Đối với hoạt động xây dựng giai đoạn 2 nhà máy a Nguyên liệu, vật liệu * Nguồn cung cấp Quá trình thi công, xây dựng dự án cần sử dụng các nguyên vật liệu như: cát, đá dăm, bê tông th
Trang 1MỤC LỤC
Chương I 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1
1.1 Tên chủ dự án đầu tư 1
1.2 Tên dự án đầu tư 1
1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư 5
1.3.1 Công suất của dự án đầu tư 5
1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư: 5
1.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư: 8
1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án 9
1.4.1 Giai đoạn thi công 9
1.4.2 Giai đoạn hoạt động 14
Chương II 17
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, 17
KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 17
2.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 17
2.2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 17
Chương III 19
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 19
NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 19
3.1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật 19
3.1.1 Dữ liệu về tài nguyên sinh vật 19
3.1.2 Các đối tượng nhạy cảm về môi trường 19
3.2 Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án 19
3.3 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khi nơi thực hiện dự án 19
3.3.1 Môi trường không khí 19
3.3.2 Môi trường nước 21
Chương IV 23
Trang 2ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 23
CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, 23
BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 23
4.1 Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư 23
4.1.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án 23
4.1.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện: 39
4.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường giai đoạn vận hành 47
4.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 47
4.2.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 57
4.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 73
4.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 75
4.4.1 Về mức độ chi tiết 75
4.4.2 Về mức độ tin cậy 76
Chương V 79
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 79
5.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 79
5.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 79
Chương VI 81
KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 81
6.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư 81
6.2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 82
Chương VII 83
CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 83
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 1: Các hạng mục công trình của dự án 3
Bảng 1 2 Thống kê khối lượng vật liệu thi công nhà máy 9
Bảng 1 3 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ thi công nhà máy 10
Bảng 1 4 Nhu cầu nhiên liệu cung cấp cho thiết bị, máy móc thi công 11
Bảng 1 5 Tổng hợp nhu cầu nguyên, nhiên liệu phục vụ dự án 12
Bảng 1 6 Tổng hợp máy móc thiết bị phục vụ dự án 12
Bảng 1 7 Danh mục máy móc thiết bị phụ trợ phục vụ dự án: 13
Bảng 1.8 Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước 14
Bảng 1 9 Tổng hợp nhu cầu nguyên, nhiên liệu phục vụ dự án 14
Bảng 1 10 Tổng hợp máy móc thiết bị phục vụ dự án 15
Bảng 1.11 Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước 16
Bảng 3 1 Kết quả phân tích hiện trạng môi trường không khí 20
Bảng 3 2 Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước thải 21
Bảng 3 3 Tổng hợp kết quả hiện trạng môi trường đất 22
Bảng 3.4 Thông số kỹ thuật các hệ thống xử lý Error! Bookmark not defined. Bảng 3.5 Bảng tổng hợp các hạng mục công trình trong trạm xử lý 63
Bảng 4.1 Tải lượng các chất ô nhiễm từ xe chạy trên đường 24
Bảng 4.2 Tải lượng chất ô nhiễm do các phương tiện giao thông thải ra môi trường 25 Bảng 4.3 Tải lượng bụi phát sinh từ quá trình trút đổ, tập kết nguyên 26
Bảng 4.4 Dự báo tải lượng bụi, khí thải từ hoạt động phương tiện thi công 26
Bảng 4.5 Dự báo sự phát tán nồng độ chất ô nhiễm trong giai đoạn thi công 27
Bảng 4.6 Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 30
Bảng 4.6 Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 30
Bảng 4.7 Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ 31
Bảng 4.8 Mã CTNH và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh hiện hữu 33
Bảng 4.9 Mức ồn điển hình phát sinh từ hoạt động của thiết bị thi công 34
Bảng 4.10 Mức độ lan truyền tiếng ồn của thiết bị, máy móc thi công 35
Bảng 4.11 Mức rung của một số thiết bị thi công điển hình 36
Bảng 4.12 Hệ số các chất ô nhiễm nước thải sinh hoạt 48
Bảng 4.13 Tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn vận hành 48
Bảng 4.14 Hệ số ô nhiễm đối với khí thải của máy phát điện 53
Trang 4Bảng 4.15 Thải lượng và nồng độ khí thải phát sinh từ máy phát điện 53 Bảng 4.16 Mã CTNH và dự báo khối lượng chất thải nguy hại phát sinh 54 Bảng 4.17 Mức độ tin cậy của các phương pháp ĐTM đã sử dụng 76
Bảng 5 1: Giá trị giới hạn của các thông số ô nhiễm trong nước thảiError! Bookmark not defined.
Bảng 6.1: Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải Error! Bookmark not defined.
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Vị trí dự án chế tạo linh kiện ô tô 3
Hình 2 Sơ đồ quy trình sản xuất giai đoạn 1 6
Hình 3 Sơ đồ quy trình sản xuất 7
Hình 4 Một số hình ảnh sản phẩm hoàn thiện của công ty 9
Hình 5 Một số hình ảnh nguyên liệu đầu vào 12
Hình 6 Sơ đồ thu gom, xử lý nước thải 57
Hình 7 Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn xử lý nước thải sinh hoạt 58
Hình 8 Sơ đồ cấu tạo bể tách dầu 60
