Tuy nhiên việc tổ chức môi trường hoạt động chưa đi vào thực chất mà chỉ chuyển biến về hình thức nên hiệu quả chưa cao, còn tồn tại một số hạn chế sau: Đa số giáo viên đã biết cách xây
Trang 11
MỤC LỤC
MỤC LỤC
3.1 Giải pháp 1 Xây dựng môi trường an toàn, thân thiện, lành
mạnh, đảm bảo an toàn cho trẻ học tập, vui chơi
5-7
3.2 Giải pháp 2 Xây dựng môi trường vật chất giúp trẻ tham
gia hoạt động một cách tích cực, hứng thú
7-9
3.3 Giải pháp 3: Tích cực sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên,
sẵn có tại địa phương tạo thành những đồ dùng, đồ chơi cho
trẻ hoạt động
9-11
3.4 Giải pháp 4: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ
huynhnhằm xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động một
cách tích cực, hiệu quả
11-13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI
Trang 3I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp
những điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến việc hoạt
động của trẻ Việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non thực sự
cần thiết và rất quan trọng Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác
tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ
Thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện về thể
chất, ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm - kỹ năng xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo của
trẻ
Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong lớp
và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển
thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ,
kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo Bởi khi trẻ được hoạt động trong môi
trường thân thiện, có độ mở sẽ phát huy được các thế mạnh mà trẻ có [2]
Đặc biệt là trẻ độ tuổi nhà trẻ 24 - 36 tháng, là lứa tuổi rất hứng thú với cái
mới lạ, hấp dẫn Trẻ thích tìm tòi, khám phá, tìm hiểu về mọi điều xung quanh
mình Thích được giao tiếp cùng mọi người [1] Chính vì vậy nếu có một môi
trường mà trẻ là trung tâm của mọi hoạt động trong môi trường đó sẽ giúp trẻ được
tự nhiên, thoải mái hoạt động Khi trẻ không bị gò bó, mà được tự mình tìm hiểu,
khám phá thì trẻ sẽ bộc lộ ra bên ngoài cho giáo viên biết được những mặt mạnh,
mặt yếu Từ đó cô giáo sẽ phát huy mặt mạnh cho trẻ và khắc phục những mặt yếu
cho trẻ Từ đó hình thành tiền đề nhân cách cho trẻ
Mặt khác môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ
với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ,
giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô
hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả
hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường, yêu lớp yêu cô giáo và bạn bè hơn
Thực tiễn giáo dục mầm non hiện nay cho thấy, việc tổ chức môi trường
hoạt động lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non đã được quan tâm thực hiện và
bước đầu đã thu được kết quả nhất định Tuy nhiên việc tổ chức môi trường hoạt
động chưa đi vào thực chất mà chỉ chuyển biến về hình thức nên hiệu quả chưa
cao, còn tồn tại một số hạn chế sau:
Đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường hoạt động nhưng môi
trường hoạt động của trẻ chưa phong phú còn mang tính áp đặt;
Cách bố trí các hoạt động chưa linh hoạt, chưa khai thác hiệu quả sử dụng
các góc đồ dùng đồ chơi;
Trẻ chưa thực sự tích cực hoạt động và hoạt động hiệu quả chưa cao
Từ những hạn chế trên, là một giáo viên, bản thân tôi đã không ngừng học
hỏi và tìm những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế đang còn mắc phải Chính vì
vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm xây dựng môi trường hoạt động cho
trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Đông Văn, huyện Đông Sơn, tỉnh
Thanh Hóa” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
Trang 42 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng môi trường hoạt động lấy trẻ làm trung tâm là việc làm tạo cơ hội
cho trẻ chủ động học tập, rèn luyện kỹ năng theo trình độ của mình Đây là một
trong những tiêu chí đổi mới chương trình giáo dục hiện nay
Tạo môi trường hoạt động tốt là cơ hội cho trẻ khám phá trải nghiệm cũng
cố kiến thức đã lĩnh hội, phát triển khả năng sáng tạo
Ngoài ra tạo môi trường hoạt động còn hình thành ở trẻ những tình cảm yêu
thương gần gũi của trẻ đối với trường lớp, cô giáo, bạn bè, với mọi người xung
quanh Chính vì lý do này tôi đã nghiên cứu đề tài để tạo ra môi trường tốt cho trẻ
hoạt động Mong muốn tạo ra môi trường thân thiện an toàn phù hợp với lứa tuổi
trẻ, kích thích trẻ tìm tòi khám phá Trẻ tích cực vào hoạt động để mang lại hiệu
quả cao trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Một số kinh nghiệm xây dựng môi
trường hoạt động cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non Đông Văn, huyện
Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi đã sử dụng các phương
pháp sau:
4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận bằng cách tham khảo các
tài liệu khác nhau có liên quan đến giáo dục mầm non Sau đó hệ thống hóa và tổng
hợp để từ đó có những thông tin đầy đủ về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi này làm
cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ 24 - 36
tháng tuổi
Tích cực sưu tầm tư liệu, hình ảnh qua thông tin thực tế ở các lớp để phục
vụ cho bài viết
4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra thực tế thu thập thông tin, tôi đã tiến hành khảo sát
hoạt động của 25 trẻ nhóm tôi phụ trách tại trường mầm non Đông Văn Để nắm
bắt được kiến thức, kỹ năng cũng như thái độ của trẻ đối với môi trường trẻ đang
hoạt động
4.3 Phương pháp thống kê toán học
Xử lý số liệu, thông tin thu được thông qua việc sử dụng các phép tính toán
học
4.4 Phương pháp thực nghiệm khoa học
Sau khi điều tra phân tích kết quả trên trẻ tôi đã tiến hành áp dụng các biện
pháp tôi cho là khả quan để giúp trẻ tích cực hoạt động thông qua việc tạo môi
trường
4.5 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tiến hành tham khảo các bài viết, ý kiến của cán bộ quản lý, của các đồng
nghiệp về vấn đề mình đang thực sự quan tâm xây dựng môi trường hoạt động cho
trẻ 24 - 36 tháng tuổi để xây dựng bài viết của mình hoàn chỉnh
Trang 5II NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân
chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ từ 0 đến 6 tuổi Mục tiêu của giáo dục mầm non là
hình thành cho trẻ những tạo nền tảng, cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc
giáo dục trẻ em thành người công dân tốt cho đất nước, tạo ra những tiền đề cần
thiết để cho trẻ bước vào trường tiểu học Muốn vậy người làm công tác ở trường
mầm non phải biết tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động phù hợp với tâm sinh lý
lứa tuổi, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ,
thẩm mỹ, tình cảm…[1]
Môi trường nói chung được hiểu là tổng thể các yếu tố tự nhiên và xã hội tác
động tương hỗ với nhau tạo nên một khung cảnh sống với những điều kiện để con
người tồn tại và phát triển
Môi trường giáo dục mầm non bao gồm: môi trường tự nhiên (như các điều
kiện không khí, ánh sáng, nguồn nước, cây xanh, địa điểm trường) và môi trường
