1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thuyết trình chủ Đề luật dân sự về phân chia tài sản thừa kế

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luật Dân sự về Phân Chia Tài Sản Thừa Kế
Tác giả Nguyễn Trương Bảo Thi, Trương Thị Ngọc Ngân, Phạm Tú Nina, H’Hương Nie, Châu Thị Anh Thư, Vũ Hoàng Phương Linh, Đào Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn Thị Hải Yến, Đỗ Thanh Thủy, Trần Ngô Như Quỳnh
Người hướng dẫn Ths. Vũ Tuyên Hoàng
Trường học Trường Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột
Chuyên ngành Luật Dân sự
Thể loại Bài thuyết trình
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đắk Lắk
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 91,21 KB

Nội dung

KHÁI NIỆM Luật dân sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật, là tổng hợp những quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự trên cơ sở bình

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC BUÔN MA THUỘT

BUON MA THUOT UNIVERSITY



BÀI THUYẾT TRÌNH

CHỦ ĐỀ: LUẬT DÂN SỰ VỀ PHÂN CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ

Lớp:

Giáo viên hướng dẫn:

Nhóm:

24YA4Ths Vũ Tuyên HoàngNhóm 8

ST

T Họ và tên sinh viên Mã số sinh viên

1 Nguyễn Trương Bảo Thi 24YA0354

2 Trương Thị Ngọc Ngân 24YA0246

5 Châu Thị Anh Thư 24YA0370

6 Vũ Hoàng Phương Linh 27YA0211

7 Đào Nguyễn Ngọc Linh 24YA0202

8 Nguyễn Thị Hải Yến 24YA0457

10 Trần Ngô Như Quỳnh 24YA0324

Đắk Lắk, 2024

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH LUẬT DÂN SỰ 4

1 KHÁI NIỆM 4

2 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH 4

2.1 Khái niệm phương pháp điều chỉnh của luật dân sự 4

2.2 Đặc điểm phương pháp điều chỉnh của luật dân sự 4

3 ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH 5

3.1 Đối tượng điều chỉnh 5

3.2 Phạm vi điều chỉnh 7

4 KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT 7

4.1 Khái niệm quan hệ pháp luật: 8

4.2 Cấu trúc của quan hệ pháp luật: 8

PHẦN II - NỘI DUNG LUẬT DÂN SỰ VỀ THỪA KẾ TÀI SẢN 15

1 KHÁI NIỆM 15

2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ 15

2.1 Thừa kế theo di chúc 15

2.2 Chia thừa kế theo pháp luật 16

2.3 Sự khác nhau giữa luật dân sự về thừa kế di sản năm 2005 và 2015, giữa Việt Nam và nước ngoài 17

3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LUẬT 19

3.1 Thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc 19

3.2 Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc 19

4 HƯỚNG HOÀN THIỆN CỦA QUY ĐỊNH PHÂN CHIA TÀI SẢN 22

4.1 Bổ sung luật 22

4.2 Sửa đổi luật 22

Trang 3

PHẦN I - KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH LUẬT DÂN SỰ

1 KHÁI NIỆM

Luật dân sự là ngành luật trong hệ thống pháp luật, là tổng hợp những quy phạm điều chỉnh các quan hệ tài sản và một số quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự trên cơ sở bình đẳng, tự định đoạt và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự

2 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH

2.1 Khái niệm phương pháp điều chỉnh của luật dân sự

- Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là những cách thức, biện pháp mà Nhà nước tác động lên các quan hệ tài sản, các quan hệ nhân thân làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi, chấm dứt theo ý chí của Nhà nước phù hợp với ba lợi ích (Nhà nước, xã hội và cá nhân)

- Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân của cá nhân, phápnhân được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịutrách nhiệm

2.2 Đặc điểm phương pháp điều chỉnh của luật dân sự

- Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự có đặc điểm đặc trưng là khi điều chỉnhcác quan hệ pháp luật dân sự thì luôn đảm bảo sự bình đẳng về địa vị pháp lý và độclập về tổ chức và tài sản

+ Bình đẳng về địa vị pháp lý: Tức là không có bất kỳ sự phân biệt nào về địa vị

xã hội, tình trạng tài sản, giới tính, dân tộc… giữa các chủ thể

Trang 4

và nghĩa vụ: Biện pháp và cách thức là những phương thức mà các bên sử dụng đểthực hiện nghĩa vụ của mình cho bên có quyền; các chủ thể tự lựa chọn và thỏathuận với nhau các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, cách thức xử lý tàisản khi có sự vi phạm.

- Trách nhiệm tài sản là điểm đặc trưng của phương pháp điều chỉnh của luật dân sự: + Mặc dù pháp luật dân sự điều chỉnh cả quan hệ nhân thân với quan hệ tài sảnnhưng các quan hệ tài sản chiếm phần lớn, đại đa số Các quan hệ tài sản này mangtính chất hàng hóa tiền tệ nên sự vi phạm của một bên thường dẫn đến sự thiệt hại vềtài sản của bên còn lại

+ Nên bên cạnh các loại trách nhiệm khác như cải chính, xin lỗi công khai…thìtrách nhiệm tài sản là loại trách nhiệm phổ biến nhất trong phương pháp điều chỉnhcủa luật dân sự Bên vi phạm nghĩa vụ thường bị bên bị xâm phạm yêu cầu bồithường thiệt hại để khôi phục tình trạng tài sản như lúc chưa bị vi phạm và thôngthường được hưởng một khoản tiền bồi thường hoặc một tài sản cùng loại,… (dựatrên thỏa thuận của các bên)

- Đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp dân sự là tự thỏa thuận vàhòa giải:

+ Tự thỏa thuận và hòa giải được luật hóa tại Điều 3 Bộ luật dân sự 2015 “Nguyêntắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận” Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện,chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏathuận

+ Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức

xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.Theo quy định tại Điều 7 Bộ luật dân sự 2015 “Nguyên tắc hòa giải” trong quan hệdân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyếnkhích

3 ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

3.1 Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là quan hệ nhân thân, tài sản của cá nhân, phápnhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập vềtài sản và trách nhiệm cá nhân (sau đây gọi là quan hệ dân sự) (Điều 1 Bộ luật Dân

sự 2015)

Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế với sự đa dạng, đan xen về lợiích của các chủ thể thì việc xác định đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự có vai trò

Trang 5

rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể cũng nhưđảm bảo sự trật tự, ổn định của các quan hệ xã hội nhất định Đối tượng điều chỉnhcủa Luật Dân sự được phân loại thành:

- Tài sản (Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015) gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và cácquyền tài sản

- Tài sản không bao gồm vật thuộc về ai, do ai chiếm hữu, sử dụng, định đoạt màcòn bao gồm cả việc dịch chuyển những tài sản đó từ chủ thể này sang chủ thể khác

- Quan hệ tài sản đa dạng bởi các yếu tố cấu thành: chủ thể tham gia, khách thể tácđộng và nội dung các quan hệ đó

+ Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh mang tính chất hàng hóa và tiền tệ + Quy luật của nền kinh tế thị trường trong sản xuất xã hội chi phối các quan hệ tàisản mà một trong các biểu hiện của nó là quan hệ tiền – hàng Sự trao đổi hàng hóa,dịch vụ trong nền kinh tế thị trường chủ yếu thông qua hình thức tiền-hàng

+ Sự đền bù tương đương trong trao đổi là biểu hiện của quan hệ hàng hóa và tiền

tệ Nhưng không phải tất cả sự dịch chuyển tài sản đều có sự đền bù tương đương vídụ: cho tặng, thừa kế, không phổ biến do nó không chỉ đơn thuần là quan hệ phápluật mà còn chi phối bởi các quan hệ xã hội khác

Ví dụ: quan hệ mua bán hàng hóa, Cho vay, thế chấp

3.1.2 Quan hệ thân nhân

Khái niệm: Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhânthân của cá nhân hay tổ chức Việc xác định một giá trị nhân thân là quyền nhânthân phải được pháp luật thừa nhận như một quyền tuyệt đối của cá nhân, tổ chức.Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với bản thân mỗi chủ thể, không thểchuyển giao cho chủ thể khác Mỗi người đề có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thâncủa người khác

- Luật Hành chính: quy định về trình tự thủ tục xác định các quyền nhân thân:phong danh hiệu cao quý, tặng thưởng huân chương, công nhận chức danh…

Trang 6

- Luật Hình sự: Bảo vệ các giá trị nhân thân bằng các quy định: hành vi nào xâmphạm tới những giá trị nhân thân nào được coi là tội phạm?

- Luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ nhân thân bằng các quy định

Phân nhóm quan hệ nhân thân: Hai loại là quan hệ nhân thân gắn với tài sản và quan

hệ nhân thân không gắn với tài sản

- Đặc điểm của quan hệ nhân thân:

+ Quyền nhân thân gắn với một chủ thể nhất định, về nguyên tắc không thể dịchchuyển cho các chủ thể khác, trừ một số trường hợp (công bố tác phẩm của tác giảcác tác phẩm, các đối tượng sở hữu công nghiệp…)

+ Quyền nhân thân không xác định bằng tiền Giá trị nhân thân và tiền tệ khôngphải là đại lượng tương đương và không thể trao đổi ngang giá

+ Các quyền nhân thân không gắn với tài sản: danh dự, uy tín, nhân phẩm của cánhân, của tổ chức; quyền đối với họ tên, quyền xác định dân tộc, thay đổi dân tộc,kết hôn, ly hôn, bí mật đời tư, bí mật hình ảnh…

+ Quyền nhân thân không gắn với tài sản: là những giá trị nhân thân khi xác lậpgiá trị nhân thân làm phát sinh các quyền tài sản Chỉ phát sinh khi có sự kiện pháp

lý nhất định như các tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật,quyền sáng chế, nhuận bút,…

3.2 Phạm vi điều chỉnh

- Về phạm vi, Bộ luật dân sự 2015 điều chỉnh các quan hệ dân sự, bao gồm các quyđịnh về địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân;quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệđược hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu tráchnhiệm (Điều 1 Bộ luật dân sự 2015)

- Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự rộng hay hẹp tùy theo nhận thức của nhàlàm luật khi định hướng xây dựng, sự nhận thức đó được xuất phát điểm từ bản thânphạm vi điều chỉnh của Bộ Luật dân sự hiện hành và những quan điểm định hướngcủa Chính phủ cũng như UBTVQH trong kỳ sửa đổi Bộ luật dân sự lần này Nhưngtheo quan điểm xác định Bộ Luật dân sự theo hướng phải là một đạo luật chung, lànền tảng cơ bản và giá đỡ cho tất cả các lĩnh vực phi hình sự nhằm điều chỉnh tất cảcác hành vi của các chủ thể trong tổng thể các quan hệ xã hội Do vậy thuật ngữQuan hệ Dân sự sẽ rất rộng là mối quan hệ không chỉ dừng lại trong lĩnh vực dân sự

mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như: Hôn nhân và gia đình, sản xuất kinh

Trang 7

doanh, thương mại, lao động… và quan hệ dân sự là các mối quan hệ giữa nhữngchủ thể về địa vị pháp lý ; về các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

4 KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT

4.1 Khái niệm quan hệ pháp luật:

Quan hệ pháp luật là mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội, được hìnhthành trên cơ sở các quy phạm pháp luật và được nhà nước bảo đảm thực hiện.Trong quan hệ này, các bên có các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể, và phải tuânthủ các quy định của pháp luật

4.2 Cấu trúc của quan hệ pháp luật:

4.2.1 Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự

Khái niệm: Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là những cá nhân, tổ chức có đủđiều kiện pháp lý để tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, tức là có thể cóquyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật Trong pháp luật dân sự ViệtNam, các chủ thể được phân chia thành các nhóm chính như sau:

1 Cá nhân

- Cá nhân là chủ thể cơ bản của các quan hệ pháp luật dân sự, bao gồm:

+ Công dân Việt Nam: Những người có quốc tịch Việt Nam, có đủ năng lựcpháp luật và năng lực hành vi dân sự

+ Người nước ngoài: Những người mang quốc tịch nước ngoài nhưng có thamgia vào các quan hệ dân sự tại Việt Nam theo quy định của pháp luật ViệtNam

+ Người không quốc tịch: Là những người không có quốc tịch của bất kỳ quốcgia nào, nhưng vẫn có thể tham gia các quan hệ dân sự tại Việt Nam