Hình 9 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy 61
Hình 10 Sơ đồ thông gió cho nhà xưởng sản xuất 65
Hình 11 Sơ đồ công nghệ xử lý khí NH 3 67
Hình 12 Sơ đồ thu gom chất thải rắn của Nhà máy 68
Trang 6Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1 Tên chủ dự án đầu tư
- Tên chủ dự án: Công ty TNHH Nagoya Việt Nam Industry
- Địa chỉ văn phòng: Lô C3, khu C, KCN Nam Cấm, xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:
Ông: Ishiguro Mitsuru; Chức vụ: Tổng Giám đốc
Quốc tịch: Nhật Bản; Hộ chiếu số: TR6510455; Ngày cấp: 22/8/2016
- Nhà máy khởi công (giai đoạn 2) từ tháng 01/2023 và dự kiến bắt đầu vận hành từ tháng 12/2023
1.2 Tên dự án đầu tư
a) Tên dự án đầu tư: Chế tạo linh kiện ô tô
b) Địa điểm thực hiện dự án: Khu C, Khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An Vị trí cụ thể:
+ Phía Đông Bắc giáp: Nhà máy sản xuất bao bì carton số 2 của công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Phú
+ Phía Đông Nam giáp: Đường quy hoạch tuyến 16, Khu C - Khu Công nghiệp Nam Cấm;
+ Phía Tây Bắc giáp: Đất cây xanh cách ly của Khu C - Khu Công nghiệp Nam Cấm;
Trang 7+ Phía Tây Nam giáp: Dự án xây dựng cơ chế và cất trữ nguyên liệu gỗ của Công ty Cổ phần Ván nhân tạo Tân Việt Trung;
Trang 8Hình 1 Vị trí dự án chế tạo linh kiện ô tô
- Diện tích đất sử dụng của dự án: 30.038,1 m2 Trong đó:
+ Diện tích xây dựng các công trình: 15.192,9 m2
+ Diện tích cây xanh nội bộ: 6.031,4m2
+ Diện tích sân đường nội bộ: 8.813,8m2
- Các hạng mục công trình chính của dự án được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1 1: Các hạng mục công trình của dự án
TT Tên hạng mục công trình
Ký hiệu trên bản vẽ
Số tầng
Diện tích (m2)
6 Nhà nghỉ ca công nhân số 1 (đã xây dựng) (6) 1 176,0
Trang 9+ Quý I, II/2023: Xây dựng nhà xưởng của các dự án
+ Quý III/2023: Lắp đặt máy móc, thiết bị của các dự án
+ Quý IV/2023: Chạy thử nghiệm và vận hành sản xuất chính thức
c) Các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 7655459512 do Ban quản lý Khu kinh
tế Đông Nam Nghệ An cấp chứng nhận lần đầu ngày 07/11/2017, thay đổi lần thứ
01 ngày 07/5/2018, thay đổi lần thứ 02 ngày 19/3/2021, thay đổi lần thứ 03 ngày 09/2/2022, thay đổi lần thứ 04 ngày 03/3/2023
- Quyết định số 189/QĐ-KKT ngày 28/12/2017 của Ban quản lý KKT Đông Nam về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tổng mặt bằng xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự
án Chế tạo linh kiện ô tô tại Khu C - Khu công nghiệp Nam Cấm, tỉnh Nghệ An
- Quyết định số 323/QĐ-KKT ngày 03/11/2022 của Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ An về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng
tỷ lệ 1/500: Dự án Chế tạo linh kiện ô tô tại Khu C, Khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
- Quyết định số 355/QĐ-KKT ngày 09/12/2022 của Ban Quản lý KKT Đông Nam Nghệ An về việc phê duyệt điều chỉnh (lần 2) quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng tỷ lệ 1/500: Dự án Chế tạo linh kiện ô tô tại Khu C, Khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
- Dự án đã được Ban Quản lý KKT Đông Nam cấp Giấy phép môi trường
số 14/GPMT-TNMT ngày 19/11/2022, tuy nhiên căn cứ nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 7655459512 (thay đổi lần thứ 4 ngày 03/3/2023) và Quyết định số 355/QĐ-KKT ngày 09/12/2022 về việc điều chỉnh quy hoạch mặt bằng tổng thể nên Chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường đối với Dự
án điều chỉnh mới
d) Quy mô của dự án đầu tư: (phân loại theo tiêu chí quy định của Luật đầu
tư công năm 2019): Dự án nhóm B
Trang 10Tổng mức đầu tư của dự án: 312.750.000.000 đồng (Bằng chữ: Ba trăm
mười hai tỷ bảy trăm năm mươi triệu đồng chẵn)
- Căn cứ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, dự án Chế tạo linh kiện ô tô tại Khu C, Khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của UBND tỉnh Nghệ An Dự án thuộc điểm a và điểm b khoản 4 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 của Chính phủ (theo mẫu phục lục IX)
1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư
1.3.1 Công suất của dự án đầu tư
a) Giai đoạn 1 (đã đi vào hoạt động):
Công suất thiết kế: 150.000 cái/tháng, tương đương với 15 tấn sản phẩm/tháng
- Sản xuất và gia công phụ tùng ô tô, xe máy Sản phẩm gồm: nút các loại, linh kiện truyền động, bộ phận an toàn Công suất 50.000 cái/tháng, tương đương
b) Giai đoạn 2 (đang thi công xây dựng):
Tổng công suất thiết kế: 1.800.000 cái/tháng, tương đương với 180 tấn sản phẩm/tháng, trong đó:
- Sản xuất và gia công phụ tùng ô tô, xe máy Sản phẩm gồm: nút các loại, linh kiện truyền động, bộ phận an toàn Công suất 500.000 cái/tháng, tương đương
Trang 11Hình 2 Sơ đồ quy trình sản xuất giai đoạn 1
* Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất:
Bước 1: Kiểm tra nguyên liệu đầu vào (dạng Nhôm, thép) được nhập khẩu (từ Nhật Bản) thông thường nằm ở 03 dạng: Nguyên liệu dạng thanh; Nguyên liệu thanh con; Nguyên liệu đã dập khuôn
Tiếp nhận nhiên liệu, kiểm tra số liệu, số lượng được nhập vào (Nhập khẩu 100%) để trong kho trước khi gia công
Bước 2: Gia công sản phẩm:
Phân đoạn 1: Nguyên liệu dạng thanh, thanh con được đưa vào máy cắt, cắt nhỏ các thanh thép, sau đó qua các máy mài nhẵn sản phẩm
Phân đoạn 2: Nguyên liệu đã dập khuôn qua các máy mài nhẵn sản phẩm
Trang 12Sản phẩm sau khi mài nhẵn sẽ được khoan tạo lỗ chính xác và tiện cắt gọt lại lần nữa bằng máy tiện CNC
Sau công đoạn này, sản phẩm sẽ được kiểm tra qua khâu KCS trước khi đóng gói và xuất hàng cho khách (Nước ngoài)
Kiểm tra
Uốn
Mạ (Thuê ngoài)
Kiểm tra
Xuất hàng
Máy mài nhẵn
Cắt tiện CNC
Hơi dầu máy (sử dụng máy móc)
Vụn Thép, bụi kim loại
Nguyên liệu kim loại Hơi dầu máy
(sử dụng máy lọc)
Máy cắt Máy dập cơ
khí
Trang 13Ghi chú:
: Dòng quy trình sản xuất : Dòng phát thải
* Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất:
Bước 1: Kiểm tra nguyên liệu đầu vào (dạng Nhôm, thép) được nhập khẩu (từ Nhật Bản) thông thường nằm ở 03 dạng: Nguyên liệu dạng thanh; Nguyên liệu thanh con; Nguyên liệu đã dập khuôn
Tiếp nhận nhiên liệu, kiểm tra số liệu, số lượng được nhập vào (Nhập khẩu 100%) để trong kho trước khi gia công
Bước 2: Gia công sản phẩm:
Phân đoạn 1: Nguyên liệu dạng thanh, thanh con được đưa thẳng vào máy dập, sau đó qua các khâu như lắp ráp, hàn, uốn sẽ được kiểm tra trước khi gửi đi
Mạ nhúng sản phẩm (Thuê Công ty khác có đầy đủ chức năng)
Phân đoạn 2: Nguyên liệu đã dập khuôn sử dụng máy cắt, cắt nhỏ các thanh thép, sau đó qua các máy mài nhẵn sản phẩm
Sản phẩm sau khi mài nhẵn sẽ được khoan tạo lỗ chính xác và tiện cắt gọt lại lần nữa bằng máy tiện CNC
Sau công đoạn này, sản phẩm sẽ được đưa quay lại công đoạn lắp ráp của phân đoạn 1 và tiếp tục cho đến giai đoạn gửi đi Công ty khác thuê Mạ nhúng sản phẩm
Sau khi Mạ xong, sản phẩm được nhập về sẽ được kiểm tra qua khâu KCS trước khi đóng gói và xuất hàng cho khách (Nước ngoài)
1.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư:
Dự án cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu với 03 dòng sản phẩm như sau:
- Sản xuất và gia công phụ tùng ô tô, xe máy: Nút các loại, linh kiện truyền động, bộ phận an toàn
- Sản xuất phụ tùng cho máy móc xây dựng: Các loại nút
- Gia công kim loại: Linh kiện kim loại các loại
Trang 14Hình 4 Một số hình ảnh sản phẩm hoàn thiện của công ty 1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án
1.4.1 Giai đoạn thi công
1.4.1.1 Đối với hoạt động xây dựng giai đoạn 2 nhà máy
a) Nguyên liệu, vật liệu
* Nguồn cung cấp
Quá trình thi công, xây dựng dự án cần sử dụng các nguyên vật liệu như: cát, đá dăm, bê tông thương phẩm, xi măng, sắt thép… Chủ dự án sẽ thu mua từ các đại lý vật liệu xây dựng trên địa bàn Quãng đường vận chuyển đến khu vực
dự án trung bình khoảng 10 km
* Khối lượng nguyên liệu
Căn cứ vào quy mô các hạng mục công trình của dự án, qua phân tích vật
tư tiêu hao theo Định mức dự toán xây dựng công trình Phần xây dựng (công bố kèm theo văn bản số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng), tạm tính tổng khối lượng nguyên vật liệu sử dụng trong giai đoạn thi công như sau:
Bảng 1 2 Thống kê khối lượng vật liệu thi công nhà máy (bổ sung)
Trang 15Bảng 1 3 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ thi công nhà máy
TT Loại máy móc thiết bị Đơn vị Số lượng Xuất xứ Tình trạng
(Nguồn: Thuyết minh dự án, năm 2023)
c) Nhiên liệu sử dụng của dự án
* Nguồn cung cấp
Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho giai đoạn xây dựng này chủ yếu là nhu cầu về nhiên liệu để vận hành các thiết bị Giai đoạn xây dựng sử dụng các máy móc chính như: máy xúc đào, máy san ủi, xe tải Nguồn nhiên liệu được cung cấp bởi các cơ sở xăng dầu trên địa bàn huyện Nghi Lộc và các vùng phụ cận
* Khối lượng nhiên liệu
Căn cứ Quyết định số 1134/QĐ-BXD ngày 08 tháng 10 năm 2015 của Bộ Xây dựng việc công bố định mức các hao phí xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng và theo hướng dẫn của Thông tư số 11/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng, định mức tiêu hao nhiên liệu của mỗi loại máy móc khác nhau: máy ủi 76 lít/ca; máy xúc 83 lít/ca; máy phát điện là 36 lít/ca;… lượng nhiên liệu sử dụng cho giai đoạn chuẩn bị cụ thể như sau:
Trang 16Bảng 1 4 Nhu cầu nhiên liệu cung cấp cho thiết bị, máy móc thi công
TT Tên trang thiết bị
Số lượng máy móc/thiết
bị
Số ca máy
Định mức tiêu hao (lít/ca)
Lượng dầu tiêu hao (lít)
Như vậy, nhu cầu sử dụng nhiên liệu dầu diezel cho các hoạt động thiết bị,
máy móc trong suốt quá trình thi công dự án là 6.702 lít
d) Nguồn cung cấp điện
Hệ thống cấp điện của dự án được đấu nối vào lưới điện ưu tiên cấp cho KCN Nam Cấm
e) Nguồn cung cấp nước
- Nguồn cung cấp: Được đấu nối với nguồn nước máy của Công ty Cổ phần cấp nước Cửa Lò
- Dự kiến số công nhân thi công công trình là 15 người với định mức nước cấp sinh hoạt 80 lit/người/ngày (theo QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy hoạch xây dựng), tổng lưu lượng nước cấp lớn nhất sẽ là :
Nhu cầu nước cho công nhân trong giai đoạn thi công là: 15 người x 80l/người.ngày = 1,2 m3/ngày
- Nước cấp cho rửa xe trước khi ra khỏi công trình là: 3 m3/ngày;
- Nước vệ sinh dụng cụ thi công: 2,0m3/ngày;
- Nước để trộn vữa, bảo dưỡng bê tông , khoảng 2 m3/ngày;
- Nước cấp cho tưới ẩm mặt đường giảm bụi (trong ngày nắng nóng): khoảng 2,0m3/ngày;
Như vậy, tổng lượng nước cấp cho giai đoạn thi công là 10,2 m3/ngày, trong
đó nước cấp cho sinh hoạt tại công trường là 1,2 m3/ngày
1.4.1.2 Đối với hoạt động của nhà máy giai đoạn 1 (đang hoạt động)
a) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
- Nhôm, thép: nhập khẩu từ Nhật Bản
- Phụ tùng ô tô, xe máy: mua tại Việt Nam
Trang 17Công ty ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu với các đại lý thu mua trong nước hoặc nhập khẩu theo từng đợt tùy theo nhu cầu sản xuất của dự án
Hình 5 Một số hình ảnh nguyên liệu đầu vào Bảng 1 5 Tổng hợp nhu cầu nguyên, nhiên liệu phục vụ Nhà máy giai đoạn
1 (đang hoạt động) STT Chủng loại ĐVT Số lượng Phương thức cung cấp
b) Danh mục máy móc, thiết bị
Trong giai đoạn 1 nhà máy sử dụng các loại máy móc được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 1 6 Tổng hợp máy móc thiết bị phục vụ Nhà máy giai đoạn 1 (đang
2 Máy tiện đơn chức năng 4 Nhật Bản 4
Trang 18Danh mục máy móc thiết bị phụ trợ phục vụ dự án được tổng hợp như sau:
Bảng 1 7 Danh mục máy móc thiết bị phụ trợ phục vụ Nhà máy
I Phương tiện vận tải
II Thiết bị văn phòng và hạ tầng quản lý
7 Các đồ văn phòng khác
c) Nguồn cung cấp điện
Hệ thống cấp điện: Hệ thống cấp điện của dự án được đấu nối vào lưới điện
ưu tiên cấp cho KCN Nam Cấm
c) Nguồn cung cấp nước
- Nguồn nước cung cấp: Hệ thống cấp nước được đấu nối với nguồn nước máy của Công ty Cổ phần Cấp nước Cửa Lò
- Nhu cầu sử dụng nước cho dự án bao gồm:
Trang 19Bảng 1.8 Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước
TT Đối tượng sử
dụng
Quy
mô, diện tích
Đơn
vị tính
Tiêu chuẩn (l/ng.ngđ)
Lưu lượng (m 3 /ngđ)
II Cấp nước tưới cây
1.4.2 Giai đoạn hoạt động
1.4.2.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu
a) Nguyên liệu:
- Nhôm, thép: nhập khẩu từ Nhật Bản
- Phụ tùng ô tô, xe máy: mua tại Việt Nam
Công ty ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu với các đại lý thu mua trong nước hoặc nhập khẩu theo từng đợt tùy theo nhu cầu sản xuất của dự án
b) Nhiên liệu:
Khí Gas và khí NH3 sử dụng để hàn, cắt, xử lý nhiệt trong quá trình chế tạo sản phẩm Dầu sẽ được mua tại các trạm cung cấp theo nhu cầu sử dụng thực tế của dự án Dự kiến nhu cầu sử dụng nhiêu liệu cho hoạt động của dự án là 20.000 USD/năm và dự kiến tăng 10% hàng năm
Nhu cầu về nguyên, nhiên liệu tiêu hao chính được tổng hợp như sau:
Bảng 1 9 Tổng hợp nhu cầu nguyên, nhiên liệu phục vụ dự án
STT Chủng loại ĐVT Số lượng Phương thức cung cấp
1 Nhôm và thép
(nguyên liệu dạng
thanh)
Tấn/năm 2.400 Nhập khẩu
Trang 202 Phôi thép (nguyên
liệu dạng con)
1.4.2.2 Danh mục máy móc, thiết bị
Trong giai đoạn hoạt động nhà máy sẽ sử dụng lại các thiết bị của giai đoạn
1 đồng thời mua mới một số loại máy móc được tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng 1 10 Tổng hợp máy móc thiết bị phục vụ dự án STT Tên thiết bị Tổng số
lượng
Xuất xứ Số lượng
Hàng mới Hàng cũ Thiết bị, máy móc mua mới
Danh mục máy móc thiết bị phụ trợ phục vụ dự án được tiếp tục sử dụng của giai đoạn 1
1.4.1.3 Nguồn cung cấp điện
- Hệ thống cấp điện: Hệ thống cấp điện của dự án được đấu nối vào lưới điện
ưu tiên cấp cho KCN Nam Cấm
- Nhu cầu sử dụng điện cho hoạt động dự án theo tính toán khoảng 50.000 KW/tháng Chi phí sử dụng điện hàng năm ước tính 14.857 USD và dự kiến nhu cầu sử dụng sẽ tăng trung bình hằng năm là 15%
1.4.1.4 Nguồn cung cấp nước
- Nguồn nước cung cấp: Hệ thống cấp nước được đấu nối với nguồn nước máy của Công ty Cổ phần Cấp nước Cửa Lò
- Nhu cầu sử dụng nước cho dự án bao gồm:
Dự kiến trong giai đoạn hoạt động ổn định, tổng số công nhân lao động làm việc tại Nhà máy là 300 người Căn cứ tiêu chuẩn sử dụng nước 100-150l/người/ngày, tính cho nhân viên chỉ làm việc 8 tiếng/ngày do đó Chủ đầu tư
dự tính toán lượng nước sử dụng trung bình 75l/người/ngày Từ đó tính toán nhu cầu sử dụng nước toàn bộ dự án như sau:
Trang 21Bảng 1.11 Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước
TT Đối tượng sử
dụng
Quy
mô, diện tích
Đơn
vị tính
Tiêu chuẩn (l/ng.ngđ)
Lưu lượng (m 3 /ngđ)
II Cấp nước tưới cây
Trang 22Chương II
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH,
KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 2.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Dự án chế tạo linh kiện ô tô được đầu tư xây dựng tại Lô C3, Khu C, KCN Nam Cấm, xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
Địa điểm của cơ sở phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất được UBND tỉnh phê duyệt và đáp ứng phát huy tối đa nguồn lực cho chủ đầu tư Đồng thời thông qua đó, dự án đi vào hoạt động cũng đem lại những lợi ích kinh tế xã hội khác, đóng góp vào ngân sách trung ương và địa phương, giải quyết vấn đề lao động việc làm và góp phần tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Nghệ An
Theo quy hoạch mặt bằng tổng thể được Ban quản lý KKT Đông Nam Nghệ
An phê duyệt tại Quyết định số 323/QĐ-KKT ngày 03/11/2022 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng xây dựng tỷ lệ 1/500: Dự án chế tạo linh kiện
ô tô tại Khu C, KCN Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An; Quyết định số 1150/2007/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, tỉnh Nghệ An
Như vậy, Dự án chế tạo linh kiện ô tô phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
2.2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường
- Đối với nước thải: Nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên với lưu lượng khoảng 22,5 m3/ ngày.đêm và nước thải sản xuất trong quá trình thay bình NH3 lượng khí thất thoát được dẫn qua bể chứa nước có dung tích 1m3/ ng.đ Nước thải được thu gom, xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn cột C (TCVN 5945:2005 – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp) tại hệ thống xử lý của nhà máy, sau đó được xả ra hệ thống thoát nước thải chung của KCN thu gom về khu xử lý nước thải tập trung của KCN để tiếp tục xử lý
- Đối với rác thải sinh hoạt: phát sinh từ công nhân sẽ được Công ty chú trọng thu gom, vệ sinh, đảm bảo không ảnh hưởng môi trường Bố trí các thùng đựng rác thải sinh hoạt những chỗ thuận tiện nhất, tiến hành phân loại và thu gom
xử lý, không để rơi vãi môi trường xung quanh Công ty sẽ ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý với đơn vị có chức năng để triệt để xử lý nguồn rác thải
- Đối với rác thải nguy hại: được thu gom và lưu trữ tại kho chứa chất thải nguy hại xây dựng phía Tây Nam của dự án Công ty TNHH Nagoya Việt Nam
Trang 23Industry hợp đồng với Công ty cổ phần môi trường Thuận Thành về việc thu gom, vận chuyển và chuyển giao xử lý chất thải nguy hại
Vì vậy, Cơ sở sản xuất linh kiện ô tô đáp ứng được khả năng chịu tải của môi
trường tiếp nhận chất thải
Trang 24Chương III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3.1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật
3.1.1 Dữ liệu về tài nguyên sinh vật
Dự án được thực hiện tại khu vực đất thuộc khu công nghiệp Nam Cấm, chủ yếu là cỏ dại và bụi cây nhỏ Nhìn chung, tài nguyên sinh vật khu vực nghèo nàn, phần lớn là cỏ lác, cây lau Trong khu vực không có tài nguyên khoáng sản
và các loài động thực vật quý hiếm nào cần được bảo vệ
Xung quanh khu vực dự án không có Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các giá trị sinh thái quan trọng được quy định bảo tồn bởi luật pháp Việt Nam hay các công ước, hiệp ước quốc tế mà Việt Nam tham gia
3.1.2 Các đối tượng nhạy cảm về môi trường
Dự án không có yếu tố nhạy cảm về môi trường theo tiêu chí phân loại về môi trường được quy định tại Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020
3.2 Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án
Hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Nam Cấm có công suất 2.500m3/ng.đ Nước thải được xử lý cục bộ trong Nhà máy (đạt mức C-TCVN 5945-2005), sau đó theo đường ống riêng dẫn đến khu xử lý chung của KCN công suất 2.500m3/ngày đêm, nước sau khi được xử lý đạt quy chuẩn môi trường (QCVN 40:2011/BTNMT Cột A) được bơm về hồ điều hoà sau đó theo từng lưu vực thoát ra sông Cấm
3.3 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khi nơi thực hiện dự án
Để có cơ sở đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực dự án trước khi thi công xây dựng và dự án đi vào hoạt động, Công ty TNHH Nagoya Việt Nam Industry đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Nghệ An tiến hành khảo sát, đo đạc và lấy mẫu, phân tích đánh giá Cụ thể về vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc, phân tích được trình bày như nội dung như sau:
3.3.1 Môi trường không khí
Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực dự án được thể hiện trong bảng sau:
Trang 25Bảng 3 1 Kết quả phân tích hiện trạng môi trường không khí
TB 01 giờ
Đợt 1 (26/9/2022)
Đợt 2 (5/10/2022)
Đợt 3 (6/10/2022)
+ QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
Nhận xét: Kết quả phân tích chất lượng không khí cho thấy: Tất cả các
thông số quan trắc đều thấp hơn giới hạn quy định QCVN 05:2013/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT Như vậy, hiện tại môi trường không khí xung quanh tại khu vực Dự án chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm
Trang 263.3.2 Môi trường nước
Để đánh giá chất lượng môi trường nước khu vực dự án và khu vực tiếp giáp chịu tác động trực tiếp của dự án, Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn đã lấy mẫu nước, tiến hành phân tích bao gồm: 01 mẫu nước thải T
Chất lượng môi trường nước thải khu vực chịu tác động của dự án được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3 2 Kết quả phân tích hiện trạng môi trường nước thải
TT Thông số Đơn
vị
Kết quả
QCVN 14:2008/ BTNMT Đợt 1
(26/9/2022)
Đợt 2 (5/10/2022)
Đợt 3 (6/10/2022)
Nhận xét: Dựa trên kết quả phân tích, đánh giá về chất lượng nước thải
sinh hoạt khu vực nhà máy cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều vượt quy chuẩn cho
Trang 27phép QCVN 14:2008/BTNMT như: chỉ tiêu BOD vượt quy chuẩn từ 1,498 đến 1,536 lần; chỉ tiêu Sunfua vượt quy chuẩn từ 18,5 đến 18,8 lần; chỉ tiêu Amoni vượt quy chuẩn từ 20,6 đến 21 lần; chỉ tiêu Phosphat vượt quy chuẩn từ 1,126 lần; chỉ tiêu Coliforms vượt quy chuẩn từ 3,2 đến 4 lần Như vậy, mẫu nước thải sinh hoạt của nhà máy vượt quy chuẩn cho phép QCVN 14:2008/BTNMT
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất
Nhật xét: Kết quả phân tích mẫu đất trong khu vực cho thấy: tất cả các
thông số quan trắc đều thấp hơn giá trị quy định trong Quy chuẩn QCVN MT:2015/BTNMT Như vậy, môi trường đất tại khu vực chưa có biểu hiện bị ô nhiễm
Trang 2803-Chương IV ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH,
BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
4.1 Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư
4.1.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án
4.1.1.1 Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất
Dự án chế tạo linh kiện ô tô được đầu tư xây dựng tại Khu C, KCN Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An Toàn bộ diện tích dự án đã thuộc quyền sở
hữu của từ năm 2017 vì thế tác động của việc chiếm dụng đất là không có (có hợp
đồng thuê đất số 83/2017/HD-TLĐ ngày 20/12/2017 giữa Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng Nghệ An và Công ty TNHH Nagoya Việt Nam Industry kèm theo ở phần phụ lục)
4.1.1.2 Đánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng
Diện tích xây dựng giai đoạn 2 là 12.188,7m2, lớp phủ thực vật chủ yếu là cây cỏ dại và cây bụi nhỏ Do đó, thực vật phát quang cần thu dọn bao gồm: cây bụi, cây cỏ dại với khối lượng 7,5 tấn/ha (Theo phương pháp tính toán của Ogawa và Kato được ứng dụng để đánh giá sinh khối của thực vật được trình bày tại Hội Nghị Khoa học toàn quốc về sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 5 do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức vào ngày 18/10/2013 tại Hà Nội) Do đó, với diện tích xây dựng khu đất cần thu dọn của dự án là 12.188,7 m2 thì khối lượng sinh khối thực vật phát quang thu dọn của dự án: Mtv
= 12.188,7m2 x 7,5 tấn/ha x 10-4 ~ 9,1 tấn
Khối lượng sinh khối lớp phủ thực vật của dự án nếu không được đưa đi xử
lý sẽ gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng
như sức khỏe của công nhân làm việc trên công trường
4.1.1.3 Đánh giá tác động của việc vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị
Đối với bụi và khí thải phát sinh từ khói thải xe vận chuyển, ta có thể sử dụng số liệu thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo tải lượng ô nhiễm phụ thuộc tải trọng và vận tốc từ các phương tiện vận tải có tải trọng từ (3,5 - 16) tấn như sau:
Trang 29Bảng 4.1 Tải lượng các chất ô nhiễm từ xe chạy trên đường
STT Chất ô nhiễm Định mức tải lượng (kg/1000km)
a Bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu thi công
+ Theo tính toán tại chương 1, khối lượng vật liệu thi công xây dựng là: 929,5 tấn;
+ Với thời gian thi xây dựng dự kiến là 6 tháng (156 ngày);
+ Khối lượng khai thác, vận chuyển trong 1 ngày (8 giờ): 929,5/156 = 5,95 tấn;
E =
36008
0
n E
, mg/m.s Trong đó:
E: Tải lượng chất ô nhiễm, mg/m.s
E0: Định mức tải lượng, kg/1000km
n: Số lượt xe trong ngày
Trang 30Bảng 4.2 Tải lượng chất ô nhiễm do các phương tiện giao thông thải
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc TN&MT tổng hợp, tháng 10/2022)
Đối tượng chịu tác động bởi hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu đi tiêu thụ là công nhân thi công trong công trường, khu vực dân cư dọc theo các tuyến đường vận chuyển vật liệu thi công
4.1.1.4 Đánh giá tác động của hoạt động thi công các hạng mục công trình
a Bụi, khí thải từ hoạt động thi công
(1) Bụi phát sinh từ hoạt động tập kết nguyên vật liệu thi công
Quá trình trút đổ, tập kết nguyên vật liệu sẽ làm phát sinh chất ô nhiễm, chủ yếu là bụi Nguyên vật liệu có khả năng phát tán bụi là những nguyên vật liệu xây dựng rời (bao gồm: đất, cát, đá …)
- Tổng khối lượng vật liệu thi công bao gồm khối lượng vật liệu thi công các hạng mục công trình: 929,5 tấn Thời gian thi công: 6 tháng (156 ngày, 1248 giờ)
- Hệ số phát thải ô nhiễm:
Theo tài liệu: “Hướng dẫn đánh giá nhanh nguồn phát thải các chất ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí - Phần 1: Kỹ thuật thống kê nhanh các nguồn gây ô nhiễm môi trường”, hệ số phát thải bụi từ quá trình trút đổ nguyên vật liệu của WHO, năm 1993 là 0,075 kg/tấn vật liệu
Áp dụng công thức tính toán nồng độ bụi phát thải:
Cbụi (mg/m3/h) = tải lượng bụi (kg/ngày) x 106/8/V
Trong đó: V là thể tích bị tác động trên bề mặt dự án V = S x H (m3) Với: S: Diện tích khu vực dự án (30.038 m2)
H: Chiều cao đo các thông số khí tượng (H = 10 m)
Trang 31Như vậy, tải lượng, nồng độ bụi phát sinh từ quá trình trút đổ nguyên vật liệu thi công dự án được tính toán ở bảng sau:
Bảng 4.3 Tải lượng bụi phát sinh từ quá trình trút đổ, tập kết nguyên
Giai đoạn thực
hiện
Khối lượng vật liệu thi công (tấn)
Hệ số phát thải (kg/tấn vật liệu)
Thời gian thi công (h)
Nồng độ bụi (mg/m 3 /h)
QCVN 05:2013/B TNMT (mg/m 3 )
độ thực hiện dự án nên mức độ ảnh hưởng là không đáng kể
Tuy nhiên hoạt động này diễn ra trong suốt quá trình thi công dự án nên phát thải các chất ô nhiễm là liên tục Do vậy, chủ đầu tư và đơn vị thi công cần phải có biện pháp giảm thiểu các tác động từ hoạt động này
(2) Bụi và khí thải từ hoạt động của các phương tiện thi công
Theo tính toán tại chương 1, tổng lượng dầu tiêu hao là 6.702 lít, tức 4,78 kg/h (tỷ trọng của dầu diesel là 0,89 kg/lít, thời gian làm việc là 6 tháng (156 ngày, ngày làm 8h)
Theo tài liệu “Đánh giá nhanh ô nhiễm môi trường” của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, năm 1993), động cơ Diesel tiêu thụ 1,0 tấn nhiên liệu sẽ phát thải ra môi trường 4,3kg bụi; 20×S kg SO2; 55 kg NO2; 28 kg CO Kết quả tính toán dự báo tải lượng phát thải do máy móc, thiết bị phục vụ thi công như bảng sau:
Bảng 4.4 Dự báo tải lượng bụi, khí thải từ hoạt động phương tiện thi công
TT Tên chất
gây ô nhiễm
Định mức phát thải
(kg/tấn nhiên liệu)
Khối lượng dầu tiêu thụ
Trang 32Ghi chú: S - Hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu (%); S = 0,05% đối
với xăng và dầu diesel dùng trong giao thông - QCVN 01:2009/BKHCN - Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu diesel và nhiên liệu sinh học
Áp dụng mô hình Pasquill do Gifford cải tiến tính toán lan truyền chất ô nhiễm trong không khí (Đánh giá tác động môi trường Phương pháp và ứng dụng
- Lê Trình - NXB Khoa học và Kỹ Thuật, 2000) Tính toán nồng độ các chất khí thải và bụi như sau:
Cx,0,0 = (y2 + Qyo2)1/2zu (mg/m
3) [I]
Trong đó:
Cx,0,0: Nồng độ trên mặt đất của khí độc hoặc bụi ở khoảng cách x đến nguồn
về phía cuối gió (mg/m3)
Q: Lưu lượng phát thải của khí hoặc bụi từ nguồn (mg/s)
u: Tốc độ gió thường gặp tại khu vực (m/s) Theo Chương II, thì tốc độ gió thường xuất hiện nhiều nhất trong khu vực dự án là u = 2m/s
δyo: là ¼ độ rộng phát tán của nguồn điểm theo trục trùng với hướng gió (m) và được xác định theo công thức δyo = 0,25x
x: Khoảng cách từ nguồn theo trục trùng với hướng gió
δy: Hệ số khuếch tán theo chiều ngang và δz: Hệ số khuếch tán theo chiều đứng Các hệ số khuyếch tán này phụ thuộc vào độ bền vững của khí quyển
Với điều kiện thời tiết khu vực dự án chọn độ bền vững khí quyển là B: không bền vững loại trung bình
Khi đó, δy, δz được xác định theo công thức:
Tải lượng
(mg/s)
Khoảng cách tới nguồn (m)
Nồng độ
(mg/m3)
QCVN 05:2013/ BTNMT (mg/m3)
Trang 33Phạm
vi
Chất
ô nhiễm
Tải lượng
(mg/s)
Khoảng cách tới nguồn (m)
Nồng độ
(mg/m3)
QCVN 05:2013/ BTNMT (mg/m3)
Nhận xét: Qua bảng kết quả dự báo sự phát tán nồng độ bụi, khí thải từ các
hoạt động phá dỡ trên công trường so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh cho thấy:
+ Trong phạm vi bán kính < 20m nồng độ SO2 vượt giới hạn cho phép + Trong phạm vi bán kính < 35 m nồng độ NO2 vượt giới hạn cho phép + Trong phạm vi bán kính < 5 m nồng độ Bụi vượt giới hạn cho phép
Như vậy, với phạm vi bán kính gây ảnh hưởng như trên thì bụi, khí thải sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân thi công và khu vực lân cận dự án, ảnh hưởng đến chất lượng không khí, cảnh quan, môi trường khu vực
Bụi phát sinh chủ yếu là bụi san lấp mặt bằng, bụi đất đá, kích thước lớn, khả năng phát tán không xa nên chủ yếu tác động đến sức khỏe công nhân trực tiếp thi công, khu vực nhà máy, làm giảm tầm nhìn trong không khí, có thể cản trở quá trình quang hợp của cây xanh
Khí thải (SO2, NO2, CO) cản trở quá trình hô hấp, gây tác động xấu đến sức khỏe của công nhân làm việc trên công trường, công nhân của nhà máy
Do đó, đơn vị thi công phải có các giải pháp để giảm thiểu bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động này
(3) Bụi, khí thải phát sinh do đốt cháy que hàn
Hoạt động hàn xì các cấu kiện thép của dự án sẽ phát sinh ra môi trường một lượng đáng kể bụi, khí thải từ việc đốt cháy các que hàn
Trang 34Hoạt động hàn xì chủ yếu sử dụng que hàn được bọc ngoài bởi lớp thuốc bảo vệ Khi hàn, lớp bọc ngoài sẽ chảy ra sinh ra khí và lớp bảo vệ trên đường hàn Đường kính và chiều dài que hàn có nhiều dạng khác nhau và thường làm bằng đồng nhôm, đồng thau, thép hàn, niken và thép không rỉ
Khí thải hơi hàn là một hỗn hợp của các oxit kim loại, silicat, florua và các khí CO, CO2, O3
Các phân tử khói hàn được hình thành chính từ sự bay hơi của kim loại và của các chất hàn khi nóng chảy Khi nguội đi những hơi nay sẽ ngưng tụ và phản ứng với oxy trong khí quyển hình thành nên các phân tử nhỏ mịn (fine particles) Khoảng 90% khói sinh ra từ lớp thuốc bảo vệ trên que hàn bị đốt cháy
Các phân tử này có kích thước từ 0.01 – 1 micron Những phân tử này có tính độc hại cho công nhân rất cao Các phân tử càng bé thì càng nguy hiểm
Phân tử khói hàn trong khoảng dưới 0.01 đến trên 1 micron tại nguồn và 1-
2 micron ở vùng thở của công nhân Kích thước các phân tử này có ảnh hưởng đến hệ hô hấp Phân tử lớn hơn 5 micron sẽ được ngưng tụ trên đường hô hấp, những phân tử từ 0.1- 5 micron sẽ đi vào phổi và ngưng tụ ở đó Theo thời gian các phân tử này sẽ ảnh hưởng tới dòng máu Các khói hàn thường chứa một lượng rất lớn Crôm (VI) và mangan, niken và một số nguyên tố khác Thép không rỉ chứa một lượng Cr khoảng 10,5%
(4) Bụi phát sinh từ quá trình sản xuất (Nhà máy giai đoạn 1 đang hoạt động)
Quá trình sản xuất sẽ phát sinh bụi kim loại từ các hoạt động gia công cơ khí như cắt, khoan, mài nhẵn bề mặt, đánh bóng kim loại, máy tiện, …
Bụi kim loại trong quá trình làm việc sẽ phát sinh nhiều, nên trong quá trình làm việc người lao động sẽ dễ hít thở phải, không cẩn thận, không mặc đồ bảo hộ lao động có thể có nguy cơ bị bắn vào mắt, đâm vào tay….bụi kim loại còn phát tán ở trong không khí gây ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động làm việc trực tiếp Khi sử dụng các loại máy cơ khí như máy tiện, máy phay, máy mài…có sử dụng tới nguồn nước nên bụi kim loại cũng dễ ngấm xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả, kịp thời
b) Tác động do nước thải sinh hoạt
* Đối với hoạt động thi công xây dựng
Theo tính toán tại Chương I, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho công nhân thi công tại công trường trong giai đoạn này là 1,2 m3/ngày
Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn thi công xây dựng ước tính sẽ là:
Trang 35Bảng 4.6 Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
ngày)
Tải lượng (kg/ngày) Nồng độ (mg/l)
QCVN 14:200 8/BTN
MT
Vượt QCVN (lần)
Min Max Min Max Min Max Cột B Min Max
* Đối với hoạt động của nhà máy giai đoạn 1
Theo tính toán tại Chương I, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên của nhà máy giai đoạn này là 2,61 m3/ngày
Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn thi công xây dựng ước tính sẽ là:
Bảng 4.7 Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
ngày)
Tải lượng (kg/ngày) Nồng độ (mg/l)
QCVN 14:200 8/BTN
MT
Vượt QCVN (lần)
Min Max Min Max Min Max Cột B Min Max
Trang 36c) Tác động do nước mưa chảy tràn
Quá trình thi công xây dựng nếu gặp trời mưa, nên khả năng xói mòn kéo theo đất cát xuống sông, gây tăng độ đục và hiện tượng bồi lắng, ảnh hưởng đến chất lượng nước cũng như đời sống của các sinh vật
Để đánh giá tác động của nước mưa chảy tràn trên diện tích khu vực đối với môi trường xung quanh dự báo lưu lượng nước mưa chảy tràn như sau:
Q = C × I × A (m3/ngày), (Nguồn: Sổ tay Kỹ thuật Môi trường, 2005)
Trong đó: - Q: lượng nước mưa chảy tràn tối đa (m3/ngày);
- C: Hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào đặc điểm mặt phủ, độ dốc Chọn C = 0,3 đối khu vực mặt đất san chuẩn bị cho giai đoạn 2 (12.188,7
m2), C = 0,9 đối với mái nhà và nền đường bê tông các công trình nhà xưởng đã hoàn thành giai đoạn 1 (3.004,2m2)
Bảng 4.8 Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ
Trang 37I: Lượng mưa tối đa trung bình ngày khu vưc thực hiện dự án (268 mm) A: Diện tích xây dựng khu vực dự án (m2), A = 15.192,9 m2
Thay vào I có lượng nước mưa chảy tràn trong ngày xảy ra tại khu vực dự
án ngày mưa lớn nhất như sau:
Q = (0,3 × 0,268 m × 12.188,7 m2) + (0,9 x 0,268 x 3.004,2 m2) = 1.704,5
m3/ngày
Nước mưa chảy tràn qua bề mặt dự án mang theo các chất ô nhiễm trên mặt đất như xi măng, váng dầu nhớt, đất đá, rác gây đục và ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận, ảnh hưởng trực tiếp đến các thuỷ sinh vật sống trong các nguồn nước này
d) Tác động do nước thải từ hoạt động thi công xây dựng
