1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo tồn di sản ba son

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo Tồn Di Sản Ba Son
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa
Thể loại Bài Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 35,46 KB

Nội dung

Di tích lịch sử Ba Son từ góc độ bảo tồn Di sản văn hóa Từ khi công xưởng Ba Son chính thức đi vào hoạt động tháng 4-1863 đến 30-4-1975, suốt hơn một thế kỷ dưới chế độ thực dân cũ và mới, đội ngũ công nhân Ba Son đã được đào tạo thành những chiến sĩ kiên cường. Ba Son với vị trí thuận lợi bên sông Sài Gòn, từ năm 1790 Chúa Nguyễn Ánh từng đặt trại thủy quân và xây dựng “Xưởng thủy”: Khi Pháp xâm lược nước ta đã xây dựng ở đây một cơ sở tàu biển quân sự và có thể làm dịch vụ hàng hải, bởi Sài Gòn có vị trí rất quan trọng trên tuyến hàng hải quốc tế. Từ đây Ba Son được lịch sử ghi nhận với tư cách là cái nôi của ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu của Việt Nam, một trong những cái nôi của giai cấp công nhân và cách mạng vô sản Việt Nam. Ba Son đã trở thành một phần quan trọng của lịch sử đấu tranh giành tự do độc lập của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 1

Di tích lịch sử Ba Son từ góc độ bảo tồn Di sản văn hóa

Từ khi công xưởng Ba Son chính thức đi vào hoạt động tháng 4-1863 đến 30-4-1975,suốt hơn một thế kỷ dưới chế độ thực dân cũ và mới, đội ngũ công nhân Ba Son đã đượcđào tạo thành những chiến sĩ kiên cường

1 Ba Son với vị trí thuận lợi bên sông Sài Gòn, từ năm 1790 Chúa Nguyễn Ánh từng đặttrại thủy quân và xây dựng “Xưởng thủy”: Khi Pháp xâm lược nước ta đã xây dựng ở đâymột cơ sở tàu biển quân sự và có thể làm dịch vụ hàng hải, bởi Sài Gòn có vị trí rất quantrọng trên tuyến hàng hải quốc tế Từ đây Ba Son được lịch sử ghi nhận với tư cách là cáinôi của ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu của Việt Nam, một trong những cái nôicủa giai cấp công nhân và cách mạng vô sản Việt Nam Ba Son đã trở thành một phầnquan trọng của lịch sử đấu tranh giành tự do độc lập của Sài Gòn – Thành phố Hồ ChíMinh

Từ khi công xưởng Ba Son chính thức đi vào hoạt động tháng 4-1863 đến 30-4-1975,suốt hơn một thế kỷ dưới chế độ thực dân cũ và mới, đội ngũ công nhân Ba Son với tính

tổ chức cao, sớm giác ngộ đã đứng lên đấu tranh cách mạng, nơi đây đã đào tạo choĐảng, cho cách mạng nhiều chiến sĩ kiên cường Tại Ba Son vào ngày 4/8/1925 đã nổ racuộc đình công lớn giam chân chiến hạm Michellet, làm phá sản ý đồ đàn áp phong tràocách mạng của nhân dân Trung Quốc Sự kiện này mang tính chính trị và ý nghĩa quốc tếsâu sắc Hàng trăm công nhân Ba Son đã ngã xuống trong hai cuộc kháng chiến thần kỳcủa dân tộc, rất nhiều công nhân Ba Son đã trở thành những cán bộ ưu tú của Đảng, Nhànước, Quân đội

Ba Son có niềm tự hào và vinh dự lớn, nơi đây người thợ máy Tôn Đức Thắng đã từnglàm việc và sau này trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Năm 1975,Bác Tôn đã trở về thăm Ba Son sau bao năm xa cách Nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấpcủa Đảng như: đồng chí Nguyễn Văn Linh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và sau này làChủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thường đến thăm dặn dò

Trang 2

công nhân Ba Son giữ vững truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Tại thành phố

Hồ Chí Minh có 12 con đường được mang tên những người công nhân ưu tú của Ba Son

Tại Khu Di tích Ba Son có các công trình bảo tồn, gồm: Địa điểm lưu niệm Chủ tịch TônĐức Thắng tại Xí nghiệp Liên hợp Ba Son (Xưởng Cơ khí 323) đã được công nhận Ditích lịch sử quốc gia theo Quyết định số 1034 QĐ/BT ngày 12-8-1993 của Bộ trưởng BộVăn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Công trình Ụ tàu lớncũng đã được Ủy ban nhân dân thành phố đưa vào Quyết định số 5360/QĐ-UBND ngày

25 tháng 11 năm 2010 về thực hiện kiểm kê di tích lịch sử – văn hóa trên địa bàn thànhphố (thực hiện theo Điều 31, 32 và khoản 4 Điều 33 Luật sửa đổi bổ sung một số điều củaLuật Di sản Văn hóa)

Di tích lịch sử Ba Son là một khu vực ít ỏi còn tồn tại công trình công nghiệp đã gắn liềnvới lịch sử phát triển đô thị và đặc trưng sông nước của Sài Gòn - thành phố Hồ ChíMinh, là dấu ấn quan trọng về sự hình thành và phát triển ngành đóng tàu Việt Nam từXưởng Thủy thời Chúa Nguyễn (TK 18) và được hiện đại vào thời Pháp Không chỉ phảnánh sự phát triển của một ngành công nghiệp mà Ba Son còn là bằng chứng của một nềnkinh tế biển, góp phần khẳng định Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền biển từ lâuđời

Quản lý, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa là nhiệm vụ, là yêu cầu phục vụ cộng đồng xãhội Nội dung giá trị đích thực của di sản văn hóa là do nhiều thế hệ trước đã sáng tạo ra,được chọn lọc bổ sung hoàn thiện và lưu truyền lại, làm phong phú cho cuộc sống tinhthần của con người Nhu cầu công chúng ngày càng cao, khoa học về bảo tàng và bảo tồn

di tích trên thế giới ngày càng tiến bộ, công chúng không thể đi tìm hiểu tham quan một

di tích tẻ nhạt, đã bị biến thành mô hình khô khan thiếu sự hấp dẫn Nếu quản lý không

có sự quan tâm, đầu tư không đáp ứng nhu cầu bảo tồn, trưng bày giới thiệu sẽ dẫn đếntình trạng di tích không phát huy tác dụng, kém hiệu quả và dần dần bị “xóa sổ” Di tích

Trang 3

chỉ còn trong hoài niệm của người hiện tại và không còn gì trong tâm thức của thế hệ maisau

Hơn thế nữa, Di tích lịch sử Ba Son nằm trong hệ thống tổng thể các di tích trên khắp cảnước về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, nếu gắn kết Bảo tàng Tôn ĐứcThắng với Di tích Nhà xưởng “Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Xí nghiệpLiên hợp Ba Son” sẽ góp phần làm cho cả Bảo tàng và di tích đều được phát huy đầy đủgiá trị, việc bảo tồn sẽ đạt hiệu quả cao Đây là mô hình bảo tàng gắn với di tích mà nhiềunước trên thế giới đã thực hiện rất có hiệu quả

Là một trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, thành phố Hồ Chí Minh, nơi hình thành

và phát triển một số lượng đông đảo công nhân Di tích Ba Son sẽ trở thành một thiết chếđóng vai trò quan trọng trong đời sống và sinh hoạt văn hóa, trong giáo dục lịch sử dântộc Việc hiện nay Di tích Xưởng Cơ khí vẫn đang sử dụng làm xưởng sản xuất và vấn đềbảo tồn, phát huy giá trị di tích là một thuận lợi, nếu máy móc, nhà xưởng vẫn được duytrì, vận hành tốt, công chúng được tham quan di tích, thậm chí được trải nghiệm mộtkhâu nào đó trong xưởng thì càng phát huy tốt giá trị Tin rằng, trong tương lai, khi màphương án bảo tồn di tích này sau một thời gian dài phải đối mặt với nhiều thách thức,cùng với sự đồng lòng, góp sức của nhiều ban, ngành để có được những giải pháp hữuhiệu, thì đây sẽ là một “địa chỉ đỏ” thu hút du khách đến tham quan học tập, nhất là độingũ công nhân lao động, học sinh, sinh viên

Di tích Xưởng Cơ khí nói riêng, Di tích Ba Son nói chung là một kho lịch sử sống động của dân tộc và phong trào đấu tranh cách mạng, là niềm tự hào của giai cấp công nhân Việt Nam Niềm tự hào đó phải được thể hiện bằng nhận thức được tầm quan trọng trong việc gìn giữ những giá trị lịch sử văn hóa của Di tích Ba Son trong

sự phát triển và quá trình hiện đại hóa của thành phố Hồ Chí Minh Do đó, dù

phương án khu phức hợp có thực hiện thì cũng cần giữ lại và phát huy những lợi thế của

Trang 4

Di tích Ba Son để thế hệ sau được hiểu biết và yêu thích lịch sử của dân tộc hơn, đó làđiều mà thế hệ hôm nay nếu không làm được sẽ phải hối tiếc.

Khu liên hợp Ba Son nằm ngay trung tâm Q.1, TP.HCM đang được xây dựng mới khácvới những gì Ba Son đã tồn tại cả trăm năm nay Theo “Hậu khảo cổ”, Ba Son được chúaNguyễn Ánh đặt trại thủy quân và xây dựng “xưởng thủy” Khi người Pháp xâm lượcViệt Nam, họ đã biến nơi đây thành cơ sở tàu biển và làm dịch vụ hàng hải quốc tế Khuđất rộng 930 ha này còn gắn với sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng.Với giới kinh doanh, khu đất vàng rộng lớn này được nhìn ở góc độ phát triển Còn với

“Hậu khảo cổ” thì thấy: “Ba Son cũng là nơi tập trung số lượng công nhân đông tại SàiGòn lúc bấy giờ, lực lượng thợ có tay nghề, chuyên nghiệp và hội đủ những yếu tố đểhình thành một giai cấp Ba Son không chỉ là di tích công nghiệp, còn là di tích lịch sửcách mạng quan trọng gắn với vai trò của Chủ tịch Tôn Đức Thắng và phong trào côngnhân Sài Gòn đầu thế kỷ 20, tiêu biểu là phong trào đấu tranh của công nhân Ba Son”.Ngoài ra cần nhìn nhận Ba Son trong mối liên kết với đường Tôn Đức Thắng và ThảoCầm Viên mới thấy hết giá trị của cảnh quan nhân văn khu vực này - một trong nhữngcảnh quan đô thị cổ xưa và đẹp nhất Sài Gòn” - TS Hậu nói

Bằng các cứ liệu khoa học, “Hậu khảo cổ” không chỉ phản biện mà còn đưa ra giải pháp

để bảo tồn di sản Với Ba Son, TS Hậu đưa ra hai trường hợp ở Nhật Bản đã bảo tồnthành công và nâng cao giá trị của di sản Ví dụ, nhà gạch đỏ Yokohama là kho vận trong

hệ thống cảng Yokohama được xây vào thời Minh Trị Duy Tân những năm 1910 Gạchđược nung tại Nhật và là kho vận hiện đại nhất lúc đó Trong suốt 80 năm, nhà kho gạch

đỏ này đã hoàn thành nhiệm vụ, góp phần hiện đại hóa nền kinh tế Nhật

Cũng cần nhận thấy, trước năm 2010, cảnh quan khu vực trung tâm TP HCM còn khánguyên vẹn Có một vài thay đổi như xây dựng khách sạn Caravell, tháo dỡ các kiot ởđường Nguyễn Huệ… Nhưng nhìn chung, đường Đồng Khởi và khu trung tâm vẫn cònmang đậm dấu ấn của một đô thị có tuổi trên dưới trăm năm, có sự kết hợp hài hòa cảnhquan thiên nhiên miền Nam Việt Nam với quy hoạch và kiến trúc kiểu Pháp

Trang 5

Nhưng từ sau năm 2010 thì đây là nơi bị tác động trực tiếp và rất nhanh của quá trình

“hiện đại hóa” Đó là sự biến mất của hàng loạt kiến trúc cũ, tiêu biểu cho cảnh quan,sinh hoạt, lối sống của Sài Gòn như khu Eden với rạp phim, cửa tiệm, dịch vụ… đặc biệt

là hiệu sách Xuân Thu và quán cà phê Givral nổi tiếng; công viên Chi Lăng nhỏ xinh nhưmột khoảng lặng thân thiện trên con đường Đồng Khởi sang trọng và tấp nập ngày đêm…Hàng cây sao cao vút trước Nhà Hát lớn bị chặt bỏ, và đỉnh điểm là bùng binh cây liễunơi giao lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi và thương xá Tax “biến mất” một cách nhanh chóng vàtriệt để!

Bắt đầu từ đó, báo chí phản ánh tiếng nói của cộng đồng và các nhà nghiên cứu kiến trúc,lịch sử, di sản… tin tức và bài viết về “bảo tồn di sản Sài Gòn” xuất hiện nhiều hơn.Những năm sau đó, công xưởng Ba Son, hàng cây trên đường Tôn Đức Thắng và DinhThượng Thơ luôn được báo chí quan tâm từ góc độ “di sản đô thị” Có thể nhận thấy, nếutrong năm 2013, 2014 phổ biến là những bài viết tỏ lòng thương tiếc như “Givral – C’estfini” hay “Người Sài Gòn lưu luyến vĩnh biệt Tax”… thì sau đó tiếng nói của báo chíngày càng thẳng thắn đặt vấn đề và đòi hỏi việc bảo tồn di sản đô thị TP HCM Đó làmột sự thay đổi lớn về nhận thức và ý thức của cộng đồng nói chung và vai trò của báochí nói riêng trong “hành trình” bảo tồn di sản đô thị Sài Gòn – TP HCM còn nhiều khókhăn

Gõ từ khóa “bảo tồn di sản Sài Gòn – TP HCM, báo chí” tìm kiếm trên Google thì đượckhoảng 22.200 kết quả trong 0,88 giây! Với các từ khóa khác như “thương xá Tax” có165.000 kết quả trong 0,60 giây, “di tích lịch sử Ba Son” có tới 106.000.000 kết quảtrong 0,78 giây, “hàng cây cổ thụ đường Tôn Đức Thắng” có 2.640.000 kết quả trong0,64 giây, “Dinh thượng Thơ” có 98.500.000 kết quả trong 0,43 giây… (*) Đây chỉ là vài

Trang 6

ví dụ về sự “nổi tiếng” trên báo chí của các di tích tại khu vực trung tâm TP HCM trongvài năm gần đây.

Những trang đầu Google của kết quả tìm kiếm về các di tích trên là tin tức của cơ quantruyền thống “chính thống” gồm những tờ báo lớn, các trang báo điện tử có nhiều ngườiđọc, một số tạp chí chuyên ngành về kiến trúc… hầu hết trong khoảng thời gian các ditích trên bị xâm phạm và phá hủy Hình thức của thông tin khá đa dạng: Từ nguồn tin củacác cơ quan quản lý (UBNDTP, Sở QHKT, Sở GTVT, Sở VHTT ), bài viết từ quá trìnhthu thập, điều tra của nhà báo, phỏng vấn ý kiến của chuyên gia, nhà nghiên cứu, ý kiếncủa cộng đồng, những hình ảnh, video clip thực tế và cập nhật từng giờ… Thông tin liêntục, dồn dập và “đúng điểm rơi” của sự kiện nên thu hút sự chú ý, theo dõi của đông đảocông chúng, tạo nên những “sự kiện nóng” thực sự Đặc biệt, báo chí đã kịp thời đưa tincác nhà ngoại giao lên tiếng về di sản thành phố như trường hợp Thương xá Tax, Dòng tu

và nhà thờ Thủ Thiêm, Dinh Thượng Thơ Đây là những thông tin rất quan trọng đểchính quyền cân nhắc quyết định “số phận” các công trình này

Nội dung trên các báo cũng rất phong phú: Từ việc tổ chức tuyến bài hồ sơ (như loạt bài

về Ba Son của báo Tuổi Trẻ, về Thương xá Tax của báo Pháp luật TP, về Dinh ThượngThơ của báo Thanh Niên, chuyên đề về các “điểm nóng” di sản đô thị có mặt đều đặntrên báo Người Đô Thị… và tin bài của nhiều báo khác), đến phỏng vấn các chuyên gia

về giá trị, ý nghĩa lịch sử văn hóa, kiến trúc của các công trình, từ những bài tập hợp ýkiến các tầng lớp nhân dân đến những “giải pháp” bảo tồn của giới nghiên cứu chuyênsâu… Không chỉ phản ánh ý kiến trực tiếp mà báo chí còn phản ánh những hoạt độnggián tiếp mang ý nghĩa “bảo tồn” như các trang web thu thập ý kiến của công chúng, sưutầm di vật của Ba Son để xây dựng quán cà phê, biệt thự, một số nhóm thanh niên đặt hoatrên gốc cây và các nghệ sĩ trình diễn nghệ thuật mang ý nghĩa “tưởng niệm” hàng câytrên đường Tôn Đức Thắng – một ký ức đẹp của thành phố…

Trang 7

Ngoài tin bài chính trên các tờ báo điện tử còn có hàng chục ngàn lượt ý kiến (comments)của độc giả bàn luận về vấn đề, có các cuộc thăm dò do báo tổ chức về các phương án đốivới di tích (bảo tồn/không bảo tồn/ý kiến khác) có đến hàng chục ngàn bình chọn…Những số liệu thống kê nhanh chóng và công khai đã phản ánh khá toàn diện ý kiến cáctầng lớp dân chúng mà đại đa số đồng thuận việc bảo tồn Có lẽ sau những đợt “dư luận

xã hội” mạnh mẽ về việc bảo tồn di tích khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long hồi nhữngnăm 2000 thì sự phá hủy di sản đô thị ở trung tâm TP.HCM cũng đã thu hút sự quan tâmrất lớn của công chúng cả nước Điều đó không thể không có vai trò tích cực của báo chí

và truyền thông

Những cuộc “vận động” này ngày càng có kết quả rõ rệt Từ việc Thương xá Tax bị phá

bỏ để xây công trình mới nhưng phải bảo tồn toàn bộ sảnh, trang trí gạch mosaic, cầuthang… để tích hợp vào công trình mới, đồng thời phục dựng mặt tiền xây dựng năm

1924 của Thương xá Tax… đến việc dừng đập bỏ Dinh Thượng Thơ, cùng lúc cấp quản

lý là Sở Quy hoạch Kiến trúc đã tổ chức hội thảo khoa học về giá trị lịch sử – kiến trúccần được bảo tồn của công trình này Đây là những hành xử hợp lý, kịp thời và thiện ýcủa chính quyền sau khi tiếp nhận ý kiến của cộng đồng thông qua nhiều kênh, trong đórất quan trọng là từ truyền thông, báo chí

Ngoài ra, có thể kể đến vài trường hợp khác như: Nhà cổ đường Nơ Trang Long (quậnBình Thạnh) bị đập bỏ do nhu cầu bức thiết của gia chủ, qua phản ánh của báo chí cơquan chuyên ngành cũng đã kịp thời điều chỉnh và đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu phânloại các biệt thự, nhà cổ trên địa bàn thành phố, nhằm bảo tồn các công trình có có giá trị

và cảnh quan biệt thự – một đặc trưng của đô thị Qua đó giá trị nhiều mặt của biệt thựcũng được cộng đồng ý thức hơn

Hay trường hợp nhỏ là màu sơn của Bưu điện Thành phố Sau khi thực hiện sơn mộtphần công trình, nhận được sự phản ứng của cộng đồng qua báo chí, cơ quan chủ quản đãtích cực tham vấn các nhà nghiên cứu và đã chỉnh sửa ngay màu sơn, phù hợp với tư liệulịch sử và “ký ức cộng đồng” Công trình trở nên “quen thuộc” hơn, được người dân và

du khách hài lòng

Trang 8

Cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng – TP HCM

Một trường hợp thuộc diện “cực kỳ nhạy cảm” là Tu viện Dòng Mến Thánh giá và nhàthờ Thủ Thiêm, thuộc diện “giải tỏa” trong quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm Từ báochí – khởi đầu là báo Người Đô Thị – với sự bày tỏ thẳng thắn của các nhà nghiên cứu vềlịch sử, tôn giáo, giáo dục… về giá trị và việc cần thiết phải bảo tồn những công trìnhnày, đến nay “dường như” đã được chính quyền chấp thuận (**)

Ngoài phản ánh sự kiện, sự việc thì báo chí còn là kênh thông tin quan trọng “điểm sách”

và giới thiệu các tác phẩm văn học về “ký ức đô thị”, các công trình nghiên cứu, khảocứu về lịch sử, văn hóa, di sản đô thị Sài Gòn Sức lan tỏa của các tác phẩm, công trìnhnày nhờ đó ngày càng sâu rộng trong cộng đồng, nhất là với giới trẻ

Từ thực tế của TP HCM, trong công trình nghiên cứu của mình (***), tôi đã nhận thấy

có bốn nhân tố liên quan chặt chẽ đến “bảo tồn di sản đô thị Sài Gòn” là nhà quản lý, nhàchuyên môn, cộng đồng dân cư và nhà đầu tư Trong đó, giữ vai trò quan trọng là cộngđồng và nhà chuyên môn, nhưng vai trò quyết định là nhà quản lý và nhà đầu tư Tuynhiên, theo dõi khá đầy đủ thông tin về bảo tồn di sản không thể không nhận thấy, trênbáo chí hầu như rất ít ý kiến hay sự phản hồi của nhà đầu tư (những tập đoàn đầu tư vàođịa ốc, xây dựng hạ tầng đô thị) – nhân tố tác động trực tiếp vào công trình di sản, hoặcvùng, khu vực, cảnh quan di sản Thay vào đó là ý kiến của nhà quản lý (Sở ngành,UBNDTP) “giải thích” sự cần thiết phải “giải tỏa” các di tích để xây dựng công trình và

cơ sở hạ tầng hiện đại và “đô thị mới” Thậm chí thông tin chính xác về nhà đầu tư vàokhu vực, công trình di tích nào đó cũng ít khi xuất hiện trên báo chí cho đến khi di tích đã

bị “xóa sổ” và ở đó mọc lê công trình mới

Điều này tạo nên cảm giác tất cả sự lên tiếng của cộng đồng nói chung, của báo chí nóiriêng đều chưa tác động đúng chỗ, thậm chí báo chí còn né tránh vì “tế nhị, nhạy cảm”…

Và tất nhiên vì thế những cố gắng đó đã không có kết quả mà trường hợp di tích Ba Son

là một điển hình

Trang 9

Một điều hạn chế nữa là: Thông tin quy hoạch đô thị hiện nay mới chỉ có ở website của

cơ quan quản lý mà chưa được phổ biến rộng rãi qua truyền thông, báo chí, nhất là khuvực cảnh quan di sản đô thị Mặt khác, việc xếp hạng các công trình di sản đô thị còn kháchậm và chưa toàn diện Vì vậy, việc xâm phạm, hủy hoại các công trình mang giá trị disản vẫn tiếp diễn Thực trạng này làm cho thông tin trên báo chí có phần nặng về phảnánh những “việc đã rồi”, tiêu cực trong công tác bảo tồn di sản Nếu những thông tin củacác cơ quan quản lý kịp thời được công khai, minh bạch trên báo chí thì các nhà chuyênmôn và cộng đồng sẽ có tiếng nói sớm hơn, tham gia cứu vãn và bảo vệ các di tích mộtcách tích cực hơn

Có một điều tôi thấy tiếc, đó là các giải thưởng báo chí hàng năm chưa có giải nào chotác phẩm về bảo tồn di sản Điều này cho thấy lĩnh vực Di sản văn hóa chưa thực sự đượccoi trọng, công lao và tâm huyết các tờ báo, nhà báo “đeo bám” mảng đề tài khó khăn nàychưa được đánh giá xứng đáng

Cận cảnh dinh Thượng Thơ 120 năm tuổi ở TP HCM

Là một người thường xuyên cộng tác với báo chí về lĩnh vực bảo tồn di sản đô thị ởTP.HCM, tôi nhận thấy trong khoảng 5 năm gần đây đã có một sự “đồng hành” khá mậtthiết của báo chí với việc bảo tồn di sản đô thị Sài Gòn – TP.HCM Ở những thời điểm

“nóng bỏng”, tiếng nói của báo chí có tác dụng rất lớn, vì với chức năng “thông tin”, báochí đã giúp những ý kiến phản biện kịp thời đến với chính quyền, đồng thời phản hồi của

cơ quan chức năng cũng giúp cộng đồng nắm thông tin tốt hơn “Dư luận xã hội” qua báochí và nhờ báo chí, không chỉ là “cảm xúc” cộng đồng mà còn cả những tiếng nói bìnhtĩnh của lý trí và khoa học

Qua quá trình này, quan điểm của báo chí và các nhà nghiên cứu, học giả ngày càng gầnnhau hơn, nói cách khác, thực tiễn đa dạng phức tạp của xã hội và tri thức “hàn lâm” củagiới khoa học ngày càng tìm được tiếng nói chung trong hành trình bảo tồn di sản Đấycũng là kinh nghiệm và bài học từ nhiều nước đã thành công trong việc bảo tồn di sảnvăn hóa

Trang 10

* TS Nguyễn Thị Hậu – Tổng Thư ký Hội Sử học TP HCM

Câu 3

Những vấn đề về bảo tồn và phát triển bền vững phù hợp với xu hướng phát triển đô thị

di sản đương đại đã được bàn luận, nghiên cứu và ứng dụng ở rất nhiều quốc gia trên thếgiới Ở Việt Nam, đặc biệt với thành phố Huế những vấn đề này rất cần thiết được địnhhình trong bối cảnh địa phương nhằm có định hướng đúng trong phát triển xây dựng đôthị di sản hiện nay

Đô thị di sản có hai yếu tố quan trọng đối với vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững Thứ nhất, môi trường xây dựng đô thị bao gồm các công trình xây dựng và các cơ

sở hạ tầng Thứ hai, giá trị văn hóa xã hội có vai trò tạo dựng ý nghĩa của nơi chốn, liên kết xã hội và cộng đồng Những giá trị văn hóa xã hội này như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt những chặng thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai Chúng được thể hiện trong

kiến trúc, quy hoạch và quản lý đô thị Những thuộc tính đô thị di sản về mặt xã hội và

vật lý là không thể tách rời bao gồm những vấn đề về môi trường, di sản văn hóa vật thể

và phi vật thể, sự kết nối giữa các thế hệ Nhận thức và đưa ra giải pháp dựa trên những giá trị vốn có trong đô thị di sản là thách thức lớn nhất trong bảo tồn đô thị

di sản theo hướng bền vững.

Bảo tồn đối với đô thị di sản trước hết ở phạm vi công trình là bảo tồn các công trình kiếntrúc bao gồm sự đa dạng về khía cạnh khảo cổ học, nghiên cứu văn hóa, công nghệ, vậtliệu và quá trình phát triển của các hình thức kiến trúc lịch sử Vấn đề đương đại trongbảo tồn kiến trúc luôn có hai nghĩa, thứ nhất đó là các công trình có giá trị xây dựng vàothời điểm hiện tại, thứ hai là sự thích ứng của công trình lịch sử với phong cách và nhữngnhu cầu đương đại Đây là vấn đề mở vẫn chưa có kết luận cuối cùng Tuy nhiên, bảntuyên bố thực hiện về bảo tồn di sản của các thành phố di sản lớn trên thế giới nhưAthens, Vernice, Washington và Sydney nhấn mạnh yếu tố đương đại trong bảo tồn disản gồm một số nội dung như hỗ trợ các công nghệ và vật liệu hiện đại trong trùng tunhững công trình lịch sử, khuyến khích xây dựng kiến trúc đương đại trong khu vực bảo

Trang 11

tồn tuy nhiên phải cân nhắc sự hài hòa giữa công trình mới và công trình lịch sử (hình 2)

… Những ví dụ thành công khác trong việc đưa những công trình kiến trúc đương đạitiếp nối sự phát triển các khu di tích lịch sử trên thế giới như kim tự tháp ở sân trướctrong bảo tàng Louvre, Paris (hình 3); công trình Carré d’Art ở miền nam nước Pháp…Trong bối cảnh thành phố di sản Huế bao gồm nhiều quần thể di sản kiến trúc, lịch sử;hầu hết các di tích đan xen với cộng đồng dân cư trong nội thành, do đó yếu tố đương đạitrong công tác bảo tồn là hết sức quan trọng Khu vực quần thể di tích nhất thiết phải cóthêm những công trinh mới nhằm đáp ứng các chức năng hiện tại Tuy nhiên những côngtrình này phải hài hòa và phân biệt với công trình di tích, mức độ can thiệp của kiến trúcmới dựa trên điều kiện hiện trạng, tôn trọng hình thức và tỉ lệ thức và sử dụng vật liệutruyền thống Đồng thời tổng thể di tích mới phải lồng ghép với cuộc sống của cộng đồngdân cư hiện tại Để đảm bảo các yêu cầu này giải pháp sử dụng phong cách kiến trúc cổcho công trình mới trong khu vực bảo tồn cũng là xu hướng phổ biến trên thế giới Giảipháp này cũng đã được áp dụng ở Huế tuy nhiên mức độ thành công còn phụ thuộc vàonhiều yếu tố khác như đã nêu trên

Năm 1972 đánh dấu sự công nhận quốc tế quan trọng về sự kết hợp giữa hai lĩnh vực phát triển bền vững và bảo tồn, trong đó nhấn mạnh vấn đề bảo tồn và bảo vệ các di sản văn hóa và tự nhiên cũng góp phần quan trọng trong phát triển bền vững.

Phát triển bền vững bao gồm ba yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế Trong đó vấn đềmôi trường là quan trọng nhất đối với sự phát triển tồn tại của nhân loại Về mặt môitrường bảo tồn và phát triển bền vững có môi liên hệ chặt chẽ trong vai trò đảm bảo sựhài hòa bền vững giữa con người và tự nhiên, tăng cường chất lượng môi trường trong

những điều kiện và chất lượng cuộc sống cho con người Bảo tồn đô thị di sản liên quan đến phát triển bền vững được xem xét ở các khía cạnh như mối quan hệ các chức năng đô thị với cộng đồng, nguồn tài nguyên tự nhiên của vật liệu và năng lượng xây dựng công trình, các phương tiện tài chính đã được đầu tư cho xây dựng qua nhiều thời kì, và mối quan hệ với ba yếu tố phát triển bền vững nêu trên Những khái niệm

trên rất rộng và đa dạng trong từng ngữ cảnh cụ thể Với thành phố Huế việc nhận dạng

Trang 12

các khía cạnh liên quan đến bảo tồn và phát triển bền vững nêu trên sẽ góp phần đưa ranhững phân tích, chiến lược đúng đắn đối với công tác kiến trúc và quy hoạch đô thị disản Ví dụ sau sẽ nhận dạng yếu tố cảnh quan môi trường của Huế Với lợi thế là đô thị disản, có tiềm năng du lịch văn hóa, Huế còn là một đặc trưng hiếm có trên cả nước, làthành phố vườn (hình 4) có môi trường không khí ít ô nhiễm nhất trên cả nước Huế có hệthống cảnh quan tự nhiên rất đa dạng và phong phú đặc biệt là hệ thống cảnh quan sôngHương (hình 5), mật độ cây xanh cao Đây là những điều kiện thuận lợi để Huế trở thành

đô thị sinh thái bền vững Đồng thời cân nhắc các khía cạnh phát triển bền vững trên, cácyếu tố sinh thái bền vững phải được lồng ghép trong toàn bộ các khía cạnh của quy hoạch

đô thị, từ tổng thể đến chi tiết Đó là việc tạo dựng bản sắc địa phương, sử dụng vật liệutái sử dụng, có nguồn gốc địa phương, tận dụng lao động thủ công bản địa, các giải phápkinh tế dựa trên các đặc điểm môi trường của kết cấu di sản đô thị Huế và nguyên tắc canthiệp tối thiểu vào di tích lịch sử, cảnh quan tự nhiên Trong cải tạo và mở rộng các quầnthể di tích của Huế, hoặc xây dựng công trình xung quanh khu di tích ngoài những chiếnlược bảo tồn, trên quan điểm sinh thái bền vững những sự phát triển này phải đồng thờiđảm bảo không gian xanh, không gian mở cho đô thị, kết hợp với các cảnh quan tự nhiênsẵn có tạo thành một tổng thể, một hệ sinh thái đô thị bền vững

Trong quy hoạch đô thị, bảo tồn đô thị và phát triển bền vững tính toàn vẹn của cảnh quan đô thị được định nghĩa như là dấu hiệu nhận dạng đặc điểm văn hóa lịch

sử đặc trưng đối với cộng đồng dân cư của đô thị cũng như khách du lịch Kiến trúc

cao tầng luôn đưa đến những hạn chế trong sự hài hòa giữa phát triển mới và môi trườnglịch sử Các đô thị di sản lớn như Cologne (Đức), Vienna (Áo) and Esfahan (Iran), lànhững ví dụ điển hình cho việc hạn chế thành công kiến trúc cao tầng trong đô thị Đốivới thành phố Huế, do những tác động kinh tế xã hội của quá trình phát triển đô thị, việcxây dựng kiến trúc nhà cao tầng là không thể tránh khỏi nhưng cần có những nghiên cứugiới hạn nhất định nhằm giảm thiểu những tác động đến môi trường cảnh quan lịch sử.Trên thực tế, phía nam thành phố Huế cũng đã có khá nhiều kiến trúc cao tầng được xâydựng trong vòng vài năm gần đây (hình 6) Ngoài chiều cao công trình, hình thức kiến

Ngày đăng: 27/10/2024, 10:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w