HOẠ SĨHOÀNGTRẦM NHÀ GIÁONHÂN DÂN,
NGHỆ SĨHÀNLÂM
Phát biểu cảm tưởng khi được nhận danh hiệu nhà giáo dân dân, ông nói nhiều ý
rất hay và người viết xin trích một câu nói rất có ý nghĩa: “Trong giảng dạy, chúng
tôi luôn cảm thấy sự hạnh phúc Chúng tôi giảng dạy là để làm sao cho thế hệ sau
giỏi hơn thế hệ trước…”.
Cảm xúc cái tâm của nhàgiáo thật giản dị, nhưng dứt khoát và vô cùng tuyệt vời vì
ông đã làm đúng thiên chức nghề nghiệp.
Tại cuộc triển lãm, tác giả phát biểu về cuộc triển lãm: “Tôi bắt đầu học mỹ thuật
tại mái trường này 68 năm trước… giờ tôi nghỉ hưu và triển lãm các nhân đầu tiên
của tôi cũng tại ngôi trường này 68 năm sau. Ngoài các ý nghĩa nghệ thuật khác…
thì cuộc triển lãm này còn là sự nhìn lại cuộc đời mình….”
* 58 năm trước (1942) người thanh niên trẻ HoàngTrầm bước chân vào trường Mỹ
thuật Gia Định, học cùng lớp với ông hồi ấy có họa sĩ, nhà văn Đoàn Giỏi, họasĩ
Nguyễn Trí Minh và nhiều bạn học khác….
Họa sĩHoàngTrầm là một trong nhiều lớp học sinh Mỹ thuật Gia Định tham gia
kháng chiến tập kết ra miền Bắc để học tập và tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ
thuật Việt Nam (các họasĩ xuất thân từ trường Mỹ thuật Gia Định …tham gia
kháng chiến tập kết ra miền Bắc có thể kể tên như sau: Hồ Văn Lái, Huỳnh Văn
Gấm, Huỳnh Văn Thuận,Huỳnh Phương Đông, Nguyễn Văn Lắm, Nguyễn Hiêm,
Lương Đống, Trần Văn Phú, Lê Vinh, Quách Phong…). Phải nói rằng Trường Mỹ
thuật Gia Định vốn là cái nôi ban đầu của rất nhiều họasĩ cách mạng và nhiều họa
sĩ khác của Việt Nam.
Sau khi tập kết ra miền Bắc, ông theo học và tốt nghiệp tại trường Cao đẳng Mỹ
thuật Việt Nam khóa học từ 1957 đến 1963 và giảng dạy tại trường này từ 1964
cho đến 1975.
Sau khi đất nước hòa bình, thống nhất họasĩnhàgiáoHoàngTrầm trở về miền
Nam tham gia công tác quản lý và giảng dạy tại trường Cao đẳng Mỹ thuật TP, Hồ
Chí Minh ( nay là trường Đại học Mỹ thuật TP, HCM) với vai trò là Chủ nhiệm
khoa Hội họa từ 1976 đến 1988.
Ngoài công tác giảng dạy, Chủ nhiệm khoa Hội họa, họasĩHoàngTrầm còn tham
gia vào Ban Chấp Hành Hội Mỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 1, 2, 3
và 4. Trong các nhiệm kỳ này ông là thành viên Hội đồng Nghệ thuật của Hội.
(nhiệm kỳ 2 là Phó chủ Tịch Hội đồng Nghệ thuật; nhiệm kỳ 4 là Chủ tịch Hội
đồng Nghệ thuật) .
Sau 24 năm đi dạy mỹ thuật tại hai trường mỹ thuật (1964-1988), trong đó có 12
năm làm công tác quản lý khoa Hội họa với vai trò Chủ nhiệm khoa (1976-1988);
ông về hưu năm 1988… Và được Nhà Nước phong danh hiệu NhàGiáo Ưu tú vào
năm này.
Trong cuộc đời của mình, họasĩHoàngTrầm luôn cống hiến cho sự nghiệp mỹ
thuật cách mạng thông qua sự nghiệp giảng dạy và sáng tác.
Sự nghiệp mỹ thuật của ông gắn liền với hai lĩnh vực: Giảng dạy và sáng tác.
Trong đó ông sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật. Ông
đã đào tạo ra nhiều thế hệ họasĩ tài năng. Không những thế, ông còn tạo nên một
gia đình mỹ thuật có nhiều nhân tài gồm con ruột và con rể.
Ông có nhiều tác phẩm được lưu giữ trong Bảo tàng Mỹ thuật và năm 2001, ông là
một trong các họasĩ được trao tặng Giải thưởng Nhà Nước ngay trong đợt I.
Tại cuộc triển cá nhân đầu tiên, nhân ngày Nhàgiáo Việt Nam, ông trưng bày 184
tác phẩm (152 ký họa bút chì và màu, 24 tranh sơn dầu, 08 tranh sơn mài và 04
tranh khắc gỗ). Đây chỉ là một phần trong gia tài nghệ thuật của tác giả.
Tất cả các tác phẩm này đã được họasĩHoàngTrầm nghiên cứu, sáng tác từ 1958
cho đến nay. Tất cả mọi người đều nhận thấy được tài năng, nghiên cứu, sáng tác
của ông. ở đó toát lên tinh thần tận tụy, trách nhiệm, tài năng nghiên cứu sáng tạo
mang tính hànlâm của nghệ sĩ.
Mảng ký họa đen trắng cho thấy phương pháp, khả năng nghiên cứu công phu và
những giá trị nghệ thuật mà ông tạo ra đều thông qua các nghiên cứu thực tế cuộc
sống. Có thể khẳng định rằng đây chính là những tư liệu mẫu mực cho việc giảng
dạy trong nhà trường Mỹ thuật.
Mảng sơn dầu của ông lại cho thấy khả năng tinh lọc hình mảng với những gam
màu được tiết giản nhưng rất chắc chắn, hợp với đề tài tác phẩm.
Giới mỹ thuật rất khâm phục sức lao động nghệ thuật, sự chuẩn mực trong phương
pháp sáng tác và cách ghi chép, vốn sống, vốn tư liệu vô cùng phong phú và giá trị
của ông.
Chúng ta có thể cùng nhau khẳng định rằng: họasĩHoàngTrầm rất xứng danh là
Nhà giáonhân dân và nghệsĩhànlâm tiêu biểu của nền mỹ thuật Việt Nam… là
tấm gương cho các nghệ sĩ, nhàgiáo trẻ.
.
HOẠ SĨ HOÀNG TRẦM NHÀ GIÁO NHÂN DÂN,
NGHỆ SĨ HÀN LÂM
Phát biểu cảm tưởng khi được nhận danh hiệu nhà giáo dân dân, ông nói nhiều. rằng: họa sĩ Hoàng Trầm rất xứng danh là
Nhà giáo nhân dân và nghệ sĩ hàn lâm tiêu biểu của nền mỹ thuật Việt Nam… là
tấm gương cho các nghệ sĩ, nhà giáo