ĐỀ SỐ 2: Câu 1: Hãy trình bày những vấn đề về âm tố, âm vị, hệ thống âm vị và các biến thể của âm vị tiếng Việt và tiếng Anh TLTK chính: 1,2,3 Câu 2: Anh/Chị hãy cho biết kết cấu nghĩa c
Trang 1ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: Hãy trình bày những vấn đề về âm tố, âm vị, hệ thống âm vị và các biến thể
của âm vị tiếng Việt và tiếng Anh (TLTK chính: 1,2,3)
Câu 2: Anh/Chị hãy cho biết kết cấu nghĩa của từ và các quan hệ đồng âm, đồngnghĩa và trái nghĩa trong từ vựng Cho ví dụ minh họa bằng tiếng Việt và tiếng Anh
(TLTK chính: 1,2,3)
Câu 3: Anh/Chị hãy trình bày về phạm trù từ vựng-ngữ pháp, quan hệ ngữ pháp và
các đơn vị ngữ pháp Cho ví dụ minh họa bằng tiếng Việt và tiếng Anh (TLTK chính: 1,2,3)
Trang 2MỤC LỤC
Câu 1 KHÁI NIỆM ÂM VỊ HỌC 4
1.1 Âm tố và và sự phân loại âm tố 4
1.1.1 Các tiêu chí miêu tả và phân loại nguyên âm: 5
1.1.2 Các tiêu chí miêu tả và phân loại phụ âm: 5
1.2 Âm vị, hệ thống âm vị và các biến thể của âm vị 6
1.2.1 Âm vị 6
1.2.2 Các hệ thống âm vị của tiếng Việt 6
1.2.3 Các hệ thống âm vị của tiếng Anh 8
1.2.4 Biến thể của âm vị 9
Câu 2: KẾT CÂU NGHĨA CỦA TỪ 9
2.1 Cơ cấu nghĩa của từ 9
2.2 Quan hệ đồng âm đồng nghĩa và trái nghĩa trong từ vựng 14
2.2.1 Từ đồng âm 14
2.2.2 Từ đồng nghĩa 15
2.2.3 Tư trái nghĩa 18
CÂU 3: PHẠM TRÙ NGỮ PHÁP, QUAN HỆ VÀ ĐƠN VỊ 19
3.1.Phạm trù từ vựng - ngữ pháp 19
3.2 Các quan hệ ngữ pháp chính trong phạm trù từ vựng - ngữ pháp 20
3.2.1 Quan hệ cách - hình thức 20
3.2.2 Quan hệ nghĩa - từ 20
3.2.3 Quan hệ về chức năng 20
3.3.Đơn vị ngữ pháp 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 3Câu 1 KHÁI NIỆM ÂM VỊ HỌC
1.1 Âm tố và và sự phân loại âm tố
Âm tố (sound) là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, không thể phân chia được nữa Âm tố làđơn vị âm thanh nhỏ nhất của lời nói, có thể tách ra về mặt cấu âm–thính giác, đồng
chất trong một khoảng thời gian nhất định và thường ứng với một âm vị” [1] “Âm
tố là đơn vị nhỏ nhất không thể phân nhỏ hơn ra được nữa của ngữ âm” [2].
– Nguyên âm: Nếu âm thoát ra một cách tự do, có một âm hưởng “êm ái”, “dễ
nghe”, mà đặc trưng âm học của nó có tần số xác định, có đường cong biểu diễntuần hoàn thì được gọi là tiếng thanh Về bản chất âm học, nguyên âm là tiếngthanh Nói một cách khác, nguyên âm là âm chỉ bao gồm tiếng thanh, không cótiếng động, được tạo ra bằng luồn không khí phát ra tự do, không có chướng ngạinhư /a/, /e/, /ê/, /i/, /o/, /ô/, /ơ/, /u/, /ư/, /y/ trong tiếng Việt và có 20 nguyên âm trongtiếng Anh trong đó: 12 nguyên âm đơn: /ɪ/, /ɪ:/, /e/, /ə/, /ɜ:/, /ʊ/, /u:/, /ɒ/, /ɔ:/, /ʌ/, /ɑ:/;
8 nguyên âm đôi: /ɪə/, /eə/, /eɪ/, /ɔɪ/, /aɪ/, /əʊ/, /aʊ/, /ʊə/
Trang 4– Phụ âm: Ngược lại với nguyên âm, phụ âm là tiếng động Những tiếng này không
“dễ nghe”, có tần số không ổn định, được biểu diễn bằng những đường cong khôngtuần hoàn như là /b/, /c/, /d/, /đ/, /g/, /h/, /k/, /l/, /m/, /n/, /p/, /q/, /r/, /s/, /t/, /v/, /x/trong tiếng Việt và ta có 24 phụ âm trong tiếng Anh, trong đó: 9 phụ âm vô thanh: /p/, /f/, /s/, /ʃ/, /k/, /t/, /θ/, /tʃ/; 15 phụ âm hữu thanh: /b/, /g/, /v/, /z/, /d/, /dʒ/, /ð/,/ʒ/và phụ âm khác: /m/, /η/, /l/, /j/, /n/, /h/, /r/, /w/
– Ngoài hai loại âm tố chủ yếu trên còn có loại âm tố thứ ba mang tính chất trunggian, đó là các bán nguyên âm hay bán phụ âm Những âm tố này vừa mang tínhchất nguyên âm vừa mang tính chất phụ âm
1.1.1 Các tiêu chí miêu tả và phân loại nguyên âm:
– Theo vị trí của lưỡi Có thể chia nguyên âm thành ba dòng:
trước – giữa – sau.
– Theo độ mở của miệng Các nguyên âm được phân thành
các nguyên âm có độ mở rộng – hẹp.
– Theo hình dáng của đôi môi Các nguyên âm được chia
thành nguyên âm tròn môi – không tròn môi
Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn về trường độ, tính mũi hoá Chúng ta có thể nhận
diện các nguyên âm qua hình thang nguyên âm
1.1.2 Các tiêu chí miêu tả và phân loại phụ âm:
– Về phương thức cấu âm Có thể chia các phụ âm thành: âm tắc – âm xát – âm rung – âm vang – âm ồn.
– Về vị trí cấu âm Có thể chia các phụ âm thành: âm môi – âm đầu lưỡi – âm mặt lưỡi – âm cuối/gốc lưỡi – âm thanh hầu.
Trang 51.2 Âm vị, hệ thống âm vị và các biến thể của âm vị
1.2.2 Các hệ thống âm vị của tiếng Việt
Trang 6Tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi làm âm chính: /i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a,
ɯ, ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ, ie, ɯɤ, uo/
Bảng hệ thống nguyên âm tiếng Việt
Hệ thống âm cuối
Ngoài âm cuối /rezo/, tiếng Việt còn có 8 âm cuối có nội dung tích cực, trong đó
có 6 phụ âm /m, n, ŋ, p, t, k/ và hai bán nguyên âm /-w, -j/.
Bảng hệ thống âm cuối tiếng Việt
Hệ thống thanh điệu
Tiếng Việt có 6 thanh điệu
Trang 71.2.3 Các hệ thống âm vị của tiếng Anh
Hệ thống âm vị trong tiếng Anh là một hệ thống phức tạp bao gồm các âm vị(phonemes) - các đơn vị âm thanh căn bản tạo nên các từ trong tiếng Anh Một sốđặc điểm chính của hệ thống âm vị tiếng Anh bao gồm:
- Số lượng âm vị: Tiếng Anh có khoảng 44 âm vị bao gồm 20 nguyên âm và 24 phụâm
- Phân biệt âm căn bản và biến thể: Các âm vị căn bản có thể có những biến thểkhác nhau tùy thuộc vào vị trí trong từ và liên kết với các âm khác
- Các cặp âm đối lập: Tiếng Anh có nhiều cặp âm đối lập về độ mở, nơi tạo âm,giọng điệu, Điều này giúp phân biệt nghĩa của các từ
- Trọng âm: Trọng âm trong tiếng Anh rất quan trọng, ảnh hưởng đến cách phát âm
và nghĩa của từ
Ví dụ:
Nguyên âm: [ɪ] (như trong từ "bit"), [æ] (như trong từ "cat"), [oʊ] (như trong từ
"go")
Trang 8Phụ âm: [p] (như trong từ "pot"), [s] (như trong từ "sit"), [ʒ] (như trong từ "vision")
1.2.4 Biến thể của âm vị
Các biến thể của âm vị (allophone) là những biến thể khác nhau của một âm vị(phoneme) nhưng vẫn có cùng chức năng trong ngôn ngữ Một âm vị (phoneme) làđơn vị ngữ âm cơ bản nhất, là đơn vị âm thanh nhỏ nhất mang ý nghĩa phân biệt ýnghĩa từ vựng trong một ngôn ngữ Các biến thể của âm vị (allophone) là nhữngphiên khác nhau của một âm vị, nhưng không thay đổi ý nghĩa của từ Ví dụ, trongtiếng Anh, âm p đầu từ và âm p cuối từ là hai biến thể của cùng một âm vị 𝑝 nhưng
có sự khác biệt nhỏ về phát âm.Từ "biến thể" (allophone) ngụ ý những phiên bảnkhác nhau của cùng một âm vị, mà khi phát âm không ảnh hưởng đến ý nghĩa của từtrong ngôn ngữ đó
Âm 𝑝 trong từ "ba" và âm 𝑝 trong từ "bập" là hai biến thể của cùng một âm vị 𝑝
Câu 2: KẾT CÂU NGHĨA CỦA TỪ
2.1 Cơ cấu nghĩa của từ
Cơ cấu nghĩa của từ (word semantic structure) là một khái niệm quan trọng trongngôn ngữ học, đề cập đến cách thức mà từ ngữ được xây dựng và tổ chức về mặtnghĩa Một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa, nhưng đó không phải là những tổchức lộn xộn Nếu là một từ nhiều nghĩa (đa nghĩa) thì các nghĩa đó của từ có quan
Trang 9hệ với nhau, được sắp xếp theo những cơ cấu tổ chức nhất định Trong từng nghĩacủa mỗi từ cũng vậy, chúng gốm những thành tố nhỏ hơn, có thể phân tích ra được.Các thành phần cấu thành cơ cấu nghĩa của từ bao gồm:
- Nghĩa thường trực - Nghĩa không thường trực:
Nghĩa thường trực là nghĩa của một từ đã đi vào cơ cấu chung của ngôn ngữ vàđược sử dụng ổn định trong nhiều trường hợp và ngữ cảnh Đây là nghĩa chính,nghĩa đen của từ và có tính thống nhất cao Nghĩa thường trực thường là nghĩa phổbiến và thông dụng nhất trong sử dụng ngôn ngữ hàng ngày
Nghĩa không thường trực là sử dụng trong cách nói bóng gió của ngôn ngữ giaotiếp, truyện ngụ ngôn hoặc trong cách nói ẩn dụ, hoán dụ Nghĩa không thường trực
có thể xuất phát từ những trường hợp cụ thể và thường không phổ biến trong sửdụng hàng ngày
Ví dụ: “Ngọn lửa”
Nghĩa thường trực: Lửa cháy bốc lên “ ngọn lửa cháy bùng trong lò nướng ”
Nghĩa không thường trực: Tình yêu và sự đam mê, lòng nhiệt huyết => “ Ngọn lửanhiệt huyết của anh ấy chưa từng dập tắt ”
“ Blue ”
Direct meaning: a colour of sea, ocean or sky
Ex: Mr Hoang is wearing a blue jean
Indirect meaning: often used to express negative emotions like sadness, depression,gloominess, difficulty, or a state of hardship and coldness It is a word with manyconnotative meanings depending on the context
Ex: Spending the afternoon alone at home is quite blue
- Nghĩa đen - nghĩa bóng:
Trang 10Nghĩa đen : Là một từ hoặc một câu thường là ý nghĩa ban đầu trong câu, nghĩachính được cho là nghĩa gốc hoặc nghĩa đen của câu Nghĩa đen luôn ổn định khôngphụ thuộc vào văn cảnh
Nghĩa bóng: Là nghĩa không trực tiếp quy chiếu vào đối tượng , nó được suy ra từnghĩa đen của câu.Chỉ xuất hiện trong văn cảnh có quan hệ tạm thời Thông thường,muốn tìm ra nghĩa bóng thì chúng ta phải đặt từ hoặc câu đó vào trong 1 hoàn cảnh
cụ thể Với cùng 1 từ, nhưng khi được kết hợp cũng như đặt trong các hoàn cảnhkhác nhau thì chúng ta cũng sẽ có thể hiểu được theo những lớp nghĩa khác nhau
Ví dụ:
Nghĩa đen : “Bàn tay" - chỉ bộ phận cơ thể
"Nóng như lửa" - chỉ nhiệt độ cao
Nghĩa bóng:
"Bàn tay sắt" - chỉ sự cứng rắn, quyết liệt
"Nóng như lửa" - chỉ sự tức giận, bốc đồng
Literal meaning: "A glass of water" - refers to a container of water
"The cat is on the mat" - refers to a cat's physical locationFiguratively: "A glass of water" - refers to purity, freshness
"The cat is on the mat" - refers to a normal, unremarkable situation
- Nghĩa tự do - nghĩa hạn chế:
Nghĩa tự do (free meanings): là nghĩa liên hệ trực tiếp với sự phản ánh các hiện thựccủa thực tế khách quan Sự hoạt động của các nghĩa này không bị hạn chế vào cácngữ cổ định, mà có quan hệ rộng rãi và nhiều vẻ Bởi vì mỗi quan hệ của các từ cónghĩa tự do với các từ khác không phải do quy luật nội tại của hệ thống từ vựng quyđịnh, mà do bản thân những mối liên hệ có thật tồn tại giữa các sự vật, hiện tượngkhách quan được các từ này biểu thị quy định
Trang 11Nghĩa hạn chế (bound meanings) là nghĩa chỉ được thể hiện trong những kết hợphạn chế Vì các từ trong các tổ hợp này kết hợp với nhau không phải do nội dunglogic của các từ, mà do quy luật nội tại của hệ thống từ vựng quy định [ví dụ: dài(áo dài) - sắt (kỷ luật sắt) ].
Ví dụ: “Sắt” :
Nghĩa tự do: "Sắt": Kim loại – rắn, cứng – màu sáng – tỉ khối 7,88 Nghĩa này lànghĩa tự do vì được bộ lộ trong mọi hoàn cảnh: Giường sắt, Mua sắt, Có công màisắt có ngày nên kim,…
Nghĩa hạn chế: : từ SẮT còn bộc lộ nghĩa "Nghiêm ngặt, cứng rắn, và buộc phảilàm theo" trong hoàn cảnh hạn chế: kỉ luật sắt hoặc bàn tay sắt
“Cement”:
Free meanings: a gray powder that is mixed with water, sand, and other substances,becomes very hard when dry, and is used in making concrete
Ex: My father is the owner of a cement factory
Bound meanings: (v) to make something such as an agreement or friendshipstronger
Ex: The university's exchange scheme has cemented its links with many otheracademic institutions
- Nghĩa gốc - Nghĩa phái sinh:
Nghĩa gốc: được hiểu là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trên cơ sở nghĩa đó màngười ta xây dựng nên nghĩa khác Nghĩa gốc thường là nghĩa không giải thíchđược lí do, và có thể được nhận ra một cách độc lập không cần thông qua nghĩakhác
Nghĩa phái sinh: là nghĩa được hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc, và vì vậy chúngthường là nghĩa có lí do, và được nhận ra qua nghĩa gốc của từ
Trang 12Ex: Tien lost her keys when she went to the coffee shop.
Derived meaning: (a) a vital step, a thing that makes you able to understand orachieve something
Ex: He was a key figure in the international art world
- Nghĩa trực tiếp - Nghĩa chuyển tiếp:
Nghĩa trực tiếp: Phản ánh đối tượng, làm cho từ gọi tên sự vật một cách trực tiếp,thì người ta gọi đó là nghĩa trực tiếp (hay còn gọi là nghĩa đen)
Nghĩa gián tiếp: Phản ánh đối tượng, làm cho từ gọi tên sự vật một cách gián tiếp(thường thông qua hình tượng hoặc nét đặc thù của nó), thì người ta bảo nghĩa đó lànghĩa chuyển tiếp (hay còn gọi là nghĩa bóng)
Trang 13Direct meaning: one of the two organs in your face that are used for seeing
Ex: She has a brown eyes
Transferred meaning: in the idiom “See eye to eye”, the word “eye” means idea,opinion The idiom means agree with somebody
Ex: Dev and Sana found it difficult to work together as they seldom saw eye to eye
Từ đồng âm có thể là từ tiếng Việt hoặc Hán Việt và rất dễ nhầm với từ nhiều nghĩa
vì có cấu tạo từ và âm như nhau Nếu để ý, bạn sẽ nhận thấy các từ này thường xuấthiện khá nhiều trong các câu đố, chơi chữ, crossword và các bài thơ cổ
Ví dụ: “chân thật” và “chân ghế” trong tiếng Việt và "ring" (nhẫn) và "ring"(chuông) trong tiếng Anh
Phân loại từ đồng âm:
- Đồng âm từ vựng: là loại từ giống nhau về cách phát âm, cách đọc nhưng lại mangnghĩa hoàn toàn khác nhau
Ví dụ: U tôi đi chợ bị ngã trên trán nổi môt cục u -> Ở đây, từ "U " đầu tiên là từchỉ người, nghĩa là mẹ theo cách gọi của người Hà Nam, còn từ "u" thứ hai là từ chỉmột vết thương bị sưng lên Hai từ "u" có sự giống nhau về mặt âm thanh nhưngnghĩa khác nhau hoàn toàn
Ví dụ: từ “bank” có thể là “ngân hàng” hoặc “bờ sông” tùy ngữ cảnh
- Đồng âm từ vựng - ngữ pháp: là các từ giống nhau về âm, cách đọc nhưng khácnhau về từ loại
Trang 14Ví dụ: Ba tôi ngồi câu cá cả buổi sáng
Bạn Nhi không nghe cô giáo giảng bài nên trả lời câu hỏi sai
Có thể thấy, cùng là từ "câu" nhưng từ "câu" ở câu trên là động từ, còn "câu" ở câudưới lại là danh từ
Ví dụ: từ "a charge" (một khoản phí) là danh từ và "to charge" (tính phí) là mộtđộng từ
- Đồng âm từ với tiếng: Ở đây, các đơn vị tham gia vào nhóm đồng âm khác nhau
về cấp độ và kích thước ngữ âm của chúng đều không vượt quá một tiếng
Ví dụ: Đứa bé cười khanh khách
Nhà tôi đang có khách
Ví dụ: các từ “bear” (gấu), “bare” (trần) và “beer” (bia) đều được phát âm là /ber/
- Đồng âm qua phiên dịch
Ví dụ: Doanh thu của công ty tháng này có phần giảm sút
Anh ấy là một chân sút cừ khôi
2.2.2 Từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa (Synonym) là những từ ngữ có nét nghĩa giống nhau một phần hoặchoàn toàn nhưng về mặt hình thức ngữ âm thì lại không giống nhau Các từ này cóthể khác nhau về phong cách hay sắc thái ngữ nghĩa nào đó hoặc là cả hai Từ đồngnghĩa khí viết văn có thể được dùng như một cách nói giảm, nói tránh Đồng thời sửdụng từ đồng nghĩa cũng giúp câu văn trở nên đa dạng hơn, tránh bị lặp từ
Ví dụ: “trái thơm” và “ trái dứa” là hai từ dùng để chỉ cùng một loại trái cây Tuynhiên “trái thơm” là từ được người miền Nam hay dùng, còn “trái dứa” là từ ngườimiền Bắc hay dùng
Có 2 loại từ đồng nghĩa trong tiếng Việt, gồm:
Trang 15- Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thaythế cho nhau trong lời nói.
Ví dụ: xe lửa - tàu hỏa, con cún - con chó,…
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Là những từ tuy cùng nghĩa với nhau nhưng vẫnkhác nhau phần nào đó về thái độ, tình cảm hoặc cách thức hành động
Ví dụ: chết, hi sinh, toi mạng, qua đời, ngủm củ tỏi…
Từ đồng nghĩa tiếng Anh (Synonym) cũng tương tự như tiếng Việt nó là những từ
có nghĩa giống nhau hoặc tương tự như nhau Nhưng cách viết và phát âm lại khácnhau và được phân thành nhiều loại khác nhau như từ đồng nghĩa tuyệt đối, từ đồngnghĩa tương đối, từ đồng nghĩa khác biểu thái, từ đồng nghĩa tu từ, uyển ngữ
- Từ đồng nghĩa tuyệt đối: là những từ mang ý nghĩa và đặc điểm giống hệt nhau.Chúng có thể thay thế cho nhau trong mọi ngữ cảnh sử dụng
Ví dụ:
Motherland = fatherland: Tổ quốc (nghĩa rộng), quê hương( nghĩa hẹp)
My fatherland is Quang Ninh, Viet Nam = My motherland is Quang Ninh, VietNam (Quê hương của tôi ở Quảng Ninh, Việt Nam.)
- Từ đồng nghĩa tương đối: là những từ khác nhau về biểu thái cũng như ngữ nghĩa.Trong một số trường hợp chúng có thể hoặc không thay thế được cho nhau
Ví dụ: Look = stare = gaze = glance: nhìn Với mức độ và sắc thái thể hiện củachúng là khác nhau:
Look: nhìn bình thường, nhìn sơ qua
Stare: nhìn một cách chằm chằm do tò mò
Gaze: cái nhìn chằm chằm do ngạc nhiên hoặc ngưỡng mộ ai đó
Glance: động tác liếc nhìn