CÁC NGHỆ SĨ INDONESIA ĐỐI MẶT VỚI CÁC NHÓM HỒI GIÁO CỰC ĐOAN pptx

6 406 0
CÁC NGHỆ SĨ INDONESIA ĐỐI MẶT VỚI CÁC NHÓM HỒI GIÁO CỰC ĐOAN pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC NGHỆ INDONESIA ĐỐI MẶT VỚI CÁC NHÓM HỒI GIÁO CỰC ĐOAN tượng đồng Ba người phụ nữ Khi Nyoman Nuarta, nghệ điêu khắc người đảo Bali, đang xem lại cuốn băng video về tác phẩm điêu khắc khổng lồ của anh thể hiện 3 người phụ nữ Indonesia bị xịt sơn bẩn, bị phá bỏ bởi một nhóm Hồi giáo Cực đoan điên loạn ở miền Tây Java vào tháng trước, thì một ý nghĩ chợt nảy ra trong óc anh. “Ta cần phải triển khai ngay một ph ương cách chống lại kiểu Taliban hóa này,” Nyoman nói: (anh là một trong những nghệ điêu khắc xuất sắc nhất của Indonesia hiện nay) “Đây là một tiền lệ xấu đối với các nghệ của đất nước này.” Bức tượng cao 15 mét gây tranh cãi này đã đ ứng sừng sững trong nhiều năm tại lối vào một khu dân cư ở Bekasi, ngoại ô Jakarta mà không hề có sự phản đối nào, cho đến tận gần đây một nhóm tự xưng là Diễn đ àn Islam Umat hay còn gọi là Diễn đàn Cộng đồng Hồi giáo (Islamic Community Forum), công khai gièm pha, chỉ trích nó là thể hiện Chúa Ba ngôi Cơ đốc giáo (Holy Trinity). “Họ còn rêu rao rằng nó có tính chất khiêu dâm,” Nyoman vẫn còn ngơ ngác, bàng hoàng nhớ lại việc đó. Anh cho biết thêm cả ba nhân vật nữ đó đều vận sarong truyền thống “Tất cả những lời lên án đó đều vô nghĩa, chẳng có lời l ên án nào có ý nghĩa cả!”. Nhưng ngày 18 tháng 6 vừa qua, dưới áp lực căng thẳng của nhóm này – nhóm tin rằng một chiến dịch truyền đạo Cơ đốc đang diễn ra ngay trong thị trấn này, cho nên chính quyền địa phương đã phải quyết định dỡ bỏ bức tượng bằng đồng đã từng mất hơn một năm trời mới dựng được lên ấy. “Tiga Mojang” (Ba người Phụ nữ) có thể chưa tồn tại lâu được bằng những bức tượng Phật ở Bamiyan, những tác phẩm điêu khắc đá thế kỷ thứ VI, ở Afghanistan, đã bị bọn Taliban phá hủy năm 2001, nhưng tác phẩm điêu khắc này không phải là tác phẩm đầu tiên của mỹ thuật Indonesia bị những kẻ cuồng tín tôn giáo tấn công. Năm 2004, một tác phẩm miêu tả Adam và Eva vận trang phục hở hang bị các nhóm tôn giáo lên án là khiêu dâm. Tác phẩm đa phương tiện tổng hợp này là c ủa họa Agus Suwage và nhiếp ảnh gia Davy Linggar đã bị hăm dọa, bị khủng bố tinh thần và bị rút khỏi triển lãm tại Viện Bảo tàng Ngân hàng Indonesia ở Jakarta. Có lẽ cuộc tấn công xấu xa nhất, hèn mạt nhất diễn ra năm 1985, khi các nhóm cực đoan đánh bom quần thể Borobudur, khu tượng đài Phật giáo bằng đá thế kỷ thứ VIII ở miền Trung Java, được mọi người coi là một trong những kỳ quan kiến trúc vĩ đại nhất thế giới. Đối với Nyoman và nhóm ủng hộ mỹ thuật thì việc dỡ bỏ tác phẩm n ày báo hiệu một tương lai tăm tối đối với Indonisia nơi mà đại đa số những người Hồi giáo ở đây thường được coi là ôn hòa và chấp nhận các tín ngưỡng khác. Một ví dụ khác nữa là các nhóm cực đoan quá khích như Mặt trận Bảo vệ Hồi giáo (Islamic Defenders Front - hay FPI), vẫn được phép sống trên luật pháp. “Đây là một hành vi côn đồ dưới chiêu bài tôn giáo,” Nghị Rieke Diah Pitaloka nói trắng ra. “Và những người nắm quyền đã để cho nó xảy ra.” Hồi tháng 6, Rieke đã t ổ chức một cuộc nói chuyện với các cử tri ở tỉnh Đông Java thì đột nhiên cuộc nói chuyện bị phá bĩnh bởi một nhóm dân phòng Hồi giáo địa phương đã buộc tội bà là tổ chức họp kín với những ngư ời ủng hộ Đảng Cộng sản hoạt động bí mật. Bà nói thêm: “Họ đang cố cắt xén Pancasila bằng cách thông qua các luật lệ của địa phương dựa trên cơ sở Sharia - luật Hồi giáo trên cơ sở Kinh Koran - ở nhiều tỉnh Pancasila chính là triết lý cơ bản của đất nước Indonesia bắt nguồn từ 5 nguyên tắc do người cha lập quốc Sukarno xác lập nên. “Có nh ững thế lực đang nỗ lực muốn thay đổi triết lý này của Indonesia.” Tình hình đô thị hóa như vũ bão cùng nạn thất nghiệp tràn lan đẩy h àng triệu người rời bỏ nông thôn ra thành phố tìm kiếm công ăn việc làm, chủ yếu ở Jakarta và các vùng ngoại vi. Điều này cũng thường làm thay đổi động lực tôn giáo trong các cộng đồng bị ảnh hưởng. Bekasi là một trong những khu vực xung quanh thủ đô đang ngày càng trở nên bảo thủ hơn và đứng trước những đòi hỏi ngày càng tăng phải thông qua các luật dựa trên cơ sở Sharia để đương đầu với nạn cờ bạc và mại dâm tràn lan. Trong một số trường hợp nguy cơ có thể cả từ mối đe dọa của nhóm Cơ đốc giáo. Dewi Fortuna Anwar, một nhà phân tích chính trị tại Viện nghiên cứu Khoa học Indonesia, giải thích: “ở Indonesia, chúng ta có một đa số với một phức hợp thiểu số. Họ tin rằng Hồi giáo đang bị băng hoại” bởi một môi trường tự do hơn, với tự do ngôn luận lớn hơn, cho cả các dân tộc thiểu số.” Cho dù nguyên nhân thực sự là gì đi chăng nữa thì cuộc tấn công mới đây nhất đều chỉ rõ một sợi chỉ xuyên suốt chung: đó là chính quyền không can thiệp. Từ lâu Indonesia đã có những phần tử theo đường lối cứng rắn, toàn tâm toàn ý với luật pháp Hồi giáo, dù đó là Phong trào Darul Islam phấn đấu xây dựng một nhà nước Hồi giáo vào nh ững năm 1950 hoặc Phong trào Padri của thế kỷ 19 cố xóa bỏ văn hóa mẫu hệ ở Tây Sumatra. Anwar nói thêm: “Cũng có nhiều đảng chính trị chia sẻ mục tiêu này” Rieke, đại diện Đảng Dân chủ Indonesia Đấu tranh thuộc phe đối lập, đã kêu gọi Chính phủ và cảnh sát phải hành động, chặn đứng xu thế đang lên ấy của các nhóm dân phòng Hồi giáo mà con số thành viên trong cả nước đã lên tới hàng ngàn. Rieke khẳng định: “Một phong tr ào đạo lý không đủ. Mọi người cần lên tiếng nếu không họ cũng có thể trở thành nạn nhân.” Còn những người khác kêu gọi xã hội dân sự hãy nhảy vào cuộc. Nono Anwar Makarim, một luật sư nổi tiếng ở Jakarta, nói : “Chúng ta cần sử dụng sự kiện Bekasi để xây dựng một phong trào chống đối mạnh mẽ. Vấn đề này lớn hơn bức tượng kia rất nhiều.” Khi bức tượng khổng lồ nằm đó và các mảnh vẫn ngổn ngang chất thành đống, rất ít người hy vọng rằng bức tượng sẽ được dựng lại hoặc được dời đến một địa điểm khác. Tuy nhiên, không mấy ai tin rằng cộng đồng mỹ thuật hùng mạnh của quốc gia này lại chịu thua, và t ừ bỏ quyền tự do ngôn luận. Mikke Susanto, một giảng viên tại Viện Nghi ên cứu Mỹ thuật ở Yogyakarta, nói: “Cuối cùng, ngay cả cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1998 hay Suharto cũng không thể hủy diệt các nghệ hoặc mỹ thuật gây tranh cãi, ” Điều này muốn ám chỉ cựu Tổng thống độc tài chuyên quyền tại vị trong 32 năm trước đây. “Ngày nay, các nhóm cực đoan là nguy hiểm nhưng tôi cho rằng các nghệ của chúng ta sẽ vượt qua được tất!” Điền Thanh (sưu tầm và giới thiệu theo bài “Indonesian Artists vs. Muslim Extremists” của Jason Tedjasukmana đăng trên Tạp chí Thời Đại, ngày 7. 7. 2010) . CÁC NGHỆ SĨ INDONESIA ĐỐI MẶT VỚI CÁC NHÓM HỒI GIÁO CỰC ĐOAN tượng đồng Ba người phụ nữ Khi Nyoman Nuarta, nghệ sĩ điêu khắc người đảo Bali, đang xem. ph ương cách chống lại kiểu Taliban hóa này,” Nyoman nói: (anh là một trong những nghệ sĩ điêu khắc xuất sắc nhất của Indonesia hiện nay) “Đây là một tiền lệ xấu đối với các nghệ sĩ của đất. giáo ở đây thường được coi là ôn hòa và chấp nhận các tín ngưỡng khác. Một ví dụ khác nữa là các nhóm cực đoan quá khích như Mặt trận Bảo vệ Hồi giáo (Islamic Defenders Front - hay FPI), vẫn được

Ngày đăng: 29/06/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan