Khung quản trị rủi ro toàn hàng đượckiện toàn đảm bảo quản lý toàn diện các loại rủi ro trọng yếu trong hoạt động của ngân hàng rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE
BÙI XUÂN DŨNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNGCHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Hà Nội - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE
NGƯỜI HUONG DAN: PGS.TS TRAN THỊ THÁI HÀ
XÁC NHAN CUA CÁN BO XAC NHAN CUA CTHD
HUONG DAN CHAM LUAN VAN
Hà Nội - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan sô liệu và kêt quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hê được sử dụng dé bảo vệ một học vi nào Mọi sự giúp đỡ
cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn
trong luận văn đã được chỉ rõ nguôn gôc rõ ràng và được phép công bô.
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2022
Học viên thực hiện
Bùi Xuân Dũng
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIET TẮTT 2- 2 25c x+SE+EE2E£EEEEEEESEEzkerxerxrrrree iDANH MỤC BANG BIÊU ¿2-52 S252 2E‡E2EEEE2EEEE2EE2E212121 2.21 re iiDANH MỤC HÌNH VA BIEU DO scsssscsscssessesssssssessesscscsessesssaesessesssaneaes iii
MO DAU oaeceesecsssscssssessssessssssssecscsecsssucsssussssucsssucsssussssessssussssusscsucsesessesesseseees 1CHUONG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LYLUAN VE QUAN TRI RUI RO TIN DUNG TAI CHI NHANH NGANi0 Ie0 i09) 41.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dung tại Ngân hàng
1.2.5 Quy trình Quản tri Rui ro tín dụng của NHTM - .-«<<5- 20
1.2.6 Do lường rủi ro khoản vay theo Mô hình điểm số Z 261.2.7 Do lường rủi ro theo mô hình xếp hạng của Moody's 271.2.8 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng - 2©s+s+ceczszea 341.2.9 Các nhân tô ảnh hưởng tới công tác quản trị rủi ro tín dụng 381.2.10 Một số bài học từ kinh nghiệm quản tri rủi ro tín dụng từ các ngânhàng trên thế giới 2 S2 SE+E£EE2EEEE2EE2121212121212121112111 1111 te 43CHƯƠNG 2: THIET KE VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 482.1 Thiết kế nghiên CỨU -¿- ¿2 +EESE£E£EE£EEEE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrred 48
Trang 52.1.1 Nội dung nghiên CỨU c1 1v vn vn rưy 48 2.1.2 Quy trình nghiÊn CỨU - << 1111193999301 111 11v kg vn 48 2.2 Phương pháp nghiên CỨU - + E1 EE $9 EVEESseEEEksseekkeeeeeeers 50 2.2.1 Câu hỏi nghiên cứu - ¿5:55 SE 2x2 EE2EE2122121221 2121211 re 50 2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin/dữ liệu - - «+ -««<++2 50
2.2.3 Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin - - 25-52: 512.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích ¿- ¿5 x+c++z++x+zx+zxzzszxerxees 52CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGTẠI NGAN HÀNG TMCP QUAN ĐỘI - CHI NHANH DONG ANH 543.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quân Đội — Chi nhánh Đông Anh 543.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát trién của Ngân hàng TMCP Quân
3.1.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018 — 2020 của
Ngân hàng TMCP Quân Đội — Chi nhánh Đông Anh - - -<++ 61 3.2 Thực trạng quản tri rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội — Chi Mhanh Dong Anh 157 64
3.2.1 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổphan Quân đội — Chi nhánh Đông Anh - 2 2-5 S2+E+E+E££zEzEeEzszed 64
3.2.2 Thực hiện quy trình quan tri rủi ro tín dung tại Ngân hàng TMCP Quân
Đội — Chi nhánh Đông Anh - - - -c 5+ 1383313 VEESEeeerksereererreeers 77
3.3 Đánh giá chung về hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Quân Đội — Chi nhánh Đông Anh 5 5 c1 3E EEssseesseersse 95 3.3.1 Căn cứ vào chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội — Chi nhánh Đông Anh - - <6 c1 11% 33%1 11931119111 1 kg ng rry 95 3.3.2 Căn cứ thực trạng thực hiện quy trình quan trị rủi ro tín dụng tai Ngan
Trang 6hàng TMCP Quân Đội — Chi nhánh Đông Anh << << ++<+sxs2 98
3.4 Nguyên nhân những hạn chế trong công tác quan trị rủi ro tín dung của
Ngân hàng TMCP Quân Đội — Chi nhánh Đông Anh cree 100CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNGQUAN TRI RỦI RO TÍN DUNG TẠI NGAN HÀNG TMCP QUAN DOI -9208/27.9)6519)1€0.90) 010115 1054.1 Định hướng chung của Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn 2021- 050 105 4.2 Định hướng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội — Chi
nhánh Đông Anh giai đoạn 2021-2025 - - - 6+3 +3+ + ‡+++#vkexeveeeeresees 108
4.2.1 Kiến nghị một số giải pháp phòng ngừa rủi ro - 5+: 1084.2.2 Kiến nghị một số giải pháp bổ sung nhằm hạn chế, xử lý khi rủi ro
4.3 Một số kiến nghị với Ngân hang Nhà nước và Chính Phủ 1194.3.1 Nâng cao chat lượng quan lý, điều hành - 2 2 s+s=s+¿ 119
4.3.2 Tăng cường hoạch định chính sách - - - - «+ ++sss*++++seecx+sex 120
4.3.3 Nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) 1214.3.4 Tăng cường công tác thanh tra, kiỂm sOát - 2 - c2 s+s+£+£z 122TÀI LIEU THAM KHẢO - + SE ‡EEEEESE‡E+E£EEEEEEEEEEEEEEEkrkrkrkrkrree 124
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIET TAT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 |CTKD Chương trình kinh doanh
2 |DVKD Don vi kinh doanh
3 | DPRRTD Du phong rui ro tin dung
4 | NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam
5 |NHTM Ngan hang thuong mai
6 | QTRRTD Quan tri rui ro tin dung
7 | QTRR Quan tri rủi ro
8 | SP San pham
9 |TMCP Thuong mại cỗ phần
10 |MB Ngân hàng TMCP Quân Đội
II | MB Đông Anh | Ngân hàng TMCP Quân Đội — Chi nhánh Đông Anh
12 |TCTD Tô chức tín dụng
13 |RRTD Rui ro tín dung
14 |XHTD Xếp hạng tín dụng
Trang 8DANH MỤC BANG BIEU
Bảng 1.1: Dấu hiệu khoản cho vay có vấn dé và chính sách cho vay kém hiệu
Bang 3.3: Chất lượng nợ các nhóm giai đoạn 2016-2020 - 65Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng tín dụng tai MB Đông Anh giai đoạn 66
2016-2020 - SH HH HH HH HH ni 66
Bảng3.5: Quy mô về tài san tín dụng, khách hàng, nhân sự của ngân hang
TMCP Quân Đội - chi nhánh Đông Anh giai đoạn 2016-2020 68
Bảng 3.6: Cơ cấu tín dụng theo nhóm ngành giai đoạn 2016-2020 76Bang 3.7: Bảng đánh giá khách hàng quyết định cho vay - 84Bảng 3.8: Ty lệ trích dự phòng cụ thỂ - 2-5: 2 +S2+E££E+Ee£zEezzrerereee 94Bảng 3.9: Cơ cấu cán bộ tín dụng tại MB Đông Anh -5-5- 99
1
Trang 9DANH MỤC HÌNH VÀ BIEU DO
Hình 2.1: Quy trình nghiÊn CỨU - <6 1E EEESsEEEksseekkeeseeere 48
Hình 3.1: Sơ đồ tô chức ngân hàng TMCP Quân Đội - - + 57
Hình 3.2: Sơ đồ tô chức ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Đông Anh59 Biểu đồ 3.1: Chất lượng nợ các nhóm giai đoạn 2016-2020 - 65
Biéu đồ 3.2: Cơ cau thu nhập của MB giai đoạn 2016 — 2020 71
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu tín dung theo ky hạn giai đoạn 2016-2020 73
Biểu đồ 3.4: Cơ cấu tín dụng theo khách hàng giai đoạn 2016-2020 75 Hình 3.3: Quy trình nhận biết rủi ro tín dụng đối với các khoản tín dụng thuộc quyền phán quyết của Khu vực/Hội sở 2 + 2 +5++E+£+zE+zzxerxzxee 81 Hinh 3.4: Quy trinh nhan biét rui ro tin dung đối với các khoản tín dụng thuộc quyền phán quyết của Chi nhánh trước năm 2015 - - 2-5 s+s552 85
11
Trang 10MO DAU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu dé tài
Trong những năm qua, bên cạnh việc phát triển, tăng trưởng về Quy môtín dụng và chất lượng dịch vụ; Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank) đặcbiệt chú trọng đến vấn đề quản trị rủi ro Khung quản trị rủi ro toàn hàng đượckiện toàn đảm bảo quản lý toàn diện các loại rủi ro trọng yếu trong hoạt động
của ngân hàng (rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro thanh
khoản, rủi ro lãi suất trên số ngân hàng, rủi ro công nghệ, rủi ro pháp lý, )theo các thông lệ tot, thông lệ quốc tế của Ủy ban Basel, COSO; ISO Đặcbiệt, MBBank chú trọng tổ chức quan trị rủi ro công nghệ trong bối cảnh kynguyên công nghệ số 4.0 với các hoạt động quản trị chuyên nghiệp và chuyênsâu hơn; áp dụng những chuẩn mực quốc tế hàng đầu như tiêu chuẩn COBIT,ITIL, tiêu chuẩn ISO 27001 Với những nỗ lực không ngừng, tỷ lệ nợ xấu củaMBBank luôn duy trì ở top các NHTM có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất toàn thị
trường ngân hàng.
Những nỗ lực và thành quả về quản trị rủi ro tín dụng của MBBanknhững năm vừa qua là rất đáng ghi nhận Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầuhóa, Việt Nam mở rộng cánh cửa hội nhập với nên kinh tế thế giới đã tạo ra
áp lực cạnh tranh ngày càng tăng từ các đối thủ trong và ngoài nước Bêncạnh đó việc triển khai áp dụng Basel II tại Việt Nam sẽ là thách thức nhưngcũng tạo điều kiện dé các ngân hang nâng trình độ quản trị lên một tam caomới đòi hỏi MBBank phải đầu tư nhằm tăng năng lực quản trị rủi ro vượt trội.Theo đúng chiến lược mà MBBank nhắm hướng “Trở thành TOP 5 NHTM vềhiệu quả kinh doanh và an toàn” Đề đạt được những mục tiêu đã đề ra củaMBBank Từng chi nhánh ngân hàng không những cần thể hiện được nănglực trong kinh doanh; mà còn cần chú ý đến công tác quản trị rủi ro tín dụng
Xuất phát từ thực tiễn yêu cầu nói trên, trong phạm vi của một luận văn thạc
Trang 11sĩ, tôi chọn dé tài nghiên cứu "Quan trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Quân Đội - Chỉ nhánh Đông Anh" Qua luận văn này tôi hy vọng có
thé gop phan vào việc han chế được những rủi ro hiện hữu cũng như tiềm ân
tai MBBank chi nhánh Đông Anh, cũng như tăng độ an toan trong hoạt động
tín dụng của ngân hàng.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
a Muc tiêu nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động quản tri rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Quân Đội — Chi nhánh Đông Anh, luận văn đề xuất cáckiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tại Ngân hàng
TMCP Quân Đội — Chi nhánh Đông Anh trong thời gian tới.
b Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội — Chi nhánh Đông Anh.
Đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tại
Ngân hàng TMCP Quân Đội — Chi nhánh Dong Anh trong thời gian tới.
3 Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn sẽ làm rõ các van đề sau:
Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Quân Đội — Chi nhánh Đông Anh trong giai đoạn 2018-2020 như thé nào?Ngân hàng TMCP Quân Đội — Chi nhánh Đông Anh đã đạt được những kếtqua gi? Những hạn chế và nguyên nhân là gì?
Cần có các giải pháp gì để hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Quân Đội — Chi nhánh Đông Anh trong thời gian tới?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động quản tri rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)
— Chi nhánh Đông Anh.
Trang 124.2 Pham vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luan văn phân tích thực trạng quan tri rủi ro tín
dụng tai Ngân hàng TMCP Quân Đội — Chi nhánh Đông Anh trên 5 nội dung
đó là xác định chiến lược QLRR; XD chính sách QLRR; nhận diện RRTD;
thanh tra, giám sát, xử lý RRTD.
- Phạm vi không gian: Ngân hàng TMCP Quân Đội — Chi nhánh Đông Anh.
- Phạm vi thời gian: 5 năm từ 2016 — 2020.
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích dir liệu tài chính từ hoạt động
kinh doanh hang năm trong giai đoạn 2016 — 2020 của Ngân hàng TMCP
Quân Đội — Chi nhánh Đông Anh; trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng quản tri
rủi ro tin dung tai đơn vi nay Về định lượng là các phương pháp thu thập và
xử lý dữ liệu thông qua các công cụ nghiên cứu (cơ sở dữ liệu là báo cáo tài
chính, báo cáo cơ cấu khách hàng, ngành nghề, kỳ hạn các khoản vay, tại
Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Đông Anh) Về định tính, đề tài sẽ
thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động đo lường rủi ro tính dụng thông qua
các nhận định, quan điểm của các chuyên gia (hay còn gọi là phương phápphỏng van sâu
6 Kết cau của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro
tín dụng tại chi nhánh ngân hàng thương mại
Chương 2: Phương pháp và quy trình nghiên cứu.
Chương 3: Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại tại Ngân hàng TMCP Quân
Đội - Chi nhánh Đông Anh.
Chương 4: Một số giải pháp nham tăng cường khả năng quản trị rủi ro tíndụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Đông Anh.
Trang 13CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CƠ SỞ LÝ
LUẬN VE QUAN TRI RỦI RO TÍN DỤNG TAI CHI NHÁNH NGAN
HANG THUONG MAI1.1 Tổng quan tinh hình nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng thương mại
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong nền kinh tế thị trường, nguồn vốn cho vay ngân hàng (hay tíndụng ngân hàng) của các doanh nghiệp bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn trongtong nguồn vốn sản xuất kinh doanh của họ Chính vì lẽ đó, quản tri rủi ro tíndụng trong các Ngân hàng là vấn đề đã được Chính phủ mỗi quốc gia, các nhàkhoa học, các nhà kinh tế đặc biệt quan tâm Xét về tổng thể sự sụp đồ củamột ngân hàng trên thế giới có thê ảnh hưởng sâu rộng tới Ngân hàng tại cácquốc gia trên phạm vi toàn cầu Vì thế đã có nhiều chính sách, công trìnhnghiên cứu khoa học, các bài viết, diễn đàn, hội thao vé rủi ro tín dụng, quảntrị rủi ro tín dụng nhằm đối phó với rủi ro tín dụng trong các Ngân hàng
Đối với bản thân các ngân hàng, dù ít hay nhiều, bằng cách này haycách khác đều có quy trình quản tri rủi ro tín dụng, nhằm hạn chế rủi ro tíndụng trong ngân hàng mình Tuy nhiên, do bản thân Ngân hàng là tổ chức
hoạt động vì lợi nhuận, và có chạy theo lợi nhuận, chạy theo thị trường, vì
vậy đôi khi van đề quản trị rủi ro lại bị xem nhẹ
Thời gian gần đây tại Việt Nam đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu
về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng chung cho các NHTM, cho cácNgân hàng TMCP, hay cho một vài ngân hàng điển hình cần nâng cao công tácquản trị rủi ro tin dụng Có thé kế đến các công trình nghiên cứu như:
(1) Tran Mạnh Cường (2016), Phân tích thực trang rủi ro tin dung cuaNgân hàng Thương mại cô phần Sài Gòn - Hà Nội, Nguồn luận văn thạc sĩ,Đại học Quốc gia Hà Nội Trong luận án tác giả đã đề cập đến thực trạng và
Trang 14một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàngThương mại cô phan Sai Gòn - Hà Nội Bên cạnh đó, tác giả cũng tìm hiểu
kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng như: Ngân hàng Phát
triển Hàn Quốc, Ngân hàng Nova Scotia - Canada, Ngân hàng Citibank của
Mỹ, Ngân hàng ING bank của Hà Lan và Ngân hàng KasiKom của Thái Lan.
Qua tìm hiểu công tác quản lí rủi ro của các ngân hàng trên, tác giả đúc rút
các bai học kinh nghiệm trong công tác quản lý rủi ro tín dung của ngân hàng
TMCP Sài Gòn - Hà Nội.
(2) Trinh Thị Minh Nguyệt (2016), Tăng cường quản tri rủi ro tín dụng
tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Hà Nam, Nguồn luậnvăn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội Tác giả đã nghiên cứu lý luận về rủi rotín dụng, các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và đề xuất một số giải phápnhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng
(3) Nguyễn Quang Hiện (2016, Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
TMCP Quân Đội, Nguôn luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính Tác giả
đã dựa vào nguồn số liệu quá khứ qua các năm về tình hình tài chính, căn cứvào quy trình, các chiến lược kinh doanh, kế hoạch của Ngân hàng và vậndụng các phương pháp phân tích khác nhau để làm sáng tỏ thực trạng quản trị
rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân Đội.
(4) Nguyễn Hoàng Trung (2019) thực hiện nghiên cứu về vấn đề kiểm
soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) Tại nghiên
cứu này, tác giả đã khái quát tổng quan về cơ sở lý luận liên quan đến rủi rotín dụng, các phương pháp theo chuẩn mực Basel II, cũng như tầm quan trọngkhi tính toán tỷ lệ an toàn vốn trong kiểm soát rủi ro tín dụng theo chuẩnBasel II, bao gồm: nhận biết, đo lường ứng phó và kiểm soát rủi ro tín dụng(RRTD) Đồng thời phân tích, đánh giá công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tạiOCB trong giai đoạn 2014 - 2018 Qua kết quả nghiên cứu về các phương
Trang 15pháp theo chuẩn Basel II, đặc biệt là phương pháp tiêu chuẩn, luận văn nhậnthay dé xác định vốn yêu cầu tối thiêu cho kiểm soát RRTD, cần quan tâm tớihai nhân tố chính đó là hệ số rủi ro và biện pháp giảm thiểu RRTD Bên cạnh
đó, luận văn đề cập đến kinh nghiệm áp dụng các phương pháp theo chuẩnBasel II của một số ngân hàng trên thế giới (như Mỹ, Hàn Quốc và Thái Lan)
từ đó đưa ra một số khuyến nghị dé OCB tiến tới các phương pháp nâng caotheo định hướng Basel II trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại OCB
Qua nghiên cứu, phân tích từ những công trình đã nghiên cứu, tác giả
nhận thấy, hầu hết các đề tài mới chỉ sử dụng số liệu thứ cấp, chỉ có một số íttác giả có thực hiện điều tra, phỏng vấn khách hàng hay phỏng vấn chuyên
viên tác nghiệp tại đơn vỊ.
Qua tìm hiểu trên thực tế, tác giả nhận thấy đề tài “Quản trị rủi ro tíndụng” tại một số các NHTM nói chung và đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tạiNgân hàng TMCP Quân Đội” nói riêng có nhiều Tuy nhiên chưa có nghiêncứu về công tác quan trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quân Đội — Chi
nhánh Đông Anh Do khi làm luận văn tác giả đang công tác tại ngân hàng
TMCP Quân Đội — Chi nhánh Đông Anh Nhận thấy có thé áp dụng các kiếnthức nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng vào môi trường làm việc thực tiễn.Đồng thời, trong khoảng thời gian vài năm gần đây, tín dụng ngân hàng cónhiều dấu hiệu tăng trưởng nóng Trong giai đoạn hiện nay, dịch Covid bùngphát khiến cho công tác Quản trị rủi ro tín dụng càng trở nên cấp thiết hơnbao giờ hết Vì vậy nên tác giả đã lựa chọn dé tài này dé tiến hành nghiên cứu
1.1.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài
Trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập thị trường tài chính quốc tế, nhất là
trong dịch vụ tai chính, đòi hỏi ngành ngân hàng phải có những cải cách mạnh
mẽ, những bước tiễn mới nhằm cải thiện dich vụ, hoạt động kinh doanh củamình dé thu hút khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu doje nhiều
Trang 16lợi nhuận cho doanh nghiệp mình Nhưng đi đôi với các lợi ích mà ngân hàng
nhận được thì họ cũng gặp nhiều các rủi ro tiềm ấn phát sinh trong quá trìnhthực hiện Do đó, để giảm thiểu rủi ro trong từng hoạt động kinh doanh củacác ngân hàng nói riêng và các tổ chức tài chính nói chung thì trên thế giới đã
có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạtđộng kinh doanh thương mại Đầu tiên, khái niệm quản tri rủi ro doanhnghiệp (Risk Management — ERM) chính thức xuất hiện vào đầu những năm
1950 trên thế giới Đến năm 1963, nghiên cứu của Robert Mehr và BobHedges đã tạo ra một bước ngoặt trong lĩnh vực nghiên cứu về ERM băngviệc tong kết các quan niệm trước đây về QLRR và đoỊa ra một định nghĩamới về vấn đề này Theo Robert Mehr và Bob Hedges, ERM là một quy trìnhxem xét đánh giá toàn diện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dénhận biết những nguy cơ tiềm an có thé tác động xấu đến các mặt hoạt động
của doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ đưa ra các giải pháp ứng phó, phòng ngừa
phù hợp tojong ứng với từng nguy cơ Trên nền tảng lý thuyết này, các nghiêncứu tiếp theo tập trung vào một số vấn đề sau:
Nghiên cứu của Clup (2002) về ERM đã cụ thể hóa quy trình QTRR baogồm các bước cơ bản: nhận diện rủi ro, phân tích đánh giá rủi ro, phân loạixếp hạng, báo cáo rủi ro, xử lý rủi ro và giám sát rủi ro - Nghiên cứu củaKleffner và các cộng sự (2003) về những nhân tố nào có thé anh hơiởng đếnviệc thực hiện QTRR tại các tổ chức, doanh nghiệp đã chỉ ra rằng các doanhnghiệp có quy mô lớn hơn thường có xu hướng thực hiện ERM đây đủ hơn,
do đó giá trị doanh nghiệp có xu hướng tăng lên - Dileep Mehta và
Hung-Gay Fung (2008) thì tập trung vào việc phân tích các van đề liên quan đến thịtrường ngoại hồi, thị trường tài chính phái sinh, những rủi ro quốc gia và xemxét các chiến lược mà ngân hàng áp dụng để xử lý các vấn đề phát sinh trongquá trình thực hiện - Trong khi đó Horcher (2008) đề cập tới một loạt các rủi
Trang 17ro tài chính mà các tô chức có thé phải đối mặt trong cuốn sách của mình như:rủi ro tiền tệ, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng Từ đó tác giảđơia ra các kế hoạch dé giảm thiểu rủi ro, đồng thời cũng dé cập đến những nỗlực của toàn cầu trong việc đo lơjờng rủi ro và quản lý rủi ro tài chính trong hệthống ngân hàng - Rose (2012) lại hướng người đọc hình dung về lĩnh vực
ngân hàng theo phương diện từ khách hàng và những nha quản tri Trong
cuốn sách của ông chủ yếu tập trung vào phân tích những cải cách trong hệ
thống tài chính hiện đại, những rủi ro hệ thống, những thách thức đặt ra trong
hệ thống tài chính hiện nay, những nguyên nhân và thách thức của suy thoáikinh tế thế giới từ đó cung cấp cho người đọc những phương pháp kiểm soátrủi ro của ngân hàng trong nền kinh tế đầy bất ổn hiện nay - Vào tháng11/2004, hội nghị thường niên của Hiệp hội Ngân hàng Châu A (viết tắtABA) được nhóm họp, trong đại hội này đã đưa ra những van dé thảo luậntrong đó đã bàn đến việc ứng dụng hiệp ước mới về vốn (Basel II) nhằm mụcđích hạn chế được các rủi ro trong hoạt động của các NHTM trong hiệp hội.Theo ý kiến phát biểu của chủ tịch ABA — Dong Soo Choi “Tat cả các ngânhàng trong khu vực cần nâng cấp hơn nữa dé đáp ứng đojợc những quy định
cua Basel II’ - Giáo su Rekha Arunkumar thuộc trường đại hoc Mysore đã
từng đưa ra ý kiến trong đề tài nghiên cứu của mình về Quản trị rủi ro ở cácngân hàng thojong mại rang: “Sự thành công của một ngân hàng phụ thuộcvào khả năng phán đoán va tổng hợp các rủi ro trong giới hạn có thé chấpnhận và kiểm soát được”
1.13 Khoảng trồng nghiên cứu
Các công trình trên đều nghiên cứu công tác quản trị rủi ro trong hoạt độngcủa hệ thống ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng trong nói riêng Trên cơ
sở tiếp thu có chọn lọc, tác giả nhận thấy có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt
động quản tri rủi ro tín dung tại ngân hàng TMCP Quân Đội, nhưng chưa có
Trang 18đề tài nào tập trung nghiên cứu về quản trị ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Quân Đội — Chi nhánh Đông Anh Bên cạnh đó, qua quá trình công tác tại Ngân hàng TMCP Quân Đội — Chi nhánh Đông Anh, và quá trình học Thạc sĩ
tại Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội; tác giả mong muốn có thể ápdụng những kiến thức được học vào nghiên cứu, phân tích hoạt động quản trịrủi ro tín dụng tại thực tế tại chính nơi mình làm việc
Với đề tài “Quản trị ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội — Chi
nhánh Đông Anh”, tác giả viết đã thực hiện nghiên cứu trên phạm vi chỉ
nhánh Đông Anh với số liệu mới nhất trong 05 năm từ 2016-2020 Việc
nghiên cứu trên phạm vi chi nhánh giúp tác giả đánh giá được thực trạng công
tác quản tri rủi ro ở mức độ sâu sắc và chỉ tiết hơn, đánh giá tận gốc rễ sự cânbăng giữa mục tiêu phát triển khách hàng bên cạnh việc quản trị rủi ro của chinhánh — những tế bào nhỏ nhất trong hệ thống ngân hàng TMCP Quân Đội
1.2 Cơ sở lý luận về Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại1.2.1 Khái quát về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại
1.2.1.1 Rui ro tín dung
a) Khai niém rui ro tin dung
Rui ro trong kinh doanh ngân hang là những biến cố không mong đợi makhi xảy ra sẽ dẫn đến sự tốn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuậnthực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí dé có thé hoànthành được một nghiệp vụ tài chính nhất định
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về RRTD, tuy nhiên các quan điểm
đó đều thé hiện cùng một ban chất: RRTD là khả năng xảy ra những thiệt hại
về mặt kinh tế mà NHTM phải gánh chịu do khách hàng vay vốn thanh toán
nợ không đúng hạn hoặc không hoàn trả được nợ vay (cả gốc và lãi)
“RRTD là ton thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh
ngân hàng nước ngoải do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả
năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết” (Theo
Trang 19Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN).
Theo định nghĩa của Ủy ban Basel về các vấn đề quốc tế (BCBS): “Rủi
ro tín dụng là rủi ro hoặc sự mất mát do người đi vay hoặc đối tác gây ra
Hiểu theo nghĩa rộng, rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mỗi quan
hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách nợ lại không thực hiện hoặc
không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn Nó diễn ra trongquá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyên nhượng và giấy tờ có giá, chothuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán của ngân hàng và kể cả việc ngânhàng mua các loại trái phiêu của doanh nghiệp
Rui ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả hoặc rủi ro saihẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng
Có thé thay răng rủi ro tin dụng có 2 cấp độ:
- Khách hàng trả nợ không đúng hạn Khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng
b) Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng
Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân
chia như sau:
Rui ro lựa Rui ro
chon bao dam
Rui ro khéng
(Nguồn: Tran Huy Hoàng (chủ biên) (2011), Quản trị ngân hàng, NXB
Lao động Xã hội, TP.HCM)
10
Trang 20Theo sơ đồ trên, rủi ro tín dụng được chia thành hai loại là rủi ro giao
dịch (Transaction risk) và rủi ro danh mục (Portfolio risk)
- Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân
phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay,đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch bao gồm rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo
đảm, rủi ro nghiệp vụ.
+Rui ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phântích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả
để ra quyết định cho vay
+ Rui ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điềukiện trong hop dong cho vay, các loại tài sản dam bảo, chủ thé đảm bảo, cách
thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tai san dam bao.
+ Rui ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay
và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và
kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có van dé.
- Rủi ro danh mục là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân
phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân
hàng, được phân chia thành 02 loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rui ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mangtính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể di vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế
Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của kháchhàng vay vốn
+ Rui ro tập trung là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quánhiễu đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiễu doanh nghiệp hoạt độngtrong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất
định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao
11
Trang 211.2.2 Vai trò Quản lý rủi ro ro tín dụng của NHTM
Thứ nhất: Hoạt động cho vay nói chung và CVĐT nói riêng luôn gắnliền với rủi ro, do đó ngân hàng chỉ có thể quản lý chứ không thể chối bỏ rủi
ro nếu muốn tiếp tục duy trì hoạt động của mình Hoạt động CVĐT chứađựng nhiều yếu tố rủi ro xuất phát từ những đặc điểm riêng của nó, do đóNHPT phải làm tốt công tác QLRR nhằm nâng cao chất lượng CVĐT
Thứ hai: CVĐT là hoạt động chủ yếu và mang lại thu nhập lớn nhất chongân hang, do đó ngân hàng phải QLRR đối với CVĐT nhằm thực hiện tốtchức năng cơ bản cũng như dé duy trì sự tồn tại và phát triển của mình.
Thứ ba: Trong các loại rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt thì rủi roCVDT là rủi ro cơ bản nhất, gây ton thất nhiều nhất cho ngân hàng, đồng thờilại còn có thể dẫn đến nhiều loại rủi ro khác, do đó ngân hàng phải quản lý nó
dé hạn chế những tổn thất do rủi ro nay gây ra
1.2.3 Nguyên tắc Quản lý rủi ro
Về cơ bản, QLRR trong hoạt động CVĐT phải tuân theo nhữngnguyên tắc chung về QLRR Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng của CVĐT,
trong QLRR của hoạt động này, ngân hàng phải chú trọng những nội dung cơ bản sau đây:
Một là, chấp nhận rủi ro: Rủi ro là yếu tố đi liền với hoạt động CVDT,
do đó, ngân hàng phải chấp nhận rủi ro ở mức cho phép néu như mong muốntiếp tục cho vay và có được thu nhập phù hợp từ hoạt động này.
Hai là, điều hành rủi ro cho phép: “Gói rủi ro cho phép” bao gồm
những loại rủi ro mà ngân hàng có thé chap nhận dé thu được lợi nhuận
Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép đòi hỏi ngân hàng phải quản lý và điềutiết được phan lớn các rủi ro trong “gói rủi ro cho phép”, không phụ thuộc vào
khách quan và chủ quan.
Ba là, quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt: Các rủi ro trong hoạt động CVDT khá độc lập với nhau, do đó ngân hàng không gộp các rủi ro khác nhau
12
Trang 22vào cùng một nhóm để đưa ra một phương pháp quản lý chung.
Bồn là, phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép với khả năng tài chính:
Ở một phương diện hiệu quả, rủi ro là cái giá phải trả để có thu nhập, do đómức độ rủi ro trong CVĐT chỉ được nằm trong một giới hạn nhất định, phù
hợp với mức thu nhập mà hoạt động này mang lại.
Năm là, phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập:
Rui ro xây ra sẽ làm giảm thu nhập và tiềm năng phát triển của ngân hang, vivậy, giá trị thiệt hại chỉ được phép năm trong giới hạn mức vốn dự phòng củangân hàng; nếu vượt quá giới hạn đó thì sẽ làm giảm khả năng chịu đựng củangân hàng và có thé dẫn đến phá sản hệ thống
Sau là, hiệu quả kinh tế: Nguyên tắc hiệu quả kinh tế đòi hỏi chi phícủa ngân hàng bỏ ra để quản lý rủi ro trong CVĐT phải thấp hơn giá trị thiệthại mà rủi ro có thê gây ra
Bảy là, QLRR phải phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng12.4 Nội dung kiểm soát RRTD
Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp được coi là một
trong những bước quan trọng trong hoạt động quan tri rủi ro tín dụng, mục
đích né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tốn thất có thé đến với t6 chức khirủi ro xảy ra Nội dung của kiểm soát rủi ro tín dụng gồm né tránh rủi ro, ngănngừa ton thất, giảm thiểu rủi ro, chuyển giao rủi ro và đa dạng hóa rủi ro
a Né tránh rủi ro
Né tránh rủi ro là việc NHTM né tránh những khoản vay, khách hang
làm phát sinh ton that có thé có ngay từ đầu hoặc loại bỏ những nguyên nhândẫn tới tổn that đã được thừa nhận Né tránh rủi ro là việc quan trọng tronghoạt động cho vay doanh nghiệp đối với những khách hàng, món vay ngânhàng nhận thay có thê phát sinh tổn thất, rủi ro lớn có thể lựa chọn biện pháp
né tránh đê kiêm soát rủi ro.
13
Trang 23Trong hoạt động cho vay, thông qua việc thu thập thông tin khách hàng
vay, cham diém, xép hang tin dụng nội bộ, thâm định dé sảng lọc và loại bỏ,
né tránh các khách hàng vay có thé đem lại rủi ro cho ngân hàng
Né tránh rủi ro là phương pháp hữu hiệu trong kiểm soát rủi ro có thểloại bỏ rủi ro từ khách hàng vay không mong muốn hoàn toàn Tuy nhiên việcthực hiện phương pháp này đôi khi có thể xảy ra lựa chọn đối nghịch, ảnhhưởng đến việc mở rộng khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngânhàng Chính vì thế, trước khi thực hiện việc né tránh rủi ro, ngân hàng cần thuthập thông tin và xem xét cần thận
b Ngăn ngừa tốn thấtNgăn ngừa ton that là việc NHTM sử dụng các biện pháp ngăn ngừa tonthất nhằm mục đích giảm bớt số lượng tổn thất xảy ra hoặc làm giảm mứcthiệt hại khi tốn thất xảy ra Việc ngăn ngừa tôn that được ngân hàng áp dụngbăng các biện pháp: Xây dựng quy trình cho vay cụ thé với các đối tượng vayvốn khác nhau và mục đích khác nhau Việc xây dựng quy trình cụ thể và việcthực hiện đúng quy trình giúp hạn chế việc phát sinh rủi ro tín dụng
+ Yêu cầu một tỷ lệ vốn đối ứng nhất định của doanh nghiệp khi thamgia đầu tư vào các dự án, phương án kinh doanh Vốn đối ứng sẽ được sửdụng trước để đảm bảo dự án, phương án kinh doanh của DN được tiến hành
thực hiện đúng mục dich và tang mức trách nhiệm của doanh nghiệp trong
việc sử dụng vốn góp phần ngăn ngừa rủi ro.
+ Thực hiện việc kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi cho vay để
đảm bảo khách hàng thực hiện đúng phương án kinh doanh, mục đích vay
vốn, sử dụng vốn vay có hiệu quả và kết quả kinh doanh khả quan nhằm pháthiện và kiểm soát tôn thất xảy ra
+ Phân cấp quyền và mức phán quyết tín dụng nhằm đảm bảo thâmquyền phê duyệt và cấp tín dụng hiệu quả phù hợp với chuyên môn trình độ
14
Trang 24của cán bộ nhân viên các cấp Đồng thời, để có biện pháp giám sát phù hợp
với những món vay có quy mô khác nhau và mức độ rủi ro khác nhau.
c Giảm thiểu rủi roGiảm thiểu rủi ro là việc NHTM sử dụng các biện pháp nhằm mục dich
giảm bớt sự nghiêm trọng khi tôn thất xảy ra Các biện pháp cụ thể:
+ Áp dụng hình thức, quy trình vay vốn cụ thê với các đối tượng vay vốnkhác nhau và mục đích khác nhau Một quy trình vay vốn cụ thể, phù hợp vớitừng đối tượng giúp ngân hàng kiểm soát và giảm thiêu bớt tốn thất khi rủi ro
xảy ra do việc xem xét trước môi trường, các tác nhân gây ra rủi ro và sự tác
động lên đối tượng vay, khoản vay như thế nào
+ Giảm hạn mức cho vay, tạm dừng, thu hồi một phần vốn trước hạn vàchấm dứt hợp đồng: Trong quá trình cho vay nếu ngân hang phát hiện khách hàng có biểu hiện sử dụng vốn sai mục đích, thực hiện không đúng các điềukiện điều khoản của hợp đồng tín dụng hay gặp rủi ro lớn trong kinh doanh có
thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì có thé ap
dụng các biện pháp giảm hạn mức cho vay, tam dung, thu hồi một phan vốntrước hạn hay chấm dứt hợp đồng nhằm giảm bớt những tốn thất nghiêm
trọng mà rủi ro tín dụng gây ra.
+ Áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản: Cho vay có đảm bảobang tài sản được xem là nguồn dự phòng trả nợ nếu khách hàng không thựchiện đúng cam kết trong hợp đồng tin dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng Bên
cạnh đó cũng nâng cao ý thức, trách nhiệm trả nợ của khách hàng với ngân
hàng Dé thực hiện hiệu quả công tác này ngân hang cần thực hiện tốt côngtác định giá tài sản theo đúng quy trình, định kỳ kiểm tra tài sản để đảm bảotài sản không bị mất mát hay hư hỏng, đồng thời bắt buộc khách hàng muabảo hiểm đối với các tài sản có rủi ro cao
+ Áp dụng các điều khoản trong hợp đồng bảo đảm tiền vay và hợp đồngthế chấp: Việc áp dụng các điều khoản như lãi suất, phương thức giải ngân,
15
Trang 25mục đích vay vốn, thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồngtín dụng hay việc xử lý tài sản đảm bảo, định giá lại tài sản trong hợp đồngthế chấp nhằm dam bảo hạn chế tốn thất xảy ra do khách hang sử dụng khôngđúng mục đích vay vốn, biến động của thị trường ảnh hưởng đến lãi suất tiềnvay hay giá trị tài sản thế chấp
+ Sử dụng biện pháp trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: Hoạt động tín
dụng của ngân hàng luôn đi kèm với rủi ro tin dụng, dé đảm bao an toàn trong
hoạt động và bù đắp những tổn thất do rủi ro tín dụng đem lại các NHTMluôn duy trì một tỷ lệ dự phòng bắt buộc theo quy định của ngân hàng nhànước căn cứ với cơ cau từng nhóm nợ trong hệ thống ngân hang Cac NHTMcăn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng dé đánh giá mức độ rủi rocủa các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các
khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp Bên cạnh lợi ích mang lại thì việc sử dụng biện pháp trích lập dự phòng được ghi nhận là một khoản chi phí làmgiảm lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của ngân hàng Tuy nhiên, đây là biện phápquan trọng trong kiểm soát rủi ro tín dụng và đảm bảo an toàn hệ thông ngân
hàng Hiện nay, các ngân hàng đang áp dụng 2 loại dự phòng:
Dự phòng chung là loại dự phòng được trích lập để dự phòng cho những
ton thất có thé xảy ra, nhưng chưa xác định được Việc trích lập dự phòngchung được thực hiện trên cơ sở kết quả phân loại nợ và theo tỷ lệ trích doThống đốc Ngân hàng nhà nước qui định Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, dự phòng chung được xác định bằng 0,75%tong số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ tiền gửi và cho vay liên
ngân hàng.
Dự phòng cụ thể là loại dự phòng được trích lập cho những tôn thất cóthé xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thé Theo quyết định số 493/2005/QD-NHNN và Quyết định số 18/2007/QD-NHNN quy định về ty lệ trích lập dự
phòng cụ thể với từng nhóm nợ như sau:
16
Trang 26+ Xử lý nợ có van đề: Khi phát hiện các khoản nợ có van dé (các khoản
nợ có dấu hiệu khó khăn trong việc trả nợ, khả năng rủi ro cao cho ngân hàng)ngân hàng tiến hành xử lý nợ nhằm giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra Các biệnpháp cụ thê:
Cho vay thêm: Trường hợp phương án, dự án đầu tư của khách hàngđang gặp khó khăn, có thể ảnh hưởng đến việc thu nợ mà nguyên nhân chủyếu do thiếu vốn, và ngân hàng xét thấy khả năng phương án, dự án có théphát triển tốt nếu được đầu tư thêm vốn thì có thé xem xét cho vay thêm nhằmgiúp khách hàng tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh
Cơ cấu lại khoản vay: Ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn, số tiền
trả nợ, trên co sở khả năng tai chính của mình và kêt quả đánh giá khả năng
17
Trang 27trả nợ của khách hàng vay dé khách hàng có thé sử dụng nguồn lực tài chínhnội tại tái đầu tư sản xuất kinh doanh
Chuyén nợ quá hạn, khởi kiện, xử lý tai sản: Ngân hàng xác định kháchhàng không còn khả năng trả nợ, không thé khôi phục sản xuất kinh doanh dé
đảm bảo thanh toán nghĩa vụ tài chính với ngân hàng Ngân hàng thực hiện
chuyền nợ quá hạn, phân loại nợ ở nhóm cao hơn chủ động trích lập dự phòngrủi ro cho khoản vay Đồng thời thực hiện, các biện pháp khởi kiện, xử lý tảisản dé thu hồi nợ
d Chuyển giao rủi ro Chuyên giao rủi ro tín dụng là công cụ kiểm soátrủi ro, tạo ra nhiều chủ thé khác nhau dé gánh chju rủi ro thay vì một chu thể.Rủi ro tín dụng được được chuyên cho các cá nhân, tổ chức, đơn vị kinh tếkhác như doanh nghiệp bảo hiểm, công ty mua bán nợ Các biện phápchuyên giao rủi ro:
+ Chuyển giao rủi ro cho công ty bảo hiểm: Thông qua cho vay ngânhàng yêu cầu bắt buộc khách hàng hàng mua bảo hiểm tín dụng đối với cáckhoản vay tín chấp không đảm bảo bằng tài sản hay các khoản vay thế chấp
có có rủi ro cao Bên cạnh đó, các loại bảo hiểm có liên quan đến khoản vaynhư bảo hiểm nhà xưởng, bảo hiểm phương tiện vận tải, bảo hiểm máy mócthiết bị Ngoài ra, ngân hàng cũng có thé trực tiếp mua bảo hiểm của các tổchức bảo hiểm chuyên nghiệp cho các món vay có mức độ rủi ro cao Khi rủi
ro phát sinh, ngân hàng được nhận tiền bồi thường từ các công ty bảo hiểmgiúp bù đắp một phan tốn that
+ Chuyên giao rủi ro cho công ty mua ban nợ: Công ty thực hiện việc
bán nợ các khoản nợ có mức độ rủi ro cao với các công ty mua bán nợ theo tỷ
lệ nhất định nhằm chuyên giao một phần rủi ro cho bên thứ ba giúp các ngânhàng tập trung nguôn lực tài chính phát triển kinh doanh Hiện nay, tại ViệtNam, các ngân hàng đang giao dịch mua bán nợ xấu với Công ty TNHH
18
Trang 28MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đề chuyênđổi các khoản nợ xấu này với tỷ lệ trích lập dự phòng 20%, 50% và 100% -tương ứng với nhóm nợ 3, 4 và 5, sang nhận về Trái phiếu đặc biệt với tỷ lệtrích lập dự phòng là 20%, giúp các ngân hàng đa dạng hóa đầu tư, cắt giảmchi phí, có thé là nguồn lực giúp ngân hàng tăng trưởng và phát triển kinh
doanh.
+ Cho vay đồng tài trợ đối với những món vay doanh nghiệp có quy môlớn, rủi ro cao ngân hàng có thể thực hiện việc cho vay đồng tài trợ với cácngân hàng, tô chức tín dụng khác nhằm phân tán chuyên giao bớt rủi ro chođối tượng khác giúp hạn chế rủi ro và giảm thiêu tốn that do rủi ro mang lại
+ Bên cạnh đó các ngân hàng có thể thực hiện các công cụ tải chính
phái sinh như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương laihay hợp đồng hoán đôi dé phòng tránh và phân tán rủi ro
e Đa dạng hóa rủi ro
Da dạng hóa rủi ro là việc NHTM đa dạng danh mục, ngành nghề, đốitượng, kỳ han và sản phâm cho vay DN nhăm hạn chế khách hàng có liên
quan, phân tán rủi ro Các biện pháp đa dạng hóa rủi ro:
+ Đa dang hóa sản phẩm cho vay và ngành nghề cho vay: Ngân hangcho có nhiều sản pham cho vay khách hàng doanh nghiệp như cho vay bổsung vốn lưu động, cho vay mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư nhà xưởng,cho vay xuất nhập khẩu Đồng thời, ngân hàng thực hiện việc phân tán vàcho vay khách hàng trên nhiều lĩnh vực khác nhau như nông lâm nghiệp, dịch
vụ, sản xuất, thương mại, xuất nhập khẩu Điều này một phần giúp ngân
hàng tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa lợi ích
+ Quy định giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng và nhóm
khách hàng có liên quan nhằm đa dạng hóa khách hàng cho vay và hạn chế
tôn thât khi xảy rủi ro xảy ra.
19
Trang 291.2.5 Quy trình Quan trị Rui ro tín dụng của NHTM
Quản tri rủi ro tín dụng là quá trình tiếp cận rủi ro tín dụng một cách
khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa
và giảm thiểu những tổn thất, mat mát, những ảnh hưởng bat lợi của rủi ro tíndụng Quản trị rủi ro tín dụng bao gồm các bước:
(BI) Nhận biết rủi ro tín dụng
(B2) Phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro tín dụn
(B3) Ứng phó rủi ro(B4) Kiểm soát rủi ro tín dụng
BI Nhận biết rủi ro tín dụng
Khâu đầu tiên trong quản tri rủi ro tín dụng đó là nhận biết rủi ro, trên
cơ sở nhận biết rủi ro các nhà quản tri sẽ tiếp tục thực hiện các khâu tiếp theo, đây là một trong các nội dung quan trọng nhất trong công tác quản trị rủi rotín dụng Đề nhận biết rủi ro cần xem xét đến các dấu hiệu của rủi ro tín dụng,trên cơ sở đó dé phân tích rủi ro, đánh giá và nhận biết rõ bản chất của rủi rotín dụng, các nhân tô anh hưởng và mức độ tác động các nhân tô đó đến rủi ro
tín dụng của ngân hàng
* Nhóm dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng(1) Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng
Xu hướng của các tài khoản của khách hàng tại ngân hàng: dao động
của các tài khoản mà đặc biệt là giảm sút số dư tài khoản tiền gửi, khó khăntrong thanh toán lương, thường xuyên yêu cầu hỗ trợ nguồn vốn lưu động từnhiều nguồn khác nhau, gia tăng các khoản nợ thương mại hoặc không có khảnăng thanh toán nợ khi đến hạn
Các hoạt động cho vay: Mức độ cho vay thường xuyên gia tăng, trì
hoãn hoặc gây khó khăn đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định
kỳ hoặc đột ngột tình hình sử dụng vốn vay, tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh của khách hàng, thường xuyên yêu cầu ngân hàng cho đảo nợ
20
Trang 30Phương thức tài chính: Sử dụng nhiều các khoản tài trợ ngắn hạn cho cáchoạt động dài hạn, chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ dat nhất, giảm cáckhoản phải trả, tăng các khoản phải thu, các hệ số thanh toán phát triển theochiều hướng xấu.
(2) Nhóm dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản trị của khách hàngRui ro xảy ra khi khách hàng có sự thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệthống quản tri hoặc ban điều hành, hệ thống quản tri và ban điều hành luôn
bất đồng về mục đích, quản tri điều hành độc đoán, hoặc ngược lại quá phân
tán, việc lập kế hoạch không đầy đủ, quản trị có tính gia đình, có tranh chấp
trong quá trình quản trỊ.
(3) Nhóm các dấu hiệu liên quan xử lý thông tin về tài chính kế toán của
khách hàng
Nếu khách hàng có sự chuẩn bị không đầy đủ số liệu tài chính hoặc sốliệu chậm trễ, trì hoãn nộp các báo cáo tài chính hoặc những kết luận về phântích tài chính cho thấy: sự gia tăng không cân đối về tỷ lệ nợ thường xuyên,khả năng tiền mặt giảm, tăng doanh số bán nhưng lãi giảm hoặc không có,điều này cho thấy khách hàng đang có dấu hiệu rủi ro.
* Nhóm dấu hiệu phát sinh từ phía ngân hàng(1) Nhóm dấu hiệu từ các chỉ tiêu nhận biết rủi ro tín dụng của ngân
hàng
Rủi ro tín dụng được thé hiện qua quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, nợquá hạn, nợ xấu, và dự phòng rủi ro do đó, khi các yêu tố này có xu hướng
thiên lệch như: quy mô tín dung tăng quá nhanh vượt qua khả năng quan tri
của ngân hàng, hay là cơ cấu tín dụng tập trung quá mức vào một ngành, mộtlĩnh vực rủi ro, hoặc là các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu có dấu hiệu vượt quangưỡng cho phép, dự phòng rủi ro được sử dụng hết, ngân hàng đứng trước
nguy CƠ rỦI ro.
21
Trang 31(2) Nhóm dấu hiệu xuất phát từ trình độ của nhân viên tín dụng và năng
lực quản trị của người quản trị ngân hàng
Nhóm dấu hiệu này bao gồm: Đánh giá và phân loại không chính xác vềmức độ rủi ro của khách hàng: cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắcchan và thiếu tinh bảo đảm, tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh và vượtquá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn ngân hàng, cho vaydựa trên những sự kiện bắt thường có thê xảy ra, ví dụ như sát nhập, thay đổi
địa vị pháp lý của chi nhánh.
