1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Bị động tiêu cực (Phần 3/3) doc

9 122 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 213,71 KB

Nội dung

Bị động tiêu cực (Phần 3/3) Chúng ta có thể thấy trong cùng một môi trường, nếu có những ý niệm khác nhau thì sẽ nảy sinh kết quả khác nhau. Tư tưởng của chúng ta thật là kỳ diệu, nghĩ thế nào là quyền của bạn, sống ra sao là do bạn quyết định. Hy vọng bạn hướng theo chiều tích cực bạn sẽ có cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc Bị động tiêu cực (Phần 3/3) 3. Không nên để “tiêu cực” trở thành thói quen Trong bài thi khảo sát nă ng lực CMAT của sinh viên khi nhập học ở học viện quản lỳ công thương nước Mỹ, phần thi ngữ pháp có nội dung là: “phán đoán đúng ai khi dùng thể chủ động và thể bị động”. Trong ngữ pháp Tiếng anh nói chung, thể chủ động và thể bị động đều được đều được coi là cách biểu đạt chính xác, nhưng trong bài thi CMAT, giả sử một câu có thể dùng thể chủ động diễn để diễn đạ t mà thí sinh lại dùng thể bị động thì bị coi là dùng sai. Chỉ khi không tìm được đối tượng chủ động thì mới dùng thể bị động. Trong bài thi sự phân biệt hết sức mẫn cảm đối với thể chủ độngbị động, tiềm ẩn sau nó một mệnh đề quan trọng , đó chính là sự phân biệt những người tham gia dự thi, khi đứng trước một sự kiện họ dùng tư duy chủ động hay bị động. Một người quen với tư duy bị động thì sẽ không tự giác dùng phương phức bị động để trả lời câu hỏi; còn một người luôn có tư duy chủ động thì luôn suy nghĩ tìm cách chủ động giải quyết vấn đề. Những sinh viên nào học trong học viện quản lý công thương, sau khi tốt nghiệp đều làm việc ở những công ty lớn hoặc làm công tác quản lý ở các cơ quan chủ chốt. Một trong những tố chất quan trọng nhất trong công tác quản lý là phải có năng lực chủ động điều hành, gi ải quyết vấn đề. Thường thì những người có tư duy chủ động đều có thể trở thành người quản lý xuất sắc. Do vậy, nội dung bài thi CMAT không chỉ đơn thuần là vấn đề ngữ pháp, mà là vấn đề trạng thái tâm lý của mỗi cá nhân tiềm ẩn sau nội dung phần thi ngữ pháp đó. Đối với nhiều người, tư duy bị động đã trở thành cách nghĩ vô thức trong cuộc số ng hàng ngày.Chúng ta giống như một con trâu bị người ta xỏ vào mũi dắt đi, song vì thời gian bị dắt đi quá lâu, nên chúng ta quên rằng mình bị sống trong cảnh “xỏ mũi”, có khi ta cảm thấy nếu không xỏ mũi sẽ khó chịu. Ví dụ: thời gian buổi tối chúng ta thường bị lôi cuốn bởi các chương trình trên ti vi. Khi mở ti vi chúng ta ít khi kiên trì xem một kênh mà liên ục chuyển kênh dò tìm chương trình mình thích. Như vậy thời gian vàng ngọc buổi tối đã trôi đ i một cách lãng phí. Cuối cùng rất nhiều người mắc chứng bị động, phục thuộc vào ti vi, không học được gì ở các chương trình trên ti vi nhưng cũng không muốn rời xa ti vi. Giả sử có một buổi tối mất điện, không xem được ti vi thì suốt cả buổi chúng ta cứ đứng ngồi không yên, quanh ra quẩn vào chẳng biết làm gì. Hiện nay tình trạng chơi điện tử , chat trên mạng…tác hại cũng không kém. Bất luận có vi ệc hay không cũng lên mạng, xem hết mục này đến mục khác hoặc nói chuyện phím với người không quen biết; thậm chí thổ lộ tình cảm với người mà bản thân không biết họ trẻ hay già, là nam hay nữ. Kết quả chẳng thu được lợi lộc gì về trí tuệ, cũng không có được tình cảm chân thành, mà lại mất đi thời gian một buổi tối. Thế nhưng ngày hôm sau lại không kìm đựoc sự tò mò hiếu kỳ, lại tiếp tục trò chuyện với “b ạn mạng”, cứ như vậy cuộc sống trôi đi một cách vô vị. Trong tiếng Anh gọi những thứ không có lợi cho con người nhưng lại có thể “xỏ mũi” con người là hookedon, có nghĩa là bị lôi đi như một con heo, sẽ rất gần với ông đồ tể. Con người ta sở dĩ bị động, nguyên nhân chủ yếu là quá nhàn rỗi, không có một công việc thực sự quan trọng nào phải làm, hoặc không có mục tiêu nào phải theo đuổi. Khi bạn phát hiện thấy bản thân rơi vào cảnh sống vô vị đó thì trước hết bạn phải có dũng khí thoát ra khỏi cuộc sống đó và sẵn sàng bước vào cuộc sống đòi hỏi bạn từ bỏ thói quen cũ và tạo ra thói quen tốt mới. Một trong những thói quen xấu nhất của con người là ôm khư khư những gì mình đã có; thực ra một người ch ỉ cần từ bỏ “vùng trời nhỏ bé” của mình có thể dễ dàng đi vào thế giới bao la. Thế giới này luôn chuẩn bị những điều kiện tốt đẹp, giúp bạn vươn tới mục tiêu của mình. Bạn nên nhớ: sự chủ động duy nhất bạn không nên có là “chủ động lẩn tránh điều tốt đẹp của cuộc sống”. Bất luận bạn ở trong hoàn cả nh như thế nào, một khi đã tạo thành thái độ làm việc và thói quen tiêu cực bị động thì bạn dễ dàng trở nên bị động, không có chí tiến thủ, tầm nhìn sẽ bị hạn hẹp, dần dần mất đi sức sống và sức sáng tạo, lãng quên việc di tìm điều tốt đẹp và quy hoạch nghề nghiệp của bản thân, cuối cùng sẽ đi đến bờ vực của lười nhác, ch ẳng làm nên trò trống gì. Điều đáng sợ nhất là sự tiêu cực về thái độ đối với cuộc sống, sự tiêu cực thất bại và vô vọng trong công tác tất nhiên sẽ nảy sinh ảnh hưởng tiêu cực đáng sợ tới những phương diện khác của bản thân. Chúng ta thử nghĩ xem, một người đối mặt với thế giới một cách tiêu cực, lúc nào cũng ủ rũ, không có sức sống , không hoà đồng với mọ i người thì thật đáng thương. “Môi trường sống của bạn tốt như thế, tôi có nói với bạn thì bạn cũng không thể hiểu được tâm trạng của tôi, một người sống trong hoàn cảnh tồi tệ”. Đây là nội dung bức thue của người bạn thân đã gửi cho tôi, anh ấy công tác ở một cơ quan của huyện , mấy năm nay anh ấy bận rộn mà chẳng làm nên trò trống gì. Bạ n bè xung quanh thì chẳng có ai được mở mày mở mặt, bản thân anh ấy sống trong môi truờng ấy thật vô vị, không có cơ hội sáng tạo. Tôi ngồi trầm tư khá lâu rồi cầm bút viết thư trả lời. Tôi bảo với anh ấy, tôi rất hiểu và thông cảm với anh ấy. Tôi biết tâm trạng của người sống trong hoàn cảnh xấu sẽ như thế nào, bởi vì bản thân tôi cũng đã từng sống trong cảnh như vậy, môi trường tồi tệ mà anh đang sống bây giờ còn tốt hơn nhiều so với hoàn cảnh của tôi trước đây. Sau khi tốt nghiệp đại học, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn lại sống ở nông thôn, nên tôi được phân công công tác ở một thị trấn. Nói là thị trấn nhưng nó cũng chẳng khác gì một làng quê nghèo. Vài chục phòng học tồi tàn, một bức tường bao quanh, sân trường lèo tèo mấy cây xanh, hơn chụ c giáo viên cùng mấy trăm học sinh, nhiều hôm phải lội bõm để vào phòng học. sống trong môi trường như vậy thật là buồn cha, cuộc sống văn hoá thì đơn điệu, thông tin thì “mù tịt”, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, đối tượng kết bạn hiếm hoi, dường như trong lòng mọi người không nhìn thấy hy vọng của tương lai . Hàng ngày những lúc rãnh rỗi tôi cùng đồng nghiệp tán gẫu, đánh tú lơ khơ, đôi khi lên thành phố chơi. Tôi thì không dám nghĩ đến chuyện lên thành phố, đành phải định ra mục tiêu cho mình là phải tự học. Mấy năm sau tôi đã thi đỗ và học thạc sĩ. Bây giờ nghĩ lại trong lòng tôi vẫn không hề coi ngôi trường trung học đó là môi trường tồi tệ, mà trái lại nó giữ lại trong tôi những kỷ niệm khó quên, một hoài niệm ấm áp lạ thường. Tôi hoài niệm về sự miệt mài phấn đấu thực hiện mục tiêu bé nhỏ của mình, tôi cảm kích vì môi trường đó đã khiến tôi có quyết tâm thay đổi bản thân, cải tạo cuộc sống của mình. Tôi thấy đó là một môi trường tốt, giúp tôi phấn dấuddeer có được ngày hôm nay. Một người bạn của tôi sau khi tốt nghiệp được phân về thành phố công tác. Mấy năm sau gặp lại tôi, anh ấy than thở: “Mình bị sức ép công việc làm cho ngạt thở, mình trở thành con ếch bò quanh chảo nước ấm rồi. Có lẽ đến khi nhận ra điều này đã muộn”. Như vậy chẳng phải là môi trường tốt trở thành môi trường xấu đó sao? Vậy một môi trường như thế nào được coi là tốt? Như thế nào bị coi là xấu? Tiêu chuẩn chủ yếu không phải là ở môi trường, mà là ở b ản thân chúng ta, ở sự nhìn nhận và phương thức sống của chúng ta. Chúng ta đặt mình vào trong môi trường đó, không thấy mất đi bản thân và có sự hứng khởi trong cuộc sống, môi trường như vậy thực tế có “xấu” đến mấy cũng được coi là môi trường tốt. Ngược lại môi trường tốt đến mấy cũng bị coi là xấu. Trong một cuốn sách nói về chim thiên nga, đã viết rằng: “Chỉ c ần bạn là một quả trứng thiên nga, thì bạn được sinh ra trong tổ của thiên nga và khi nở sẽ là một con thiên nga xinh đẹp”. Môi trường có ảnh hưởng nhất định đối với chúng ta. Nhưng điều quan trọng là ở chỗ bản thân chúng ta phải thực sự là quả trứng thiên nga. Nhà tâm lý học người Mỹ, ngài Thelliman mất 20 năm để tiến hành thực nghiệm tâm lý đối với một vạn người. Kết quả thực nghiệm cho thấy, những người hay bị bi quan, than thân trách phận thì dễ bị bệnh, có người bị bệnh nặng phải lìa xa trần thế. Ông lấy ví dụ để chứng minh: Trong một công ty đường sắt có một nhân viên lái tàu, anh ta làm việc khá chăm chỉ, có tinh thần trách nhiệm với công việc. Có điều là anh ta rất bi quan với cuộc sống của mình. Thường nhìn nhận thế giới bằng thái độ tiêu cực, phủ định tất cả. Một hôm các nhân viên của công ty đều mừng sinh nhật của giám đốc. Mọi người đều đi sớm, còn anh ta thì thật rủi ro: Anh ta đang ở trong xe lạnh, m ọi người không biết khoá cửa lại, thế là anh ta bị nhốt trong xe lạnh. Anh ra sưc kêu cứu nhưng vì mọi người đều đã đi cả nên không có ai đến mở cửa cho anh. Anh cố đập cửa, đỏ cả tay, khản cả giọng mà chẳng ích gì. Cuối cùng anh đành tuyệt vọng ngồi xuống sàn thở dốc. Anh ta càng nghĩ càng thấy sợ, nhiệt độ trong xe lạnh thường là âm 200 độ C, nếu không ra được thì s ẽ bị chết cóng ở đây. Anh ta liền run rẩy lấy bút giấy ra viết di chúc. Sáng sớm hôm sau, công nhân công ty lục tục đi làm, họ mở cửa xe thì lạnh ra thì phát hiện thấy anh ta ở trong đó. Họ đưa anh ta đi cấp cứu nhưng đã quá muộn, anh ta đã tắt thở rồi. Mọi người đều rất kinh ngạc, vì xe lạnh đã tắt nguồn điện, trong xe cũng có một lượng ôxi nh ất định, vậy mà anh ta lại chết cóng trong đó. Thực ra không phải anh ta bị chết cóng, mà anh ta chết vì điểm đóng băng trong lòng anh ta. Bởi anh ta cơ bản không dám tin xe lạnh có thể ngừng đóng băng. Hôm ấy xe lạnh phải sửa chữa nên đã ngắt hệ thống làm lạnh. Chính vì không có niềm tin mà ngay cả ý nghĩ thử chịu đựng xem sao anh ta cũng không dám nghĩ tới. Cho nên anh ta phải rời xa trần thế. Chúng ta những người ở ngoài xe lạnh, nếu có một ngày cái gì cũng không dám tin, thì chúng ta c ũng sẽ bị chết bởi điểm đóng băng trong lòng mình. Tương tự như vậy, môi trường không thay đổi, khi chúng ta nhìn nhận với một tâm trạng khác thì cuộc sống của chúng ta cũng sẽ khác. Khi có thông báo học sinh đến đăng ký học tiếng anh ở trung tâm, có một ông già đến đăng ký. Cô nhân viên tiếp đón liền hỏi: “Bác đăng ký cho con à?”. “Không, tôi đăng ký cho tôi”. Ông già trả lời dõng dạc. Cô nhân viên trẻ tỏ vẻ ngạc nhiên, các bạn sinh viên có m ặt ở đó thì nhìn nhau cười. Ông già bèn giải thích: “Con trai tôi lấy vợ người Anh, mỗi lần chúng nó về chơi, vợ nó nói cái gì nó cũng phải dịch thì tôi mới hiểu. Tôi muốn học tiếng Anh để có thể trò chuyện với con dâu mà không cần con trai làm phiên dịch”. “Bác năm nay nhiêu tuổi rồi ạ?”. “Tôi 68 tuổi”. “Bác muốn nghe hiểu được tiếng Anh thì phải học hai năm, sau hai năm bác đã 70 tuổi”. Ông già cười hỏi lại : “Này cháu, cháu cho rằng bác không học thì hai n ăm sau bác sẽ 66 tuổi sao?”. Như vậy theo ông già đó, dù 68 tuổi đi học tiếng anh cũng chưa phải là muộn. Tương tự như vậy, chúng ta lại cứ cho rằng bây giờ bắt đầu làm một việc gì đó là quá muộn, vì thế mà từ bỏ không làm nữa. Chúng ta không biết rằng chỉ cần bắt đầu ngay, thì không bao giờ muộn cả. Sang năm chúng ta có thêm một tuổi, có người có thể sẽ có thu hoạch nhưng có người vẫn chỉ tay trắng. Sự khác nhau đó chỉ là vì họ có bắt đầu làm việc hay không? Ông già học hay không học tiếng Anh thì hai năm sau ông vẫn bước vào tuổi 70, điều khác biệt là : Ông có thể vui vẻ trò chuyện cùng con dâu, hoặc là ngồi bên cạnh như một khúc gỗ chẳng hiểu con dâu nói gì. Như các phật gia thường nói, tất cả đều do tâm sinh, tác dụng của tâm lý thường thì chúng ta không thể đo được. Vùng Scotland có nhiều di tích cổ, vì vậy những truyền thuyế t về ma quỷ không ít. Có một hôm cô giáo tiểu học, vì bận chấm bài nên về nhà lúc nửa đêm. Trên đường về đi qua một nghĩa địa, chiều hôm đó có người vừa đào một cái huyệt bên đường, cô đi qua không nhìn rõ đã bị rơi xuống cái huyệt đó. Huyệt vừa rộng vừa sâu nên cô không leo lên được, đành phải ngồi ở đó chờ trời sáng. Không ngờ một lúc sau lại có người đi qua, không chú ý th ế là rơi xuống cái huyệt đó. Thấy anh ta ra sức trèo lên cô liền nói : “Đừng trèo nữa, anh không trèo lên được đâu”. Anh ta nghe thấy tiếng nói , tưởng là ma, nên hoảng sợ vừa la ó vừa cố sức trèo, không ngờ cuối cùng anh ta cũng trèo lên được. Có lẽ vì quá sợ hãi mà anh ta quyết tâm trèo ra khỏi cái huyệt đó bằng được. Chúng ta xem xét và phân tích một cách chính xác môi trường sống của mình, chúng ta đối mặt với thuận lợi và khó khăn trong trạng thái tâm lý bình thường, tự tin xử lý công vi ệc mà mình đảm nhiệm, bất luận môi trường xấu hay tốt, thì hạt giống tiêu cực cũng không có cơ hội nảy mầm trong lòng bạn. Loại bỏ tư tưởng chán nản, chủ động nhìn sự việc với thái độ lạc quan tự tin, bạn sẽ đi đến thành công với thái độ chân thành và lòng quyết tâm cao. Chúng tôi tin rằng bạn sẽ gặt hái được thành công như mong muốn. Có hai đoàn khách nước ngoài đến thăm quan địa đạo Củ Chi. Đường đi gập ghề nh, có nhiều ổ gà….một hướng dẫn viên liên tục kêu ca đường xấu, khó đi….khiến cả đoàn cảm thấy mất hứng và mệt mỏi.Còn hướng dẫn viên kia vui vẻ nói với khách: “Xin các vị cẩn thận, đoạn đường sắp tới là địa đạo quan trọng nhất thời kỳ kháng chiến của nhân dân Việt Nam, tới đó các vị sẽ được tận hưởng điều kỳ di ệu của nó”. Những người khách mồ hôi nhễ nhại, nghe hướng dẫn viên nói vậy vẫn hào hứng đi tiếp mà không phàn nàn gì. Chúng ta có thể thấy trong cùng một môi trường, nếu có những ý niệm khác nhau thì sẽ nảy sinh kết quả khác nhau. Tư tưởng của chúng ta thật là kỳ diệu, nghĩ thế nào là quyền của bạn, sống ra sao là do bạn quyết định. Hy vọng bạn hướng theo chiều tích cực bạn sẽ có cuộc s ống vui vẻ và hạnh phúc. . quyết định. Hy vọng bạn hướng theo chiều tích cực bạn sẽ có cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc Bị động tiêu cực (Phần 3/3) 3. Không nên để tiêu cực trở thành thói quen Trong bài thi khảo sát. câu có thể dùng thể chủ động diễn để diễn đạ t mà thí sinh lại dùng thể bị động thì bị coi là dùng sai. Chỉ khi không tìm được đối tượng chủ động thì mới dùng thể bị động. Trong bài thi sự. một khi đã tạo thành thái độ làm việc và thói quen tiêu cực bị động thì bạn dễ dàng trở nên bị động, không có chí tiến thủ, tầm nhìn sẽ bị hạn hẹp, dần dần mất đi sức sống và sức sáng tạo,

Ngày đăng: 29/06/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN