1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác Động của biến Đổi khí hậu Đến sinh kế hộ gia Đình tại khu bảo tồn thiên nhiên hoàng liên văn bàn, tỉnh lào cai (tt)

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế hộ gia đình tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Tác giả Nguyễn Thị Phương
Người hướng dẫn PGS.TS Phạm Văn Cự, PGS.TS Nguyễn An Thịnh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Biến đổi khí hậu
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 277,3 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HOÀNG LIÊN - VĂN BÀN,.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HOÀNG LIÊN - VĂN BÀN,

Trang 2

Luận văn đƣợc hoàn thành tại Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học:

Vào hồi 17 giờ 30 ngày 07 tháng 11 năm 2020

Có thể tìm đọc luận văn tại:

- Trung tâm thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Biến đổi khí hậu là vấn đề đang được toàn nhân loại quan tâm,

đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế-xã hội và môi trường toàn cầu Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng dữ dội,

lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn về tính mạng con người và vật chất

Theo nhận định của UNDP, Việt Nam là 1 trong 5 nước đứng đầu trên thế giới dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng, thường xuyên phải gánh chịu sự tác động của thiên tai Nếu nhiệt độ trên Trái Đất tăng thêm 2°C, thì khoảng 22 triệu người Việt Nam sẽ mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa lớn nhất Việt Nam sẽ ngập chìm trong nước biển Việt Nam nằm trong nhóm các nước đang phát triển dễ bị tổn thương nhất trước các biểu hiện của BĐKH như tăng mực nước biển, hạn hán, bão lũ Cộng đồng dân tộc thiểu số ở vùng núi được xác định là có độ phơi nhiễm cao trước những thay đổi của khí hậu và là một trong những cộng đồng dễ bị tổn thương trước các biểu hiện của BĐKH Trước tình hình trên, Việt nam đã và đang đưa ra một số chiến lược nhằm thích ứng với tác động của BĐKH và giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương của cộng đồng trước BĐKH

Trang 4

Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Hoàng Liên - Văn Bàn được thành lập năm 2007, thuộc địa bàn hành chính 03 xã thuộc huyện Văn Bàn là Nậm Xây, Nậm Xé và xã Liêm Phú, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai KBTTN này được đánh giá có độ đa dạng sinh học cao với diện tích toàn khu vực KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn nằm trong vùng núi Hoàng Liên Sơn là một vùng núi, có nhiều đỉnh cao trên 2.000 m Điểm cao nhất (2.875 m) ở phía bắc huyện trên ranh giới với Vườn quốc gia (VQG) Hoàng Liên Tổng diện tích tự nhiên của KBTTN Hoàng Liên – Văn Bàn là 24.886,15 ha, trong đó đất có rừng (chủ yếu là rừng tự nhiên) 22.081,59 ha, chiếm 88,73% Rừng tự nhiên gồm các loại rừng gỗ, rừng hỗn giao gỗ - Tre nứa, tre nứa Các loại rừng này phân bố đan xen nhau trong Khu bảo tồn, hình thành nhiều quần xã thực vật khác nhau cung cấp nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật rừng hoang dã.…

Trong những năm gần đây, tình hình thiên tai như rét đậm rét hại, nắng nóng kéo dài, hạn hán, sạt lở đất đá, lũ quét, lũ ống, ngày càng gia tăng.Trước đây hạn hán khoảng 20-22 năm/lần Từ năm

1980 đến nay đã xảy ra 5 đợt hạn, làm gia tăng: Cháy rừng (cháy rừng VQG Hoàng Liên kéo dài từ ngày 8 -15/2/2011 làm thiệt hại khoảng 700 ha rừng); Tình trạng khô hạn, xói mòn đất xảy ra nghiêm trọng tại Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà; Đặc biệt năm 2018 thiên tai làm thiệt hại 103 người chết; 62 người bị thương; 904 ngôi nhà sập, trôi Hư hỏng: 200 CT giao thông; 518CT thuỷ lợi; 695 CT khác; 5.415ha lúa, màu bị mất trắng; 19.471 con gia súc, gia cầm

Trang 5

triển kinh tế xã hội của cư dân địa phương Cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, việc mở mới và nâng cấp các tuyến đường liên xã sẽ gây khó khăn không nhỏ đối với công tác bảo tồn ĐDSH Những đặc điểm về dân số, lao động và phong tục tập quán của các dân tộc trong khu vực đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương nói chung và công tác quản lý bảo vệ rừng nói riêng

Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu tới sinh kế hộ gia đình cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản lý xây dựng chiến lược, chính sách hỗ trợ đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân trong Khu BTTN Hoàng Liên - Văn Bàn Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu năng lực thích ứng của cộng đồng dân cư trước biểu hiện của BĐKH để cung cấp luận cứ khoa học nhằm xây dựng và phát triển sinh kế bền vững (SKBV) cho cộng đồng dân cư ở KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn trong bối cảnh BĐKH Xuất phát từ những lý do trên,

đề tài luận văn: “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sinh

kế hộ gia đình tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn, tỉnh Lào Cai" đã được lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

a) Mục tiêu

Đề xuất được các giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng cư dân, gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và chống chịu BĐKH dựa trên căn cứ khoa học về đánh giá tác động của BĐKH đến sinh kế người dân tại KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn

Trang 6

- Đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng

cư dân ở KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và chống chịu BĐKH

3 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Luận văn thực hiện tại hai xã Nậm Xây

và Nậm Xé thuộc KBTTN Hoàng Liên – Văn Bàn Đây hai xã có tỷ

lệ hộ nghèo cao, nhiều thành phần dân tộc, sinh kế phụ thuộc nhiều

vào tài nguyên gỗ và phi gỗ trong KBTTN

- Phạm vi thời gian: Các tài liệu, dữ liệu được khảo cứu, sử

dụng trong luận văn được tổng hợp, thống kê từ năm 2000 đến nay; thời gian điều tra khảo sát, phỏng vấn và thu thập được tác giả thực

hiện từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019

Trang 7

4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

- Ý nghĩa khoa học: Đề tài đóng góp cho cơ sở lý luận, phương

pháp nghiên cứu sinh kế cộng đồng sống dựa vào các KBTTN trong bối cảnh BĐKH

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa

học cho Ban quản lý KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn ra quyết định bảo tồn đa dạng sinh học, hỗ trợ phát triển sinh kế của cộng đồng cư dân địa phương trong bối cảnh BĐKH hiện nay

5 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận nghiên cứu tác động của BĐKH đến sinh kế

- Chương 2: Cách tiếp cận, phương pháp và khu vực nghiên cứu

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Trang 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ

1.1 Tổng quan nghiên cứu

1.1.1 Trên thế giới

1.1.2 Ở Việt Nam

1.1.2 Các khái niệm về sinh kế

1.1.3 Nghiên cứu biến đổi khí hậu tại Lào Cai

1.1.4 Nghiên cứu tại Khu Bảo tồn Hoàng Liên - Văn Bàn

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Các khái niệm được sử dụng

a) Các khái niệm về biến đổi khí hậu

b) Các khái niệm về sinh kế

1.2.2 Khung sinh kế bền vững

a Các loại vốn sinh kế

b Một số khung sinh kế bền vững tiêu biểu

Trang 9

CHƯƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP VÀ KHU

VỰC NGHIÊN CỨU

2.1 Cách tiếp cận

2.1.1 Cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái

Trong nghiên cứu này của luận văn cũng đã sử dụng tiếp cận dựa vào hệ sinh thái để phân tích, đánh giá nhu cầu phát triển kinh tế

và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên tại KBTTN Hoàng Liên – Văn Bàn Qua đó tiến hành đề xuất xây dựng mô hình bảo tồn đa dạng sinh học Quản lý tài nguyên thiên nhiên ở KBTTN Hoàng Liên – Văn Bàn Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường tính bền vững của hoạt động sinh kế cho người dân sinh sống tại KBTTN Hoàng Liên – Văn Bàn

2.1.2 Tiếp cận dựa vào cộng đồng

Tác giả sử dụng cách tiếp cận dựa vào cộng đồng nhằm phối hợp với người dân xem xét các biểu hiện của BĐKH, thực trạng sinh

kế hộ gia đình và tác động của BĐKH đến sinh kế hộ gia đình và cùng với người dân đánh giá xem các sinh kế nào là sinh kế phù hợp (về cả tính bền vững, hiệu quả và thích ứng với BĐKH) theo quan điểm của họ Đồng thời với việc lấy ý kiến của người dân, tác giả cũng sử dụng kết hợp cách tiếp cận dựa vào cộng đồng thông qua việc tham vấn chính quyền địa phương, cũng như kịch bản BĐKH,

để từ đó đề xuất được các giải pháp sinh kế bền vững, thích ứng với BĐKH phù hợp với khu vực nghiên cứu

2.1.3 Cách tiếp cận khung sinh kế bền vững của DFID

Trang 10

Tác giả lựa chọn vận dụng Khung sinh kế bền vững của DFID

để phân tích hiện trạng sinh kế vùng nghiên cứu thông qua 5 thành tố cấu thành lên khung sinh kế (i) xác định các hoạt động sinh kế ưu tiên; ii) xác định 5 loại nguồn lực sinh kế; iii) xây dựng các chiến lược sinh kế để theo đuổi các hoạt động ưu tiên và sử dụng hiệu quả

5 nguồn lực sinh kế; iv) tìm hiểu các thể chế, chính sách và tổ chức quyết định đến sự tiếp cận đối với các loại tài sản hay cơ hội và các kết quả của hoạt động sinh kế ưu tiên; v) xem xét bối cảnh bên ngoài như xu hướng kinh tế, công nghệ, dân số), đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng sinh kế thông qua 5 nguồn lực sinh kế từ đó đưa ra định hướng phát triển sinh kế đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Nghiên cứu bắt đầu với một cuộc khảo sát trong Khu bảo tồn

để xác định mô hình tương tác giữa người dân với rừng, sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng ở các cấp độ khác nhau (số hộ gia đình có sinh

kế dựa vào rừng), đặc điểm thị trường Kết quả của cuộc khảo sát này đã giúp xác định các loại hộ gia đình chính về sinh kế Và nó được sử dụng làm cơ sở cho việc lựa chọn thôn để khảo sát hộ gia đình trong bước tiếp theo của nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra, khảo sát thực địa

Trang 11

Các phương pháp nghiên cứu thực địa nhằm lựa chọn các khu vực nghiên cứu điển hình, mang tính đại diện và thu thập bổ sung các

số liệu, tài liệu thực tế tại khu vực nghiên cứu điển hình đó

- Các phương pháp nghiên cứu có sự tham dự (PRA)

PRA (Participatory Research Approach) thực chất là một tập

hợp nhiều công cụ khác nhau để hỗ trợ làm việc thân thiện Tuy có nhiều công cụ khác nhau nhưng trong đề tài chỉ áp dụng một số công cụ: Dòng lịch sử; Xếp loại ưu tiên; Phỏng vấn hộ gia đình và phỏng vấn sâu

2.2.3 Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia

Sau khi điều tra khảo sát thực địa, kết hợp sử dụng thêm phương pháp chuyên gia để huy động được kinh nghiệm và hiểu biết của các nhà quản lý (tỉnh, huyện, Ban quản lý khu bảo tồn, xã) và lấy

ý kiến của những người dân địa phương, từ đó lựa chọn được khu vực nghiên cứu điển hình mang tính chất đại diện

2.2.4 Phương pháp thống kê toán học

Số liệu điều tra được phân tích dựa trên một số chỉ số thống kê

mô tả (tần suất, tỷ lệ phần trăm) cho các đáp án trong phiếu điều tra

Số liệu đươc xử lý và vẽ biểu đồ bằng phần mềm MS Excel phiên bản 2010

2.3 Tổng quan về khu vực nghiên cứu

2.3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội

Trang 12

2.3.2 Hiện trạng bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn

2.3.3 Hiện trạng khai thác tài nguyên phục vụ phát triển sinh kế cộng đồng tại KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn

Trang 13

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Diễn biến khí hậu trong quá khứ và kịch bản biến đổi khí hậu

3.1.1 Diễn biến khí hậu khu vực nghiên cứu

3.1.1.1 Diễn biến nhiệt độ

Theo Báo cáo Kế hoạch hành động của tỉnh Lào Cai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (2012), trong những năm qua, ở Lào Cai đã nhận thấy có sự tăng nhiệt độ theo xu thế tương tự như những vùng khác trên cả nước

3.1.1.2 Diễn biến lượng mưa

Lượng mưa phân bố trên địa bàn tỉnh Lào Cai thuộc loại tương đối lớn nhưng không đồng đều theo các tiểu vùng quy hoạch, biến đổi từ 1.600 mm đến 2.400 mm, tổng lượng mưa trung bình nhiều năm (X0) với khoảng 1.800 mm/năm tương đương tổng lượng nước mưa 11,572 tỷ m3 mỗi năm Với tổng lượng nước mưa trên thì bình quân là 1,81 triệu m3

/km2.năm

3.1.2 Các biểu hiện biến đổi khí hậu và các loại hình thiên tai

3.1.2.1 Các biểu hiện của BĐKH

3.1.2.2 Các loại hình thiên tai

3.1.3 Kịch bản biến đổi khí hậu và nhận định các tác động biến đổi khí hậu có thể xảy ra tại khu vực nghiên cứu

Trang 14

3.1.3.1 Kịch bản biến đổi khí hậu

a Nhiệt độ

Nhiệt độ ở tỉnh Lào Cai (đại diện là trạm Bắc Hà, trạm Sa Pa

và trạm Phố Ràng) có xu hướng tăng lên ở tất cả các mùa trong năm, trong đó mức tăng nhiệt độ vào mùa xuân và mùa đông nhanh hơn so với 2 mùa hè và mùa thu ở cả 3 kịch bản BĐKH

b Lượng mưa

BĐKH làm thay đổi rõ rệt lượng mưa trong thế kỷ 21 Lượng mưa trung bình năm có xu hướng tăng lên ở cả 3 kịch bản A2, B1, B2 Lượng mưa mùa có xu hướng tăng ở cả mùa đông, mùa thu và mùa hè, riêng mùa xuân lượng mưa có xu hướng giảm

3.1.3.2 Nhận định về tác động của biến đổi khí hậu tại khu vực nghiên cứu

Khả năng cao trong tương lai sẽ phải đối mặt nhiều hơn với những đợt nắng nóng gay gắt và những cơn bão có cường độ mạnh Trước tác động của biến đổi khí hậu tình trạng hạn hán, thiếu nước ở nhiều vùng vào mùa kiệt ngày càng gay gắt Bên cạnh đó lũ ống, lũ quét cũng sẽ nguy hiểm hơn, sức tàn phá sẽ lớn hơn gây ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên

3.2 Hiện trạng sinh kế của cư dân sinh sống tại Khu bảo tồn Hoàng Liên – Văn Bàn

3.2.1 Các nguồn lực sinh kế

Trang 15

3.2.1.1 Nguồn lực tự nhiên

Khu BTTN Hoàng Liên – Văn Bàn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố khắc nghiệt của tự nhiên như hạn, hán, lũ ống, lũ quét, rét đậm, rét hại, gió mùa Mùa nắng thường khô hạn, thiếu nước cho sản xuất và đời sống sinh hoạt Mùa mưa gây ra lũ ống lũ quét, sạt lở đất

3.2.1.2 Nguồn lực con người

KBTTN Hoàng Liên - Văn Bàn nằm trong phạm vi hành chính của 03 xã thuộc huyện Văn Bàn là Nậm Xây, Nậm Xé và xã Liêm Phú Dân số có 6.494 người, 1050 hộ Mật độ trung bình là: 11 người/km2, mật độ cao nhất là xã Liêm Phú (24 người/km2) và thấp nhất xã Nậm Xé (3 người/km2) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn khu vực là 2,02% Dân tộc: Tày, Kinh, H’Mông và Dao

Tổng lao động là 3.274 người, chiếm 50,8 % tổng dân số Lao động trong khu vực chủ yếu làm nông, lâm nghiệp (chiếm trên 90%)

3.2.1.3 Nguồn lực vật chất

Hệ thống điện: Tại hai xã Nậm Xây, Nậm Xé đã có điện lưới quốc gia và hầu như 100% hộ dân đều sử dụng điện lưới cho sinh hoạt và sản xuất

Hệ thống giao thông: Đến nay tại 02 xã đã đạt 90,15% các thôn

có đường đã được nhựa hóa/bê tông hóa theo chương trình nông thôn mới; đường quốc lộ 279 chạy qua Có thể nói hệ thống giao thông đã được đầu tư, đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp

Trang 16

3.2.2 Các loại hình sinh kế

3.2.2.1 Sinh kế nông nghiệp

* Trồng trọt: Tổng diện tích đất nông nghiệp là 1324,67 ha Trong đó, diện tích đất ruộng lúa 1 vụ chiếm 32,12%; diện tích đất ruộng lúa 2 vụ chiếm 19,39 %; diện tích đất trồng màu chiếm 16,98% diện tích

* Chăn nuôi: Bình quân mỗi hộ gia đình có từ 1 đến 2 con trâu hoặc bò, 1 đến 2 con lợn, 5 - 8 con gà hoặc ngan, vịt Giống chăn nuôi ở đây chủ yếu là các loại giống địa phương, tốc độ tăng trưởng chậm

* Thuỷ sản: Một số hộ gia đình đã xây dựng đập, đào ao thả

cá Ao cá chỉ được làm tạm bợ, kỹ thuật chăn nuôi theo kinh nghiệm của thế hệ trước để lại; chưa đầu tư thâm canh

3.2.2.2 Sinh kế lâm nghiệp

Ngày đăng: 25/10/2024, 10:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w