1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo chuyên Đề học phần hệ chuyên gia Đề tài xây dựng hệ chuyên gia chuẩn Đoán hỏng hóc phần cứng máy tính

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Hệ Chuyên Gia Chuẩn Đoán Hỏng Hóc Phần Cứng Máy Tính
Tác giả Sinh Viên Thực Hiện
Người hướng dẫn Giảng Viên Hướng Dẫn
Trường học Trường Đại Học Điện Lực
Chuyên ngành Công Nghệ Thông Tin
Thể loại Báo Cáo Chuyên Đề Học Phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 514,57 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ HỆ CHUYÊN GIA (6)
    • 1.1. Định nghĩa (6)
    • 1.2. Vai trò (6)
    • 1.3. Đặc trưng và ưu điểm của hệ chuyên gia (7)
      • 1.3.1 Đặc trưng (7)
      • 1.3.2 Ưu điểm (8)
    • 1.4. Đặc điểm chính của một hệ chuyên gia (8)
      • 1.4.1 Các kỹ thuật suy diễn (8)
      • 1.4.2 Biểu diễn tri thức (9)
      • 1.4.3 Suy luận không chắc chắn (11)
      • 1.4.4 Giao tiếp với người dùng (13)
      • 1.4.5 Cơ chế giải thích (15)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÀI TOÁN (18)
    • 2.1. Thuật toán suy diễn tiến (18)
      • 2.1.1 Giới thiệu thuật toán (18)
      • 2.1.2 Hệ luật dẫn (18)
      • 2.1.3 Mô hình hệ dẫn luật (18)
      • 2.1.4 Vấn đề suy diễn (19)
      • 2.1.5 Suy diễn tiến (19)
    • 2.2. Đặt vấn đề (21)
    • 2.3. Nội dung thực hiện (22)
    • 2.4. Thu thập tri thức (22)
    • 2.5. Biểu diễn tri thức (22)
    • 2.6. Sơ đồ kiến trúc hệ thống (28)
  • CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH (28)
    • 3.1. Cài đặt (28)
    • 3.2. Một số giao diện của chương trình (29)
      • 3.2.1 Form khởi chạy chương trình (29)
      • 3.2.2 Form Chuẩn đoán hỏng hóc máy tính (29)
      • 3.2.3 Form Sự kiện (30)
      • 3.2.4 Form Tập luận sự kiện (31)
      • 3.2.5 Form Kết quả (32)
      • 3.2.6 Form Giới thiệu (32)
  • KẾT LUẬN (5)

Nội dung

Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nói chung và hệ chuyên gia nói riêng góp phần tạo racác hệ thống có khả năng trí tuệ của con người, có được tri thức tiên tiến của các hệ chuyên gia để giải quy

GIỚI THIỆU VỀ HỆ CHUYÊN GIA

Định nghĩa

Hệ chuyên gia là một ứng dụng máy tính dùng để giải quyết một loại vấn đề nào đó Ví dụ: chẳng hạn nó dùng trong các ứng dụng chẩn đoán cho người và hệ thống Ngoài ra, chúng còn có thể chơi cờ, tạo những dự án tài chính, quản lý hệ thống thời gian thực và những kiến thức có thể liên quan đến các lĩnh vực chuyên môn

Hiện nay, có nhiều hệ chuyên gia được xây dựng với thành phẩm được gọi là ES Shell, Shell là một phần trong sản phẩm phần mềm trong đó có chứa phần giao tiếp với người sử dụng, một định dạng cho những tri thức đã được khai báo trong các hệ Cơ sở tri thức và động cơ suy diễn Các kỹ sư sẽ sử dụng shell nào đó để xây dựng hệ thống cho lĩnh vực chuyên môn của mình Các kỹ sư hệ thống xây dựng bộ giao tiếp, thiết kế các khai báo định dạng cho tri thức và mã hóa chúng, thực hiện chúng trong động cơ suy diễn

Tùy theo kích thước, của dự án, các kỹ sư chuyên môn và kỹ sư hệ thống có thể là một Chẳng hạn, như xây dựng một hệ thống bình thường thì chúng phải trải qua nhiều công đoạn cần thiết như là thiết kế định dạng cho tri thức, mã hóa tri thức chuyên môn và tất cả chúng hầu như là liên quan đến nhau như là một thể thống nhất

Một trong những vấn đề mấu chốt khi xây dựng một hệ chuyên gia là quá trình khai thác thông tin Mã hóa các tri thức chuyên môn vào phần khai báo định dạng luật- đây chính là quá trình khó khăn và là công việc mang tính nhàm chán nhất Mục tiêu chính của chúng ta là cung cấp những kỹ thuật cần thiết cho kỹ sư chuyên môn và kỹ sư hệ thống, để có thể thiết kế những hệ thống mềm dẻo Đặc điểm khác biệt, giữa động cơ suy diễn và hệ cơ sở tri thức lúc thiết kế và làm như thế nào để xây dựng và sử dụng chúng.

Vai trò

Để thấy vai trò của hệ chuyên gia có thể liệt kê theo chủng loại vấn đề sau đây:

+ Điều khiển: Các hệ thống điều khiển quản lý theo cách phù hợp các hành vi của hệ thống Chẳng hạn như điều hành quá trình sản xuất hay điều trị bệnh nhân Một hệ chuyên gia về điều khiển lấy dữ liệu và các thao tác hệ thống, diễn giải dữ liệu này để hiểu về trạng thái của hệ thống hay dự đoán tương lai.

+ Thiết kế: Hệ thống có nhiệm vụ có xây dựng các đối tượng theo các ràng buộc chẳng hạn như thiết kế hệ thống máy tính với đủ các yêu cầu về cấu hình bộ nhớ, tốc độ Các hệ thống này thường thực hiện các bước công việc, các bược tuân theo các ràng buộc riêng.

+ Chuẩn đoán: Các hệ thống chuẩn đoán chỉ ra các chức năng trong hệ thống hay phát hiện lỗi dựa trên quan sát thông tin.

+ Diễn giải: Các hệ thống diễn giải cho phép hiển tình huống bất ngờ từ thông tin có sẵn Điển hình là thông tin rút từ dữ liệu máy dò, thiết bị hay kết quả thí nghiệm.

+ Giám sát: Các hệ thống giám sát so sánh thông tin quan sát về hành vi của hệ thống với trạng thái hệ thống được coi là gay cấn.

Ví dụ: Các hệ thống giám sát diẽn giải tín hiệu thu tù đầy dò sóng và so sánh thông tin này với trạng thái đã biết Khi phát hiện điều kiện gay cấn hệ thống sẽ kích hoạt một loại nhiệm vụ.

+ Lập kế hoạch: Các hệ thống lập kế hoạch tạo ra các hành động đạt được đích theo các ràng buộc Chẳng hạn như lập kế hoạch các nhiệm vụ cho người máy để thực hiện chức năng nào đó.

+ Dự đoán: Người ta dùng hệ thống dự báo thời tiết để biết các kết quả mà các tình huống gây ra Các hệ thống này dự báo các sự kiện tương lai theo thông tin đã có và theo mô hình bài toán.

Đặc trưng và ưu điểm của hệ chuyên gia

Có 4 đặc trưng cơ bản của một hệ chuyên gia:

+Hiệu quả cao (high performance) Khả năng trả lời với mức độ tinh thông bằng hoặc cao hơn so với chuyên gia (người) trong cùng lĩnh vực.

+Thời gian trả lời thoả đáng (adequate response time) Thời gian trả lời hợp lý, bằng hoặc nhanh hơn so với chuyên gia (người) đế đi đến cùng một quyết định Hệ chuyên gia là một hệ thống thời gian thực (real time system).

+Độ tin cậy cao (good reliability) Không thể xảy ra sự cố hoặc giảm sút độ tin cậy khi sử dụng.

+Dễ hiểu (understandable) Hệ chuyên gia giải thích các bước suy luận một cách dễ hiếu và nhất quán, không giống như cách trả lời bí ẩn của các hộp đen

- Phổ cập (increased availability): Là sản phẩm chuyên gia, được phát triển không ngừng với hiệu quả sử dụng không thể phủ nhận.

-Giảm giá thành (reduced cost).

-Giảm rủi ro (reduced dangers): Giúp con người tránh được trong các môi trường rủi ro nguy hiếm.

-Tính thường trực (Permanance): Bất kể lúc nào cũng có thể khai thác sử dụng, trong khi con người có thế mệt mỏi, nghỉ ngơi hay vắng mặt.

-Đa lĩnh vực (multiple expertise) : chuyên gia về nhiều lĩnh vục khác nhau và được khai thác đồng thời bất kế thời gian sử dụng.

-Độ tin cậy (increased relialility): Luôn đảm bảo độ tin cậy khi khai thác.

-Khả năng giảng giải (explanation): Câu trả lời với mức độ tinh thông được giảng giải rõ ràng chi tiết, dễ hiểu.

-Khả năng trả lời (fast response) : Trả lời theo thời gian thực, khách quan.

-Tính ổn định, suy luận có lý và đầy đủ mọi lúc mọi nơi (steady, une motional, and complete response at all times).

-Trợ giúp thông minh như một người hướng dẫn (intelligent -tutor).

-Có thể truy cập như là một cơ sở dữ liệu thông minh (intelligent database).’

Đặc điểm chính của một hệ chuyên gia

Các đặc điểm chính của một hệ chuyên gia:

+Các kỹ thuật suy diễn: suy diễn tiến, suy diễn lùi

+Hỗ trợ suy luận tương đối (không chắc chắn)

1.4.1 Các kỹ thuật suy diễn

Là tính hiệu quả để giải quyết vấn đề mà có thể mô hình hóa lại là cấu trúc lựa chọn các vấn đề Trang bị cho hệ thống khả năng chọn cái tốt nhất từ những cái có thể

Kiến thức được cấu trúc lại và đưa vào các luật, chúng mô tả làm như thế nào một khả năng nào đó được chọn Luật chia nhỏ vấn đề thành nhiều vấn đề khác nhỏ hơn Có nhiều vấn đề được đặt ra, khó mà có thể thống kê được số lượng các câu trả lời và chọn được một câu đúng nhất trong tất cả những câu đó

Là sử dụng tập luận tương tự nhau nhằm cho việc sử dụng suy diễn lùi Mặc dù vậy, tiến trình suy diễn có khác đi, hệ thống giữ vết, cho tình trạng hiện tại của giải pháp và tìm kiếm luật, điều này sẽ dẫn đến việc đi dần đến giải pháp cuối cùng

Ví dụ: Hệ thống thiết lập chỗ cho các đồ đạc trong 1 phòng Có 1 phòng và 1 số các đồ đạc chưa được sắp vào 1 chỗ Hệ thống sẽ chịu trách nhiệm bố trí đồ đạc trong phòng Khi tất cả các món đồ được đặt vào thì hệ thống hoàn tất và tiến hành in ra lời giải cuối cùng Sau đây là 1 ví dụ về luật đặt ti vi cạnh ghế trường kỉ: If Tivi chưa được đặt và ghế trường kỉ đặt gần tivi (X) và (Y) đối diện (X) thì: Đặt tivi (X)

-Dạng đối tượng- thuộc tính- giá trị:

Cơ chế tổ chức nhận thức của con người thường được xây dựng dựa trên các sự kiện (fact), xem như các đơn vị cơ bản nhất Một sự kiện là một dạng tri thức khai báo Nó cung cấp một số hiểu biết về một biến có hay một vấn đề nào đó

Một sự kiện có thể được dùng để xác nhận giá trị của một thuộc tính xác định của một vài đối tượng VD: Mệnh đề “quả bóng màu đỏ” xác nhận “đỏ” là giá trị thuộc tính “màu” của đối tượng “quả bóng” Kiểu sự kiện này được gọi là bộ ba Đối tượng- Thuộc tính- Giá trị (O-A-V- Object-Attribute-Value) Nhưng khi biểu diễn cho một vấn đề có tính tương đối thì chúng ta phải thêm tác nhân chắc chắn vào bên trong luật (CF)

Là một cấu trúc dữ liệu chứa đựng tất cả những tri thức liên quan đến một đối tượng cụ thể nào đó Frames có liên hệ chặt chẽ đến khái niệm hướng đối tượng (thực ra frame là nguồn gốc của lập trình hướng đối tượng) Ngược lại các phương pháp biểu diễn tri thức đã được đề cập đến, frame “đóng gói” toàn bộ một đối tượng, tình huống hoặc cả một vấn đề phức tạp thành một thực thể duy nhất có cấu trúc Một frame bao hàm trong nó một khối lượng tương đối lớn tri thức về một đối tượng, sự kiện, vị trí, tình huống hoặc những yếu tố khác Do đó, frame có thể giúp ta mô tả khá chi tiết một đối tượng

1.4.3 Suy luận không chắc chắn

-Luật với độ tin cậy:

Có những khẳng định không phải lúc nào cũng là tuyệt đối 100% Có nhiều vấn đề chúng ta không thể khẳng định được chúng là hoàn toàn đúng hoặc hoàn toài sai.

Chẳng hạn, khi đang đi dạo trên đường, chúng tôi muốn ghé nhà anh bạn nhưng chợt nghĩ đến việc là “Thường thường, vào lúc 7h tối như thế này thì anh ta đã đi chơi với bạn gái” Như vậy nghĩa là sao ? Không phải là anh ta không có nhà, nhưng không hẳn là anh ta có nhà, trạng từ “thường thường” đó chính là độ tin cậy vào việc anh ta có ở nhà lúc này hay không?

Chẳng hạn, khi phỏng vấn về xem hơi thì hệ thống sẽ hỏi người dùng rất nhiều câu hỏi, và chúng sẽ tổng hợp những gì mà người dùng cung cấp để cuối cùng cho ra được các vấn đề mà chúng nghi ngờ Khi đề nghị ra giải pháp cho người sử dụng hệ thống hiển thị thông tin về mức độ tin cậy của mệnh đề Như trong VD sau đây: Độ nghi ngờ về tình trạng hết gas là đến 90% trong khi đó hiện tượng gas bị rò rỉ là lên đến 80%

1.4.4 Giao tiếp với người dùng

-Hỏi người dùng: Để hỏi người dùng về các thông tin về đặc điểm cá nhân của đối tượng.

Giả sử ta có các thuộc tính, hành động của một động vật là eat (ăn), feet (chân, wings (đuôi), neck (cổ), color (màu)

Vị từ ask được thiết kế với mục đích là hỏi đối tượng ấy có thuộc tính A,V và chờ người dùng nhập vào câu trả lời

-Ghi nhận trả lời người dùng:

Những thông tin mà người dùng cung cấp sẽ được hệ thống ghi nhận lại vào cơ sở dữ liệu (với sự xác nhận của người dùng khi trả lời câu hỏi: yes) bằng vị từ assert với mẫu do kỹ sư chuyên môn cung cấp,

-Câu hỏi có nhiều giá trị:

Với trường hợp câu hỏi có nhiều giá trị thì theo thuật toán cải tién cho vị từ ask là chúng ta thêm mẫu multivalued để ghi nhận thuộc tính nào đó của đối tượng mang nhiều giá trị

-Hệ thống thực đơn người dùng:

Khi người dùng sẽ được hệ thống giao tiếp thông qua hệ thống thực đơn đã được thiết kế Vị từ menuask được thiết kế để người dùng qua đó giao tiếp với hệ thống Đầu tiên với thuộc tính- giá trị, khi muốn hỏi giá trị cho thuộc tính nào đó thì các câu trả lời sẽ tùy thuộc vào danh sách các câu trả lời mà hệ thống đã cung cấp sẵn thông qua tham số MenuList, khi muốn truy vấn người dùng một thuộc tính của đối tượng nào đó Khi người trả lời câu hỏi hệ thống sẽ kiểm tra xem câu trả lời của người dùng có nằm trong danh sách thực đơn hay không? (Điều này sẽ được kiểm tra thông qua vị từ check-val) Khi đã xác thực là câu trả lời hợp lệ thì vị từ assert sẽ ghi nhận câu trả lời vào cơ sở dữ liệu

Cùng giống như một phần mềm bình thường, để giao tiếp với người dùng hệ thống phải cần đến shell Shell chẳng qua là một cầu nối giao tiếp trung gian giữa người dùng và hệ thống, thông qua đó người dùng và hệ thống có thể trao đổi thông tin, liên lạc với nhau

Quy trình làm viện của hệ thống với người dùng là như sau:

+Nạp cơ sở tri thức vào hệ thống

+Tương tác giữa người dùng và Shell

+Hệ thống dựa cơ sở trên thông tin người dùng cung cấp để giải quyết vấn đề.

-Giải thích cho người dùng:

Xe khởi động được? Sai Động cơ không chạy? Đúng

Bạn nghe mùi xăng? Đúng

Lời đề nghị- Chờ khoảng 5 phút sau hãy khởi động lại

Hệ thống sử dụng luật:

Xe không khởi động và Động cơ không chạy và

Thì: Đề nghị 5 phút sau hãy khởi động xe lại

Trong ngữ cảnh cuộc hội thoại giữa người và hệ thống trợ giúp ở trên, sau khi đưa ra lời đề nghị là chờ thêm 5 phút thì nếu người dùng có nhu cầu muốn xem là “tại sao lại như vậy” thì hệ thống sẽ cung ứng những lý do tại sao chúng ta phải chờ Đối với người dùng việc chúng ta giải thích lý do tại sao chúng ta giải thích sẽ làm người dùng rõ vấn đề hơn

PHÂN TÍCH BÀI TOÁN

Thuật toán suy diễn tiến

Suy diễn tiến (forward charning) là lập luận từ các sự kiện, sự việc để rút ra các kết luận.

VD: Nếu thấy trời mưa trước khi ra khỏi nhà (sự kiện) thì phải lấy áo mưa (kết luận)

Trong phương pháp này, người sử dụng cung cấp các sự kiện cho hệ chuyên gia để hệ thống (máy suy diễn) tìm cách rút ra các kết luận có thể Kết luận được xem là những thuộc tính có thể được gán giá trị Trong số những kết luận này, có thể có những kết luận làm người sử dụng quan tâm, một số khác không nói lên điều gì, một số khác có thể vắng mặt

Các sự kiện thường có dạng : Atthibute = value

Lần lượt các sự kiện trong cơ sở tri thức được chọn và hệ thống xem xét tất cả các luật mà các sự kiện này xuất hiện như là tiền đề Theo nguyên tắc lập luận trên, hệ thống sẽ lấy ra những luật thỏa mãn Sau khi gán giá trị cho các thuộc tính thuộc kết luận tương ứng, người ta nói rằng các sự kiện đã được thoã mãn Các thuộc tính được gán giá trị sẽ là một phần củakết quả chuyên gia Sau khi mọi sự kiện đã được xem xét, kết quả được xuất ra cho người sử dụng.

Hệ luật dẫn – là luật phát biểu dưới dạng:

If p1,p2,…,pn then q1,q2,…,qm Trong đó, các ký hiệu pi,qj là các sự kiện nào đó

2.1.3 Mô hình hệ dẫn luật

Gồm 2 thành phần cơ bản là (F,R) :

+R là tập luật dẫn, mỗi luật có dạng: A >B (A là giả thiết, B là kết luận của luật)

VD: Các liên hệ suy dẫn trên các yếu tố của một tam giác theo hệ luật dẫn:

Trong đó: sự kiện a tương đương với ″biết cạnh a″ sự kiện b tương đương với ″biết cạnh b″ …

Giả sử có hệ luật dẫn (F,R) Cho trước một tập sự kiện giả thiết GT và một tập sự kiện mục tiêu G Hỏi có thể suy ra các sự kiện mục tiêu G từ GT hay không?

-Giới thiệu suy diễn tiến:

Là quá trình suy ra các sự kiện mới từ những sự kiện đang có dự trên sự áp dụng của các luật dẫn, tập sự kiện xuất phát là các sự kiện trong giả thiết

Quá trình suy diễn kết thúc khi đạt được các sự kiện mục tiêu hoặc khi không suy diễn thêm được sự kiện gì mới dựa trên các luật dẫn

- a,b,A -> B (luật a,b,A -> B dựa trên định lý hàm số Sin)

- A,B-> C (luật A,B->C dựa trên định lý tổng các góc trong tam giác )

- C,a,b->S (luật C,a,b->S dựa theo công thức S=1/2abSinC)

-Thuật toán suy diễn tiến:

Cho tập các luật R = { r 1, r 2, r 3 , … ,r 6 } r1: a -> c r3: a ^ m -> e r5: b ^ c -> f r2: b -> d r4: a ^ d -> e r6: e ^ f -> g với GT = {a, b} và KL = {g} Áp dụng kỹ thuật suy diễn tiến để đưa ra kết luận:

Vậy đường đi theo thứ tự sẽ là: a-> b-> c-> f-> d-> e-> g.

Đặt vấn đề

Những năm gần đây, ngành công nghiệp máy tính cá nhân đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ Mọi người đã quen thuộc với cảnh máy vi tính xuất hiện trong từng hộ gia đình như một thiết bị điện tử thông dụng Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng máy tính là một thiết bị phức tạp và khó sử dụng Khi những hỏng hóc xuất hiện, cho dù là những hỏng hóc rất nhỏ, cũng có thể làm người sử dụng bối rối Vì vậy, sự xuất hiện một phần mềm hướng dẫn mọi người tự tay khắc phục những lỗi thông dụng là thực sự cần thiết.

