LỜI MỞ ĐẦUTrong thế giới mà thế kỷ 21 đầy biến động và bùng nổ toàn cầu hóa, nghiêncứu marketing dân tộc học nổi lên như một lĩnh vực đầy tiềm năng và đóng vai trò vôcùng quan trọng tron
Dân t ộ c h ọ c là gì?
Dân tộc học là một phương pháp nghiên cứu linh hoạt cho phép bạn hiểu sâu sắc vềvăn hóa, quyước và động lực xã hội chung của một nhóm Tuy nhiên, nó cũng liên quan đến một sốthách thức thực tếvà đạo đức.
Dân tộc học là một loại nghiên cứu định tính bao gồm việc hòa mình vào một cộng đồng hoặc tổ chức cụ thểđể quan sát kỹ hành vi và tương tác của họ Từ"dân tộc học" cũng dùng đểchỉ báo cáo bằng văn bản về nghiên cứu mà nhà dân tộc học đưa ra sau đó.
Ngoài các lý thuyết chung và chuyên ngành, dân tộc học còn sử dụng các lý thuyết cụ thể vềcác vấn đề nghiên cứu dân tộc học Các lý thuyết này được xây dựng dựa trên những kết quả nghiên cứu thực tếcủa các nhà dân tộc học Dân tộc học đặc biệt hiệu quả trong việc nghiên cứu các xu hướng, thói quen cá nhân, các yếu tố lối sống và ảnh hưởng của bối cảnh văn hóa xã hội vềtiêu dùng Dân tộc học sử dụng một số loại nghiên cứu khác nhau, bao gồm nghiên cứu chuyên sâu, quan sát người tham gia và phỏng vấn sâu không chính thức và liên tục Các nhà dân tộc học rất chú ý đến từ ngữ, ẩn dụ, biểu tượng và câu chuyện mà con người sửdụng đểgiải thích cuộc sống của mình và giao tiếp với nhau.
Nghiên c ứ u marketing là gì?
Nghiên cứu Marketing là quá trình thiết kế, thu thập, phân tích và báo cáo thông tin có thểđược sử dụng để giải quyết một vấn đềtiếp thị cụ thể Mục đích của hoạt động nghiên cứu marketing là tạo cơ sở vững chắc để ban quản trị đưa ra các quyết định quan trọng như:
- Tìm kiếm, rà soát những cơhội kinh doanh và thách thức trên thị trường.
- Đánh giá mức độ khả thi, thành công hoặc rủi ro của chiến lược marketing trước khi thực hiện.
- Định hướng và triển khai các dựán truyền thông, quảng cáo.
Do đó mà giai đoạn nghiên cứu marketing thường thường diễn ra khi doanh nghiệp chuẩn bị triển khai các dựán truyền thông đến với khách hàng nhằm gia tăng tỷlệthành công của chiến dịch.
Nghiên cứu marketing là chức năng liên kết người tiêu dùng, khách hàng và công chúng với nhà tiếp thị thông qua thông tin - thông tin được sửdụng đểxác định và xác định các cơhội và vấn đềtiếp thị; tạo tinh chỉnh và đánh giá các hoạt động tiếp thị; theo dõi hiệu quảtiếp thị; và nâng cao sựhiểu biết vềtiếp thịnhưmột quy trình.
Lưu ý rằng định nghĩa AMA phân biệt giữa người tiêu dùng và khách hàng.Cam kết nhằm mục đích tạo sựkhác biệt giữa người tiêu dùng bán lẻ (hoặc B2C) và doanh nghiệp (hoặc B2B) khách hàng.
Nghiên c ứ u dân t ộ c h ọ c là gì?
Nghiên cứu dân tộc học là một thiết kếnghiên cứu diễn giải lấy cảm hứng từ nhân chủng học mô tả chi tiết về một nhóm cũng nhưhành vi, đặc điểm và văn hóa của nhóm đó Nghiên cứu theo phương pháp dân tộc học sử dụng kỹthuật quan sát một cách tự nhiên để ghi lại một cách hệ thống hành vi của đối tượng nghiên cứu trong môi trường riêng của nó Nguồn gốc của phương pháp này là ngành dân tộc học, nhân chủng học và xã hội học và trọng tâm của nó là các phương diện văn hoá của hành vi.
Ví dụvềnghiên cứu tiếp thịdân tộc học:
- Quan sát bốmẹ ởnhà chuẩn bịbữa tối cho cảnhà.
- Quan sát xem đàn ông ăn gì vào bữa sáng và tại sao.
- Đi bộ cùng người cao tuổi và lắng nghe họthảo luận vềnhững hy vọng, nỗi sợ hãi, lo lắng, sức khỏe, và gia đình/bạn bè.
- Quan sát mọi người sửdụng sản phẩm họ được tặng cách đây vài ngày để biết sản phẩm đó phù hợp như thế nào vào thói quen của họ (sản phẩm thửnghiệm hoặc sản phẩm cạnh tranh).
- Quan sát “trước và sau” của một người dùng thuốc và cách thức nó tạo ra hoặc không tạo ra sựkhác biệt trong cuộc sống của người đó.
Nghiên cứu dân tộc học có những đặc điểm cơbản nhưsau:
+ Tự nhiên - Hoàn cảnh môi trường: Hoàn cảnh môi trường có tác động đáng kểđến hành vi con người Nghiên cứu chú ý tới hoàn cảnh tựnhiên của đối tượng không phải môi trường thí nghiệm (thực địa, hoàn cảnh đời sống thực, thếgiới thực tại) đểtìm hiểu và lý giải hành vi.
+ Định tính - Chú trọng hiện tượng: Dựa trên quan niệm không có hiện thực hoàn toàn khách quan độc lập với cảm nhận chủ quan của con người, không có quan sát nào hoàn toàn khách quan Nghiên cứu chú trọng hoàn cảnh và cảm nhận chủquan, tình huống thực và môi trường hiện hữu và tìm hiểu ý nghĩa văn hoá được thể hiện qua hành vi của nghiệm thể.
+ Mang tính lâu dài, đòi hỏi nhiều thời gian.
+ Có tính hợp tác cao.
+ Chú trọng giải thuyết chiều sâu.
Quá trình nghiên cứu diễn ra tại thực địa, trong môi trường tự nhiên của nghiệm thể Với sựcan thiệp của nhà nghiên cứu được giảm tới mức tối đa.
Nghiên cứu dân tộc học có thểđược chia thành nhiều loại dựa trên trọng tâm của nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu Dưới đây là một sốloại nghiên cứu dân tộc học phổbiến:
- Nghiên cứu dân tộc học cổ điển: bao gồm một thời gian dài quan sát và tương tác với một cộng đồng hoặc nhóm cụ thể Nhà nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu văn hóa, tín ngưỡng, tập quán và cấu trúc xã hội của cộng đồng bằng cách hòa mình vào cuộc sống hàng ngày của cộng đồng.
- Nghiên cứu hành động có sự tham gia: bao gồm việc nhà nghiên cứu cộng tác làm việc với các thành viên của một cộng đồng hoặc nhóm cụ thể để xác định và giải quyết các vấn đề xã hội ảnh hưởng đến cộng đồng Nhà nghiên cứu nhằm mục đích trao quyền cho các thành viên cộng đồng đểhọ đóng vai trò tích cực trong quá trình nghiên cứu và sử dụng các phát hiện đểtạo ra sựthay đổi tích cực.
- Nghiên cứu dân tộc học ảo liên quan đến việc sử dụng phương tiện truyền thông trực tuyến hoặc kỹ thuật sốđể nghiên cứu một cộng đồng hoặc văn hóa cụ thể Nhà nghiên cứu có thểsử dụng mạng xã hội, diễn đàn trực tuyến hoặc các nền tảng kỹ thuật số khác để quan sát và tương tác với nhóm đang được nghiên cứu.
- Nghiên cứu dân tộc học phê phán nhằm mục đích phơi bày sự mất cân bằng quyền lực và bất bình đẳng xã hội trong một cộng đồng hoặc nền văn hóa cụthể Nhà nghiên cứu có thểsửdụng những quan sát của mình đểphê bình những câu chuyện văn hóa nổi trội hoặc đểxác định các cơ hội thay đổi xã hội.
Khái quát c ơ b ả n v ề phát tri ể n dân t ộ c h ọ c
Phát triển dân tộc học là quá trình hình thành và phát triển của ngành dân tộc học, từ những bước khởi đầu ban đầu đến khi trở thành một ngành khoa học độc lập. Quá trình phát triển của xã hội loài người cũng là quá trình nâng cao tri thức của con người vềmôi trường xung quanh, vềchính bản thân con người, sựhiểu biết, thông tin vềcác tộc người láng giềng và các tộc người xa xưa.
● Quá trình phát triển của Dân tộc học:
+ Đã có sựquan sát của con người đểcầu mong sựnhân hòa.
+ Là những yêu cầu tìm hiểu, thiết lập các quan hệkinh tế, chính trịvà cả các mục tiêu chiến tranh như: tìm hiểu xem tộc người khác sản xuất như thế nào, tổ chức bộ máy quyền lực ra sao, vị trí, phương thức tác chiến nhưthếnào?
+ Những tài liệu về đời sống sinh hoạt của các tộc người như: "Sáng thế kỷ" (trong Kinh Cựu Ước); "Trường ca Hô Li Át và Ôđixê" của Hôme và những đội quân Hy Lạp; "Kinh thi" của Khổng Tử; "Sửký" của Tư
Mã Thiên (Trung Quốc) đều có tưliệu vềDân tộc học.
- Trong thời kỳ trung cổ:
+ Những tri thức về Dân tộc học tiếp tục được tích lũy Chