Bịđộngtiêucực(Phần1/3) Một khi tạo thói quen và thái độ làm việc bịđộngtiêu cực, con người ta rất dễ trở nên lười nhác; ỷ lại; không có chí tiến thủ, không có tầm nhìn xa, dần dần mất đi sức sống và sự sáng tạo, quên đi tín điều trong đờivà quy hoạch nghề nghiệp của bản thân, cuối cùng sẽ đi đến bờ vực thất bại. Bịđộngtiêucực(Phần1/3) 1. “Nghị ch cảnh” không phải là cái cớ của tiêucực Các bạn trẻ tạm biệt mái trường, chập chững bước vào xã hội, tự nhiên cảm thấy bầu trời như rộng lớn hơn, không gian thoáng đãng hơn, bạn có thể tha hồ “bay nhảy”. Trong thế giới của “người lớn”, đối thủ ganh đua với bản thân không còn là những người bạn cùng lứa như trước kia nữa. Con đường ch ạy đua trở thành hệ thống phức tạp theo hình lập thể đa dạng ở nhiều phương diện khác nhau. Con đường đầy chông gai lúc ẩn lúc hiển, quy tắc của cuộc đua cũng mập mờ khó hiểu, tuyển thủ cũng đa dạng, bết kể già trẻ, gái trai, béo gầy, cao thấp đều tham gia cạnh tranh bất kỳ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu và cũng có thể tự do rút khỏi “cuộc chơ i”. Tự chúng ta phải triển khai cuộc chạy “việt dã” không có mở đầu cũng không có kết thủctong xã hội bao la, biến đổi khôn lường này. Đây chính là xã hội sao? Không thể thích ứng được, lúc đầu thì hoài nghi có phải là mình đến nhầm nơi không, chọn nhầm nghề không? Vì trong công ty mình không có cảm giác được mọi người ủng hộ mà luôn bị chèn ép, mình luôn phải chịu ấm ức. Nhìn ra xung quanh thì thấy các “sếp” oai phong lẫm liệt, bạn cũ thì kinh nghiệm dồi dào, các đệ tử thì lắm tiền nhiều của, còn mình còn kém cỏi, không có niềm tin, tiền đồ mờ mịt, cho nên mình luôn cảm thấy lo âu, buồn chán. Hoàn cảnh thường làm cho con người ta thay đổi. Sau khi bước vào cương vị công tác một thời gian, chúng ta sẽ không có cảm giác bỡ ngỡ và căng thẳng như thời kỳ đầu nữa, mà cảm thấy quen dần với công việc. Ngành nghề khác nhau, công ty khác nhau, cộng tác với những con người khác nhau sẽ làm cho chúng ta có sự thay đổi rõ rệt. Thời gian và thực tiễn làm cho chúng ta nhanh chóng thích ứng với môi trường mới, quen với công việc mới, có nhiều đồng sự mới; nhưng đồng thời chính sự quen thuộc và thuần thục trong công việc làm cho chúng ta có cơ hội buông lỏng bản thân, dề cảm thấy mệt mỏi và ỷ lại. Tiêucực giống như một hạt giống, ông trời đã gieo vào lòng mỗi người. Sự sinh trưởng và phát triể n của hạt giống này phụ thuộc avò môi trường và điều kiện cần thiết. Chỉ sau khi có đầy đủ các điều kiện cần thiết như ánh sáng, nhiệt độ, nước…thì nó mới bắt đầu nảy mầm và mọc thành cây. Người thành đạt suốt đời theo đuổi sự hoàn hảo, họ tích cực, nhiệt tình, kác quan, chân thành, làm việc hăng say tràn đầy nhiệt huyết, cẩn thận trong đối xử với mọi người xung quanh và chu đáo trong xử lý công việc. Trong lòng những ngườ i thành đạt hạt giống tiêucực không có điều kiện naye mầm, do vậy nó sẽ bịtiêu huỷ. Thế nhưng cũng có người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, lại mù quáng thoả mãn, tự hài lòng với thành quả của mình, dừng lại không muốn phấn đấu nữa; khi ở hoàn cảnh khó khăn thì do dự lùi bước, ủ rũ đau khổ, than thân trách phận mà không tìm cách khắc phục. Đây là môi trường tốt để hạt giống tiêucực “đội đất” chui lên như “diều gặp gió” vậy. Sự trưởng thành của loại hạt giống tiêucực này sẽ “gặm nhấm” lòng nhiệt tình, sức sống, niềm vui và hạnh phúc của con người, khi đã phát triển thành cây to thì tâm linh con người hoàn toàn bịtiêucực che phủ, không còn tia sáng nào có thể lọt qua được nữa, không một ánh nắng nào lọt vào được nữa, mãi mãi chỉ là màn đêm mà thôi. Đến lúc này thì con người đó sẽ không còn có th ể cứu vãn được nữa, trong lòng họ đã hình thành nhân sinh quan tiêu cực, nên chỉ có thất bại và thất bại, không thể có hy vọng thành đạt. Có những bạn thường xuyên ca thán, dường như là ca thán oán trách tất cả những gì họ có: Oán trách ông chủ nghiêm khắc keo kiệt, ca thán đồng sự không hợp tác, kêu ca phũc lợi đãi ngộ của công ty không thoả đáng, ca thán công việc tẻ nhạt không có sự phát triển. Đối với họ mọi thứ đề u không như ý, bản thân họ cũng không chịu thay đổi, con nguời họ cũng mất đi động lực phấn đấu vươn lên, mất đi khát vọng đối với nghề nghiệp, mất đi tình yêu cuộc sống. Một khi trong cuộc sống những oán thán nhiều hơn ngợi khen, thì chúng ta cần phải thận trọng, hạt giống tiêucực có lẽ đang len lỏi trong bạn, đang tìm cơ hội để nảy mầm, nó bắt đầu ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống vốn đang tươi đẹp của bạn. Tôi có một người bạn, bốn tháng trước anh ấy bị sa thải. Anh ấy nói lý do sự sa thải vì ông chủ không thích anh ấy. Thành tích của anh ấy rất tốt, đồng sự thường thán phục, lý do chỉ là tại ông chủ mà thôi, anh ấy nói ông chủ là “đồ tồi”. Ch ẳng bao lâu anh ấy đã tìm được việc mà mới, nhưng đi làm được một thời gian thì lại rơi vào tình trạng đó. Lúc đầu anh ấy chê ông chủ năng lực kém, không biết cách dùng người, ông chủ không ưa anh ấy, chưa hết hạn thử việc ông chủ đã có ý không muốn anh ấy làm tiếp. Anh ấy tức giận và nghi ngờ ông chủ, cho rằng ông chủ đam mê “tửu sắc”, chỉ thích nhân viên nữ xinh đẹp, mà không thích anh ấ y. Thường thì người trong cuộc không tỉnh táo, tận mắt chứng kiến cảnh anh ấy liên tục bị sa thải, liên tục đối đầu với ông chủ, tôi có thể thấy nguyên nhân là do tính thích khuếch trương bản thân của anh ấy. Anh ấy luôn cho rằng mình tài giỏi hơn người, cho rằng ông chủ là người có lỗi, nhưng anh ấy lại không nghĩ rằng ông chủ sở dĩ có thể làm ông chủ vì ông ta có điểm hơn ngườ i khác. Nếu như anh ấy vẫn cứ oán thán bản thân không may, oán thán ông chủ thế này nọ thì anh ấy sẽ lại thường xuyên bị rủi ro xui xẻo mà thôi. Điều anh ấy phải làm là thay đổi quan điểm cách nhìn của bản thân, sửa đổi bản thân, hành động thực sự để vươn lên. Người xưa cho rằng: Người thông minh thì không oán trách người khác, người nắm được vận mệnh của mình thì không trách ông trời. Oán trách người khác thì tức là ng ười đó đã đến đường cùng mà không đắc chí, người oán trách ông trời thì không có chí tiến thủ. Trong nền kinh tế thị trường thì mọi sự oán trách ấm ức đều chẳng có nghĩa lý gì, mọi con đường đi đến thành công không có chỗ nào cho sự oán trách, mà phải tự tin đi bằng đôi chân của mình. Những việc bình thường mà không suôn sẻ thì con người ta trở nên hẹp hòi, ích kỷ. Khi hiện tượng tiêucực biểu hiện ra bằng sự oán thán, cũng là lúc tiêucực che lấp tâm linh. Sự nghiêm khắc của ông chủ, trên thực tế chính là sự quan tâm của ông chủ đối với công nhân. Đây chỉ là vấn đề phương thức thể hiện, giống như khi học tiểu học thầy giáo bắt “đứng xó”, hay phạt chép bài nhiều lần… S ự nghiêm khắc của thầy giáo xuất phát từ sự thấu hiểu cá tính và thói quen của học sinh, xuất phát từ sự hiểu quá rõ về sai sót và khuyết điểm của học sinh, xuất phát từ kỳ vọng tha thiết ở học sinh. Chúng ta nghĩ thử xem, chúng ta vừa chập chững bước vào đời, đối mặt với xã hội đầy rẫy những phức tạp, thì chúng ta cũng chỉ như một h ọc sinh tiểu học mà thôi. Có người thầy là ông chủ nghiêm khắc dẫn dắt chúng ta, giúp đỡ chúng ta thì đó là điều may mắn cho chúng ta. Bạn thử nghĩ lại xem, người thầy mà bạn từng cảm kích nhất chẳng phải là người thầy nghiêm khắc nhất đó sao? Bạn không nên canh cánh trong lòng lời nói hay thái độ của ông chủ đối với mình, bạn nên bình tĩnh nghĩ lại những nội dung ông chủ nhắc nhở bạ n, loại trừ phương thức biểu đạt có phàn gay gắt, có lẽ bạn sẽ thấy những điều ông chủ nói có ích cho bạn, giúp bạn nhìn ra sai lầm và mong bạn tiến bộ chứ không phải thù hận hay ghét bỏ bạn. Trong công ty không biên chế người chuyên giải quyết những vấn đề mà công nhân không xử lý được, mỗi công nhân trong công ty đều có nhiệm vụ của mình, trên cơ sở đó mới có sự hợp tác đoàn thể . Gặp phải vấn đề gì chỉ nghĩ đến việc tìm người giúp đỡ mà không tự nỗ lực tìm cách giải quyết, xay ra sai sót gì không nhìn lại mình mà đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, thái độ như vậy tất nhiên sẽ cảm thấy đồng sự không có ý hợp tác với mình. Vấn đề vẫn là ở bản thân bạn, dựa vào cái gọi là “tinh thần tập thể” để đùn đẩy trách nhiệm sẽ không thể t ồn tại lâu dài được, sớm muộn cũng sẽ bị phát giác. Nỗ lực nâng cao nghiệp vụ của bản thân thì mới có cơ hội thăng tiến. Đùn đẩy trách nhiệm cho nhau là hành vi mà công ty và ông chủ không tha thứ, vì người ta có thể chấp nhận năng lực công tác có hạn của bạn, nhưng không thẻ chịu đựng được vấn đề về nhân cách và phẩm chất của bạn. Sự phát triển của sự nghiệp, yếu tố bên ngoài chỉ là một phần, thậm chí chỉ là một phần rất nhỏ. Thái độ, năng lực, mức độ cố gắng của bản thân mới là yếu tố quyết định cuối cùng. Nghề nghiệp của bạn hoặc công ty hy vọng có tiền đồ hay không không phải ở việc bạn tưởng tượng ra sao, phân tích ra sao; mà là ở chỗ bạn làm như thế nào. Đích thân bạn bắt tay vào làm từ những việc nhỏ nhất, không bỏ lỡ cơ hội học tập tích luỹ tri thức, đối xử chân thành với những người xung quanh, bạn sẽ thấy lòng mình thanh thản. Cho dù bạn làm những nghành nghề mà người ta cho là mang tính truyền thống, cơ hội ít lợi nhuận không cao, thì bạn cũng có thể làm nên thành tựu từ những nghành nghề đó. Bởi vì bạn bỏ ra công sức thì nhất định sẽ có thu hoạch xứng đáng. Khi mọi người than thở bất mãn, hay nghỉ ngơi thoả mãn, thì bạn hãy nghĩ xem mình đã tích luỹ được những gì, bởi những thứ đó sẽ là yếu tố quan trọng để sau này bạn thăng tiến. Có một sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học thì làm biên tập cho một nhà xuất bản. Khả năng chắp bút của cậu ta rất tốt, nhưng điều đáng quý nhất là thái độ làm việc của cậu ta. Dạo đó nhà xuất b ản đang tiến hành biên soạn một bộ sách mọi người ai cũng rất bận rộn, nhưng ông chủ không có ý tuyển thêm nhân viên. Thế là người trong ban biên tập được cử sang giúp đỡ phòng phát hành nhưng cả ban biên tập chỉ có cậu thanh niên trẻ này là chịu sự sắp xếp của ông chủ, những người khác thì đi giúp một vài lần rồi thôi. Cậu ta là người “dễ sai”, về sau cậu lại được cử sang phòng nghiệp v ụ tham gia công tác phát hành, bán sách. Ngoài ra cậu ta còn nhận bản thảo, đem tài liệu đến xưởng in, đi gửi bưu điện… chỉ cần ông chủ yêu cầu là cậu ta vui vẻ đi làm. Hai năm sau cậu ta đã thành lập nhà xuất bản tư nhân của riêng mình, làm ăn rất phát đạt. Thì ra khi mọi người ra sức ca thán này nọ thì cậu ta đã chăm chỉ làm việc, trong quá trình làm việc cậu ta đã học được mọi nghiệp vụ của một nhà xuất bản mà không phải t ốn một đồng học phí nào, cậu ta quả là một “nhân tài” hiếm thấy. . Bị động tiêu cực (Phần 1/3) Một khi tạo thói quen và thái độ làm việc bị động tiêu cực, con người ta rất dễ trở nên lười nhác; ỷ lại; không. nghiệp của bản thân, cuối cùng sẽ đi đến bờ vực thất bại. Bị động tiêu cực (Phần 1/3) 1. “Nghị ch cảnh” không phải là cái cớ của tiêu cực Các bạn trẻ tạm biệt mái trường, chập chững bước vào. trong xử lý công việc. Trong lòng những ngườ i thành đạt hạt giống tiêu cực không có điều kiện naye mầm, do vậy nó sẽ bị tiêu huỷ. Thế nhưng cũng có người sống trong hoàn cảnh thuận lợi, lại