xã hội (bao gồm: bầu không khí giao tiếp trong trường mầm non, phong cách làm
việc, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa trường mầm non với các tổ
chức kinh tế, xã hội, văn hóa khác…)
Một quan điểm khác lại phân chia môi trường giáo dục thành môi trường
vật chất và môi trường xã hội
Môi trường vật chất trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ
dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hàng
ngày của trẻ Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ thỏa mãn nhu
cầu hoạt động và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức, xã hội
Môi trường xã hội được hiểu là toàn bộ những điều kiện xã hội như chính
trị, văn hóa, các mối quan hệ, giúp trẻ hình thành nhân cách của mình
Môi trường xã hội đặc biệt được nhấn mạnh ở đây là môi trường giao tiếp
trong trường mầm non bao gồm sự giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa
trẻ với những người xung quanh Môi trường này vừa mang tính chất sư phạm vừa
mang tính chất gia đình.[2]
Việc phân loại môi trường có thể khác nhau, tuy nhiên đều quan trọng đối
với giáo dục mầm non là cần phải cung ứng điều kiện cần thiết để kích thích và
phục vụ trẻ hoạt động một cách tích cực, chăm sóc trẻ tốt, thông qua đó, nhân cách
trẻ sẽ được phát triển tốt và thuận lợi
Hiệu quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu,
nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ Trong đó có hai bộ phận không thể tách rời nhau,
bổ sung cho nhau đó là: môi trường vật chất (phòng, nhóm, lớp, hành lang, trang
thiết bị dậy học) và môi trường tinh thần (bầu không khí, quan hệ xã hội giao tiếp
với trẻ và người lớn, trẻ với trẻ, và những người lớn với nhau)
Không chỉ vậy, đối với các nhà giáo dục khi tạo được môi trường phù hợp
cho trẻ hoạt động sẽ là phương tiện, là điều kiện để phát triển phù hợp với từng trẻ
và từng lứa tuổi Có một môi trường giáo dục tốt sẽ thu hút được sự quan tâm, chú
ý, sự tham gia của các bậc phụ huynh
Trang 6Tóm lại: Môi trường hoạt động giáo dục ảnh hưởng sâu sắc đối với sự phát
triển của trẻ Vì thế nếu như một đứa trẻ được hoạt động trong môi trường phù hợp
sẽ hình thành ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính
nền tảng, khơi dậy và phát huy những khả năng tiềm ẩn đặt nền tảng cho việc phát
triển toàn diện nhân cách trẻ
2 Thực trạng về việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ 24 - 36
tháng tuổi ở trường mầm non Đông Văn, huyện Đông Sơn
Năm học tôi được phân công dạy nhóm D2 trẻ 24 - 36 tháng tuổi
Trong năm học này được sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT đưa chuyên đề “Xây dựng
trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” làm chuyên đề trọng tâm trong năm học
Trên tinh thần đó nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên trong trường thực hiện
việc tổ chức môi trường hoạt động lấy trẻ làm trung tâm Tuy nhiên việc sử dụng
triệt để môi trường trong và ngoài lớp học còn hạn chế, làm thế nào để môi trường
hoạt động lấy trẻ làm trung tâm một cách thiết thực phù hợp với điều kiện thực tế
để góp phần thực hiện tốt mục tiêu của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ Trong quá
trình tổ chức thực hiện tôi gặp những thuận lợi, khó khăn sau:
2.1 Thuận lợi
Bản thân tôi được dạy ở trường mầm non Đông Văn, một trường có bề dày
về chăm sóc giáo dục trẻ, có môi trường khang trang đạt chuẩn Quốc gia mức độ
I, có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường cho các cháu học tập, sinh hoạt, ăn
uống đảm bảo vệ sinh, trang bị thiết bị hiện đại
Nhà trường và phụ huynh đã quan tâm mua sắm các phương tiện, đồ dùng
dạy học để phục vụ cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ Đặc biệt ở mỗi lớp học
đều có máy tính kết nối Internet tạo điều kiện cho giáo viên được cập nhật các
thông tin mới về giáo dục nói chung và xây dựng môi trường hoạt động nói riêng
Mặt khác nhà trường cũng đã tạo điều kiện cho giáo viên được tham quan thực tế,
học hỏi kinh nghiệm ở những đơn vị bạn
Bản thân tôi là một giáo viên có trình độ Đại học, yêu nghề, mến trẻ, luôn tận
tình giảng dạy và chăm sóc trẻ, luôn được sự tín nhiệm của phụ huynh, được học
sinh yêu mến, có đầy đủ kiến thức về việc xây dựng hoạt động lấy trẻ làm trung
tâm Bên cạnh đó tôi và các giáo viên trong trường đã được tham gia trực tiếp lớp
học chuyên đề hè do phòng giáo dục tổ chức, được sự quan tâm của Ban giám hiệu
nhà trường về tinh thần, điều này là nguồn động viên tinh thần rất lớn cho bản thân
tôi, tạo niềm tin yêu và niềm say mê trong nghề nghiệp
Năm học này tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm nhóm trẻ 24
- 36 tháng tuổi với tổng số trẻ là 25, đa số các bậc phụ huynh đều quan tâm tạo điều
kiện phối hợp cùng với cô chăm sóc giáo dục trẻ Về chất lượng, nhà trường đã
phân trẻ theo đúng độ tuổi nên tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên đứng lớp
trong quá trình giảng dạy chăm sóc
Bên cạnh những thuận lợi bản thân tôi cũng gặp những khó khăn trong
quá trình thực hiện đó là:
2.2 Khó khăn
Diện tích phòng nhóm lớp chật hẹp gây khó khăn cho việc sắp xếp bố trí
môi trường hoạt động lấy trẻ làm trung tâm
Trang 7Đặc thù trẻ lớp tôi lứa tuổi còn nhỏ Trong nhóm có 6 cháu chiếm 30% trẻ
dưới 18 tháng phạm vi tiếp xúc còn hẹp, hiểu biết của trẻ còn hạn chế Trẻ lần đầu
tiên đi học nên chưa có nề nếp trong mọi hoạt động
Mặt khác đa số phụ huynh tuổi còn trẻ, làm nghề nông nên vốn kinh nghiệm
chăm sóc trẻ còn hạn chế
Cơ sở vật chất và đồ dùng trong nhóm lớp chủ yếu là đồ dùng mua sắm, có
sẵn đồ chơi tự tạo còn ít
2.3 Kết quả khảo sát thực trạng
Căn cứ vào tình hình thực tế của lớp, để thực hiện tốt việc xây dựng môi
trường hoạt động cho trẻ, ngay từ đầu năm học tôi đã đề ra một số tiêu chí khảo sát
trên 25 trẻ lớp tôi phụ trách kết quả như sau:
Thời điểm khảo sát trẻ: Tháng
(tổng số trẻ: 25)
Tiêu chí đánh giá
Tổng
số trẻ khảo sát
Chưa có Thỉnh
thoảng
Thường xuyên
SL Tỷ lệ
(%) SL
Tỷ lệ (%) SL
Tỷ lệ (%) Trẻ tích cực hứng thú tham gia
Trẻ sử dụng thành thạo đồ dùng
Trẻ tiếp thu bài tốt, tích cực giao
tiếp thân thiện với môi trường,
với cô và bạn
25 6 30.0 7 28.0 12 42.0
* Nhận xét:
Nhìn vào bảng khảo sát tôi thấy hiệu quả của việc tổ chức môi trường hoạt
động lấy trẻ làm trung tâm còn nhiều hạn chế
- Tỷ lệ trẻ thường xuyên, tích cực tham gia hoạt động cô tổ chức còn ở
mức thấp mới đạt 56 %
- Trẻ sử dụng thành thạo đồ dùng, đồ chơi cô đưa ra trong hoạt động chỉ
mới đạt có 52 %
- Đáng buồn tỷ lệ trẻ tiếp thu bài tốt, tích cực giao tiếp thân thiện với môi
trường, với cô và bạn mới chỉ đạt 42%
3 Một số giải pháp thực hiện có hiệu quả xây dựng môi trường hoạt
động cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở trường mầm non Đông Văn, huyện Đông
Sơn
Từ những thuận lợi và khó khăn đã nêu trên, bản thân tôi luôn đắn đo, suy
nghĩ: làm thế nào để xây dựng môi trường tốt nhất thu hút trẻ tham gia vào các hoạt
động một cách hiệu quả Sau đây tôi mạnh dạn trao đổi 4 giải pháp tôi nhận thấy
Trang 8đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình thực hiện để chia sẻ cùng đồng nghiệp.
Trang 93.1 Giải pháp 1 Xây dựng môi trường an toàn, thân thiện, lành mạnh,
đảm bảo an toàn cho trẻ học tập, vui chơi
Môi trường an toàn cho trẻ không chỉ đơn thuần là an toàn về thể lực sức khỏe và tính mạng mà còn an toàn cả về tâm lý của trẻ Vì thế là nhà giáo dục
chúng ta luôn luôn phải tạo cảm giác an toàn cho trẻ khi đến trường, lớp Cụ thể:
Tạo cảm giác an toàn về sức khỏe: Là trẻ phải được chăm sóc, nuôi dưỡng
đầy đủ; ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác phòng tránh bệnh tật tốt…
An toàn về tâm lý: Cô giáo phải luôn thương yêu và đáp ứng mọi yêu cầu
của trẻ; dành thời gian tiếp xúc vui vẻ với trẻ, tạo không khí thân mật như ở gia
đình, tạo cảm giác yên tâm, tin tưởng cho trẻ Đối với trẻ mới đến lớp cô quan tâm
đến nhu cầu cảu trẻ và chăm sóc trẻ nhiều hơn…
An toàn về tính mạng: Không để xảy ra tai nạn và thất lạc trẻ; lớp học bảo
đảm đủ ánh sáng; tạo không gian cho trẻ hoạt động trong lớp, tránh kê, bày quá
nhiều, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong nhóm hợp lý Đảm bảo đồ dùng, đồ chơi
sạch sẽ Xây dựng lịch vệ sinh, các đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm cho trẻ phải được
cất ngoài tầm với của trẻ Khi cho trẻ sử dụng các đồ chơi đó, phải có sự giám sát
chặt chẽ của cô Nhà vệ sinh phù hợp với lứa tuổi, tránh để nền nhà bị trơn gây
trượt Các thùng chứa nước, miệng cống phải có nắp đậy kín… [4]
Thực tiễn cho thấy trạng thái tâm lý của trẻ trong quá trình hoạt động sẽ quyết
định hiệu quả hoạt động của trẻ, nó giúp trẻ chủ động lựa chọn hoạt động, duy trì
sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực độc lập, sáng tạo [3] Để tạo ra trạng thái tâm
lý tốt cho trẻ trong quá trình hoạt động tôi đã làm như sau:
Tạo niềm tin cho trẻ vào bản thân: Trước tiên trẻ cần có niềm tin vào bản
thân, tin rằng chúng được phép sử dụng đồ dùng, đồ chơi tin rằng chúng có thể
làm được và làm rất tốt Để tạo niềm tin cho trẻ vào cô tôi luôn ủng hộ ý tưởng và
việc làm của trẻ, giúp đỡ trẻ trong các hoạt động, dành thời gian cho trẻ tự chọn
hoạt động hay đồ dùng, vật liệu theo khả năng của trẻ, thể hiện sự quan tâm đến trẻ
đến phụ huynh Khi trẻ có niềm tin, chúng sẽ dồn hết tâm lý vào quá trình hoạt
động
Tạo niềm tin cho trẻ vào bạn Ở lứa tuổi nhà trẻ nên còn rất non nớt, non nớt
về thể chất lẫn tâm hồn, trẻ có ít kinh nghiệm trong quan hện với bạn nên thường
lo lắng khi tiếp xúc với trẻ khác hoặc không cho phép bạn tham gia vào hoạt động
của mình Tôi đã giúp trẻ có niềm tin với bạn bằng cách làm cho trẻ quan tâm đến
bạn ngay khi chọn hoạt động Tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào hoạt động
chung, như giao nhiệm vụ chung, tìm một hoạt động tương tự cho nhóm trẻ
Ví dụ: Lớp tôi có cháu Lan Anh, sinh cuối năm 2014, cháu nhỏ hơn các bạn,
không thích chơi cùng bạn, thậm chí không muốn ngồi cùng với bạn trong nhóm
Để tạo sự mạnh dạn, lôi cuốn trẻ trẻ vào hoạt động Tôi chuẩn bị nhiều đồ chơi đẹp,
hấp dẫn mà trẻ thích Sau đó khuyến khích, động viên trẻ làm những việc làm đơn
giản nhất như: Con hãy chọn đồ chơi mình thích ra nhóm chơi cùng bạn hoặc nhặt
đồ chơi con thích xếp vào rổ giống như các bạn….Khi trẻ tham gia làm cùng bạn,
tôi luôn khen ngợi các trẻ bằng cách nêu tên cụ thể của
Trang 10bé Trẻ dần dần nhớ tên bạn, gần gũi với bạn, thích tham gia hoạt động cùng bạn
Tạo niềm tin cho trẻ vào môi trường vật chất tôi thường kích thích hứng thú
của trẻ đối với đối tượng hoạt động như sắp xếp các đồ chơi quen thuộc với trẻ: ô
tô, máy bay, chú ý đến tính thẩm mỹ và sự tiện lợi của chúng, chăm sóc môi trường
trong và ngoài lớp bằng cách vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, lôi cuốn
trẻ tham gia công việc cùng cô
Ví dụ: Chiều thứ 6 hàng tuần tôi thường tổ chức lau dọn, sắp xếp lại giá đồ
chơi, đồ cá nhân, một số trẻ lớp tôi đã biết giúp cô xếp đồ chơi đúng nợi quy định,
xếp dép đẹp một cách tích cực
Điều khiển trẻ trong môi trường hoạt động: Sau khi xây dựng môi trường
hoạt động xong, không dừng lại ở đây, tôi tiếp tục hỗ trợ trẻ bằng cách duy trì hứng
thú hoạt động tích cực ở trẻ, phát triển các ý tưởng mới của trẻ, điều khiển hoạt
động của trẻ Quan sát sự tương tác của trẻ với các đối tượng hoạt động (đồ dùng,
đồ chơi như thao tác chưa định hướng, thao tác có định hướng, thao tác có ý nghĩa),
sự tương tác với bạn không chú ý đến bạn và không tham gia vào hoạt động, chú ý
đến bạn, chơi một mình, chơi cạnh tranh nhau và chơi hợp tác Bên cạnh đó tôi đặc
biệt chú ý đến việc đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ, khuyến khích động viên trẻ
hoạt động, sửa sai, lặp lại hành động nhiều lần cho đến khi tự tìm ra biện pháp mới,
động viên trẻ Do đặc điểm của trẻ lứa tuổi trẻ nhỏ, rất kích thích, bắt chước hành
vi người lớn Trong môi trường hoạt động của trẻ, tôi thể hiện hành vi với tư cách
là người bạn cùng chơi, nhập vai chơi cùng trẻ Tôi luôn quan tâm đến trẻ, công
bằng với trẻ, chú ý đến cách ăn mặc, giao tiếp để làm gương cho trẻ
Với cách làm như vậy, một mặt tôi đã tạo được tâm lý vững vàng ở trẻ khi
đến trường lớp mầm non Mặt khác còn giúp trẻ tự tin, tích cực, chủ động tham gia
vào các hoạt động cô tổ chức Kết quả đạt được là rất khả quan, nhưng không dừng
lại ở đó Tôi tiến hành các giải pháp tiếp theo
3.2 Giải pháp 2 Xây dựng môi trường vật chất giúp trẻ tham gia hoạt
động một cách tích cực, hứng thú
Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” là chuyên đề
trọng tâm trong năm học Trên tinh thần nắm rõ yêu cầu, nội dung của
chuyên đề, bản thân tôi hiểu việc tạo ra môi trường trong phòng học, môi trường
ngoài lớp học cho trẻ hoạt động với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm là một trong
những nội dung mà tôi cũng như các bạn đồng nghiệp chú trọng trong năm học
này
Vì vậy, khi xây dựng môi trường, tạo cảnh quan trong phòng học với phương
châm lấy trẻ là trung tâm, tôi tạo ra môi trường thân thiện với trẻ để giúp trẻ luôn
tự tin và thoải mái Đối với trẻ mầm non, lớp học là ngôi nhà thứ 2 của trẻ Cảm
giác đầu tiên khi trẻ bước vào lớp là sự gần gũi thân thiện giống như nhà của mình
Trong ngôi nhà ấy phải an toàn sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sách, đủ đồ dùng, đồ
chơi phù hợp với lứa tuổi là những điều kiện thuận lợi giúp trẻ tích cực hoạt động
Tôi đã đẩy mạnh xây dựng môi trường lớp học như sau:
Trước tiên tôi thiết kế, tạo không gian hợp lý ở các góc chơi, xây dựng nội
dung chơi cụ thể, phù hợp với từng chủ đề Sau mỗi chủ đề tôi thay đổi cách