên nông thôn trong điều kiện cụ thê của địa phương

* Nhiệm vụ

- Nghiên cứu các van dé lý luận liên quan đến việc làm và giải quyết

việc làm của thanh niên nông thôn.

- Thực trạng lao động, công tác giải quyết việc làm cho thanh niên nông

thôn Hà Tĩnh.

- Các giải pháp nâng cao công tác giải quyết việc làm cho thanh niên

nông thôn tỉnh Hà Tĩnh.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là việc làm cho thanh niên trên địa bàn nông

thôn tỉnh Hà Tĩnh.

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Thời gian nghiên cứu: từ năm 2008 đến năm 2012

5 Phương pháp nghiên cứu

Dé tiến hành nghiên cứu đề tài tôi sẽ sử dung các phương pháp sau:

- Phương pháp trừu tượng hóa khoa hoc.

- Phương pháp logic và lịch sử.

- Phương pháp thu thập thông tin, bằng các phương pháp chính sau:

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu những tải liệu có sẵn, đã

được công bó, dưới dạng sách báo, các báo cáo Đây là nguồn thông tin chính được sử dụng trong đề tài Nguồn thông tin này được lấy từ sách, báo, báo cáo

của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND và các sở, ban, ngành tỉnh Hà Tĩnh

+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: gặp trực tiếp thanh niên nông thôn

đê năm cụ thê thông tin vê nghê nghiệp việc làm của thanh niên

Trang 14

6 Những đóng góp của luận văn

- Hệ thống hóa những van đề lý luận về việc làm và giải quyết việc làm

cho thanh niên nông thôn.

- Phân tích làm rõ thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho thanhniên nông thôn Hà Tĩnh những năm qua; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và

nguyên nhân.

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động thanh

niên nông thôn ở tỉnh Hà Tĩnh phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cau thành 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết việc làm cho thanh

niên nông thôn.

- Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên nông

thôn ở tỉnh Hà Tĩnh.

- Chương 3: Quan điểm và giải pháp giải quyết việc làm cho thanh

niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.

Trang 15

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE GIẢI QUYẾT

VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

1.1.1 Các khái niệm

1.1.1.1 Việc làm

Có nhiều quan điểm khác nhau về việc làm, theo từ điển tiếng Việt:

“Việc lam là công việc được giao cho lam và được trả công” /477 Khái niệm

này vừa rộng lại vừa hẹp Bởi một mặt có thể có một sỐ người lao động tự tạo

việc làm cho chính mình, họ được tạo ra thu nhập nhưng không được trả

công Mặt khác, có một số người làm những việc nhưng đó là những công

việc mà pháp luật ngăn cắm thì đó không thê coi là việc làm

Đề khắc phục van dé nay, Diéu 13, chương II của Bộ Luật lao động dachỉ rõ: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật

cam đều được thừa nhận là việc làm” /257.

Như vậy, việc làm có hai đặc tính cơ bản:

Một là, xét dưới khía cạnh kinh tế, việc làm là hoạt động của con người

tạo ra thu nhập;

Hai là, dưới khía cạnh pháp lý, hoạt động tạo ra thu nhập đó chỉ được coi

là việc làm khi hoạt động đó không bị pháp luật cắm

Trên thực tế, có nhiều hoạt động tạo ra thu nhập nhưng bị pháp luật ngăncam thì không được thừa nhận là việc làm; đồng thời có những hoạt độngkhông bị pháp luật cắm nhưng không tạo ra thu nhập cũng không thể coi là

việc làm.

Phân loại việc làm:

- Căn cứ vào nguồn góc thu nhập: Việc làm có thé chia làm các dang sau:

+ Làm các công việc được trả công dưới dạng băng tiên hoặc hiện vật

Trang 16

cho công việc đó.

+ Làm các công việc để tạo thu nhập và thu lợi nhuận cho bản thân baogồm sản xuất nông nghiệp trên đất do chính thành viên sở hữu, quản lý hoặc

có quyền sử dụng, hoặc các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp do chính

thành viên đó làm chủ toàn bộ hay một phan

+ Làm các công việc cho hộ gia đình nhưng không được trả thù lao dưới

hình thức tiền công, tiền lương cho công việc đó, bao gồm sản xuất nôngnghiệp trên đất do chủ hộ hoặc thành viên trong hộ sở hữu, quản lý hoặc cóquyền sử dụng, hoặc các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp do chủ hộ hoặc

một thành viên trong hộ làm chủ hoặc quản lý.

- Căn cứ vào mức độ đầu tư thời gian cho việc làm phân thành:

+ Việc làm chính là việc làm mà người lao động dành nhiều thời gian

nhất so với các việc khác.

+ Việc làm phụ là những việc làm mà người lao động dành thời gian ít hơn so với việc làm chính.

- Căn cứ vào thời gian có việc làm thường xuyên trong một năm, phân thành:

+ Người có việc làm ôn định: là những người làm việc từ 6 tháng trở lêntrong một năm hoặc những người làm việc dưới 6 tháng trong năm và sẽ tiếptục làm công việc đó trong những năm tiếp theo

+ Người có việc làm tạm thời là những người làm việc dưới 6 tháng

trong 2 tháng trước thời điểm điều tra, đang làm việc tạm thời hay không có

việc làm dưới | tháng.

Người có việc làm là người có đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân mà trong tuần lễ liền kề trước thời điểm điều tra có

thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định được coi là có việc làm

Ở nhiều nước sử dụng mức chuẩn này là 1 giờ, còn ở nước ta mức chuẩn nay

là 8 giờ.

Trang 17

Riêng với những người trong tuần lễ tham khảo không có việc làm vì các

lý do bất khả kháng hoặc do nghỉ ốm, thai sản, nghỉ phép, nghỉ hè, đi học có

hưởng lương, nhưng trước đó họ đã có một công việc nào đó với thời gian

thực tế làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho người được coi là có

việc làm và họ sẽ tiếp tục trở lại làm việc bình thường sau thời gian tạm nghỉ,

vân được tính là người có việc làm.

- Căn cứ vào chế độ làm việc, thời gian thực tế và nhu cầu làm thêm của người được xác định là có việc làm trong tuần lễ trước điều tra Người có việc làm chia thành hai nhóm: Người đủ việc làm và người thiếu việc làm.

Tom lại: Việc làm là những hoạt động lao động sản xuất trong tat cả các lĩnh vực của đời sống xã hội mang lại thu nhập cho người lao động mà không bị pháp luật ngăn cam.