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân: Là khả năng của một cá nhân đượchưởng

quyền và gánh chịu nghĩa vụ dân sự Năng lực này phát sinh từ khi cá nhân đượcsinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó chết

- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân: Là khả năng của cá nhân tự mình thựchiện quyền và nghĩa vụ dân sự Năng lực hành vi này phụ thuộc vào độ tuổi vàtình trạng sức khỏe tâm thần của cá nhân, cụ thể:

+ Người thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.+ Người từ 6 đến dưới 18 tuổi có năng lực hành vi hạn chế, cần có sự đồng ýcủa người đại diện trong nhiều trường hợp

Trang 8

+ Người dưới 6 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi (như người bị bệnh tâmthần, mất khả năng nhận thức) thì các quyền và nghĩa vụ được thực hiện thôngqua người đại diện.

2 Pháp nhân

Pháp nhân là tổ chức được pháp luật công nhận có tư cách pháp nhân, tức là cóthể tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự với tư cách độc lập Theo Bộ luậtDân sự Việt Nam, một tổ chức được coi là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điềukiện sau:

4 Tổ hợp tác

Tổ hợp tác là một dạng tổ chức không có tư cách pháp nhân, nhưng vẫn đượcpháp luật dân sự thừa nhận là chủ thể trong một số quan hệ dân sự Các thànhviên của tổ hợp tác liên kết với nhau trên cơ sở hợp tác tự nguyện, cùng nhau thựchiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc các mục đích khác Quyền và nghĩa

vụ dân sự của tổ hợp tác do các thành viên cùng thực hiện

5 Cộng đồng dân cư

Cộng đồng dân cư là nhóm người cùng sống tại một địa bàn nhất định, có thể baogồm làng, xóm, ấp, thôn, bản Cộng đồng dân cư có thể trở thành chủ thể củaquan hệ pháp luật dân sự trong những giao dịch liên quan đến tài sản chung củacộng đồng, như quyền sử dụng đất, tài sản cộng đồng

Trang 9

Điều kiện để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự:

- Năng lực pháp luật dân sự: Là khả năng mà một cá nhân, pháp nhân, hoặc tổ chứcđược pháp luật công nhận có quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự

- Năng lực hành vi dân sự: Là khả năng của cá nhân, tổ chức tự mình xác lập vàthực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự

Vai trò của chủ thể trong pháp luật dân sự là rất quan trọng, vì chủ thể là yếu tố

chính trong việc xác lập, thực hiện và bảo vệ các quyền và nghĩa vụ dân sự Dướiđây là các vai trò cụ thể của chủ thể trong pháp luật dân sự:

1 Xác lập quan hệ pháp luật dân sự

- Chủ thể là nhân tố không thể thiếu để hình thành quan hệ pháp luật dân sự.Quan hệ pháp luật chỉ phát sinh khi có ít nhất hai bên (chủ thể) tham gia Các chủthể như cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, và cộng đồng dân cư có thể

tự do tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự theo quyền tự do thỏa thuận,miễn là không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội

- Ví dụ: Khi hai cá nhân ký hợp đồng mua bán tài sản, quan hệ pháp luật dân sựphát sinh giữa họ

2 Thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự

- Chủ thể của pháp luật dân sự có vai trò thực hiện các quyền và nghĩa vụ phátsinh từ quan hệ dân sự Điều này có thể bao gồm quyền sở hữu tài sản, quyền sửdụng đất, quyền nhân thân, cũng như nghĩa vụ thanh toán, chuyển giao tài sản,hoặc cung cấp dịch vụ

- Ví dụ: Trong một hợp đồng vay tiền, bên vay có nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận,còn bên cho vay có quyền đòi lại tiền

4 Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

- Chủ thể của pháp luật dân sự có quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củamình khi bị xâm phạm Điều này bao gồm quyền yêu cầu cơ quan chức năng

Trang 10

can thiệp, khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài, tòaán.

- Ví dụ: Nếu quyền sở hữu nhà đất của một cá nhân bị xâm phạm, người đó cóquyền yêu cầu tòa án giải quyết để bảo vệ quyền lợi của mình

5 Xác lập và điều chỉnh hành vi của chủ thể khác

- Chủ thể: trong quan hệ pháp luật dân sự không chỉ thực hiện quyền và nghĩa vụcủa mình mà còn điều chỉnh hành vi của các chủ thể khác thông qua các quyền vànghĩa vụ của mình Ví dụ, trong quan hệ hợp đồng, quyền yêu cầu thực hiện hợpđồng hoặc quyền chấm dứt hợp đồng của một bên có thể tác động đến nghĩa vụ

và hành vi của bên còn lại

- Ví dụ: Một người mua có quyền yêu cầu người bán giao hàng đúng thời hạn vàđúng chất lượng, điều này buộc người bán phải thực hiện nghĩa vụ theo đúng thỏathuận

6 Thúc đẩy sự ổn định và phát triển của các quan hệ xã hội

- Chủ thể trong pháp luật dân sự đóng vai trò tạo ra sự ổn định và phát triển củacác quan hệ xã hội thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Nhữngquan hệ dân sự như hợp đồng mua bán, thừa kế, kết hôn, và các giao dịch dân sựkhác là nền tảng cho các quan hệ kinh tế và xã hội phát triển

- Ví dụ: Các doanh nghiệp (pháp nhân) tham gia vào các quan hệ dân sự với nhau,thúc đẩy quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa, từ đó đóng góp vào

sự phát triển kinh tế

7 Thể hiện quyền tự do và bình đẳng của các chủ thể

- Trong pháp luật dân sự, các chủ thể tham gia quan hệ dân sự được đảm bảo sự

tự do và bình đẳng trước pháp luật Điều này có nghĩa là mọi cá nhân, pháp nhânđều có quyền tự do thỏa thuận và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trongkhuôn khổ pháp luật, không bị ép buộc hoặc phụ thuộc vào địa vị xã hội, giớitính, hay các yếu tố khác

- Ví dụ: Mọi cá nhân đều có quyền ký kết hợp đồng theo ý chí tự nguyện và bìnhđẳng, không bị phân biệt đối xử

8 Thực hiện quyền tự do định đoạt tài sản và quyền nhân thân

- Chủ thể có quyền tự do định đoạt đối với tài sản và quyền nhân thân của mìnhtrong quan hệ pháp luật dân sự Điều này bao gồm quyền bán, tặng, thừa kế tàisản, cũng như các quyền về danh dự, nhân phẩm, hình ảnh cá nhân, v.v

Trang 11

- Ví dụ: Một cá nhân có quyền tặng tài sản của mình cho người khác, hoặc cóquyền yêu cầu bảo vệ hình ảnh cá nhân khi bị sử dụng trái phép.

4.2.3 Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự:

Khái niệm: Khách thể của là quan hệ pháp luật dân sự là đối tượng mà các chủ thểtrong quan hệ đó hướng tới, tức là những lợi ích vật chất hoặc phi vật chất mà cácchủ thể có quyền và nghĩa vụ thực hiện Khách thể là yếu tố trung tâm trong quan hệpháp luật dân sự, vì nó xác định mục tiêu mà các chủ thể tham gia quan hệ pháp luậthướng đến

Các loại khách thể của quan hệ pháp luật dân sự:

- Tiền: Bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ

- Giấy tờ có giá: Chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, cácgiấy tờ khác có thể chuyển nhượng hoặc thanh toán

- Quyền tài sản: Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, quyền hưởng lợi tức từtài sản, các quyền liên quan đến tài sản khác

2 Hành vi (công việc)

Hành vi cũng có thể là khách thể của quan hệ pháp luật dân sự, thường là trongcác hợp đồng hoặc thỏa thuận dân sự Ví dụ:

- Hành vi thực hiện công việc (như hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ)

- Hành vi không thực hiện một công việc nhất định theo thỏa thuận (như khôngtiết lộ thông tin theo cam kết trong hợp đồng bảo mật)

3 Quyền nhân thân

Quyền nhân thân không gắn với tài sản cũng là khách thể của quan hệ pháp luậtdân sự Đây là những quyền liên quan đến các giá trị tinh thần và nhân cách của

Ngày đăng: 26/10/2024, 10:19

w