Trong giai đoạn xây dựng nước thải phát sinh chủ yếu từ các quá trình vệ sinh dụng cụ, máy móc thi công, phương tiện vận chuyển… Theo tính toán tại chương I:
- Lượng nước cấp cho rửa xe trước khi ra khỏi công trình là: 3 m3/ ng.đ;
- Nước vệ sinh dụng cụ thi công: 2,0 m3/ngày;
Nguồn thải này chứa thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu là chất rắn lơ lửng, vôi vữa, gây ách tác dòng chảy, lưu vực tiếp tiếp nhận, từ đó ảnh hưởng đến đời sống của các thủy sinh vật trong nước do bùi đất làm tăng độ đục, ngăn cản quá trình cung cấp oxy và quang hợp của các thủy sinh vật trong nước Nguồn nước thải này, nếu không được thu gom và xử lý sẽ gây tác động lâu dài đến môi trường
e) Đánh giá, dự báo tác động do chất thải rắn
* Tác động do chất thải rắn xây dựng
Chất thải rắn xây dựng phát sinh trong quá trình thi công dự án chủ yếu là vật liệu xây dựng hư hỏng, rơi vãi (như mẫu kim loại, gạch vỡ, xi măng rơi vãi, bao bì xi măng )
- Chất thải rắn xây dựng rơi vãi, hư hỏng: quá trình thi công xây dựng sẽ phát sinh các loại chất thải rắn bao gồm: bê tông, gạch đá, cát, thép vụn, vỏ bao
xi măng,… Khối lượng của các chất thải phát sinh từ quá trình xây dựng ước tính bằng 0,01% khối lượng nguyên vật liệu xây dựng (Trung tâm Công nghệ môi trường - ENTEC (2009)) Do đó chất thải xây dựng phát sinh trong suốt quá trình xây dựng là: 929,5 tấn x 0,01% = 0,093tấn
- Chất thải rắn xây dựng này nếu không có biện pháp thu gom và quản lý hợp lý sẽ gây mất mỹ quan khu vực công trường, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh (làm phát sinh bụi khi gặp gió; gây ách tắc dòng chảy, bồi lắng lưu vực tiếp
Trang 38nhận do bị nước mưa cuốn trôi), làm thất thoát nguồn nguyên liệu xây dựng, chiếm dụng diện tích bãi thải và gây ảnh hưởng đến công nhân thi công (ra tai nạn nếu giẫm phải đinh, các vật sắc nhọn…) Phạm vi gây tác động chủ yếu trong khu vực công trường thi công dự án Các tác động này có thể được làm giảm nhẹ nếu đơn
vị thi công thực hiện tốt các biện pháp quản lý hợp lý nguồn thải này
* Tác động do chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên nhà máy hiện hữu và công nhân thi công tại công trường Lượng phát thải tính cho một công nhân khoảng 0,6kg/người/ngày (Theo báo cáo hiện trạng môi trường Quốc gia về chất thải rắn năm 2011)
- Công nhân sinh hoạt tại nhà máy hiện hữu: 58 người Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh là: 58 người x 0,6 kg/người/ngày = 34,8 kg/ngày
- Công nhân thi công tại công trường: 15 người Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh là: 15 người x 0,6 kg/người/ngày = 9 kg/ngày
Tổng khối lượng rác thải sinh hoạt của công nhân trên công trường là: 43,8 kg/ngày
Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân thi công thành phần chủ yếu là thức ăn thừa, vỏ hộp, giấy, nilon, chai lọ nhựa, Nguồn chất thải này nếu không được xử lý không những gây mất mỹ quan chung mà còn ảnh hưởng xấu tới môi trường đất, nước và không khí, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của công nhân xây dựng và cộng đồng dân cư khu vực xung quanh
Tác động này sẽ được loại bỏ khi đơn vị thi công thực hiện các biện pháp thu gom và xử lý hợp lý
* Tác động do chất thải rắn nguy hại
- Khu vực nhà máy hiện hữu:
Nguồn chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của nhà máy bao gồm: phôi kim loại phát sinh trong quá trình sản xuất; dầu thải; bóng đèn huỳnh quang; chất hấp thụ, găng tay, dẻ lau dính dầu mỡ; pin, ắc quy thải; bao bì thải Khối lượng chất thải ước tính cụ thể như sau:
Bảng 4.9 Mã CTNH và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh hiện hữu
TT Tên chất thải Trạng thái
tồn tại
Khối lượng (kg/năm)
Mã CTNH
1 Phôi kim loại phát sinh
trong quá trình sản xuất
Trang 39TT Tên chất thải Trạng thái
tồn tại
Khối lượng (kg/năm)
(Nguồn: Chứng từ chất thải nguy hại số 001648, năm 2021 )
- Khu vực công trường thi công:
Các thiết bị, máy móc được bảo dưỡng, sửa chữa tại các xưởng trên địa bàn, tại khu vực thi công chỉ sửa chữa hư hỏng đột xuất các phương tiện, máy móc nên khối lượng chất thải nguy hại là không đáng kể Chất thải nguy hại gồm can, chai
lọ, giẻ lau nhiễm dầu mỡ, Khối lượng chất thải này khoảng 3-5 kg/tháng
Tuy không nhiều nhưng nguồn chất thải này nếu không được thu gom triệt
để, khi gặp trời mưa, lượng mưa sẽ cuốn theo lượng dầu mỡ này vào nguồn nước
và ngấm xuống đất gây ô nhiễm môi trường đất, nước mặt, nước ngầm, phá hủy các hệ sinh thái dưới nước và hệ vi sinh vật trong đất
g) Đánh giá, dự báo tác động do tiếng ồn và độ rung
* Giai đoạn thi công xây dựng
- Tác động do tiếng ồn
Mức ồn máy móc thi công xây dựng được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 4.10 Mức ồn điển hình phát sinh từ hoạt động của thiết bị thi công
TT Tên máy móc/thiết bị Mức ồn cách nguồn ồn 1,5m
(dBA)
Trang 40TT Tên máy móc/thiết bị Mức ồn cách nguồn ồn 1,5m
(dBA)
(Nguồn: Môi trường không khí, Phạm Ngọc Đăng)
Để dự báo mức ồn suy giảm theo khoảng cách được tính theo công thức: Li= Lp – ΔLd –ΔLc (dBA)
+ r1: Khoảng cách tới nguồn gây ồn ứng với Lp (m);
+ ri: Khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn theo khoảng cách ứng với Li; + a: hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất, a = 0; + ΔLc: Độ giảm mức ồn qua vật cản, tại khu vực dự án ΔLc =0;
Từ công thức trên có thể tính toán mức độ lan truyền độ ồn của các thiết bị,
máy móc thi công trên công trường tới môi trường xung quanh như sau:
Bảng 4.11 Mức độ lan truyền tiếng ồn của thiết bị, máy móc thi công
TT Tên máy móc/
thiết bị
Mức ồn cách nguồn ồn 1,5m (dBA)
Mức ồn cách nguồn 10m (dBA)
Mức ồn cách nguồn 20
m (dBA)
Mức ồn cách nguồn 30