Có hai giải pháp cho vấn đề trên Một là tổng hợp , xây dựng cơ sở dữ liệu về kiến thức phần cứng máy tính, những sự cố thông thường và cách khắc phục Hai là xây dựng hệ chuyên gia chẩn đoán sự cố máy tính

Cả hai phương án đều khả thi, nhưng với tình hình hiện nay thì phương án thứ hai là phù hợp hơn cả Một chương trình “thông minh” sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức cho người sử dụng Hơn nữa, như chúng ta đã biết, việc xây dựng một hệ chuyên gia đòi hỏi phải có một kho tri thức và công cụ xây dựng chương trình chuyên dụng Hiện nay, nguồn thông tin khổng lồ trên Internet đã đáp ứng được yêu cầu thứ nhất Thứ hai, rất nhiều ngôn ngữ để xây dựng bất kỳ chương trình thuộc lĩnh vực trí tuệ nhân tạo nào

Chúng ta cũng có thể đã nhiều lần được bạn bè, người thân hay đồng nghiệp,

…hỏi rằng: “Máy ví tính tại sao bật không lên?”, “Tại sao màn hình không hiển thị được ?”, “Máy tính bật lên cứ kêu bíp bíp ?” Để giải đáp được những câu hỏi đó thì bản thân chúng ta phải có kiến thức về các loại hỏng hóc, lỗi của máy tính Có thể kiến thức đó chúng ta đã từng biết hay từng được nghe nhưng không thể nhớ hết nên có lúc chúng ta không thể trả lời được và phải nhờ tới các chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh tư vấn giúp Điều đó thật phiền hà nhưng chúng ta vẫn không thể tránh khỏi Để thỏa mãn yêu cầu của người dùng nhóm em sẽ đưa ra sản phẩm phần mềm mang tên gọi “Phần mềm chuẩn đoán lỗi hỏng hóc phần cứng của máy tính” Phần mềm này sẽ được tích hợp nhiều các tính năng, đơn giản, dễ sử dụng, đẹp mắt và đảm bảo được một điều là nó có thể thay thế một chuyên gia tư vấn khách hàng trong lĩnh vực tư vấn lỗi hỏng hóc của phần cứng máy tính Để phần mềm có thể làm được điều kỳ diệu đó thì nhóm em đã phải tìm hiểu thật kỹ về cách chọn trong từng lỗi để có thể đáp ứng được yêu cầu của người dùng.

Nội dung thực hiện

Nội dung thực hiện đề tài:

+Thu thập tri thức liên quan, chuẩn bị cho quá trình xây dựng cơ sở luật của hệ chuyên gia, bao gồm kiến thức về phần cứng máy tính và các triệu chứng hỏng hóc thông thường.

+Phân tích các tri thức thu thập được, sau đó phân loại và biểu diễn thành các phát biểu Sử dụng logic vị từ để xây dựng các tập luận, sự kiện

+Chuyển các tập luận và sự kiện thành ngôn ngữ C#

+Sử dụng phần mềm C# để xây dựng hệ chuyên gia

Thu thập tri thức

Thu thập tri thức là bước quan trọng mở đầu cho mỗi bài toán, đặc biệt đối với bài toán tư vấn ra quyết định.

Các tri thức cụ thể của bài toán tư vấn việc làm.

+Dựa trên các dữ liệu về các nguyên nhân dấu hiệu hỏng hóc của các bộ phận

+Khả năng nhận biết và phân biệt các nguyên nhân……….

Cách thức thu thập thông tin:

+Dựa trên tìm kiếm thông tin: trên internet dữ liệu lỗi phần cứng

+Dựa trên các cửa hàng ,trung tâm sửa chữa máy tính

+Dựa trên thống kê để đưa ra các tri thức.

Biểu diễn tri thức

Trong bài toán cụ thể tư vấn phân tích lỗi phần cứng máy tính theo phương pháp biểu diễn tri thức bằng luật là một phương pháp biểu diễn hợp lý.

G1 Máy tính không lên nguồn

G2 Màn hình không có tín hiệu

G3 Không vào được hệ điều hành

C1 Cáp nguồn đúng vị trí

C2 Cáp nguồn không đúng vị trí

D1 Đèn led báo nguồn điện trên Case máy tính sáng

D2 Đèn led báo nguồn điện trên Case máy tính không sáng

D4 Quạt nguồn không bình thường

M1 Cáp nối case và màn hình bị đứt

M2 Cáp nối case và màn hình bình thường

M3 Các nút điều khiển bị liệt

M4 Các nút điều khiển hoạt động bình thường

H1 Cáp kết nối đến ổ cứng bị hỏng

H2 Cáp kết nối đến ổ cứng bình thường

H3 ổ cứng hoạt động bình thường

N1 Nhóm lỗi nguồn - Máy tính mất nguồn

N2 Nhóm lỗi thiết bị xử lý - Máy tính hỏng thiết bị xử lí nào đó

N3 Nhóm lỗi tín hiệu - Màn hình không có tín hiệu

BIOS Phoenix phát ra 3 loạt tiếng bíp một Chẳng hạn, 1 bíp dừng-3 bíp dừng.

Mỗi loại được tách ra nhờ một khoảng dừng ngắn Hãy lắng nghe tiếng bíp, đếm số lần bíp và tra cứu trong danh sách bên dưới.

Kí hiệu Mô tả Giải thích

B1 bíp 1-1-2 Mainboard có vấn đề.

B2 bíp 1-1-3 Máy tính của bạn không thể đọc được thông tin cấu hình lưu trong CMOS.

B3 bíp 1-1-4 BIOS cần phải thay.

B4 bíp 1-2-1 Chíp đồng hồ trên mainboard bị hỏng.

B5 bíp 1-2-2 Bo mạch chủ có vấn đề.

B6 bíp 1-2-3 Bo mạch chủ có vấn đề.

B7 bíp 1-3-1 Bạn cần phải thay bo mạch chủ.

B8 bíp 1-3-3 Bạn cần phải thay bo mạch chủ.

B9 bíp 1-3-4 Bo mạch chủ có vấn đề.

B10 bíp 1-4-1 Bo mạch chủ có vấn đề.

B12 bíp 2-_-_ Tiếng bíp kéo dài sau 2 lần bíp có nghĩa rằng

RAM của bạn có vấn đề.

B13 bíp 3-1-_ Một trong những chíp gắn trên mainboard bị hỏng.

Có khả năng phải thay mainboard.

B14 bíp 3-2-4 Chíp kiểm tra bàn phím bị hỏng.

B15 bíp 3-3-4 Máy tính của bạn không tìm thấy card màn hình

Thử cắm lại card màn hình oặc thử với card khác.

B16 bíp 3-4-_ Card màn hình của bạn không hoạt động.

B17 bíp 4-2-1 Một chíp trên mainboard bị hỏng.

B18 bíp 4-2-2 Trước tiên kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không Nếu không thì mainboard có vấn đề.

Một trong những card bổ sung cắm trên bo mạch chủ bị hỏng Bạn thử rút từng cái ra để xác định thủ phạm Nếu không tìm thấy được card bị hỏng thì giải pháp cuối cùng là phải thay mainboard mới.

B21 bíp 4-3-1 Lỗi bo mạch chủ.

B22 bíp 4-3-2 Lỗi bo mạch chủ.

B23 bíp 4-3-3 Lỗi bo mạch chủ.

B24 bíp 4-3-4 Đồng hồ trên bo mạch bị hỏng Thử vào Setup CMOS và kiểm tra ngày giờ Nếu đồng hồ không làm việc thì phải thay pin CMOS.

Có vấn đề với cổng nối tiếp Bạn thử cắm lại cổng này vào bo mạch chủ xem có được không Nếu không, bạn phải tìm jumper để vô hiệu hoá cổng nối tiếp này.

B26 bíp 4-4-2 Xem 4-4-1 nhưng lần này là cổng song song.

B27 bíp 4-4-3 Bộ đồng xử lý số có vấn đề Nếu vấn đề nghiêm trọng thì tốt nhất nên thay.

Các sự kiện được chia thành các nhóm hỏng sau:

Xây dựng sự kiện và luật:

⇨ Từ luật trên ta có thể hiểu là: Khi đèn nguồn không sáng+ Màn hình không chạy+ Quạt nguồn không chạy thì máy tính thuộc nhóm bị mất nguồn.

⇨ Máy tính thuộc nhóm mất nguồn + cáp nguồn hoạt động bình thường > nguồn máy tính hỏng.

