Xác định các cấp độ ứng dụng thương mại điện tử của Shopee Giai đoạn 1: Thương mại thông tin Ở giai đoạn này, thông qua website, mọi thông tin tổng quan về Shopee cũng như dịch vụ và s
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG
VIỆT – HÀN KHOA KINH TẾ SỐ & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
BÁO CÁO GIỮA KÌ
Đề
ĐIỆN TỬ
Nguyễn Thị Châu Giang – 22ET008 Nguyễn Thanh Tâm – 22ET037 Thái Thị Cẩm Thùy – 22ET044 Trần Thị Tú Trinh – 22ET056
Đà Nẵng, tháng 10 năm 2024.
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG
VIỆT – HÀN KHOA KINH TẾ SỐ & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
BÁO CÁO GIỮA KÌ
Đề
ĐIỆN TỬ
Nguyễn Thị Châu Giang – 22ET008 Nguyễn Thanh Tâm – 22ET037 Thái Thị Cẩm Thùy – 22ET044 Trần Thị Tú Trinh – 22ET056
Trang 3Đà Nẵng, tháng 10 năm 2024.
Trang 4MỤC LỤC
BÀI 1: PHÂN TÍCH WEBSITE CỦA SHOPEE 1
1.1 Xác định các cấp độ ứng dụng thương mại điện tử của Shopee 1
1.2 Cấu tạo địa chỉ website 1
1.2.1. Miền 1
1.2.2. Cấu trúc địa chỉ URL 2
1.2.3. Các tham số URL 2
1.2.4. Chứng chỉ SSL 2
1.3. Giới thiệu cấu tạo kiến trúc website, đánh giá ưu nhược điểm 2
1.4. Hạ tầng thanh toán điện tử 2
1.5. Hạ tầng dịch vụ phân phối 5
1.6. Mô hình kinh doanh của Shopee phát triển trên cả 3 nền tảng là C2C, B2C và B2B 6
BÀI 2: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 7
2.1 Email marketing 7
2.2 Social Network _ Facebook 8
BÀI 3: THIẾT KẾ GIAO DIỆN WEBSITE CỦA DOANH NGHIỆP GOODFOOD 9
DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3 1 Giao diện Website chính của doanh nghiệp GoodFood 9
Hình 3 2 Thông tin dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp 9
Hình 3 3 Thông tin địa chỉ liên kết của doanh nghiệp 10
Hình 3 4 Đánh giá dịch vụ của khách hàng 10
Hình 3 5 Giao diện Facebook khi click vào đường link gắn trên website 10
Hình 3 6 Giao diện 1 bài đăng chương trình giảm giá trên Twitter 11
Trang 5BÀI 1: PHÂN TÍCH WEBSITE CỦA SHOPEE 1.1 Xác định các cấp độ ứng dụng thương mại điện tử của Shopee
Giai đoạn 1: Thương mại thông tin
Ở giai đoạn này, thông qua website, mọi thông tin tổng quan về Shopee cũng như dịch vụ và sản phẩm Shopee đang muốn bán đều được đăng tải trên trang web Nhưng nhìn chung thì thông tin chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu, tham khảo còn toàn
bộ quá trình đàm phán hay trao đổi về những điều khoản của hợp đồng giữa Shopee với doanh nghiệp khác, Shopee với khách vẫn được tiến hành thông qua email, chat rom.Thông tin mang tính hai chiều tương tác giữa bên bán và bên mua vẫn còn nhiều hạn chế nên chưa thực sự phù hợp với nhu cầu thực tế Khách hàng vẫn có thể đặt hàng online trên app Shopee nhưng buộc phải thanh toán theo cách thức truyền thống
- đưa tiền mặt
Giai đoạn 2: Thương mại giao dịch
Giai đoạn này đã có sự ra đời của phương thức thanh toán điện tử trong giao dịch- Shopee Pay Phương thức này đã khắc phục hoàn toàn nhược điểm của giai đoạn trước, người mua có thể thanh toán online ngay khi mua bán, giao dịch sản phẩm, dịch
vụ Shopee đã xây dựng mạng nội bộ để chia sẻ hệ thống dữ liệu giữa những bộ phận/ phòng ban khác nhau Và Shopee cũng có thể tiến hành ký kết hợp đồng điện tử với các nhà cung cấp cũng như với các doanh nghiệp khác
Giai đoạn 3: Thương mại cộng tác
Đây được xem là giai đoạn phát triển cao nhất của thương mại điện tử Trong giai đoạn này Shopee đã ứng dụng công nghệ thông tin vào việc sản xuất hàng hóa, phân phối hàng hóa Shopee cũng tích cực liên kết với các đối tác vận chuyển có mạng lưới tốt nhất tại mỗi quốc gia để khách hàng có thể nhận hàng nhanh chóng với mức phí vận chuyển rẻ
Ví dụ tại Việt Nam: Giao hàng tiết kiệm, J&T Express,
Ngoài ra, Shopee còn hợp tác với các ngân hàng lớn tại Việt Nam cũng như ví điện tử để người mua và người bán dễ dàng giao dịch với nhau
1.2 Cấu tạo địa chỉ website
1.2.1 Miền
Trang 6 Tên miền chính: shopee.vn ( đối với Việt Nam) hoặc shopee.com ( đối với các quốc gia khác )
Trang 7 Phần mở rộng miền: Thể hiện quốc gia hoặc khu vực mà dịch vụ hoạt động.
Ví dụ: vn cho Việt Nam, sg cho Singapore…
1.2.2 Cấu trúc địa chỉ URL
Trang chủ: https://shopee.vn/
Danh mục sản phẩm: https://shopee,vn/category-name
Ví dụ: https://shopee.vn/electronics
Sản phẩm cụ thể: https://shopee.vn/product-id
Tài khoản người dùng: https://shopee.vn/user/profile
Ví dụ: https:// shopee.vn/user/username
1.2.3 Các tham số URL
Tham số tìm kiếm: Có thể bao gồm từ khóa tìm kiếm hoặc các bộ lọc
Ví dụ: https:// shopee.vn/search?keyword=example
Tham số phân trang: Để điều hướng qua các trang sản phẩm
Ví dụ: https://shopee.vn/category-name?page=2
1.2.4 Chứng chỉ SSL
Bảo mật: Địa chỉ bắt đầu bằng https:// cho thấy website sử dụng chứng chỉ SSL, đảm bảo an toàn cho thông tin người dùng trong quá trình giao dịch
1.3 Giới thiệu cấu tạo kiến trúc website, đánh giá ưu nhược điểm
- Phân bổ nhiệm vụ trong hệ thống thông tin:
Hiển thị hàng hóa trên
Văn bản động và catalog dạng hình ảnh
Cung cấp thông tin về
sản phẩm, mô tả sản
phẩm, mã sản phẩm,
các mức quản lý kho
Cơ sở dữ liệu sản phẩm Các thuộc tính của sản phẩm
Trang 8Thực hiện một giao
dịch
Hệ thống giỏ mua hàng và
thanh toán
Bảo mật các thanh toán qua thẻ tín dụng và cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa
chọn khác
Tích lũy thông tin
khách hàng
Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng, đăng ký khách hàng trực tuyến
Mã khách hàng, tên đăng nhập, địa chỉ, số điện thoại, email, ngày sinh, mật khẩu đăng nhập, tài khoản ngân
hàng liên kết
Cung cấp dịch vụ sau
Mã khách hàng, tên, ngày đặt hàng, ngày giao hàng, thanh toán, quá trình cung cấp dịch vụ sau bán
Điều phối các chương
trình quảng cáo và tiếp
thị
Ad-server, Email-server, quản lý email, quản lý
ad-banner
Xác định khách hàng tiềm năng để thực hiện quảng cáo, gửi thư điện tử
Đánh giá hiệu quả tiếp
thị
Hệ thống báo cáo và theo dõi nhật ký website
Số lượng khách, số đơn hàng, số trang web khách đến xem, số sản phẩm mua trong đợt quảng cáo
Cung ứng vật tư và liên
kết với các nhà cung
ứng
Hệ thống quản lý kho
Hệ thống các cấp kho sản phẩm, địa chỉ và danh sách các nhà cung cấp, số liệu, số lượng sản phẩm đặt của các
đơn hàng
Trang 9- Cấu trúc logic của website - Cấu trúc vật lý của website:
Ưu điểm:
Giao diện Shopee được thiết kế đơn giản, thân thiện dễ sử dụng, phù hợp với
cả người mua hàng và người bán hàng mới
Quy trình bán hàng đơn giản, thủ tục đăng ký tạo và quản lý kênh bán nhanh chóng
Có thể livestream, đăng bài bán sản phẩm không bị giới hạn
Quá trình kiểm duyệt sản phẩm diễn ra dễ dàng
Dễ dàng tạo ra các chương trình giảm giá để kích thích mua hàng
Có thể tạo ra được nhiều đơn hàng với đa dạng mẫu mã hàng hóa
Nhược điểm:
Phí sàn giao dịch tăng thường niên, gây ra nhiều bất lợi cho người bán hàng
Vì thủ tục đăng ký đơn giản, Shopee không thể kiểm soát toàn bộ hàng hóa nên hay xảy ra tình trạng tràn lan hàng hóa kém chất lượng, gây ra vấn đề phá giá
Nếu người mua đổi trả hàng trên Shopee phải mất thêm phí ship, quy trình xử lý cũng khá dài dòng
1.4 Hạ tầng thanh toán điện tử
Ví ShopeePay: Là một ví điện tử được tích hợp trực tiếp trong ứng dụng Shopee, ShopeePay giúp người dùng thanh toán nhanh chóng và tiện lợi cho cả mua sắm trực tuyến lẫn tại các cửa hàng đối tác chấp nhận thanh toán bằng ví điện tử này
Thẻ tín dụng/Ghi nợ: Người dùng có thể sử dụng các loại thẻ tín dụng hoặc ghi
nợ quốc tế như Visa, Mastercard, JCB, và American Express để thanh toán đơn hàng trên Shopee Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch lớn và quốc tế
Trang 10 Trả góp bằng Thẻ tín dụng: Shopee còn cung cấp tùy chọn trả góp cho những khách hàng sử dụng thẻ tín dụng, giúp người dùng có thể trả dần theo nhiều kỳ hạn khác nhau, giảm bớt gánh nặng tài chính khi mua hàng có giá trị lớn
Số dư Tài khoản Shopee: Đây là nơi lưu trữ doanh thu từ hoạt động bán hàng của người dùng Số dư này có thể được sử dụng để thanh toán cho các đơn hàng mới trên Shopee, tuy nhiên không áp dụng cho các đơn hàng quốc tế
Chuyển khoản ngân hàng: Người dùng có thể thanh toán qua dịch vụ Internet Banking của các ngân hàng nội địa Hình thức này chỉ áp dụng cho các đơn hàng có giá trị từ 10.000 VNĐ trở lên
Thẻ nội địa NAPAS: Shopee hỗ trợ thanh toán qua hệ thống thẻ nội địa NAPAS, điều này rất tiện lợi cho người dùng Việt Nam có thẻ ngân hàng đã đăng ký dịch vụ Internet Banking
Apple Pay: Dành cho người dùng Apple, Apple Pay là phương thức thanh toán thuận tiện và an toàn trên Shopee Chỉ cần thiết lập ví Apple Pay trên thiết bị và thêm thẻ tín dụng hoặc ghi nợ, người dùng có thể sử dụng phương thức này cho các đơn hàng có giá trị từ 100.000 VNĐ đến 25.000.000 VNĐ
Google Pay: Đối với người dùng Android, Shopee cũng hỗ trợ Google Pay (Google Wallet) Đây là phương thức thanh toán điện tử dành cho các đơn hàng
có giá trị từ 100.000 VNĐ đến 120.000.000 VNĐ, mang lại trải nghiệm thanh toán tương tự Apple Pay
Thanh toán khi nhận hàng (COD): Shopee vẫn cung cấp phương thức thanh toán COD (Cash on Delivery), giúp người mua kiểm tra sản phẩm trước khi thanh toán Tuy nhiên, không phải tất cả các cửa hàng trên Shopee đều hỗ trợ phương thức này
SPayLater: Đây là một phương thức mua trước trả sau, cho phép người dùng thanh toán đơn hàng qua các kỳ hạn khác nhau (từ 1 đến 6 kỳ) Dịch vụ này phù hợp với những người dùng mong muốn chi tiêu linh hoạt hơn mà không cần phải thanh toán toàn bộ số tiền ngay lập tức
1.5 Hạ tầng dịch vụ phân phối
Trang 11 Phân phối sản phẩm vật lý qua các đơn vị vận chuyển đối tác: Shopee hỗ trợ nhiều phương thức giao hàng như Hỏa Tốc, Nhanh, Tiết Kiệm và Hàng Cồng kềnh Hệ thống sẽ tự động chọn đơn vị vận chuyển phù hợp như Giao Hàng Nhanh, Viettel Post, và J&T Express để giao hàng tận nơi
Theo dõi và hỗ trợ khách hàng: Qua liên kết hệ thống, Shopee cập nhật chi tiết quá trình vận chuyển từ khi đơn hàng được chuẩn bị cho đến lúc giao hàng
Phân phối hàng cồng kềnh và giao nội thành: Shopee còn hợp tác với các dịch
vụ như GrabExpress và Ahamove để giao hàng cồng kềnh và giao nội thành nhanh chóng tại các thành phố lớn
1.6 Mô hình kinh doanh của Shopee
- Phát triển trên cả 3 nền tảng C2C, B2C, B2C
Mô hình C2C (Consumer to Consumer): Mô hình C2C của Shopee vừa cho phép người bán thoải mái đăng tin, rao bán các mặt hàng mà không bị giới hạn, vừa giúp người mua tìm được giá thấp hơn cho các mặt hàng họ cần
Mô hình B2C (Business to Consumer): Mô hình B2C của Shopee thể hiện rõ qua sự phát triển của Shopee Mall từ năm 2017 - cam kết sản phẩm đảm bảo chính hãng và được cung cấp bởi những doanh nghiệp bán lẻ lớn tại Việt Nam lẫn quốc tế
Mô hình B2B (Business to Business): Thông qua mô hình B2B của Shopee, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhà phân phối, có thể hợp tác cùng nhau kinh doanh hoặc tạo ra sản phẩm có giá trị cạnh tranh với thị trường
