GIÁOSƯ, NHÀ GIÁONHÂNDÂN HỌA SĨTRẦNĐÌNH TH Ọ Họa sĩTrầnĐìnhThọ đến với Hội hoạ sau khi h ọc xong bậc Thành Chung, từ năm 1938 đã tham gia hoạt động trong Hội Truyền báo Quốc Ngữ (một tổ chức công khai của Đảng lúc bấy giờ) với cương vị trưởng tiểu ban cổ động bằng tranh và ảnh. Năm 1939 ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông D ương khoá XIII và tốt nghiệp năm 1944. Sau khi tốt nghiệp, ông lên chiến khu cùng một số văn nghệ sĩ tổ chức ban kịch Hoa Lan, làm kinh tế cho Mặt trận Việt Minh và hướng nghệ thuật của mình đi theo đường lối Dân tộc - Khoa học - Đại chúng mà bản đề cương văn hoá của Đảng cộng sản Đông Dương đã đề ra. TRẦNĐÌNH THỌ-Ra đồng-Sơn mài, 1961,58x88cm Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, công tác tại Tạp chí Tiền phong cơ quan của Hội Văn hoá Cứu quốc, Báo Cờ Giải phóng và Nhà Xuất bản Sự thật ông là người đã vẽ biểu trưng của Nhà xuất bản Sự Thật và ngày nay vẫn còn được sử dụng cho Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, ông cùng nhiều văn nghệ sĩ đã lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến. HoạsĩTrầnĐìnhThọ làm việc tại Báo Cứu quốc Trung ương. Tại đây ông vừa trình bày báo, vẽ minh hoạ, vừa tổ chức hướng dẫn in đá cho nhiều hoạsĩ ở các địa phương để làm truyền đơn, làm tranh in đá. Ngày 15 tháng 6 năm 1947, ông được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương nay là Đảng cộng sản Việt Nam. Nhân dịp Đại hội Văn nghệ toàn quốc năm 1948, Báo Cứu Quốc và hoạsĩTrầnĐìnhThọ đã tổ chức Triển lãm Mỹ thuật lớn đầu tiên cho các hoạsĩ tại Chiến khu Việt Bắc. Từ năm 1953 ông được cử về phụ trách Mỹ thuật cơ quan Quốc doanh Chiếu bóng và Nhiếp ảnh Trung ương. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hoạsĩTrầnĐìnhThọ cùng đoàn quân chiến thắng trở về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Từ năm 1955, ông được cử làm Phó hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam cùng với hoạsĩTrần Văn Cẩn làm hiệu trưởng. Sau khi hoạsĩTrần Văn Cẩn chuyển công tác về Hội Mỹ thuật Việt Nam, ông được cử giữ chức Quyền Hiệu trưởng và từ tháng 6/1968 ông giữ chức vụ Hiệu trưởng cho đến ngày về hưu năm 1984. Có thể nói, suốt thời gian dài 30 năm, hoạsĩTrầnĐìnhThọ giữ trọng trách công tác đào t ạo Mỹ thuật cho đất nước, nhiều nghệ sĩ tạo hình nổi tiếng của thế hệ thứ hai và thế hệ thứ ba của Mỹ thuật hiện đại Việt Nam đã học tập, có giác ngộ cách mạng, vững vàng về chuyên môn, đáp ứng công cuộc phát triển của đất nước, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại trong thời kỳ ông lãnh đạo nhà trường. Ngoài các chức vụ tại trường, hoạsĩTrầnĐìnhThọ là m ột trong những hoạsĩ tham gia thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam từ Đại hội lần thứ I năm 1957, ông được bầu vào Ban Chấp hành khoá I (1957-1983), từ năm 1968 ông được cử vào Ban Thường vụ Hội Mỹ thuật Việt Nam và từng giữ chức vụ Tổng Biên tập Tạp chí Mỹ thuật. ở nhiệm kỳ II (1983-1989) ông lại tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành, ông cũng là người đầu tiên tham gia thành lập Hội Văn nghệ Dân gian và được bầu vào Ban Chấp hành khoá I. Cùng với công tác đào tạo, hoạ sĩ TrầnĐìnhThọ là một nhà hoạt động xã hội, ông có công đóng góp cho sự hình thành và phát triển của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước và những năm đầu đất nước thống nhất. HoạsĩTrầnĐìnhThọ còn đảm nhận các chức vụ Uỷ viên Đảng đoàn Bộ Văn hoá từ năm 1968 đến năm 1978, Quyền Viện trưởng Viện Mỹ thuật Mỹ nghệ từ năm 1969 đến năm 1972, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật - Bộ Văn hoá. Là một hoạsĩ ông còn tham gia công tác Đảng đoàn, phụ trách Viện Nghiên cứu, Tổng Biên tập Tạp chí… góp phần vào sự phát triển của ngành nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học nghệ thuật trong đó có mỹ thuật góp phần hình thành một đội ngũ các nhà phê bình mỹ thuật Việt Nam. Sau ngày thống nhất đất nước, hoạsĩTrầnĐìnhThọ có 7 năm từ năm 1975 đến năm 1981 là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá V và khoá VI. Tại Quốc hội, ông được bầu làm Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá và Xã hội khoá V và Uỷ viên Uỷ ban Văn hoágiáo dục khoá VI. Từ năm 1978 đến năm 1980, hoạsĩTrầnĐìnhThọ giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng xét duyệt hàm Giáo sư và Phó Giáo sư đợt I chuyên ngành khoa học xã hội và ông nghỉ hưu vào tháng 8 năm 1984. Bằng những thành tích trong đào tạo và nghiên cứu mỹ thuật, hoạsĩTrầnĐìnhThọ đã được Đảng và Nhà nước phong học hàm Giáo sư và danh hiệu Nhà giáoNhân dân. Ông được tặng Huân chương Độc lập hạng Ba; Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, Huy chương Vì Sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, Huy chương Vì Sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam; Huy Chương Vì Sự nghiệp Văn nghệ Dân gian Việt Nam; Huy chương Vì Sự nghiệp Bảo tồn Di sản Văn hoáDân tộc; Huy chương Chiến sĩ Văn hoá. Quá trình công tác hơn nửa thế kỷ đã thể hiện Giáosư, nhà giáonhândân Trần ĐìnhThọ là một nhà quản lý có năng lực về lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, luôn đảm bảo đi đúng đường lối của Đảng trong từng giai đoạn cách mạng. Ông còn là một tấm gương đạo đức, phẩm chất người cán bộ cách mạng. Các học trò, các đồng nghiệp của ông đều kính trọng, ngưỡng mộ ông như một người thầy mẫu mực, một người lãnh đạo, quản lý chuẩn xác và sáng tạo đồng thời lại là người trong sạch liêm khiết, rất hiền hoà, sống có tình cảm. HoạsĩTrầnĐìnhThọ tuy rất bận rộn và để nhiều tâm trí, thời gian cho công việc tổ chức và quản lý nhưng ông vẫn giành thời gian cho sáng tác, đóng góp cho sự nghiệp phát triển Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, nhiều tác phẩm tốt được trong giới đánh giá cao. Ngay từ ngày còn học ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông đã có tác phẩm tham gia các triển lãm Mỹ thuật, tác phẩm của ông đã được tặng giải thưởng tại Triển lãm Mỹ thuật Duy nhất năm 1943. Từ sau cách mạng tháng Tám, nhiều tác phẩm của hoạsĩTrầnĐìnhThọ đã tham gia các Triển lãm Mỹ thuật với nhiều chất liệu như mực nho, thuốc nước, lụa, sơn dầu, sơn mài, khắc gỗ, khắc cao su… với các chủ đề về nông thôn, sản xuất và chiến đấu, hoạsĩ đã để nhiều rung cảm của mình về phong cảnh nông thôn, miền núi và những con người bình dị, những chiến sĩ quân đội nhândân hiền hoà nhưng dũng cảm. Về mực nho và thuốc nước ta có thể kể tới các tác phẩm Cầu gỗ Sơn Tây (1956) cùng với loạt ký hoạ về bộ đội, các thành phố ở Bungari, Triều Tiên, Rumani… Về tranh sơn mài với các tác phẩm Ra đồng (1961, 58x88cm); Hành quân đêm (1974, 120x160cm), Bảo vệ xóm làng (1980); Tre (51x43cm); Bè về xuôi (1993, 50x70cm); Kéo pháo (1994, 90x60cm); Vịnh Hạ Long (1995, 60x90cm). Về tranh lụa ta có thể kể tới các tác phẩm Phong cảnh (1976, 60x50cm); Núi Các Mác (1976, 60x50cm); Buổi sớm (1989, 35x43cm)…Về tranh khắc gỗ ta có thể kể tới các tác phẩm khắc gỗ màu Nghỉ chân (1966, 31x38cm); Đi học (1965, 36x28cm); Đọc sách (1968, 37x27cm), Tập bắn (1968, 24x32cm); Xưởng đóng tàu (1967, 15x20cm)… và tranh khắc gỗ đen trắng như Chiếm phủ khâm sai 19/8/1945 (1977, 40x50cm) và các tranh khắc cao su Hội ý (1965, 31x41cm); Lúa về (1965,18x29cm); Thanh Chương 1930 (1967, 34x47cm); Thi trâu (1979, 39x31cm); Cau và Tre (1983, 34x31cm); Đôi chim bồ câu (1991, 37x29cm)… Tác phẩm của hoạsĩTrầnĐìnhThọ đã nhận được Giải nhì Triển lãm 10 năm Đồ hoạ Toàn quốc năm 1985; Giải khuyến khích Triển lãm về đề tài Lực lượng vũ trang và Chiến tranh cách mạng năm 1994; Giải thưởng hoạsĩ cao tuổi của Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 1996 và năm 1998. Năm 2001 hoạsĩTrầnĐìnhThọ đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật đợt I cho các tác phẩm: Ra đồng - sơn mài (1961, 57x87cm); Nhà sàn Bác Hồ - sơn dầu (1971, 55x65cm); Đêm hành quân - sơn mài (1974, 125x165cm); Tre - sơn mài (1957, 60x45cm); Cấy ở Miền núi - sơn mài (1993, 100x150cm); Kéo pháo Điện Biên - sơn mài (1994, 60x90cm). Hội đồng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật đã nhận xét: hoạsĩTrầnĐìnhThọ đã phục vụ về chuyên môn từ những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám, là người có công trong sự nghiệp đào tạo mỹ thuật. Tranh sơn mài của ông được sáng tác công phu và hoàn chỉnh theo phong cách truyền thống, phản ánh những hoạt động sản xuất, chiến đấu và phong cảnh quê hương. Nhiều tranh của ông đã đạt được chất lượng nghệ thuật cao và được công chúng rộng rãi biết đến. TRẦN KHÁNH CHƯƠNG . GIÁO SƯ, NHÀ GIÁO NHÂN DÂN HỌA SĨ TRẦN ĐÌNH TH Ọ Họa sĩ Trần Đình Thọ đến với Hội hoạ sau khi h ọc xong bậc Thành Chung, từ năm. Dân gian Việt Nam; Huy chương Vì Sự nghiệp Bảo tồn Di sản Văn hoá Dân tộc; Huy chương Chiến sĩ Văn hoá. Quá trình công tác hơn nửa thế kỷ đã thể hiện Giáo sư, nhà giáo nhân dân Trần Đình Thọ. thành tích trong đào tạo và nghiên cứu mỹ thuật, hoạ sĩ Trần Đình Thọ đã được Đảng và Nhà nước phong học hàm Giáo sư và danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Ông được tặng Huân chương Độc lập hạng Ba;