1.1.1.2 Khái niệm về thiếu việc làm

Theo ILO người thiếu việc làm là người trong tuần lễ tham khảo có sốgiờ làm việc đưới mức quy định chuẩn cho người có đủ việc làm và có nhu

cầu làm thêm.

Thiếu việc làm hay còn gọi là bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp trá hình

là những người làm việc ít hơn mức mà mình mong muốn /Šj

Người thiếu việc làm bao gồm những người trong khoảng thời gian xác

định của cuộc điều tra có tổng số giờ làm việc nhỏ hơn số giờ quy định trong tuần, trong tháng hoặc trong năm và có nhu cầu làm thêm giờ; hoặc là những người có tổng số giờ làm việc băng số giờ quy định trong tuần, trong tháng, trong năm nhưng có thu nhập quá thấp nên muốn làm thêm để có thu

Trang 18

nhu cầu làm theo giờ (trừ những người có số giờ làm việc dưới 8 giờ, có nhucầu làm việc mà không có việc làm).

Theo một số chuyên gia về chính sách lao động việc làm thì cho rằng: người

thiếu việc làm là những người dang làm việc có mức thu nhập dưới mức lương tối

thiểu và họ có nhu cầu làm thêm.

Dựa vào các khái niệm trên, chúng ta đưa ra khái nệm người thiếu việc làm như sau: Người thiếu việc làm là người thuộc lực lượng lao động đang có việc làm

nhưng thời gian làm việc ít hơn mức chuẩn quy định cho người đủ việc làm vàmang lại thu nhập thấp hơn mức lương tối thiểu

Đề hiểu rõ vấn đề việc làm và tại sao mọi quốc gia đều phải gắn vấn đềgiải quyết việc làm trong các chương trình chiến lược phát triển kinh té - xã

hội của đất nước mình, chúng ta cần phải tìm hiểu qua khái niệm đối lập với

khái niệm việc làm Đó là khái niệm thất nghiệp và tìm hiểu các nguyên nhân

dẫn đến tình trạng thất nghiệp.

1.1.1.3.Khái niệm về thất nghiệp

Thất nghiệp là sự mất việc làm hay là sự tách rời sức lao động khỏi tưliệu sản xuất, nó gắn liền với người có khả năng lao động nhưng không được

Trang 19

1.1.1.4 Khái niệm về người thất nghiệp

Người thất nghiệp gồm những người trong khoảng thời gian xác định

của cuộc điều tra không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm và có nhu cầu được làm việc /8, tr.261].

Theo tài liệu hướng dẫn điều tra lao động việc làm của Bộ Lao động,Thương binh và Xã hội (TBXH) hàng năm thì khái niệm người thất nghiệp

được hiểu như sau:

Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạtđộng kinh tế, mà trong tuần lễ điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầuđược làm việc, cụ thé là:

- Có hoạt động di tìm việc làm trong 4 tuần qua, hoặc không có hoạtđộng đi tìm việc làm trong 4 tuần qua vì các lý do không biết tìm việc ở đâu

hoặc tìm mãi mà không được.

- Hoặc trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra có tong số giờ làm việc dưới 8 giờ, muốn và sẵn sàng làm thêm nhưng không tìm được việc làm.

ILO đã đưa ra bốn tiêu chí cơ bản dé xác định “người thất nghiệp” đó là:trong độ tuổi lao động; có khả năng lao động, đang không có việc làm, đang

đi tìm việc làm.

Trong khi phân loại cơ cấu các thị trường lao động hiện nay, thất nghiệpphân ra thành ba loại khác nhau: Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp theo chu

kỳ và thất nghiệp có tính cơ cấu.

- Thất nghiệp tạm thời: Phát sinh do sự di chuyển không ngừng của con

người giữa các vùng, các công việc hoặc là các giai đoạn khác nhau của cuộc

sống Thậm chí trong nền kinh tế có đầy đủ việc làm, vẫn luôn có một số

chuyển động nào đó do người ta đi tìm việc làm khi tốt nghiệp các trường

hoặc chuyên đến một nơi sinh sống mới Hay phụ nữ có thể trở lại lực lượnglao động sau khi sinh con Do những công nhân thất nghiệp tạm thời thường

II

Trang 20

chuyên công việc hoặc tìm những công việc mới tốt hơn, cho nên người tathường cho rằng họ là những người thất nghiệp “Tu nguyện”.

- Thất nghiệp có tính cơ cấu xảy ra khi có sự mat cân đối giữa cung và cầu

lao động, sự mat cân đối này có thé diễn ra vì mức cầu đối với một loại lao động

tăng lên trong khi mức cầu đối với một loại lao động khác giảm di, trong khi đó

mức cung không được điều chỉnh nhanh chóng Như vậy trong thực tế xảy ra sự mất cân đối trong các ngành nghề hoặc các vùng do một số lĩnh vực phát triển so

với một số lĩnh vực khác và do quá trình đổi mới công nghệ

Việc phân loại thất nghiệp theo các tiêu chí khác nhau là nhăm mục đíchtìm hiểu về nguyên nhân của từng loại; từ đó tìm ra các giải pháp thích hợpcũng như việc hoạch định các chính sách nhằm hạn chế tỉ lệ thất nghiệp, giải

quyết tốt van dé việc làm.

- Nguyên nhân thất nghiệp:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp trước hết là do mat cân bằng giữa cung và cau lao động trên thị trường lao động Xét quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường xảy ra ba trạng thái:

Nếu cung về lao động lớn hơn cầu về lao động thì tất yếu sẽ dẫn đến thất

nghiệp.

Nếu cung và cầu về lao động cân bằng thì tình trạng thất nghiệp gần như

không có, lúc đó chỉ còn thất nghiệp tự nhiên.

Nếu cung về lao động nhỏ hơn cầu thì sẽ không có thất nghiệp Tuy

nhiên đây là tình trạng rất ít xảy ra

Nguyên nhân của thất nghiệp còn do tỉ lệ thời gian lao động ở nông thôn

sử dụng chưa hết Điều này dẫn đến lao động trong nông nghiệp đôi dư nhiều

trong khi không có việc đề làm

Tình trạng di dân tự do từ các tỉnh, các vùng lân cận vào các đô thị lớn

cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm Theo xu

12

Trang 21

thế chung thì sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các đô thị là lợi thế tạo ra

sự hấp dẫn và sức hút làn sóng đi dân từ các vùng nông thôn và các vùng lâncận đến thành thị để làm ăn sinh sống sẽ tăng lên

Những bất cập trong đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực cũng góp

phan làm xuất hiện và gia tăng tinh trạng thất nghiệp, thiếu việc làm Do quá

trình dao tạo không gắn với nhu cầu sử dụng và chất lượng nguồn nhân lực

không đáp ứng được với những đòi hỏi của nền kinh tế và những yêu cầu của

hàng loạt người lao động ra khỏi quá trình sản xuất

Ngoài ra, thất nghiệp còn có nguyên nhân là do tâm lý của người laođộng trong việc lựa chọn ngành nghé, không chấp nhận làm những công việcnặng nhọc, thu nhập thấp.

1.1.1.5 Khái niệm giải quyết việc làm

Việc làm là một trong những vấn đề được lãnh đạo của mọi quốc gia

quan tâm Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn đặt vấn đề dân số và việc làm vào vị trí hàng đầu trong các chính sách kinh tế - xã hội Vì việc làm có ý nghĩa to lớn cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội.

Giải quyết việc làm là quá trình đưa người lao động vào làm việc, tạo ra

những điều kiện cần thiết cho sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất và sức lao động

Giải quyết việc làm có thê được hiểu theo hai khía cạnh khác nhau:

Giải quyết việc làm theo nghĩa rộng:

13

Trang 22

Giải quyết việc làm bao gồm những vấn đề liên quan đến việc phát triểnnguồn nhân lực Nghia là quá trình diễn ra từ van đề giáo dục dao tạo và phổcập nghề nghiệp dé chuẩn bị cho người lao động, đến vấn dé tự do lao động

và hưởng thụ xứng đáng với giá trị mà lao động của họ tạo ra, cải thiện và

nâng cao chất lượng cuộc sông.

Theo nghĩa này, van đề giải quyết việc làm gan liền và được thực hiện thông qua các chính sách và các chương trình phát triển kinh tế chung của

Đảng và Nhà nước Không những thế, nó còn gắn liền với vấn đề phát triểngiáo dục, đào tạo nghề cho người lao động nhằm nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, cùng với việc sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực mộtcách hợp lý để hướng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Nội dung giải quyết việc làm theo nghĩa rộng mang ý nghĩa kinh tế là

chủ yếu, cho nên công nghệ được lựa chọn ở đây là công nghệ mũi nhọn, sử

dụng lao động có trình độ kĩ thuật cao nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh

tế ở mức độ cao.

Giải quyết việc làm theo nghĩa hẹp:

Giải quyết việc làm chủ yếu hướng vao đối tượng thất nghiệp, thiếu việclàm hoặc chưa có việc làm nhằm mục tiêu nâng cao thu nhập và giảm tỉ lệthất nghiệp Nghĩa là nội dung giải quyết việc làm chỉ hạn chế trong khuônkhổ và nội dung các chính sách xã hội cụ thể của Nhà nước, giải quyết việc

làm cho người lao động còn mang tính xã hội hóa, coi tự tạo việc làm và chủ

động tìm kiếm việc làm là hướng quan trọng kết hợp với các chính sách của

Nha nước, chống y lại vào Nhà nước.

Nội dung giải quyết việc làm như trên gắn với việc hình thành chương

trình việc làm quốc gia, là một chương trình xã hội mang tính mục tiêu, giảiquyết việc làm tách ra khỏi chương trình phát triển kinh tế Vì vậy, giải quyết

việc làm mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, giải quyét việc làm có mục tiêu hướng

14

Trang 23

vào sử dụng lao động chống thất nghiệp và tình trạng thiếu việc làm, đảm bảo

tăng thu nhập.

Khái niệm giải quyết việc làm theo nghĩa rộng và giải quyết việc làm

theo nghĩa hẹp tuy có sự khác nhau, song chúng có mối quan hệ đan xen, bổ sung cho nhau và đều hướng đến mục tiêu sử dụng, phát huy tối đa tiềm năng

lao động của xã hội.

Thị trường lao động việc làm chỉ có thé được hình thành khi người lao

động có nhu cầu việc làm và người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng laođộng Họ gặp gỡ, thỏa thuận với nhau nhưng mỗi người hoạt động là để đạt mụcđích riêng của họ Do đó, khi xem xét cơ chế giải quyết việc làm cần chú ý đến

ba chủ thể chính là: người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước

Về phía người lao động: khi tiễn hành hoạt động lao động để duy trì, đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình thì người lao động phải có sức khỏe, có trình độ Muốn vậy người lao động phải có sự đầu tư cho bản thân

về thời gian và tiềm lực để nâng cao sức khỏe, đầu tư cho giáo dục

Về phía người sử dụng lao động: bao gồm các doanh nghiệp, các cơ sởsản xuất kinh doanh, xí nghiệp, công ty là những nơi tạo ra việc làm, duy trì

ồn định chỗ làm việc thông qua quá trình thu hút người lao động vào việclàm Muốn vậy, người sử dụng lao động phải có vốn, năm được khoa học kỹthuật, có kiến thức, kinh nghiệm và tổ chức quản lý, phải tìm được đầu vào

cũng như đầu ra cho sản phẩm của mình.

Vẻ phía Nhà nước: Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra

môi trường thuận lợi dé việc làm hình thành, ôn định và phát triển thông qua

hàng loạt các chính sách, pháp luật như: Chính sách giải quyết việc làm, chính

sách khuyến khích đầu tư, bảo hộ lao động, giáo dục đảo tạo, y tế; chính sáchphát triển kinh tế - xã hội

Chính sách giải quyết việc làm: là chính sách hướng tới việc khăng định

15

Trang 24

quyền có việc làm, quyền được làm ở những lĩnh vực khác nhau và khả năngcủa mỗi người được phát huy nhất Thực chất, chính sách giải quyết việc làm

là hệ thong các biện pháp co tác động mở rộng dé lực lượng lao động toàn xãhội tiếp cận được việc làm

Có thể hiểu chính sách giải quyết việc làm là chính sách xã hội là sự cụ thé hóa pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực lao động - việc làm, là hệ thống các quan điểm, chủ trương phương hướng, biện pháp giải quyết việc làm cho

người lao động nhằm góp phần an toàn và phát triển xã hội

Chính sách giải quyết việc làm liên quan trực tiếp đến mọi mặt của đờisong, là yêu tố đảm bảo dé con người phát triển, phát huy được kha năng củamình Vì vậy, đây được coi là chính sách cơ bản của mọi quốc gia trong quátrình phát triển kinh tế - xã hội Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường

Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng vai trò của chính sách giải quyết việc làm trong việc hoạch định, triển khai các chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, vấn đề việc làm đã được nâng lên

tầm mới cả về phương diện lý luận và thực tiễn, đó là nội dung xuyên suốttrong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Đánh giá về hiệu quả của giải quyết việc làm thường được xem xét trênnhiều phương diện khác nhau, trong luận văn này tác giả đề cập trên phươngdiện kinh tế - xã hội, thể hiện các điểm sau:

- Đối với người lao động có việc làm sẽ có thu nhập, đảm bảo cuộc sống

cho bản thân, gia đình và đóng góp cho xã hội.

- Đối với mỗi quốc gia, cũng như các địa phương giải quyết việc làm là giải pháp có tính chiến lược dé phát triển kinh tế - xã hội, là một trong những

nhân tô đảm bảo cho kinh tế phát triển 6n định, có mức tăng trưởng cao, nângcao chất lượng cuộc sống cho người lao động Từ đó, sẽ thực hiện tốt các

chính sách khác đê đảm bảo an sinh xã hội.

16

Trang 25

Mặt khác, về mặt kinh tế, việc làm luôn gan với van dé sản xuất Hiệuquả của giải quyết việc làm cũng chính là hiệu quả của sản xuất Về mặt xã

hội, giải quyết việc làm tốt sẽ làm giảm thiêu thất nghiệp, cải thiện tình trạng

thiếu việc làm, nâng cao thu nhập

1.1.2 Đặc điểm việc làm của thanh miên nông thôn

1.1.2.1 Khai niệm thanh niên nông thôn

Thanh niên nông thôn là những người sinh ra, lớn lên và sinh sống ởnông thôn Về tuôi đời, Luật thanh niên Việt Nam của nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam số 53/2005/QHII ngày 29 tháng 11 năm 2005 đã quyđịnh: Thanh niên là công dân Việt Nam từ 16 đến 30 tuổi /24/

Cùng với những khái niệm trên chúng ta có thể hiểu: Lực lượng lao độngthanh niên nông thôn gồm những lao động thanh niên sinh ra, lớn lên và sinh

sống chủ yêu ở nông thôn, trong độ tudi lao động từ 16 — 30, có khả năng làm việc, đang làm việc hoặc chưa có việc làm nhưng đang tích cực tìm kiếm việc

làm.

Nhìn chung, thanh niên nông thôn là những người trung thực, thật thà,

ham học, ham làm nhưng điều kiện học hành, giao lưu, học hỏi gặp rất nhiềukhó khăn; khả năng tai chính của gia đình và bản thân rất hạn chế

1.2.2.2 Đặc điểm việc làm của lao động thanh niên nông thôn

Việc làm của thanh niên nông thôn có các đặc điêm sau:

- Khu vực nông thôn có đặc điểm chung là dân số tăng nhanh, cấu trúc

dân số trẻ, dẫn đến lực lượng lao động ngày càng tăng Khả năng tạo ra việclàm của nền kinh tế luôn thấp hơn nhu cầu việc làm của lao động nông thôn

Vấn đề tạo việc làm, do vậy là khá khó khăn đối với lao động thanh niên nông

thôn.

- Lao động nông nghiệp ít chuyên sâu, trình độ thấp so với trong côngnghiệp Trong sản xuất nông nghiệp có nhiều loại công việc mang tính chất

17

Trang 26

khác nhau Một lao động thanh niên có thể làm được nhiều việc và một việccũng do nhiều người đảm nhiệm Phần lớn lao động thanh niên trong nôngnghiệp là lao động phô thông, ít được đào tạo, sản xuất bằng kinh nghiệm làchính, nguồn lao động chất xám không nhiều va lại phân bố không đều Vì thé

năng suất lao động thấp, khó khăn trong việc đưa khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp.

- Lao động nông nghiệp mang tính thời vụ: sản xuất nông nghiệp luôn

chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ của các quy luật sinh học và các điềukiện tự nhiên của từng vùng, tiêu vùng Quá trình sản xuất nông nghiệp mangtính thời vụ rất cao, cho nên có thời kỳ cần ít lao động song cũng có nhữngthời kỳ cần rất nhiều lao động Do đó khả năng thu hút lao động nông nghiệp

nông thôn là không đều và khác nhau trong từng gia đình sản xuất Đối với

ngành trồng trọt, việc làm chỉ chủ yêu vào thời điểm gieo trồng và thu hoạch,

thời gian còn lại là khá nhàn rãi, còn gọi là thời kỳ nông nhàn trong nông thôn Trong thời kỳ nông nhàn, một bộ phận lao động trong nông thôn thường

chuyển sang các công việc phi nông nghiệp hoặc sang các địa phương khác

hành nghề dé tăng thu nhập Tình trạng thời gian nông nhàn và thu nhập thấptrong sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân đầu tiên gây nên hiện tượng di

chuyển lao động nông thôn từ vùng này sang vùng khác, từ nông thôn ra

thành thị Chính hiện tượng này làm cho việc làm của lao động thanh niên

nông thôn thường bap bênh, công việc không ổn định

- Việc làm trong nông nghiệp, nông thôn thường là những công việc giản

đơn, thủ công, ít đòi hỏi tay nghề cao, tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai và tư liệu cầm tay, dễ học hỏi, dễ chia sẻ Vì vậy, khả năng thụ động của lao động cao, những sản phẩm làm ra chất lượng thường thấp, mẫu mã thường đơn điệu, năng suất lao động thấp nên thu nhập bình quân không cao, tỷ lệ nghèo

đói ở nông thôn còn khá cao so với khu vực đô thị Ở nông thôn, có một sô

18

Trang 27

lớn công việc tại nhà không ổn định thời gian như trông nhà, nội trợ, trôngcon chau, Bởi vậy, lao động thanh niên nông thôn thường có trình độ thấp,tay nghề kém, không đáp ứng công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao.

- Thị trường sức lao động ở nông thôn thực tế đã có từ lâu nhưng kém phát triển Hình thức trao đổi sức lao động diễn ra tự phát theo quan hệ truyền

thống trong cộng đồng, thiếu cơ chế điều tiết thống nhất và không được pháp

chế hóa Họ thiếu thông tin về công việc Dẫn đến khả năng tìm được công

việc phù hợp với bản thân lại càng khó Các đặc điểm trên có ảnh hưởng rất

lớn đến chủ trương, chính sách và định hướng tạo việc làm ở nông thôn, nhất

là tạo việc làm cho lao động thanh niên Nếu có cơ chế phù hợp, mở rộng vàphát triển các biện pháp tạo việc làm thích hợp sẽ góp phần giải quyết tốt

quan hệ dân số và việc làm.

1.1.3 Nội dung giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn

Như đã nói ở trên giải quyết việc làm cho người lao động là đưa ngườilao động vào làm việc đề tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư

liệu sản xuất, tạo ra hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu thị trường Trong luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu giải quyết việc làm cho lao động thanh

niên nông thôn trên 4 nội dung chủ yếu sau:

- Tư vấn việc làm, định hướng nghề nghiệp.

- Đào tạo nghề

- Tạo việc làm trực tiếp

- Xuất khâu lao động

Trong các nội dung trên, tạo việc làm trực tiếp cho lao động thanh niênnông thôn là nội dung quan trọng nhất và khó khăn nhất Tạo việc làm cho lao

động thanh niên nông thôn được xem xét trên 2 khía cạnh là:

- Thanh niên tự tạo việc làm: thanh niên nông thôn có thể tự tạo việclàm cho mình bằng cách phát triển sản xuất kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang

19

Trang 28

trại, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn, hoặc tự thành lập cácdoanh nghiệp tư nhân để sản xuất - kinh doanh.

- Các doanh nghiệp tạo việc làm và tuyên dụng lao động thanh niên

nông thôn vào làm việc Khi đó, thanh niên nông thôn là người đi làm thuê

cho các doanh nghiệp và dé được nhận vào làm việc, họ phải đáp ứng yêu cầu

về trình độ chuyên môn và sức khỏe của doanh nghiệp tuyên dụng.

Quá trình chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông thôn luôn gắn với quá trình

chuyên dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành, các lĩnh vực phi nôngnghiệp Các hướng chuyên dịch lao động bao gồm: phát triển ngành nghề phinông nghiệp tại khu vực nông thôn; đi cư khỏi địa phương đến các khu vực đôthị và khu công nghiệp để tìm việc làm; đi cư tạm thời trong thời gian nông

nhàn đến các khu vực đô thị và khu công nghiệp dé tìm kiếm việc làm thêm

nhằm tăng thu nhập (bán ly nông) và xuất khâu lao động

1.1.4 Những nhân tổ ảnh hướng đến giải quyết việc làm cho lao động

thanh niên nông thôn

1.1.4.1 Nhóm các yếu tô diéu kiện tự nhiên

- Đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác

Dat đai là cơ sở tự nhiên, là tiên đê trước tiên của mọi quá trình sản xuât.

20

Trang 29

Nó tham gia vào mọi quá trình sản xuất của xã hội nhưng tuỳ thuộc vào từngngành cụ thể mà vai trò của đất đai có sự khác nhau Trong nông nghiệpruộng đất không chỉ tham gia với tư cách là yếu tố thông thường mà là yếu tố

tích cực của sản xuất, là tư liệu chủ yếu không thê thiếu, không thể thay thế được Trong công nghiệp, dat dai cũng là nhân tố quyết định mặt băng dé tổ chức sản xuất.

Cùng với đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác như tài nguyên

khoáng sản, tài nguyên biển, các danh lam thắng cảnh là cơ sở cho việcphát triển đa dạng các ngành kinh tế của một địa phương, của một quốc gia,

do vậy góp phần tạo ra nhiều việc làm và sự đa dạng việc làm cho người lao

động nói chung và lao động thanh niên nói riêng.

1.1.4.2 Nhóm các yếu tố kinh tế- xã hội

- Dân số và tỷ lệ tăng dân sốDân số đông và tăng nhanh tạo ra nguồn lao động lớn cho xã hội Mức

sinh lớn, số người bước vào tuổi lao động lớn làm tăng sức ép giải quyết việc làm Nếu cung việc làm đáp ứng đủ cầu việc làm của lao động mới bước vào tuôi lao động thì sức ép được giải quyết thuận lợi, người lao động có công ăn

việc làm tạo ra thu nhập làm cho xã hội ngày càng phát triển Nhưng sức ép

này không được giải quyết sẽ tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế Đặc biệt là

nên kinh tế nông thôn - khu vực có dân sé trong độ tuổi lao động chiếm da số

và thị trường lao động lại kém phát triển Cũng chính sức ép này đã tạo ra mộtdòng người di cư ra thành thị để tìm kiếm việc làm, trong đó chủ yếu là lao

động thanh niên.

Mặt khác, khi dân số tăng nhanh dẫn đến hiện tượng dao tạo nguồn lao

động một cách 6 ạt làm chất lượng nguồn lao động thấp Chất lượng nguồn lao động cao hay thấp ảnh hưởng đến năng suất lao động, khả năng tìm việc

làm và thu nhập của người lao động Chính vì vậy, dân sô và mức tăng dân sô

21

Trang 30

ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động

thanh niên nói riêng.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có

ảnh hưởng rất quan trọng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào một nước hoặc

dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước vào một địa phương.

Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống

đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung cấp điện, nước,bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác), là điều mong muốn đốivới mọi nhà đầu tư trong và ngoài nước

Nói đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật không chỉ nói đến đường sá, cầu cống,

kho tàng, bến bãi mà còn phải kế đến các dich vụ hỗ trợ khác như hệ thống

ngân hàng, các công ty kiểm toán, tư van Thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các

hoạt động này, môi trường đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng Ngoài

ra, hiệu quả hoạt động của các cơ sở công nghiệp địa phương, sự có mặt của

các ngành công nghiệp hỗ trợ, sự tồn tại các đối tác tin cậy để các công tynước ngoài có thê liên doanh liên kết cũng là những yêu cầu rất quan trọngcần phải được xem xét đến

Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, môi trường thu hút đầu tư còn chịu ảnh

hưởng khá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào

tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác.

Ngoài ra, các giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, văn

hóa cũng cấu thành trong bức tranh chung về cơ sở hạ tầng xã hội của một

nước hoặc một địa phương.

Như vậy, lao động thanh niên sống trong điều kiện tự nhiên thuận lợi,nguồn tài nguyên phong phú hơn, cơ sở hạ tầng phát triển sẽ có nhiều cơ

22

Trang 31

hội việc làm hơn và khả năng thành công từ các công việc đó nhiều hơn đốivới những lao động thanh niên sống trong điều kiện tự nhiên khó khăn nguồn

tài nguyên cạn kiét

- Tăng trưởng và chuyền dịch cơ cấu kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cùng với đó

là sự phát triển của hê thống các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh - là đối tượng tạo ra việc làm, ảnh hưởng trực tiếp đến giải quyết việc

làm và tìm việc làm của lao động thanh niên nông thôn Nếu thanh niên nôngthôn sống trong khu vực có tốc độ phát triển kinh tế cao, cơ cấu ngành nghề

đa dạng và phát triển, phong tục tập quán tốt thì khả năng tìm được việc làm

và thích ứng tốt hơn Ngược lại, thanh niên sống trong khu vực có tốc độ pháttriển kinh tế thấp, co cau kinh tế đơn điệu và không phát triển thì khả năng

tìm được việc làm thấp.

1.1.4.3 Nhóm yếu to về khung khổ pháp lý và chính sách lao động - việc làm

Cơ chế chính sách của chính phủ, chính quyền địa phương hay các quyđịnh của chủ doanh nghiệp là nhóm nhân tố tác động rất lớn đến vấn đề tạo

việc làm cho người lao động Chính phủ đưa ra hành lang pháp quy, những

quy định phù hợp với sự phát triển của mỗi giai đoạn nhằm tạo ra việc làmđồng thời bảo vệ lợi ích và quyền lợi của người sử dụng lao động cũng như

người lao động Các chính sách của nhà nước có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc thu hút lao động đến một địa phương nào đó hay một ngành kinh

tế mũi nhọn cụ thé, ví dụ chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài,chính sách phát triển hợp tác xã, chính sách phát triển kinh tế biển

Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho thanh niên học tập, lao động,

giải trí, phát triển thé lực, trí tuệ, bồi dưỡng về đạo đức, truyền thống dân tộc,

ý thức công dân, ý chí vươn lên phan dau vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bang, dân chủ, văn minh/24/

23

Trang 32

1.1.4.4 Nhóm yếu tô về sự năng động, sáng tạo và giới tinh của thanh niên

- Trình độ chuyên môn và sức khỏe là hai yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến

quá trình tìm việc làm của lực lượng lao động nói chung và lao động thanh

niên nông thôn nói riêng Bat kể công ty nào khi tuyên dung lao động họ đều

quan tâm đến trình độ và sức khỏe của người lao động Họ chỉ tuyên dụng

những lao động nào có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc mà họ

đang làm và trên cơ sở phải có sức khỏe tốt đảm bảo được công việc mà công

ty giao phó.

- Hoàn cảnh xuất thân người lao động cũng là nhân tố ảnh hưởng quátrình tìm việc làm của lao động thanh niên nông thôn Thanh niên xuất thântrong gia đình khá giả sẽ có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn hơn, họ

được gia đình trang bị đầy đủ mọi phương tiện làm việc như xe máy, máy tính hơn đối với thanh niên thuộc hộ nghèo Mặt khác, lao động thanh niên thuộc gia đình khả giả có khả năng tiếp cận thị trường lao động hơn đối với

thanh niên nhà có hoàn cảnh khó khăn Chính những điều này càng làm cho

lao động thanh niên nông thôn gặp khó khăn hơn trong quá trình tìm việc làm.

- Giới tính người lao động cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tìm

việc làm của lao động thanh niên nông thôn Do việc làm trong khu vực nông

thôn đòi hỏi nhiều sức lao động chân tay nên cần sức khỏe tốt Do đó, thanhniên nam giới thường kiếm việc làm dé hơn đối với lao động nữ giới

1.2 CƠ SỞ THỰC TIÊN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

1.2.1 Thực tiễn giải quyết việc làm cho thanh niên của một số địa phương

trong HưỚC

1.2.1.1 Thực tiễn tỉnh Nghệ An

Nghệ An có hơn 700 nghìn thanh niên, trong đó hơn 300 nghìn là thanh

niên nông thôn, những năm qua Nghệ An rất coi trọng giải quyết việc làm chothanh niên nông thôn, Nghệ An đã triển khai các giải pháp sau:

24

Trang 33

- Triển khai các đề án giải quyết việc làm cho thanh niên, chang hạn như

dé án “Truyền thông về nghé nghiệp và việc làm” Tỉnh đoàn thanh niên đãxây dựng kế hoạch thực hiện Đề án 103 hỗ trợ thanh niên học nghề tạo VIỆClàm và thành lập Ban điều hành Đề án giai đoạn 2009 - 2015 Hỗ trợ nguồnvốn giúp thanh niên tạo việc làm, thành lập Quỹ hỗ trợ thanh niên lập nghiệp,

đến nay nguồn vốn thanh niên vay hơn 503 tỷ đồng, góp phần giải quyết việc

làm cho 21.135 lao động.

- Thanh lập các trung tâm hỗ trợ việc làm thanh niên, như Trung tâm hỗ

trợ phát triển thanh niên của tỉnh làm cơ sở là đại điện trực tiếp cho thanh niêntrong van dé nghề nghiệp và việc làm

- Đây mạnh công tác phối hợp với các ngành liên quan trong việc day

nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên Hiện nay, trên địa bàn Nghệ An

có 60 cơ sở dạy nghề và có dạy nghề từng bước đáp ứng mục tiêu dao tạo nghề của tỉnh.

Tuy nhiên điểm bat cập là các cơ sở day nghề thuộc các huyện miền núi

chưa được dau tư đúng mức, vi vậy số thanh niên nông thôn miền núi dé tiếpcận được đảo tạo nghề rất khó khăn, số này thường chiếm tỷ lệ thất nghiệp vàthiếu việc làm cao

1.2.1.2 Thực tiễn tỉnh Quảng Ninh

Ở Quảng Ninh, đã tập trung một số giải pháp sau:

- Triển khai quy hoạch các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội

cụ thé trong từng lĩnh vực Chang hạn chương trình phát triển thanh niên

trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, ưu tiên các chính sách dé thành lậphợp tác xã (HTX) thanh niên, các trang trại, gia trại; bên cạnh đó tỉnh đâymạnh, nâng cao chất lượng công tác dạy nghé cho lao động nông thôn, tinhcũng thực hiện các giải pháp hỗ trợ thanh niên chuyên đổi cơ cau cây trồng,

vật nuôi, chuyên đôi sang các mô hình sản xuât mới (phát triên vùng cây ăn

25

Trang 34

quả, chăn nuôi gia súc, dự án nuôi thuỷ sản ở các huyện Vân Đồn, Hải Hà,Đầm Hà ); phát triển dịch vụ trong nông nghiệp, đóng tàu thuyền, sản xuấtcác mặt hàng thủ công mỹ nghệ, gốm, sứ, mây tre đan ở Đông Triều,

Quảng Yên.

Trong lĩnh vực công nghiệp, bên cạnh tạo cơ chế thuận lợi, thúc đây cácdoanh nghiệp phát triển, tỉnh cũng khuyến khích các đơn vị thu hút và tạo

việc làm cho người lao động trên địa bàn Trong 3 năm, từ 2010 đến 2012,

toàn tỉnh đã có 12.166 lao động; trong đó, trên 8.000 lao động là thanh niên

được tạo việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp; gần 29.000 lao động là thanhniên được giải quyết việc làm trong nhóm ngành công nghiệp, chủ yếu là cáclĩnh vực, ngành công nghiệp sản xuất than, điện, các khu công nghiệp

- Di đôi với việc đây mạnh sản xuất dé giải quyết việc làm, tỉnh cũng chú

trọng thực hiện các giải pháp, hỗ trợ, tư vấn giới thiệu việc làm thông qua các

sàn giao dịch việc làm Hàng năm, các công ty tuyển dụng lao động trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với địa phương tô chức nhiều diễn đàn trao đổi nhu cầu

tìm kiếm nguồn lao động Như: Thông qua “Ngày hội việc làm” hay “Hội chợtuyển dung lao động” dé kết nối nhu cầu nhà tuyển dụng với người lao động.Trong 3 năm, từ 2010 đến 2012, các trung tâm giới thiệu việc làm đã tư vấn,

giới thiệu việc làm cho 19.054 người; trong đó, trên 7.000 lao động là thanh

niên đã được tuyển dụng Bên cạnh đó, các hoạt động tư vấn, định hướng

nghề nghiệp ngay từ trong trường trung học phổ thông (THPT) cũng được

26

Trang 35

Quảng Ninh trong 5 năm trở lại đây, xu hướng nguồn “cung” lao động phổthông ngày càng thiếu trong khi tỷ lệ người lao động có bằng cấp lại tăng lên

khá nhanh Ví dụ như: Tại các san giao dịch việc làm của Trung tâm giới

thiệu việc làm Quảng Ninh, riêng năm 2012 nhu cầu lao động cần tuyển của

các doanh nghiệp là trên 16.000 lao động, chủ yếu là công nhân kỹ thuật và

lao động phổ thông nhưng lực lượng này đăng ky tìm việc rất ít, số lao động

trúng tuyển chỉ đạt gần 3.000 người Trong khi đó sinh viên tốt nghiệp cao

đăng, đại học thì đăng ký nhiều nhưng nhu cầu tuyển dụng lại ít Nhiều họcsinh, sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm, nhiều người còn phải làmtrái ngành, trái nghề

1.2.1.3 Thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai các giải pháp sau:

- Triển khai chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chương trình vốn vay giải quyết việc làm, chương trình khuyến công, chuyền đổi cơ

cầu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, đôi mới doanh nghiệp,

tháng việc làm và xuất khâu lao động (XKLĐ) hàng năm toàn tỉnh giảiquyết việc làm mới cho 15.000 lao động

Tuy nhiên, hàng năm toàn tỉnh có khoảng 2 van lao động bé sung và cónhu cầu việc làm mới đã tạo áp lực lớn cho công tác giải quyết việc làm Vớimột tỉnh có nền kinh tế phát triển chưa đồng bộ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch

chậm, thị trường lao động không sôi động như các tỉnh thành phố khác; hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn thiện, chưa có một hệ thống thông tin thị trường lao động va cơ sở dữ liệu về thị trường lao động đầy đủ, đồng bộ dé có thé bao quát được cung - cầu lao động Việc thu thập thông tin

thị trường lao động được thực hiện một cách tự phát, thiếu kip thời, độ tin cậychưa cao, nên công tác giải quyết việc làm gặp nhiều khó khăn

Giải pháp phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm của tỉnh tập

27

Trang 36

trung theo hướng day mạnh phát triển kinh tế theo cơ cấu ưu tiên dich vụ, dulịch - công nghiệp - nông nghiệp, khuyến khích phát triển sản xuất kinh

doanh, thu hút kêu gọi đầu tư; đây mạnh các chương trình tạo việc làm,

XKLD, hỗ trợ phát triển thông tin thị trường lao động Mục tiêu hàng năm tạo

việc làm mới cho 15.000 lao động trong đó XKLĐ 1.000 lao động.

- Trién khai các hoạt động cụ thé gắn với nhu cấu tìm kiếm việc làm của

thanh niên như Hội chợ việc làm, tháng việc làm XKLĐ, đây mạnh các hoạtđộng tư vấn, cung cấp thông tin cho lao động có nhu cầu tìm việc làm, chocác doanh nghiệp có nhu cầu tuyên dụng lao động, hình thành hệ thống thôngtin thị trường lao động chính thống góp phần đắc lực cho thị trường lao độngtại Thừa Thiên Huế phát triển theo hướng tích cực

Công tác tư vấn giới thiệu việc làm mang tính chuyên nghiệp và có hiệu quả, thông qua Trung tâm giới thiệu việc làm Hàng năm Trung tâm đã tư vẫn

cho trên 15.000 lượt lao động, trên 500 lượt doanh nghiệp và đã giới thiệu cung ứng lao động cho 2500 lao động đi làm việc trong tỉnh, ngoài tỉnh và

XKLD, đặc biệt dé nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động, Trung tâmphối hợp với doanh nghiệp đưa người lao động ra nước ngoài tô chức giáodục định hướng nghề nghiệp, phong tục, tập quán và pháp luật của đất nước

sở tại trước khi đến làm việc

Công tác dạy nghề sơ cấp cũng được chú trọng Qua hoạt động dạy nghề

đã góp phần tạo nguồn cho công tác giới thiệu việc làm và XKLĐ, thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, góp phần chuyền dich cơ cau

lao động ở nông thôn Hình thức đào tạo đa dạng, dạy nghề tập trung và dạy

nghề lưu động, với mục đích gắn đào tạo nghề với việc làm, tạo điều kiện

thuận lợi cho lao động nông thôn tiếp cận dé dàng với các lớp học nghề

1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho Hà Tĩnh

28

Trang 37

Từ thực tiễn kinh nghiệm giải quyết việc làm của một số địa phương,một số bài học kinh nghiệm cần rút ra cho Hà Tĩnh đó là:

- Bài học về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội: cần có quy hoạch déphát huy lợi thế từng lĩnh vực, từng vùng miễn; chú trọng chuyên đổi cơ caucây trồng vật nuôi, đầy mạnh phát triển dịch vụ nông nghiệp, đầu tư phát triển

các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp.

- Bài học về ban hành các cơ chế _, chính sách của Đảng , pháp luật củaNhà nước: cần có các chính sách, giải pháp cụ thể cho thanh niên nói chung

và thanh niên nông thôn nói riêng Những giải pháp và chính sách đó hướng

vào phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế đi đôi với giảiquyết việc làm

- Bài học về định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ đào tạo nghề và giới thiệuviệc làm cho thanh niên: cần định hướng nghề nghiệp cho thanh niên khi đang

là học sinh phé thông, khắc phục tình trạng “thừa thay, thiếu thợ”; định hướngnghề nghiệp và việc làm cho thanh niên nông thôn, trong đó chú trọng những

thông tin về thị trường lao động, cung cấp cho họ những số liệu tin cậy về lao động, việc làm Mở rộng các hình thức tư vấn nghé, nâng cao năng lực cũng như hiệu quả hoạt động các trung tâm dịch vụ việc làm, giúp thanh niên tiếp xúc với thông tin và những cơ hội tìm kiếm việc làm một cách đầy đủ và

chính xác Tăng cường dao tạo nghé, chú trọng vùng sâu vùng xa, địa bàn khókhăn dé thanh niên có tay nghề khi tham gia vào thị trường lao động

- Bài học đưa thanh niên đi xuất khẩu lao động: chú trọng giáo dục ýthức tô chức, kỷ luật, kỹ năng lao động, tay nghề, ngoại ngữ cho thanh niên ởcác doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài và thanh niên đi lao động

theo hợp đồng có thời hạn ở ngoài nước; đồng thời, có biện pháp quan lý,

giáo dục, giúp đỡ cho thanh niên nông thôn.

29

Trang 38

- Bài học về hỗ trợ thanh niên tự tạo việc làm: cần huy động từ nhiềunguồn lực để tăng vốn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm cho thanh niên nông

thôn; đầu tư ngân sách thỏa đáng dé mở rộng mạng lưới dạy nghề, phổ cập

nghề cho thanh niên, hỗ trợ vốn cho doanh nhân trẻ nông thôn Đầu tư phát

triển kết cấu hạ tầng dịch vụ thị trường lao động, tín dụng ưu đãi cho thanh

niên nông thôn vay vốn tạo việc làm Tạo môi trường thuận lợi và khuyến

khích các thành phan kinh tế đầu tư vào khu vực nông thôn dé phát triển sảnxuất, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho thanh niên nông thôn cải thiện đời

sông.

30

Trang 39

CHUONG 2: THUC TRẠNG GIẢI QUYET VIỆC LAM

CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN Ở TỈNH HÀ TĨNH

2.1 CÁC NHÂN TO CHỦ YEU ANH HUONG DEN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, nằm ở toạ độ địa lý từ

175350" đến 18°45'40" vi độ Bắc và 105”05'50" đến 106°30'20" kinh độ Đông Phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía đông

giáp Biển Đông và phía tây giáp tỉnh Khăm muộn và Bolykhăm xay (nướcCộng hoà dân chủ nhân dân Lào) Với điều kiện vị trí thuận lợi, cùng Với suphát triển của Khu kinh tế Vũng Ang, Cụm cảng biển nước sâu Vũng Ang —

Sơn Dương, Khu kinh tế cửa khâu quốc tế Cầu Treo Hà Tĩnh trở thành nút

giao thông quan trọng, cửa ngõ giao lưu quốc tế giữa các nước trong khu vực

(Việt Nam — Lào — Thai Lan — Myanma — Trung Quốc ).

Hà Tĩnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với sự phân hóa

mạnh giữa hai mùa tạo nên sự khắc nghiệt: mùa mưa có nhiều bão lụt, mùa

nang gay gắt và gió phon tây nam làm nhiệt độ thường lên tới 39 - 40c Hà

Tĩnh nắng lắm, mưa nhiều, lũ lụt hạn hán thường xuyên xây ra gây khó khăn

cho đời sống và sản xuất.

Tài nguyên thiên nhiên ở Hà Tĩnh rất phong phú:

Về đất đai, toàn tỉnh hiện có 605.395 ha chiếm 1,825% diện tích tự nhiên

của cả nước, trong đó đất nông nghiệp là 105.395ha; đất lâm nghiệp là 348.899ha; đất cho xây dựng cơ bản là 2.603 ha và 148.003 ha là các loại đất khác Diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn 276.949 ha chủ yếu là đất trống đồi

trọc [34].

31

Trang 40

Về tài nguyên biển:

Bờ biển dài 137km, với 18.000 km2 mặt biển và 4 cửa sông lớn; có 267

loài cá, trong đó 60 loài có giá trị kinh tế cao, hơn 20 loài tôm; là một ngư

trường rộng lớn dé phát triển ngành khai thác, đánh bắt, chế biến hải sản[36]

Biển có nhiều bãi ngang, bờ thoải, cát mịn, nước trong xanh; cạnh bờ

biển có núi, ngoài bờ có các đảo nhỏ tạo thành những bãi tắm lý tưởng nhưXuân Thành, Chân Tiên, Thạch Hải, Thiên Cầm, Kỳ Ninh, Đèo Con, v.v cóthê phát triển du lịch

Về tài nguyên khoáng sản:

Nguồn tài nguyên khoáng sản da dạng, phong phú như: titan, vàng, mangan, thiếc, đá granit, nước khoáng nóng và đặc biệt là mỏ sắt Thạch

Khê với trữ lượng 540 triệu tấn, chiếm hơn 60% trữ lượng sắt cả nước, hàm

lượng Fe từ 61,39 đến 62,38%, đây là mỏ sắt lớn nhất khu vực Đông Nam A;

mỏ titan có trữ lượng trên 5,3 triệu tấn, đá granit có trữ lượng hon | tỷ m3,

các chỉ tiêu kỹ thuật đảm bảo yêu cầu cho các công trình chất lượng cao; mỏ

nước khoáng nóng, nhiệt độ 76°c, lưu lượng trên 400m3/ ngày, chất lượng

tốt, nằm cạnh khu rừng đặc dụng có diện tích trên 30.000ha, rất thuận lợi chosản xuất nước khoáng đóng chai và đầu tư xây dựng khu ngâm tắm, nghĩdưỡng kết hợp du lịch sinh thái [36]

Điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng của Hà Tĩnh là một trongnhững yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội cũng như giải quyết việc

làm cho người lao động của tỉnh nhà.

2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Năm 2012, dân số của tỉnh là 1.238.829 người, bao gồm 613.289 nam,

chiếm 49,51% và nữ là 625.540 chiếm 50.49 % Dân số thành thị là 194.259

người, chiếm 15.68 % và dân số nông thôn là 1.044.570 người, chiếm

32

Ngày đăng: 29/10/2024, 16:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w