BÀI 2: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 2.1 Email marketing
- Shopee nên xây dựng hệ thống phân khúc khách hàng chi tiết:
Thu thập dữ liệu: Shopee có thể sử dụng dữ liệu từ hành vi người dùng trên nền tảng (lịch sử mua hàng, lượt xem sản phẩm, đánh giá, wishlist, v.v.) để phân loại khách hàng thành các nhóm cụ thể
Ví dụ phân khúc: Khách hàng mới, khách hàng trung thành, người dùng đã lâu không mua hàng, người thường xuyên tham gia các chương trình khuyến mãi
Trang 12 Tạo nội dung phù hợp với từng phân khúc: Ví dụ, gửi email hướng dẫn người dùng mới cách sử dụng Shopee, hoặc khuyến mãi đặc biệt dành riêng cho khách hàng trung thành
- Cá nhân hóa nội dung email:
Sử dụng tên người dùng: Cá nhân hóa email bằng cách chào đón khách hàng bằng tên riêng và gửi thông điệp phù hợp với họ
Đề xuất sản phẩm theo sở thích: Shopee có thể đề xuất các sản phẩm liên quan dựa trên lịch sử duyệt web hoặc mua sắm của khách hàng
Ví dụ: Nếu khách hàng đã mua đồ điện tử, có thể gửi email về các phụ kiện hoặc sản phẩm công nghệ mới
- Tận dụng email tự động:
Email chào mừng: Gửi email tự động khi khách hàng mới đăng ký tài khoản, kèm theo hướng dẫn mua sắm hoặc ưu đãi giảm giá đầu tiên
Giỏ hàng bị bỏ rơi: Thiết lập hệ thống tự động nhắc nhở khách hàng về giỏ hàng bị bỏ rơi, kết hợp với giảm giá hoặc ưu đãi hấp dẫn để thúc đẩy họ hoàn tất mua sắm
Email chăm sóc sau mua: Gửi lời cảm ơn, hướng dẫn sử dụng sản phẩm hoặc yêu cầu đánh giá, từ đó tăng tính tương tác và xây dựng lòng tin với khách hàng
- Giữ tần suất gửi email hợp lý:
Không gửi quá nhiều email: Gửi email quá nhiều lần có thể khiến khách hàng cảm thấy phiền và hủy đăng ký nhận email Cần cân bằng tần suất gửi email sao cho không gây khó chịu nhưng vẫn đủ để giữ chân khách hàng
Tăng tần suất vào những dịp đặc biệt: Tăng tần suất vào các dịp mua sắm lớn hoặc khi có chương trình ưu đãi, nhưng cần cung cấp nội dung hữu ích hoặc khuyến mãi hấp dẫn để giữ chân khách hàng
2.2 Social Network _ Facebook
Facebook Ads: Tạo các quảng cáo hiển thị trên Facebook dẫn link trực tiếp đến
sản phẩm trên Shopee Giúp hiển thị sản phẩm của Shop trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Instagram và Mạng đối tượng (Audience Network) dựa vào sở thích và
Trang 13hành vi của Người dùng Điều này cho phép Người bán tiếp cận được với Người mua đang tìm kiếm các sản phẩm tương tự
Nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu: Đưa sản phẩm đến một lượng lớn người dùng trên Facebook
Tăng traffic: Kéo lượng truy cập về website Shopee
Tối ưu hóa quảng cáo để tăng tỷ lệ người dùng thực hiện mua hàng
Facebook Messenger: Kết nối Facebook Messenger với Shopee để khách hàng
có thể liên hệ trực tiếp với shop thông qua tin nhắn
Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Đáp ứng nhanh chóng các thắc mắc của khách hàng
Tăng tỷ lệ mua hàng: Giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn
Trang 14BÀI 3: THIẾT KẾ GIAO DIỆN WEBSITE CỦA DOANH NGHIỆP
GOODFOOD
Hình 3 1 Giao diện Website chính của doanh nghiệp GoodFood.
Hình 3 2 Thông tin dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp.
Trang 15Hình 3 3 Thông tin địa chỉ liên kết của doanh nghiệp.
Hình 3 4 Đánh giá dịch vụ của khách hàng.
Hình 3 5 Giao diện Facebook khi click vào đường link gắn trên website.
Trang 16Hình 3 6 Giao diện 1 bài đăng chương trình giảm giá trên Twitter.