ĐỀ SỐ 2: Câu 1: Hãy trình bày những vấn đề về âm tố, âm vị, hệ thống âm vị và các biến thể của âm vị tiếng Việt và tiếng Anh TLTK chính: 1,2,3 Câu 2: Anh/Chị hãy cho biết kết cấu nghĩa c
Trang 2ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Hãy trình bày những vấn đề về âm tố, âm vị, hệ thống âm vị và các biến thể
của âm vị tiếng Việt và tiếng Anh (TLTK chính: 1,2,3)
Câu 2: Anh/Chị hãy cho biết kết cấu nghĩa của từ và các quan hệ đồng âm, đồng nghĩa
và trái nghĩa trong từ vựng Cho ví dụ minh họa bằng tiếng Việt và tiếng Anh (TLTK chính: 1,2,3)
Câu 3: Anh/Chị hãy trình bày về phạm trù từ vựng-ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp và các
đơn vị ngữ pháp Cho ví dụ minh họa bằng tiếng Việt và tiếng Anh (TLTK chính: 1,2,3)
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4Câu 1 KHÁI NIỆM ÂM VỊ HỌC
1.1 Âm tố và và sự phân loại âm tố
- Âm tố (sound) là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa Âm tố là
đơn vị âm thanh nhỏ nhất của lời nói, có thể tách ra về mặt cấu âm–thính giác, đồng
chất trong một khoảng thời gian nhất định và thường ứng với một âm vị” [1] “Âm tố
là đơn vị nhỏ nhất không thể phân nhỏ hơn ra được nữa của ngữ âm” [2].
Có thể nói, âm tố là đoạn âm thanh nhỏ nhất, có thể tách ra được từ chuỗi lời nói liên tục, không gắn liền với giá trị khu biệt âm vị học của nó Âm tố là sự thể hiện cụ thể của âm vị, nó chứa đựng cả một loạt những đặc trưng cần yếu và không cần yếu của
âm vị Trong tiếng Việt, âm tố thường được gọi tắt là âm
VD: như trong từ " nam" thì có 3 âm tố: âm / n /, âm / a /, âm / m /; còn trong từ “ male ” có 4 âm tố: âm / m /, / a /, / l /, / e /
Dựa theo cách thoát ra của luồng âm không khí khi phát âm, các âm tố thường được phân ra làm hai loại chính: nguyên âm (vowel) và phụ âm (consonant)
– Nguyên âm: Nếu âm thoát ra một cách tự do, có một âm hưởng “êm ái”, “dễ nghe”,
mà đặc trưng âm học của nó có tần số xác định, có đường cong biểu diễn tuần hoàn thìđược gọi là tiếng thanh Về bản chất âm học, nguyên âm là tiếng thanh Nói một cách khác, nguyên âm là âm chỉ bao gồm tiếng thanh, không có tiếng động, được tạo ra bằng luồn không khí phát ra tự do, không có chướng ngại như /a/, /e/, /ê/, /i/, /o/, /ô/, /ơ/, /u/, /ư/, /y/ trong tiếng Việt và có 20 nguyên âm trong tiếng Anh trong đó: 12 nguyên âm đơn: /ɪ/, /ɪ:/, /e/, /ə/, /ɜ:/, /ʊ/, /u:/, /ɒ/, /ɔ:/, /ʌ/, /ɑ:/; 8 nguyên âm đôi: /ɪə/, /eə/, /eɪ/, /ɔɪ/, /aɪ/, /əʊ/, /aʊ/, /ʊə/
– Phụ âm: Ngược lại với nguyên âm, phụ âm là tiếng động Những tiếng này không
“dễ nghe”, có tần số không ổn định, được biểu diễn bằng những đường cong không tuần hoàn như là /b/, /c/, /d/, /đ/, /g/, /h/, /k/, /l/, /m/, /n/, /p/, /q/, /r/, /s/, /t/, /v/, /x/ trong tiếng Việt và ta có 24 phụ âm trong tiếng Anh, trong đó: 9 phụ âm vô thanh: /p/, /f/, /s/, /ʃ/, /k/, /t/, /θ/, /tʃ/; 15 phụ âm hữu thanh: /b/, /g/, /v/, /z/, /d/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/và phụ âm khác: /m/, /η/, /l/, /j/, /n/, /h/, /r/, /w/
– Ngoài hai loại âm tố chủ yếu trên còn có loại âm tố thứ ba mang tính chất trung gian, đó là các bán nguyên âm hay bán phụ âm Những âm tố này vừa mang tính chất nguyên âm vừa mang tính chất phụ âm
1.1.1 Các tiêu chí miêu tả và phân loại nguyên âm:
Trang 5– Theo vị trí của lưỡi Có thể chia nguyên âm thành ba dòng: trước – giữa – sau – Theo độ mở của miệng Các nguyên âm được phân thành các nguyên âm có độ mở rộng – hẹp.
– Theo hình dáng của đôi môi Các nguyên âm được chia thành nguyên âm tròn môi – không tròn môi
Một số ví dụ:
Tiếng Anh: his /hiz/, green /ɡriːn/, put /pʊt/, here /hɪə(r)/, pair /peə(r),
Tiếng Việt: đi, ngã, hôi, mơ,
Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn về trường độ, tính mũi hoá Chúng ta có thể nhận diện
các nguyên âm qua hình thang nguyên âm
1.1.2 Các tiêu chí miêu tả và phân loại phụ âm:
– Về phương thức cấu âm Có thể chia các phụ âm thành: âm tắc – âm xát – âm rung – âm vang – âm ồn.
– Về vị trí cấu âm Có thể chia các phụ âm thành: âm môi – âm đầu lưỡi – âm mặt lưỡi – âm cuối/gốc lưỡi – âm thanh hầu.
[1] Đoàn Thiện Thuật Ngữ âm tiếng Việt, trang 50
[2] Nguyễn Kim Thản Khái luận ngôn ngữ học Nxb Giáo dục, H., 1960, trang115
1.2 Âm vị, hệ thống âm vị và các biến thể của âm vị
1.2.1 Âm vị
Âm vị là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ Âm vị còn có thể được coi là một chùm hoặc một tổng thể đặc trưng các nét khu biệt được thể hiện đồng thời
1.2.2 Các hệ thống âm vị của tiếng Việt
Hệ thống âm đầu
Tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, bao gồm: /b, m, f, v, t, t’, d, n, z, ʐ, s, ş, c, ʈ, ɲ, l, k, χ, ŋ,
ɣ, h, ʔ/
Trang 6Bảng hệ thống âm đầu tiếng Việt
Hệ thống âm đệm
Âm đệm /w/ có chức năng làm trầm hoá âm sắc của âm tiết.
Hệ thống âm chính
Tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi làm âm chính: /i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a, ɯ,
ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ, ie, ɯɤ, uo/
Bảng hệ thống nguyên âm tiếng Việt
Hệ thống âm cuối
Ngoài âm cuối /rezo/, tiếng Việt còn có 8 âm cuối có nội dung tích cực, trong đó
có 6 phụ âm /m, n, ŋ, p, t, k/ và hai bán nguyên âm /-w, -j/.
Bảng hệ thống âm cuối tiếng Việt
Trang 7thành thanh điệu tiếng Việt
Trong quá trình lịch sử phát triển của mình, nhóm ngôn ngữ Việt Mường đã có mộtchuyển đổi quan trọng mang tính quy luật: ban đầu chúng là những ngôn ngữ/ phươngngữ không thanh điệu, về sau hệ thống thanh điệu xuất hiện và có diện mạo như ngàynay Chuyển đổi mang tính quy luật này thường được các nhà nghiên cứu gọi là quyluật hình thành thanh điệu và do A.G Haudricourt giải thích từ năm 1954 Sơ đồ dướiđây cho chúng ta biết rằng sự xuất hiện các thanh xảy ra là do các biến đổi của âmcuối (rụng đi) và phụ âm đầu (lẫn lộn vô thanh với hữu thanh)
Bản chất của quá trình này là vấn đề đường nét các thanh điệu có liên quan đếncách kết thúc âm tiết Bản chất của quá trình này cũng là sự xuất hiện âm vực của từ
và sau đó là độ cao của thanh điệu nhằm giải quyết mối tương ứng hữu thanh và vôthanh lẫn lộn
SƠ ĐỒ VỀ NGUỒN GỐC CÁC THANH TRONG TIẾNG VIỆT
Đầu công nguyên
(không thanh)
Thế kỉ thứ VI(ba thanh)
Thế kỉ XII(sáu thanh) Ngày nay
Trang 8Đầu công nguyên
(không thanh)
Thế kỉ thứ VI(ba thanh)
Thế kỉ XII(sáu thanh) Ngày nay
1.2.3 Phân biệt âm tố với âm vị Biến thể của âm vị
Âm vị là một đơn vị trừu tượng còn âm tố là một đơn vị cụ thể Âm vị được thể hiện
ra bằng các âm tố và âm tố là sự thể hiện của âm vị Những âm tố cùng thể hiện một
âm vị được gọi là các biến thể của âm vị
Câu 2: Từ
2.1 Cơ cấu nghĩa của từ
Cơ cấu nghĩa của từ (word semantic structure) là một khái niệm quan trọng trong ngônngữ học, đề cập đến cách thức mà từ ngữ được xây dựng và tổ chức về mặt nghĩa Một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa, nhưng đó không phải là những tổ chức lộn xộn Nếu là một từ nhiều nghĩa (đa nghĩa) thì các nghĩa đó của từ có quan hệ với nhau,được sắp xếp theo những cơ cấu tổ chức nhất định Trong từng nghĩa của mỗi từ cũng
Trang 9vậy, chúng gốm những thành tố nhỏ hơn, có thể phân tích ra được Các thành phần cấu thành cơ cấu nghĩa của từ bao gồm:
- Nghĩa thường trực - Nghĩa không thường trực: Nghĩa thường trực là nghĩa của một
từ đã đi vào cơ cấu chung của ngôn ngữ và được sử dụng ổn định trong nhiều trường hợp và ngữ cảnh Đây là nghĩa chính, nghĩa đen của từ và có tính thống nhất cao Nghĩa thường trực thường là nghĩa phổ biến và thông dụng nhất trong sử dụng ngôn ngữ hàng ngày
Nghĩa không thường trực là sử dụng trong cách nói bóng gió của ngôn ngữ giao tiếp, truyện ngụ ngôn hoặc trong cách nói ẩn dụ, hoán dụ Nghĩa không thường trực có thể xuất phát từ những trường hợp cụ thể và thường không phổ biến trong sử dụng hàng ngày
Ví dụ: “Ngọn lửa”
+ Nghĩa thường trực: Lửa cháy bốc lên “ ngọn lửa cháy bùng trong lò nướng ”
+ Nghĩa không thường trực: Tình yêu và sự đam mê, lòng nhiệt huyết => “ Ngọn lửa nhiệt huyết của anh ấy chưa từng dập tắt ”
“ Blue ”
+ Direct meaning: a colour of sea, ocean or sky
Ex: Mr Hoang is wearing a blue jean
+ Indirect meaning: often used to express negative emotions like sadness, depression, gloominess, difficulty, or a state of hardship and coldness It is a word with many connotative meanings depending on the context
Ex: Spending the afternoon alone at home is quite blue
- Nghĩa đen - nghĩa bóng:
Nghĩa đen : Là một từ hoặc một câu thường là ý nghĩa ban đầu trong câu, nghĩa chínhđược cho là nghĩa gốc hoặc nghĩa đen của câu Nghĩa đen luôn ổn định không phụ thuộc vào văn cảnh
Nghĩa bóng: Là nghĩa không trực tiếp quy chiếu vào đối tượng , nó được suy ra từ nghĩa đen của câu.Chỉ xuất hiện trong văn cảnh có quan hệ tạm thời Thông thường, muốn tìm ra nghĩa bóng thì chúng ta phải đặt từ hoặc câu đó vào trong 1 hoàn cảnh cụ thể Với cùng 1 từ, nhưng khi được kết hợp cũng như đặt trong các hoàn cảnh khác nhau thì chúng ta cũng sẽ có thể hiểu được theo những lớp nghĩa khác nhau
Ví dụ: Cây kim
Nghĩa đen : Cây kim thường dùng để may quần áo (chỉ là một đồ vật để con người sử dụng)
Trang 10Nghĩa bóng : Cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra ( chỉ ra những điều xấu xa rồi cũng sẽ có ngày bị bại lộ )
High /haɪ/:
Literal meaning: being a large distance from top to botto
Ex: There are some high mountains in the north of the country
Figuratively: describe a person who is experiencing the effect of drugs making them mentally excited [phê thuốc, phấn khích]
Ex: He always gets into fights when he’s high
- Nghĩa tự do - nghĩa hạn chế:
Nghĩa tự do (free meanings): là nghĩa liên hệ trực tiếp với sự phản ánh các hiện thực của thực tế khách quan Sự hoạt động của các nghĩa này không bị hạn chế vào các ngữ
cổ định, mà có quan hệ rộng rãi và nhiều vẻ Bởi vì mỗi quan hệ của các từ có nghĩa
tự do với các từ khác không phải do quy luật nội tại của hệ thống từ vựng quy định,
mà do bản thân những mối liên hệ có thật tồn tại giữa các sự vật, hiện tượng khách quan được các từ này biểu thị quy định
Nghĩa hạn chế (bound meanings) là nghĩa chỉ được thể hiện trong những kết hợp hạn chế Vì các từ trong các tổ hợp này kết hợp với nhau không phải do nội dung logic củacác từ, mà do quy luật nội tại của hệ thống từ vựng quy định [ví dụ: dài (áo dài) - sắt (kỷ luật sắt) ]
Ví dụ: “Sắt” :
Nghĩa tự do: "Sắt": kim loại rắn, cứng - màu xám sáng => nghĩa tự do của "sắt" vì được bộc lộ trong mọi hoàn cảnh: giường sắt, mua sắt, có công mài sắt có ngày nên kim
Nghĩa hạn chế: : "Sắt": nghiệm ngặt, cứng rắn => Nghĩa hạn chế của "sắt": kỉ luật sắt, bàn tay sắt
“Cement”:
Free meanings: a gray powder that is mixed with water, sand, and other substances, becomes very hard when dry, and is used in making concrete
Ex: Her father is the owner of a cement factory
Bound meanings: (v) to make something such as an agreement or friendship strongerEx: The university's exchange scheme has cemented its links with many other
academic institutions
- Nghĩa gốc - Nghĩa phái sinh:
Trang 11Nghĩa gốc: được hiểu là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trên cơ sở nghĩa đó mà người ta xây dựng nên nghĩa khác Nghĩa gốc thường là nghĩa không giải thích được lí
do, và có thể được nhận ra một cách độc lập không cần thông qua nghĩa khác
Nghĩa phái sinh: là nghĩa được hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc, và vì vậy chúng thường là nghĩa có lí do, và được nhận ra qua nghĩa gốc của từ
Ví dụ: “ Chân” :
Nghĩa gốc: Bộ phận thân thể ở phía dưới cùng, để đỡ thân thể đứng yên hoặc vận động rời chỗ
Nghĩa phái sinh: : Cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên của một
tổ chức (có chân trong ban quản trị như là chân thư kí, chân giám đốc )
“Key” :
Original meaning: a piece of metal with a special shape used for locking a door, starting a car,
Ex: Tam lost his keys when he went to the park
Derived meaning: (a) a vital step, a thing that makes you able to understand or
achieve something
Ex: She was a key figure in the international art world
- Nghĩa trực tiếp - Nghĩa chuyển tiếp:
Nghĩa trực tiếp: Phản ánh đối tượng, làm cho từ gọi tên sự vật một cách trực tiếp, thì người ta gọi đó là nghĩa trực tiếp (hay còn gọi là nghĩa đen)
Nghĩa gián tiếp: Phản ánh đối tượng, làm cho từ gọi tên sự vật một cách gián tiếp (thường thông qua hình tượng hoặc nét đặc thù của nó), thì người ta bảo nghĩa đó là nghĩa chuyển tiếp (hay còn gọi là nghĩa bóng)
Direct meaning: one of the two organs in your face that are used for seeing
Ex: She's got beautiful green eyes
Transferred meaning: in the idiom “See eye to eye”, the word “eye” means idea, opinion The idiom means agree with somebody
Trang 12Ex: David and Susan found it difficult to work together as they seldom saw eye to eye
on an issue
- Nghĩa gốc (literal meaning): Đây là nghĩa căn bản, nguyên thủy của một từ, thường
là nghĩa đen, trực tiếp
Ví dụ: Từ "cánh" có nghĩa gốc là bộ phận cơ thể của con chim
- Nghĩa chuyển (figurative meaning): Nghĩa mang tính ẩn dụ, không theo nghĩa đen của từ Nghĩa chuyển được hình thành khi từ được sử dụng trong bối cảnh khác với nghĩa gốc
Ví dụ: "Cánh cửa" - từ "cánh" ở đây có nghĩa chuyển, không phải là bộ phận cơ thể
- Nghĩa phát triển (extended meaning): Nghĩa được mở rộng từ nghĩa gốc, nhưng vẫn liên quan và có sự kế thừa
Ví dụ: Từ "đầu" có nghĩa gốc là bộ phận cơ thể, nhưng có thể phát triển thành "đầu trang", "đầu đề"
- Nghĩa ngữ dụng (pragmatic meaning): Nghĩa của từ được xác định bởi bối cảnh sử dụng, không thuần túy từ nghĩa gốc
Ví dụ: Câu "Anh ấy là một chú bê" có thể mang nghĩa ngữ dụng là "anh ấy rất vụng
Vâng, tôi rất vui được cung cấp ví dụ về cơ cấu nghĩa của từ bằng tiếng Anh:
1 Nghĩa gốc (Literal meaning):
Ví dụ: The bird has wings
Ở đây, "wings" có nghĩa gốc là bộ phận cơ thể của con chim
2 Nghĩa chuyển (Figurative meaning):
Ví dụ: The building has two wings
Ở đây, "wings" có nghĩa chuyển, không phải là bộ phận cơ thể của con chim mà là các
bộ phận của tòa nhà
Trang 133 Nghĩa phát triển (Extended meaning):
Ví dụ: The committee has a new chairperson at its head
Ở đây, "head" có nghĩa phát triển từ nghĩa gốc là bộ phận cơ thể, để chỉ người đứng đầu của một nhóm/ủy ban
4 Nghĩa ngữ dụng (Pragmatic meaning):
Ví dụ: "Hey, you're the teacher's pet!"
Ở đây, "teacher's pet" có nghĩa ngữ dụng là một học sinh được ưu ái, được giáo viên yêu thích, không phải nghĩa đen
5 Nghĩa ngữ pháp (Grammatical meaning):
Ví dụ: "I will go to the store." vs "I am going to the store."
Ở đây, "go" và "going" có nghĩa ngữ pháp khác nhau - "go" là động từ chính, "going"
là động từ phụ
Các ví dụ trên minh họa rõ ràng về các thành phần cơ cấu nghĩa của từ trong tiếng Anh Hy vọng điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này Hãy cho tôi biết nếu bạn cần thêm ví dụ
Ngữ âm học nghiên cứu các phổ quát âm thanh Ví dụ: Nhờ vào bộ máy cấu âm, con người có thể phát ra các chuỗi âm thanh khác nhau Ngữ âm học chia các loại âm thanh này thành các phạm trù ngữ âm khác nhau: nguyên âm, phụ âm, âm tắc, âm xát… Còn âm vị học thì không nghiên cứu rộng như vậy Âm vị học nghiên cứu xem trong một ngôn ngữ có bao nhiêu đơn vị âm thanh là có chức năng khu biệt nghĩa Hoặc, trong ngôn ngữ, những nét ngữ âm nào trở thành những nét khu biệt và có ý nghĩa Chính vì vậy, ngữ âm học có số đơn vị là vô hạn, quen gọi là các âm tố
(sounds) Còn âm vị học, có số đơn vị hữu hạn, đếm được Đơn vị của âm vị học là âm
+ Tắc
- Vô thanh+ Mũi
- Mạnh (cường độ)+ Dài