(3) Nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách của ngân hàngNhóm dấu hiệu này thé hiện qua chính sách tín dung quá cứng nhắc hoặcquá lỏng lẻo dé khe hở cho khách hàng lợi dụng, cho vay hỗ trợ mục đích đầu
cơ (mua bắt động sản, kinh doanh chứng khoán), chính sách cho vay ưu đãi,
cho vay theo chỉ định, quy trình tín dụng không chặt chẽ.
Nhận biết rủi ro tín dụng chính là tìm ra các biểu hiện và các yếu tô tácđộng có thé dẫn đến các khoản rủi ro trên Mỗi khoản vay có van đề đều mangnhững nét đặc thù riêng xuất phát từ bản thân đối tượng đi vay, sự xuống giácủa TSĐB, hay các vấn đề liên quan đến thời hạn trả nợ cho ngân hàng Tuynhiên, mỗi một khoản vay đều có những nét chung góp phần cảnh báo chongân hàng về những vấn đề đã bắt đầu nảy sinh trong quá trình cho vay
Bảng 1.1: Dấu hiệu khoản cho vay có vẫn đề và chính sách cho vay kém
hiệu quả
Các dấu hiệu nhận biết một | Các dấu hiệu nhận biết chính sách cho
khoản cho vay có vần đề vay kém hiệu quả của ngân hàng
- Thanh toán các khoản tiền vay |- Sự đánh giá không chính xác về rủi ro
22
Trang 32Các dau hiệu nhận biêt một
khoản cho vay có van dé
quả.
- Lãi suất cao bất thường (cố
gang bù đắp rủi ro cao)
Các dau hiệu nhận biêt chính sách cho
vay kém hiệu quả của ngân hàng
- Cung cấp các khoản tín dụng cho thànhviên trong nội bộ ngân hàng (nhân viên,
giám đốc hay các cô đông)
- Cung cấp tín dụng lớn cho các kháchhàng không thuộc thị trường của ngân hàng.
- Cho vay để tài trợ các hoạt động đầu cơ
- Thiếu nhạy cảm với môi trường kinh tếđang có thay đôi
(Nguồn: Peter S.Rose, Quan trị NHTM)
Cac ngân hang luôn có đủ nguôn lực va kha năng đê nhận diện các
khoản cho vay có van đề, nhiệm vụ tiếp theo của ngân hàng là làm thé nào dé
đo lường được rủi ro dé có biện pháp trích lập dự phòng hợp lý vừa đảm bảođược nguồn bù đắp rủi ro, vừa không lãng phí nguồn vốn dé thực hiện dau tư
B2 Phân tích, danh gia và do lường rủi ro tín dung
Nội dung này gom 2 bước là (1) Phân tích, đánh giá rủi ro khách hang và
(2) Đo lường rủi ro tín dụng
(1) Phân tích, đánh giá rủi ro khách hàng
Phân tích đánh giá khách hàng nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong
từng khách hàng, từng khoản nợ cụ thé Phân tích đánh giá khách hàng được
thực hiện từ khi bắt đầu tiếp xúc khách hàng, trong quá trình cho vay và sau
khi cho vay Dé có thé phân tích đánh giá khách hàng cần thu thập thông tin
23
Trang 33về khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay Hiện nay, việckhai thác thông tin về khách hàng thường dựa vào báo cáo tài chính trongnhững năm gần đây của khách hàng Bên cạnh việc thu thập thông tin từkhách hàng, cần thu thập thông tin về đối tác của khách hàng, từ những ngân
hang mà ngân hàng có quan hệ từ cơ quan quản tri khách hàng, từ trung tâm
phòng ngừa rủi ro phân tích khách hàng theo các chỉ tiêu định tính và định
lượng dé có những kết luận chính xác về tình trạng của khách hàng.
* Các chỉ tiêu định tính:
Tiêu chí định tính là tiêu chí không lượng hóa bằng con số mà chỉ phảnánh tính chất, đặc điểm của khách hàng Các tiêu chí này được thê hiện rõ nét
qua phương pháp 6C: (1) Character (tu cách người vay; (2) Capacity (năng
lực của người cho vay; (3) Dòng tiền mặt (Cash flow; (4) Collateral (bảođảm tiền vay); (5) Conditions (các diéu kiện); (6) Control (kiểm soát).
thanh khoản, cân nợ và các chỉ tiêu hoạt động).
Nhóm chỉ tiêu về thu nhập: Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm cáckhoản thu có thê thu được từ hoạt động của doanh nghiệp, để trang trải các
chi phí va tạo lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các nhóm chỉ tiêu cơ bản cua lợi nhuận bao gom cac chi tiéu: Ty suatloi nhuan trén doanh thu; Ty suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE); Tỷsuất lợi nhuận trên tổng tài sản Có (ROA); Chỉ tiêu lợi nhuận trên giá tri rui ro
Var (RAPM).
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản bao gồm các chỉ tiêu: Khả năng thanh toán
24
Trang 34hiện hành; Khả năng thanh toán nhanh; Khả năng thanh toán tức thời.
Nhóm chỉ tiêu cân nợ bao gồm các chỉ tiêu như: Tổng nợ phải trả trênTổng tài sản; Nợ dài hạn trên Vốn chủ sở hữu
Nhóm chỉ tiêu hoạt động: Vòng quay vốn lưu động; Vòng quay hàng tồnkho; Vòng quay các khoản phải thu; Hiệu suất sử dụng tài sản cố định - Thứ
hai, xử lý thông tin
Sau khi thu thập thông tin, phải sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập dé
phân tích, đánh giá khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng trên cơ sở
đó, xác định nguy cơ rủi ro đối với khách hang dé ra quyết định cho vay hay
từ chối cho vay, diéu kién cho vay nhằm han chế rủi ro.
- Thự hai, xác định các nguy cơ rủi ro của khách hàng
Có rất nhiều yếu tố có thé gây ra rủi ro đối với một doanh nghiệp Tuynhiên một doanh nghiệp thường không phải gặp tất cả các nguy cơ rủi ro màchỉ có một số nguy cơ rủi ro chính Các nguy cơ rủi ro chính được liệt kê tại
Phụ lục 01.
(2) Do lường rủi ro tín dung
Do lường rủi ro là bước tiếp theo sau khi phát hiện được có nguy cơ rủi
ro Hiện nay, nhiều ngân hàng trên thế giới đã bắt đầu quan tâm đến việc định
lượng rủi ro tín dụng một cách bai bản Do lường rủi ro tín dụng cần đượcthực hiện đối với từng khoản vay/khách hàng, đối với danh mục các khoảnvay/khách hàng và đối với tổng thể hoạt động của ngân hàng.
* Đo lường rủi ro khoản vay
Do lường rủi ro đối với mỗi khoản vay có thé sử dụng nhiều phươngpháp khác nhau, hiện nay có một số phương pháp cơ bản như: Công thức đolường tôn thất của mỗi khoản vay (EL); sử dụng mô hình điểm số Z; sử dụng
mô hình xếp hạng của Moody’s;
25
Trang 352.1 Đo lường rủi ro khoản vay theo mô hình ước tính ton thất dựkiến:
Đối với mỗi khoản vay, tồn thất dự kiến đối với khoản vay đó được do
lường theo công thức sau:
1.2.6 Do lường rủi ro khoản vay theo Mô hình diém số Z
Mô hình điểm số Z do E.I Altman khởi tạo dùng dé cho điểm tin dungđối với các doanh nghiệp vay vốn Đại lượng Z dùng làm thước đo tông hợp
dé phân loại rủi ro tín dụng đối với người di vay và phụ thuộc vào các yếu tốtài chính của người đi vay Mô hình này sẽ tính được xác suất vỡ nợ củangười vay trên cơ sở số liệu trong quá khứ
Hàm tính điểm X — Score:
Z = (1,2 * X¡) + (1,4 * X2) + (3,3 * X3) + (0,6 * X4) + (1,0 * Xs)
Các chỉ số thành phần trong việc tính chỉ số Z là:
26
Trang 36Tong tài san
Ẹ Giá trị thị trường của vốn cổ phần
Doanhnghiệp năm |, e rP Doanh nghiệp
trong vùng an nam trong vung nam trong vin
Đánh giá ong vụng ái cảnh báo, có thể es ves
wa toàn, chưa có , nguy hiêm, nguy doanh nghiệp ma có nguy cơ phá ma
nguy cơ phá sản sản cơ phá sản cao
Đây là kỹ thuật đo lường rủi ro tín dụng tương đối đơn giản nhưng mô
hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có
rủi ro Trong thực tế mức độ rủi ro tiềm năng khác nhau từ mức thấp nhưchậm trả lãi, không trả lãi cho đến mức cao như mat khả năng trả nợ cả gốc vàlãi vay Ngoài ra, mô hình này không tính đến các yếu tố định lượng như điềukiện kinh doanh, điều kiện thị trường thay đổi, uy tín khách hàng, mối quan
hệ lâu dài với ngân hàng, sự biến động của chu kỳ kinh tế.
1.2.7 Do lường rủi ro theo mô hình xếp hang của Moody's
Mô hình này xếp hạng tình trạng hoạt động của doanh nghiệp dựa trên tỷ
lệ rủi ro hàng năm, chất lượng này thay đối hang năm Các doanh nghiệpđược xếp hạng cao khi tỷ lệ rủi ro dưới 0,1%.
27
Trang 37Bảng 1.2: Mô hình xếp hạng của công ty Moody và Standard & Poor
Moody| Standard & Tinh trang
Poor
xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay Việc xếp hạng này được thực hiện bởimột số dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó có Moody và Standard & Poor lànhững dịch vụ tốt nhất Đối với Moody, xếp hạng cao nhất là Aaa nhưng vớiStandard & Poor thì cao nhất là AAA Việc xếp hạng giảm dần từ Aaa(Moody) và AAA (Standard & Poor) dé phản ánh rủi ro không được hoàn vốncao Trong đó, chứng khoán (khoản cho vay) trong 4 loại đầu được xem nhưloại chứng khoán (khoản cho vay) mà ngân hàng nên đầu tư, còn các loạichứng khoán (khoản cho vay) bên dưới được xếp hạng thấp hơn thì ngân hàngkhông nên đầu tư hay cho vay Nhưng thực tế vì phải xem xét mối quan hệ ty
lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên những chứng khoán (khoản cho vay) tuy
được xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng lại cho lợi nhuận cao
nên đôi lúc ngân hàng vân châp nhận đâu tư hoặc cho vay.
28
Trang 38* Giới thiệu một số mô hình đolường rui ro danh mục:
Rui ro danh mục được đánh giá qua các mô hình Value at Rick (Var),
mô hình Return at risk on capital (RAROC), mô hình xếp hạng tin dụng nội
bộ theo Basel II (IRB).
M6 hinh Var
Var của một danh mục tài sản được định nghĩa là khoản lỗ tôi đa trongmột thời gian nhất định Mô hình VAR đánh giá mức độ rủi ro của danh mụctheo 2 tiêu chuẩn: giá trị danh mục đầu tư và khả năng chịu đựng rủi ro củanhà đầu tư
Mô hình RAROC
Quan niệm trung tâm về rủi ro theo RAROC là mức độ tốn thất, bao
gồm hai bộ phận là ton thất dự kiến (EL) và tổn thất ngoài dự kiến (UL) Do
EL đã được đưa vào khi xác định gia (lãi suất) nên thực chất, EL có thé khôngcoi là rủi ro (vì đã dự đoán được) Còn UL mới thực chất là rủi ro và ngânhàng cần phải chuẩn bị vốn dé bù đắp rủi ro này nếu xảy ra
Mô hình Raroc được tính toán như sau:
Thu nhập ròng - Tén that rủi ro dự kiến
Raroc
Vốn kinh tếNguồn: Theo Basel II Mô hình xếp hạng tín dụng
Mô hình đơn giản nhất được sử dụng trong xếp hạng tín dụng là môhình một biến số Chỉ tiêu đánh giá phải được thống nhất trong mô hình Tỷsuất tài chính được sử dụng trong mô hình bao gồm các chỉ tiêu thanh khoản,
các chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu lợi tức, chỉ tiêu vay nợ và chi
phí trả lãi Các chỉ tiêu phi tài chính thường được sử dụng bao gồm thời gianhoạt động của doanh nghiệp, số năm kinh nghiệm và trình độ của nhà quản trị
cao cap, triên vọng ngành Nhược điêm của mô hình một biên sô là kêt quả dự
29
Trang 39báo khó chính xác nếu thực hiện phân tích và cho điểm các chỉ tiêu đánh giámột cách riêng biệt, hơn nữa mỗi người có thê hiểu các chỉ tiêu đánh giá theocách khác nhau Để khắc phục nhược điểm này các nhà nghiên cứu đã xâydựng các mô hình kết hợp nhiều biến số thành một giá trị dé đánh giá thất bạicủa doanh nghiệp như mô hình phân tích hồi quy, phân tích logic, phân tíchxác suất có điều kiện, phân tích nhiều biến số.
Xếp hạng tín dụng theo mô hình điểm số là phương pháp khoa học kếthop sử dung dit liệu dé nghiên cứu thống kê va áp dụng mô hình thuật toán déphân tích, tính điểm cho các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình một biến hoặc đabiến Các chỉ tiêu sử dụng trong xếp hạng tín dụng được xác lập theo nhómbao gồm phân tích ngành, phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích hoạtđộng tài chính Sau đó đưa vào mô hình dé tính điểm theo trọng số và quy đôiđiểm nhận được sang biéu xếp hạng tương ứng
(3) Ung pho rủi ro tín dung
Dé ứng pho rủi ro tin dụng, ngân hang thường sử dung các công cụphân tán rủi ro, phòng ngừa rủi ro, bảo hiểm rủi ro và xử lý nợ xấu:
- Phân tan rủi ro
Phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng là việc thực hiện cấp tín dụngcho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, khu vực sản xuất kinh doanh nhằm tránhnhững tổn that lớn xảy ra cho ngân hàng thương mại Các hình thức phân tánrủi ro chủ yếu bao gồm:
+ Không tập trung cấp tín dụng cho một ngành, một lĩnh vực hay một
khu vực:
Đề hạn chế rủi ro không nên tập trung vốn quá nhiều vào một loại hìnhkinh doanh, một vùng kinh tế Khi ngân hàng tập trung cấp tín dụng vào mộtlĩnh vực kinh tế sẽ giống như "Bỏ trứng vào một rổ" điều đó có ý nghĩa: khilĩnh vực kinh tế mà ngân hàng tập trung vốn đầu tư gặp phải những biến động
30
Trang 40bất lợi thì thiệt hại của ngân hàng sẽ là vô cùng lớn Như vậy phân tán rủi rohay chia nhỏ lĩnh vực đầu tư, khu vực đầu tư là một biện pháp cho các ngânhàng thương mại trong phòng chống rủi ro.
+ Không nên dồn vốn cấp tín dụng cho một hoặc một số khách hàng
Cùng với mục đích như trên là phân tán rủi ro, một khách hàng kinh
doanh hiệu quả hay có quan hệ lâu năm với ngân hàng thì yêu cầu trên vẫncần được tuân thủ bởi vì nếu khách hàng gặp khó khăn rủi ro đột xuất xảy rathì ngân hàng cũng chịu tốn thất lớn, hơn nữa những thay đổi trong chu kỳ
kinh doanh của khách hàng là khó tránh khỏi.
+ Da dang hóa các sản phẩm tin dụng
Đa dạng hóa các sản phâm tín dụng có tác dụng phân tán rủi ro theo danhmục tài sản, giảm thiệt hại xảy ra khi có rủi ro đối với một vài loại tài sản nhất
định.
+ Cho vay đồng tài trợ
Cho vay đồng tài trợ nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay,giúp ngân hàng thương mại phân tán được rủi ro mà vẫn không bị mất nguồnthu từ phương án kinh doanh khả thi Các tổ chức tín dụng tham gia đồng tàitrợ, phải ký kết với nhau một hợp đồng mà ở đó ghi rõ trách nhiệm và quyềnhạn của từng thành viên tham gia đồng tài trợ Do đó, khi rủi ro xảy ra gánhnặng sẽ được phân tán cho mỗi đơn vị chịu một phần rủi ro tương ứng vớimức vốn tham gia của mình.
Sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh để phòng ngừa và hạn chế rủi ro:
Sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh thông qua Hợp đồng trao đổitín dung (Credit swap), hợp đồng quyền chọn tín dung (credit options) Hợpđồng quyên chon tín dụng là một công cụ bảo vệ ngân hàng trước những tonthất trong tri giá tài sản tín dụng, giúp bù đắp mức chi phí vay vốn cao hơnkhi chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút Hợp đồng quyền chọn tín
31