Tương tự ta có thêm các luật:

Kí hiệu Nguyên nhân Cách sửa chữa

KL1 Nguồn đã bị hỏng Thay nguồn mới

KL2 Cáp nguồn bị hỏng hoặc bị lỏng thay cáp nguồn mới hoặc đặt lại cáp đúng vị trí.

KL3 Có thể do hỏng cáp nối Thay thế cáp nối mới

KL4 Nút nguồn bị hỏng Thay nút nguồn mới

KL5 Màn hình bị hỏng Thay màn hình mới

KL6 Hỏng cáp nối với ổ cứng Thay cáp nối ổ cứng mới

KL7 Hệ điều hành bị lỗi Cài lại hệ điều hành mưới

KL8 ổ cứng bị hỏng Thay ổ cứng

KL9 Mainboard có vấn đề Kiểm tra lại Mainboard

KL10 Không thể đọc được thông tin cấu hình lưu trong CMOS.

Có vấn đề với RAM CMOS, kiểm tra lại pin CMOS và mainboard.

KL11 BIOS cần phải thay Thay thế BIOS.

KL12 Chíp đồng hồ trên mainboard bị hỏng.

Thay thế đồng hồ trên Mainboard.

KL13 Bo mạch chủ có vấn đề Kiểm tra bo mạch chủ.

KL14 Bạn cần phải thay bo mạch chủ Thay thế bo mạch chủ.

KL15 Xem lại RAM Kiểm tra RAM.

KL16 RAM của bạn có vấn đề Tiếng bíp kéo dài sau 2 lần bíp có nghĩa rằng RAM của bạn có vấn đề

KL17 Một trong những chíp gắn trên mainboard bị hỏng Có khả năng phải thay mainboard.

KL18 Chíp kiểm tra bàn phím bị hỏng Thay thế chíp.

KL19 không tìm thấy card màn hình Thử cắm lại card màn hình oặc thử với card khác.

KL20 Card màn hình của bạn không hoạt động Kiểm tra hoặc thay thế card màn hình KL21 Một chíp trên mainboard bị hỏng Kiểm tra và thay thế chíp bị hỏng

KL22 mainboard có vấn đề Trước tiên kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không KL24 card bổ sung cắm trên bo mạch chủ bị hỏng

Nếu không tìm thấy được card bị hỏng thì giải pháp cuối cùng là phải thay mainboard mới.

KL25 Lỗi bo mạch chủ Sửa chữa bo mạch chủ.

KL26 Đồng hồ trên bo mạch bị hỏng Thử vào Setup CMOS và kiểm tra ngày giờ Nếu đồng hồ không làm việc thì phải thay pin CMOS.

KL27 Có vấn đề với cổng nối tiếp Bạn thử cắm lại cổng này vào bo mạch chủ xem có được không Nếu không, bạn phải tìm jumper để vô hiệu hoá cổng nối tiếp này.

KL28 Có vấn đề với cổng song song Kiểm tra lại cổng song song

KL29 Bộ đồng xử lý số có vấn đề Nếu vấn đề nghiêm trọng thì tốt nhất nên thay.

KL30 Quạt nguồn bị hỏng Thay quạt

Sơ đồ kiến trúc hệ thống

Giao tiếp người dùng: Thực hiện việc hiển thị câu hỏi và nhận câu trả lời từ người dùng Ở bước suy diễn cuối cùng, sẽ hiển thị nguyên nhân gây hỏng máy

Bộ suy diễn: Quy trình thực hiện:

+Nhận câu trả lời từ “giao tiếp người dùng”

+Truy xuất cơ sở tri thức

+Nhận thông tin cần xác nhận từ cơ sở tri thức

+Phát sinh câu hỏi, truyền tới giao tiếp người dùng

Cơ sở tri thức: Lưu các luật suy diễn

THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

Cài đặt

-Chạy trên hệ điều hành Windows.

-Trên nền Microsoft NET Framework 4.5

-Chương trình được viết bằng : C# winform.

Ngày đăng: 24/10/2024, 17:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.6. Sơ đồ kiến trúc hệ thống - Báo cáo chuyên Đề học phần hệ chuyên gia Đề tài xây dựng hệ chuyên gia chuẩn Đoán hỏng hóc phần cứng máy tính
2.6. Sơ đồ kiến trúc hệ thống (Trang 28)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w