LÊ MAI VÀ MẢNH HỒN LÀNG pot

5 249 0
LÊ MAI VÀ MẢNH HỒN LÀNG pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MAI MẢNH HỒN LÀNG MAI-Phong cảnh ven sông Đáy-Bút sắt, 40x50cm, 2008 Một lần nữa Mảnh hồn làng trong tuyển tập tranh bút sắt của họa sĩ Mai tái hiện đúng như lời tự bạch của ông: “Quê hương như chiếc bát pha lê. Chiến tranh làm vỡ tung ngàn mảnh. Tôi là một trong muôn ngàn mảnh ấy – Mảnh hồn làng vẫn cầm bút tha hồ hát ca”. Chính v ì vậy, ông luôn yêu đời say nghề. Nghệ thuật bút sắt, cụ thể hơn tuyển tập tranh bút sắt của Mai h ội đủ tư cách đàng hoàng của một thể loại nghệ thuật hội họa bình đẳng với mọi thể loại chất liệu: sơn dầu, sơn mài, lụa… của nghệ thuật hội họa. Tất nhiên mỗi một thể loại còn có một ngôn ngữ đặc trưng riêng. Mỗi một chất loại đều có một vẻ đẹp đặc thù luôn đòi hỏi một kỹ thuật riêng. Nếu không am hiểu tinh tuờng ngôn ngữ, không tinh thông chất liệu kỹ thuật, nhất là đúng với “cái tạng nghệ thuật” cộng với một chút tài năng thì họa sĩ không thể tạo được cho mình một phong cách nghệ thuật; định hình, định vị trong đời sống mỹ thuật. Nghệ thuật bút sắt có ngôn ngữ chất liệu kỹ thuật rất riêng. Nó được biết đến như một thể loại, một chất liệu phổ cập, tiện dụng, dễ kiếm; Chỉ cần bút sắt, mực nho giấy trắng. Sở trường tranh bút sắt là vẽ trực tiếp, đúng hơn là trực họa nên bút sắt hội đủ khả năng chuyển tải những cảm xúc tươi nguyên trong từng nét bút, tạo nên cái duyên cái đẹp trong các tác phẩm. Ngôn ngữ đặc thù của tranh bút sắt thường là hệ thống tổ hợp nét. Nét trong tranh bút sắt không chỉ để diễn hình, xác định hình mà còn đ ủ sức diễn mầu, tạo không gian, ánh sáng, m ảng, khối, tả chất, diễn chất. Một đặc điểm nữa của tranh bút sắt là ít màu, thường là hai màu đen trắng: đen của mực nho, trắng của giấy vẽ. Theo triết lý nhân sinh phương Đông đen vừa là nhiều vừa là ít, vừa là không vừa là có. Nét đen ấy dùng sao cho đúng độ chẳng đơn giản chút nào. Hội họa ít mầu càng đòi hỏi diễn màu sao cho đa sắc, sắc chính là cái nhụy của màu, hấp dẫn như nhụy của hoa. Điều này ít hay nhiều đã thể hiện khá sinh động trong không ít tác phẩm trong tuyển tập tranh bút sắt: “Mảnh hồn làng” của họa sĩ Mai, có thể chia tác phẩm của ông làm 3 thể loại: - Tranh chân dung nhân vật lịch sử - Tranh đề tài một thời chiến tranh, một thời hòa bình - Tranh phong cảnh Tranh chân dung nhân vật lịch sử Đây là một thể loại đòi hỏi bản lĩnh về hình, mà hình là 3/4 tác phẩm, theo tiêu chí: “giống cho đời nay đẹp cho đời sau”. Hình ảnh các lãnh tụ trong tranh bút sắt của Mai như Hồ Chí Minh anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới: Lãnh tụ Phi đen thăm vùng giải phóng Quảng Trị, Anh hùng Núp, Tuổi già… ít hay nhiều được sáng tác theo tiêu chí trên. Có điều, cái khó của bút sắt là chỉ bằng hệ thống nét ít mầu diễn hình, diễn mầu sao khắc họa được rung động khuôn mặt, thể hiện được cái hồn của nhân vật với “Cái thế của muôn dân trong các nhân vật lịch sử…” Tranh đề tài một thời chiến tranh một thời hòa bình Các tác phẩm trong tuyển tập in đậm dấu chân Mai trên khắp mọi miền của đất nước. Ông đã sống với những người mình vẽ vẽ những người mình từng sống. Chính sự đồng cảm đó tạo nên cái duyên không ít tác phẩm Đánh chiếm thành Quảng Trị, Trước cửa ngõ Sài Gòn, Sân gôn, Đánh chiếm thành Hu ế, Cửa mở… Một thời chiến tranh. Sân kho, Nón làng Chuông, Tuổi thơ tôi Một thời hòa bình… Hình tượng nhân vật thường được đặt trong một không gian gần như th ật hay như thật như vốn có trong cuộc sống. Chân thành trong c ảm xúc, cụ thể về nội dung giản dị dễ hiểu về hình thức. Tranh phong cảnh Là một thể loại thường phải vẽ trực tiếp nhằm khắc họa những sắc thái tình cảm. Chắp cánh cho thể loại tranh bút sắt cũng thư ờng vẽ trực tiếp. Cái khó bằng hệ thống nét, ít màu khắc họa được hình sắc đa dạng - vốn có của từng cảnh vật. Trong tranh bút sắt phong cảnh thì, ánh sáng là nhân vật chính. Chẳng phải một cảnh vật ánh sáng ban mai, ánh sáng trưa hè, ánh sáng hoàng hôn đều gắn với một nội dung cuộc sống của mỗi ngư ời. Các tác phẩm: Cổng chính thành nhà Hồ, Cổng làng Đường Lâm, Phong cảnh bia Vĩnh Lăng tại Cổ Loa, Những đống rơm dưới trời chiều… Khi thuần bút sắt, lúc kết hợp với bút kim nhằm khắc họa nhiều chiều ánh sáng, diễn hình, diễn màu tả chất, diễn chất ít hay nhiều đúng với chất - hình - sắc vốn có của từng cảnh vật, thường thuận theo chiều ánh sáng tự nhiên. Đôi ba bức từ góc nhìn trái sáng. Đ ằng sau ánh chớp chiến tranh, Tuổi thơ tối, Nhát cuốc của lòng căm thù kết hợp cả bút sắt, bút kim nhất là bút lông nhằm tạo cho được độ đen đậm. Đó chính là sự phong phú về bút pháp. Định hình, định vị một phong cách nghệ thuật hiện thực, giầu chất thơ đa dạng về thể loại, chất liệu có khả năng biểu cảm tốt. Tuyển tập tranh bút sắt Mảnh hồn làng của Mai rất đáng chú ý. Ông là một họa sĩ say nghề, sống hết mình cho nghệ thuật. Một họa sĩ thường xuyên sáng tác - công bố tác phẩm nhằm thoả mãn niềm đam mê nghệ thuật của chính mình, giới thiệu với đồng nghiệp công chúng yêu mỹ thuật. Đáng trân trọng hơn Mai đã biết tự tìm đường, tự vượt chính mình chiếm lĩnh cái đẹp đích thực trong nghệ thuật. Một tuyển tập tranh bút sắt, một trăm tác phẩm chững chạc, đẹp, hấp dẫn khan hiếm trong thời này. QUỐC BẢO . LÊ MAI VÀ MẢNH HỒN LÀNG LÊ MAI- Phong cảnh ven sông Đáy-Bút sắt, 40x50cm, 2008 Một lần nữa Mảnh hồn làng trong tuyển tập tranh bút sắt của họa sĩ Lê Mai tái hiện đúng. như chiếc bát pha lê. Chiến tranh làm vỡ tung ngàn mảnh. Tôi là một trong muôn ngàn mảnh ấy – Mảnh hồn làng vẫn cầm bút và tha hồ hát ca”. Chính v ì vậy, ông luôn yêu đời và say nghề. Nghệ. cách nghệ thuật hiện thực, giầu chất thơ và đa dạng về thể loại, chất liệu có khả năng biểu cảm tốt. Tuyển tập tranh bút sắt Mảnh hồn làng của Lê Mai rất đáng chú ý. Ông là một họa sĩ say

Ngày đăng: 29/06/2014, 04:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan