Dạy học sinh lứa tuổi thanh thiếu niên potx

4 356 0
Dạy học sinh lứa tuổi thanh thiếu niên potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dạy học sinh lứa tuổi thanh thiếu niên Chúng thường xuyên có cảm giác không muốn đến lớp. Tuy nhiên, những học sinh độ tuổi này lại hoàn toàn có thể là những học sinh thú vị và sôi nổi nhất mà bạn có cơ hội được dạy. Điều này phụ thuộc vào việc bạn có thiết lập và duy trì được kỷ luật trong lớp hay không. Những giáo viên làm việc hiệu quả là những người có thể ngăn chặn được vấn đề ngay từ đầu, họ biết mình cần làm gì và bình tĩnh tìm giải pháp khi có những điều không mong muốn nảy sinh. Ngăn chặn những vấn đề liên quan đến kỷ luật  Hãy thân thiện với học sinh nhưng phải thật cương quyết. Thái độ cương quyết ngay từ đầu sẽ giúp bạn dễ thở hơn sau này.  Đưa ra những nguyên tắc làm việc rõ ràng và tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc đó. Ngay từ buổi học đầu tiên, hãy nói rõ cho học sinh biết những điều gì họ được phép và không được phép làm. Bạn có thể thực hiện việc này thông qua một danh sách các nguyên tắc của riêng bạn hoặc nội quy của nhà trường. Đối xử với học sinh công bằng và đúng nguyên tắc đã đề ra sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều vấn đề phiền toái sau này.  Nắm chắc trình tự xử lý các vấn đề liên quan đến kỷ luật. Xác định xem cụ thể bạn sẽ phải làm gì khi có vấn đề và thông báo rõ cho học sinh biết quy trình đó. Nếu trường bạn vẫn chưa có một quy trình kỷ luật, hãy đề xuất một quy trình mà bạn cho là hợp lý. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin khi giải quyết vấn đề phát sinh.  Dành thời gian chuẩn bị những bài học vui vẻ và thú vị. Khi soạn bài, việc chú ý tới những điều học sinh yêu thích và không ưa sẽ giúp bạn có một bài giảng hiệu quả hơn. Đảm bảo rằng bài học đó phù hợp với trình độ của học sinh. Nếu bài học quá dễ, học sinh sẽ cảm thấy buồn chán và ồn ào. Nếu bài học quá khó, chúng sẽ cảm thấy chán nản và tập trung chú ý vào những việc chúng yêu thích hơn là việc học.  Dành những khoảng dừng hợp lý trong các bài học. Việc kéo dài một hoạt động quá lâu sẽ khiến học sinh cảm thấy buồn chán. Thay đổi trọng tâm bài học và các hoạt động học tập thường xuyên sẽ giúp học sinh duy trì hứng thú với bài học. Nhưng bạn cũng cần chú ý tới những gì đang xảy ra trong lớp. Việc bạn để mắt tới tất cả các góc khác nhau của lớp sẽ khiến học sinh có cảm giác được giáo viên chú ý. Chúng sẽ tham gia vào bài học nhiệt tình hơn và tạo cho bạn cảm giác giờ dạy đang diễn ra đúng hướng. Bên cạnh đó, việc này giúp bạn phát hiện nhanh chóng những dấu hiệu mất tập trung, thiếu hứng thú để có những điều chỉnh thích hợp trong bài học hôm đó.  Đối xử với học sinh như những người lớn (vì chúng không còn là trẻ con) nhưng cũng đừng quên cách suy nghĩ của chúng còn rất non nớt. Thanh thiếu niên thường cư xử tốt hơn khi chúng được đối xử như những người lớn thực sự. Chúng mong muốn được tôn trọng nhưng cũng rất dễ mất tự chủ.  Đừng quên biểu dương những bài làm tốt và khen ngợi những chuyển biến tích cực của học sinh vì các giáo viên thường chỉ tập trung mọi sự chú ý vào những học sinh mắc lỗi. Những lời khen đúng lúc, đúng chỗ sẽ giúp học sinh của bạn tự tin là họ đang đi đúng hướng và họ hoàn toàn có khả năng làm tốt công việc được giao. Khi có vấn đề xảy ra  Xác định những việc cần làm trước khi vấn đề mới nảy sinh. Điều này sẽ giúp bạn tự tin khi phải đối mặt với những tình huống khó khăn và ngăn chúng không trở nên tồi tệ hơn. Nó cũng sẽ giúp bạn bình tĩnh vì bạn hiểu rõ tình hình sẽ tiến triển tới đâu. Phản ứng nhanh và dứt khoát là chìa khoá cho các vấn đề liên quan đến kỷ luật.  Đừng chỉ doạ suông. Nếu bạn tuyên bố sẽ kỷ luật một học sinh thì hãy làm đúng như những gì bạn đã nói vì nếu không làm vậy bạn sẽ mất sự tôn trọng của học sinh và vấn đề sẽ phức tạp hơn nhiều.  Bình tĩnh và tránh xung đột trực tiếp với học sinh. Đôi lúc sẽ vô cùng khó khăn để giữ bình tĩnh khi học sinh của bạn đang giận dữ và nói những lời khó nghe. Nhớ rằng bạn cần tránh đổ thêm dầu vào lửa. Nổi nóng và quát tháo học sinh càng chứng tỏ bạn đuối lý hơn. Bạn không thể “thắng thế” với một học sinh khi bạn không kiểm soát nổi lớp của mình. Hãy giải quyết vấn đề đó vào một lúc khác sau giờ học, bạn đã bình tĩnh trở lại và khi học sinh gây rối đã có một chút thời gian suy nghĩ về những gì họ đã làm trong giờ học. Nếu có bất cứ điều gì xảy ra trong lớp học, đừng cho rằng việc đó nhằm vào cá nhân bạn. Cũng giống như khi một hành khách nổi cáu, quát tháo nhân viên lễ tân trong khách sạn, bạn không chỉ là đại diện của trường học mà còn là đại diện của cả một nền giáo dục. Học sinh của bạn có thể đã có những kỷ niệm không mấy tốt đẹp và bạn là “nơi trút giận” gần nhất. Hãy học cách bình tĩnh và khôn khéo. . Dạy học sinh lứa tuổi thanh thiếu niên Chúng thường xuyên có cảm giác không muốn đến lớp. Tuy nhiên, những học sinh độ tuổi này lại hoàn toàn có thể là những học sinh thú vị và. bài học. Việc kéo dài một hoạt động quá lâu sẽ khiến học sinh cảm thấy buồn chán. Thay đổi trọng tâm bài học và các hoạt động học tập thường xuyên sẽ giúp học sinh duy trì hứng thú với bài học. . của học sinh. Nếu bài học quá dễ, học sinh sẽ cảm thấy buồn chán và ồn ào. Nếu bài học quá khó, chúng sẽ cảm thấy chán nản và tập trung chú ý vào những việc chúng yêu thích hơn là việc học.

Ngày đăng: 29/06/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan