1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo kết thúc môn học Đề tài hiệu Ứng nhà kính

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiệu ứng nhà kính
Tác giả Lê Đức Minh
Người hướng dẫn GV. Phan Thị Anh Thư
Trường học Trường Đại học Bách khoa Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Thể loại Báo cáo kết thúc môn học
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 6,59 MB

Nội dung

Đa số mọi người đều biết hiện tượng này đã có những tác động tiêu cực đến sự thay đổi nhiệt độ của Trái Đất, khiến hành tinh xanh nóng lên dẫn đến hàng loạt những hiện tượng thời tiết cự

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH



BÁO CÁO KẾT THÚC MÔN HỌC

ĐỀ TÀI:

HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

LỚP L11 HK 202 NGÀY NỘP: /08/2021 Giảng viên hướng dẫn: GV PHAN THỊ ANH THƯ

Họ và tên: LÊ ĐỨC MINH MSSV: 2013758

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021

Trang 2

Mục lục

I Đặt vấn đề 3

II Khái niệm 3

1 Nhà kính là gì?: 3

2 Tên gọi “hiệu ứng nhà kính”: 4

3 Cấu tạo “nhà kính” của Trái Đất: 4

4 Hiệu ứng nhà kính tự nhiên có tốt không? 6

III Thực trạng: 6

1 Tại sao hiệu ứng nhà kính lại trở thành vấn nạn? 6

2 Phân loại các nguồn thải ra khí nhà kính: 7

IV Hậu quả : 10

1 Sự khác biệt giữa hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu: 10

2 Đối với khí hậu và thời tiết: 11

3 Đối với sự sống gần biển: 12

4 Đối với sức khỏe con người: 13

V Biện pháp : 13

1 Phương pháp giảm khí thải của các khí nhà kính 13

2 Nhiệm vụ của nhân loại 15

VI Một số công trình xanh giảm thiểu khí nhà kính: 16

1.Ngôi nhà Merra (Singapore): 16

2.Công trình xanh Bosco Verticale (Ý): 17

3.Ngôi nhà Cluny (Singapore): 17

Trang 3

VII Ý kiến cá nhân: 18

VIII Lời kết: 19

IX Tài liệu tham khảo và nguồn: 19

I Đặt vấn đề

Cụm từ “hiệu ứng nhà kính” chắc hẳn đã không còn xa lạ với mỗi con người chúng ta trong thời đại phát triển của khoa học và xã hội Đa số mọi người đều biết hiện tượng này đã có những tác động tiêu cực đến sự thay đổi nhiệt độ của Trái Đất, khiến hành tinh xanh nóng lên dẫn đến hàng loạt những hiện tượng thời tiết cực đoan như băng tan,

mực nước biển dâng cao,…

Liệu “hiệu ứng nhà kính” chỉ mang lại nguy hiểm cho

hành tinh của chúng ta?

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết bản chất của hiện tượng này,

nguyên nhân khiến hiệu ứng nhà kính trở nên tiêu cực và đưa

ra những biện pháp khắc phục những hậu quả mà hiện tượng

này gây ra đối với sự sống trên Trái Đất

II Khái niệm

1 Nhà kính là gì?

Nhà kính là một công trình có tường kính và mái che

bằng kính Nhà kính được sử dụng để trồng cây, chẳng hạn

như cà chua và hoa nhiệt đới Vào ban ngày, ánh sáng mặt

trời chiếu vào nhà kính sẽ làm ấm cây và không khí bên

trong Vào ban đêm, bên ngoài trời lạnh hơn, nhưng bên

trong nhà kính vẫn khá ấm áp Đó là bởi vì các bức tường

kính của nhà kính đã giữ nhiệt của Mặt trời Chính vì thế,

nhà kính vẫn ấm bên trong, ngay cả trong mùa đông

Hình 2 1.1 Nhà kính

Trang 4

2 Tên gọi “hiệu ứng nhà kính”

Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) vì nó hoạt động giống như một nhà kính!

 Giống như cách một nhà kính hoạt động, hiệu ứng nhà kính là quá trình các chất khí trong bầu khí quyển của Trái Đất giữ nhiệt của Mặt Trời Quá trình này làm cho Trái Đất ấm hơn nhiều so với khi không có bầu khí quyển

Chu trình hiệu ứng nhà kính:

Năng lượng Mặt trời chiếu xuống Trái Đất dưới

dạng các tia bức xạ có bước sóng ngắn Các tia

này đi thẳng vào Trái Đất mà không bị giữ lại bởi

lớp khí quyển Trái Đất nhận năng lượng, sau đó

sẽ phát xạ ra khoảng không vũ trụ một phần năng

lượng dưới dạng các tia có bước sóng dài Các

tia có bước sóng dài này lại bị lưu giữ lại tại tầng

đối lưu và phát xạ trở lại Trái Đất nhiệt độ của

khí quyển tầng thấp và bề mặt Trái Đất tăng dần

lên

3 Cấu tạo “nhà kính” của Trái Đất:

 Khí nhà kính (Greenhouse Gases), là những khí hấp thụ và phát ra bức xạ hồng

ngoại trong dải bước sóng do Trái Đất phát ra Khí nhà kính tập trung ở những lớp trên cùng của tầng đối lưu

 Thành phần của khí nhà kính bao gồm:

Hydrofluorocarbon bao gồm HCFC và HFC Rất ít

Bảng 2 1Tên gọi và tỷ lệ đóng góp các khí nhà kính (nguồn: Wikipedia)

 Chi tiết về các khí nhà kính:

Hình 2 2.1 Chu trình hiệu ứng nhà kính

Trang 5

Khí cacbonic (CO 2 ): Là một thành phần nhỏ nhưng rất quan trọng của khí quyển,

Cacbonic được thải ra thông qua các quá trình tự nhiên như hô hấp và phun trào núi lửa và thông qua các hoạt động của con người như phá rừng,…

o Metan(CH ): 4 được tạo ra từ các nguồn tự nhiên và các hoạt động của con người, đặc biệt là trồng lúa, cũng như quá trình tiêu hóa của động vật nhai lại, Trên cơ sở phân tử, mêtan là một khí nhà kính hoạt động mạnh hơn nhiều so với khí cacbonic, nhưng chiếm tỷ lệ ít hơn so với CO 2

o Nitơ oxit(N 2 O): Một loại khí nhà kính mạnh được

tạo ra bởi các hoạt động canh tác đất, đặc biệt là việc

sử dụng phân bón hữu cơ và thương mại, đốt nhiên

liệu hóa thạch, sản xuất axit nitric

o Hơi nước(H 2 O): Là loại khí nhà kính dồi dào nhất Dựa vào vòng tuần hoàn của

nước, ta biết hơi nước bốc hơilên bầu khí quyển, kèm theo là hiện tượng mây và mưa khiến chúng trở thành một trong những cơ chế tuần hoàn quan trọng nhất đối với hiệu ứng nhà kính

o Chlorofluorocarbons (CFCs): Các hợp chất tổng hợp

hoàn toàn có nguồn gốc công nghiệp được sử dụng trong

một số ứng dụng, nhưng hiện nay phần lớn được quy định

trong sản xuất và thải vào khí quyển theo thỏa thuận quốc

tế vì chúng có khả năng góp phần phá hủy tầng

ôzôn Chúng cũng là khí nhà kính

 Cách so sánh các khí nhà kính:

Hình 2.3 2Khí CH 4

Hình 2.3 3:Khí N O 2

Hình 2.3 4:Nhóm khí Flo

Trang 6

Cách phổ biến nhất để có thể so sánh khí nhà kính đó là đo lường Khả năng Nóng lên Toàn cầu(GWP) GWP đo lường tác động nóng lên tương đối của một tấn khí nhà kính so với một tấn khí CO ₂

Thông thường chúng ta xem xét tổng tác động sau nhiều năm chứ không chỉ ở thời điểm hiện tại Cách này tính đến sự khác nhau về thời gian tồn tại của chúng:

o GWP20: tổng tác động nóng lên của một loại khí nhà kính so với khí CO sau 20 ₂ năm

o GWP100: tổng lượng khí nhà kính so với khí CO sau 100 năm₂ Cách này được sử dụng rộng rãi nhất

Giá trị GWP được sử dụng để đưa những loại khí nhà kính khác nhau về cùng một đơn vị đo lường khí thải Đơn vị này gọi là vết cacbon (CO e), cho ta biết một lượng khí nhà kính bất kì có₂ tác động ấm lên tương đương với tác động ấm lên của bao nhiêu lượng khí CO 2

4 Hiệu ứng nhà kính tự nhiên có tốt không?

Từ thuở xa xưa,rất lâu trước khi thời đại của những ngành công nghiệp ra đời, trên bầu khí quyển đã tồn tại khí nhà kính Những khí này như “chiếc chăn của Trái Đất”, cản trở một phần năng lượng không hề nhỏ từ Trái Đất bức xạ ra bên ngoài không gian Quá trình này được gọi là

“Hiệu ứng nhà kính tự nhiên”

Khi có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trung bình của Trái Đất là 15 C phù hợp cho sự sống của o

“hành tinh xanh” phát triển mạnh mẽ Theo tính toán, nếu hành tinh của chúng ta không được sưởi ấm bởi hiệu ứng này, nhiệt độ trung bình trên Trái Đất chỉ khoảng -18 C, tức là thấp hơn o thực tế 33oC

Có thể nói: Hiệu ứng nhà kính tự nhiên chính là một phần không thể thiếu để sự sống trên Trái Đất phát triển

III Thực trạng:

1 Tại sao hiệu ứng nhà kính lại trở thành vấn nạn?

Từ khi ngành công nghiệp bắt đầu phát triển (cuối thế kỉ XVIII), con người đã thải ra một lượng những khí nhà kính khổng lồ Lượng khí này không thể hoàn toàn thoát ra ngoài không gian mà bị kẹt lại ở bầu khí quyển Chính vì lượng khí dày đặc này đã khiến năng lượng phản xạ

từ Trái Đất được tích tụ càng nhiều, dẫn đến nhiệt độ trung bình sẽ tăng lên

Trang 7

 Trong Báo cáo đánh giá lần thứ 5

của mình, Ủy ban liên chính phủ

về biến đổi khí hậu, một nhóm

gồm 1.300 chuyên gia khoa học

độc lập từ các quốc gia trên khắp

thế giới dưới sự bảo trợ của Liên

hợp quốc, đã kết luận rằng có hơn

95% xác suất rằng các hoạt động

của con người trong 50 năm qua

đã “Hun nóng” hành tinh của

chúng ta

 Các hoạt động công nghiệp mà

nền văn minh hiện đại của chúng

ta phụ thuộc vào đã làm tăng mức

độ CO trong khí quyển 2 từ 280

phần triệu lên 416 phần triệu

trong 150 năm qua Hội đồng

cũng kết luận rằng có xác suất cao

hơn 95% rằng các khí nhà kính do

con người tạo ra như CO , CH2 4

và N o đã gây ra phần lớn sự gia tăng nhiệt độ Trái đất được quan sát trong 50 năm qua.2

Chính vì những tác động rất tiêu cực của con người đến thiên nhiên, hiện tượng hiệu ứng nhà kính đã trở thành một vấn nạn ảnh hưởng đến sự sống còn của cả hành tinh xanh!

2 Phân loại các nguồn thải ra khí nhà kính:

Sự cần thiết phải phân loại các nguồn phát khí thải:

Phân loại các nguồn thải khí nhà kính giúp chúng ta hiểu hơn về

những hoạt động cụ thể hoặc những lĩnh vực chịu trách nhiệm cho

sự phát thải Điều này giúp ta có thể đánh giá và tìm ra những biện

pháp cụ thể cho từng nguồn nhằm giảm thiểu chúng

Các nguồn phát thải được chia làm 3 nhóm chính:

 Sự phát thải theo lĩnh vực:

Quá trình sản xuất và phân phối năng lượng thải ra 73% lượng khí thải nhà kính

Hình 3.1 1:Thống kê lượng khí nhà kính thải ra năm 2016

Hình 3.2 1Thống kê lượng khí thải theo lĩnh vực

Trang 8

Khí thải đến từ lĩnh vực năng lượng:Nó bao gồm lượng khí thải đến từ hoạt động sản xuất nhiệt và điện, nhiên liệu vận chuyển, năng lượng cho hoạt động sản xuất, xây dựng, khai thác khí gas và sản xuất phân bón

o Khí thải đến từ lĩnh vực Nông nghiệp:

Chưa tính đến lượng khí thải đến từ việc sử dụng năng

lượng, việc thay đổi canh tác và mục đích sử dụng đất đã

chiếm đến 18.3% lượng khí thải (nếu chúng ta tính đến

lượng khí thải từ việc sử dụng năng lượng, con số này sẽ còn

cao hơn nữa!) Điều này khiến việc thay đổi canh tác và mục

đích sử dụng đất trở thành nguồn phát thải khí nhà kính lớn

nhất chỉ đứng sau năng lượng

Lĩnh vực này cũng bao gồm khí thải đến từ việc thay đổi

mục đích sử dụng đất Cây cối và đất dinh dưỡng có xu hướng

hấp thụ khí CO từ không khí nhiều hơn thải ra Chúng được₂

biết đến như bồn chứa Cacbon Nhưng khi những khu rừng bị

thay thế bằng những nông trại, những con đường và những tòa

nhà, khí cacbon vốn được tích trữ trong chúng sẽ thải ra lại vào không khí

o Khí thải đến từ lĩnh vực Công nghiệp:

Tiếp theo sau nông nghiệp là những hoạt động công nghiệp,

chiếm 5,6% lượng khí thải Bao gồm lượng khí thải đến từ hoạt

động sản xuất xi măng, hóa chất và những vật liệu khác (như

nhựa, cao su và vải nhân tạo…)

Đây là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính

tăng nhanh nhất và đã tăng 174% kể từ năm 1990!

Hình 3.2 2Khí thải tự lĩnh vự năng lượng

Hình 3.2 3Khí thải từ lĩnh vực Nông nghiệp

Trang 9

Khí nhà kính đến từ rác thải:

Rác thải tại các bãi phế liệu, phân loại chất thải lỏng và xử lý chất thải của con người đều sinh ra khí thải nhà kính, đặc biệt là khí mêtan và khí đinitơ monoxit

Nguồn phát thải lớn nhất đến từ bãi chôn lấp chất thải rắn, bao gồm thức ăn thừa

 Sự phát thải theo mục đích sử dụng cuối:

o Khí thải từ phương tiện giao thông:

Đây là hoạt động thải khí nhà kính có tác động xấu nhất đến môi

trường trong nhóm mục đích sử dụng cuối Những hoạt động

trên đường chiếm 11,9% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, bao

gồm từ hoạt động làm đường đến các phương tiện giao thông như ô

tô, xe máy,…

o Khí thải từ những tòa nhà mà chúng ta đang sống:

Những tòa nhà mà chúng ta đang sống và làm việc còn chiếm tỉ lệ nhiều hơn, thải ra đến 17,7% lượng CO e toàn cầu, bao gồm cả điện được sử dụng cho việc làm sáng, sử dụng thiết bị ₂

điện(TV, tủ lạnh,…)

o Khí thải từ chuỗi cung ứng thực phẩm:

Chuỗi cung ứng thực phẩm hiện nay thải ra khoảng 13,7 tỉ tấn

CO e₂ , 26% lượng phát thải khí nhà kính từ con người.

Hình 3.2 5Khí nhà kính từ rác thải

Hình 3.2 6Khí thải từ phương tiện giao thông

Trang 10

Khí thải từ chuỗi cung ứng thời trang:

Ước tính ngành thời trang chiếm hơn 10% lượng khí thải nhà kính toàn cầu Nguyên nhân khiến lượng phát thải khí CO e quá ₂ cao là do ngành công nghiệp này có chuỗi cung ứng dài và quy trình sản xuất cần rất nhiều năng lượng

 Sự phát thải theo Quốc gia( (Dữ liệu năm 2017):

Hiện nay, Trung Quốc là nguồn phát thải khí CO lớn nhất thế₂

giới, chiếm hơn 25% lượng khí thải toàn cầu Theo sau là Hoa Kỳ

(15%), và khối EU-28 (28 quốc gia thuộc khối Liên minh châu Âu,

bao gồm cả Anh) (10%), Ấn Độ (7%) và Nga (5%)

Từ xưa đến nay, Hoa Kỳ chiếm phần lớn nhất trong tổng lượng

khí thải CO toàn cầu, chiếm đến 25% lượng khí CO do con người thải ra đã tích tụ trong bầu ₂ ₂

khí quyển của chúng ta cho đến hiện nay Theo sau là EU-28 (22%); Trung Quốc (13%); Nga

(6%) và Nhật Bản (4%)

Nhận định qua những hình ảnh và con số : Chính con người đang tự tàn phá đi ngôi

nhà xanh của mình, đẩy sự sống của cả Trái Đất đến bờ vực diệt vong Nếu không có những biện

pháp cụ thể, hiệu quả và cứng rắn thì trong tương lai, tất cả sẽ bị nhấn chìm trong nước!

IV Hậu quả:

Với lượng khí khổng lồ mà con người thải ra, từ một hiện tượng tự nhiên góp

phần đem lại sự sống cho Trái Đất, giờ đây đã trở thành một hiện tượng mang tính

phá hủy sự sống!

1 Sự khác biệt giữa hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên

toàn cầu:

Ta có bảng sau:

Hình 3.2 8:Khí thải từ chuỗi cung ứng thời trang

Hình 3.2 9Lượng khí thải CO hằng năm 2

của các nước

Trang 11

Định nghĩa Tác động vào Trái

Hiệu ứng nhà kính Nhiệt thoát ra ngoài

không gian được giữ

lại bởi các khí nhà

kính

Giữ nhiệt độ trung bình của Trái Đất ổn định

Xảy ra nhờ sự tích

tụ các khí nhà kính trong khí quyển nhằm giữ nhiệt thoát

ra từ ngoài Trái Đất

Sự nóng lên toàn

cầu Là sự gia tăng nhiệt độ trung bình của cả

Trái Đất

Khiến nhiệt độ trung bình tăng cao, gây

ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan

Do hiệu ứng nhà kính hoạt động mạnh, lượng nhiệt

bị giữ lại càng nhiều

Bảng 4.1 1:So sánh giữa hiệu ứng nhà lính và sự nóng lên toàn cầu

Từ đây có thể kết luận: Sự nóng lên toàn cầu chính là hậu quả nghiêm trọng mà hiệu ứng nhà kính với sự tác động tiêu cực của con người đem đến.

Sự nóng lên của toàn cầu chính là ngòi nổ dẫn đến nhiều hệ lụy cho sự sống và phát triển của

cả hành tinh chúng ta

2 Đối với khí hậu và thời tiết:

Sự nóng lên toàn cầu đã gây ra rất nhiều hiện tượng cực đoan như hạn hán, nắng nóng kéo dài, khí hậu biến đổi khắc nhiệt,…

Một số hình ảnh về hậu quả sự biến đổi khí hậu:

 Băng tan:

Đầu tháng 2/2020, nhiệt độ ở Nam Cực đã đạt tới mức kỷ lục 18,3 C Hiện o tượng bang tan ở 2 cực khiến mực nước biển tăng cao Theo các nhà khoa học, vì nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho thể tích nước dãn nở, từ đó mặt nước biển sẽ dâng cao thêm từ 0,2 đến 1,4m

 Hạn hán và cháy rừng:

Thời tiết diễn biến thất thường khiến một số khu rừng

lớn nằm tại những vùng có đới cao bị kéo dài tình trạng

khô hạn, khiến cháy rừng dễ xảy ra và dễ trở nên nghiêm

Hình 4.2 1Băng tan (Nguồn :VTVnews)

Trang 12

trọng hơn Những con số thống kê từ trận cháy rừng kinh hoàng ở Úc cuối năm 2019: hơn 2000 ngôi nhà bị thiêu rụi, một lượng cực lớn những động vật trong rừng đã bỏ mạng,…

 Lũ lụt và ngập úng:

Vì nhiệt độ tăng dẫn đến hoạt động bốc hơi của nước ngày càng mạnh, khiến lượng mưa tăng cao

Từ đó dẫn đến các trận lũ lụt diện rộng gây thiệt hại nặng nề đến đời sống người dân và một số ngành như nông nghiệp, nuôi thủy sản,…

3 Đối với sự sống gần biển:

Vi khuẩn lam (cyanobacteria), còn gọi là tảo xanh - loài

khổng lồ khí O cho Trái Đất từ 2.4 tỷ năm trước! 2

Nhờ lượng sinh vật và thực vật dưới biển, đại

dương cũng là nơi hấp thụ lượng CO khổng lồ do con 2 người thải ra Chỉ riêng trong giai đoạn từ 2002 đến

2011, các đại dương đã hấp thụ hơn 25% lượng khí thải

CO 2 đến từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, khai thác đất đai và sản xuất xi măng trên toàn cầu Điều này khiến đại dương bị axit hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của những sinh vật biển dưới nước (Bào mòn lớp vỏ của 1 số loài vỏ cứng như ốc, rùa,…)

Nhiệt độ trung bình tă ng lên khiến nhiều chủng loài không thể thích nghi được, đặc biệt là các loài sinh vật biển gần xích đạo Nghiên cứu được công bố hôm 5-4 cho thấy, tổng số loài sống

Hình 4.2 2Thảm họa cháy rừng ở Úc

Hình 4.2 3Ngập lụt

Hình 4.3 1 Vi khuẩn lam

Hình 4.3 2San hô bị axit hóa (Nguồn:

phuot3mien)

Ngày đăng: 28/10/2024, 12:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w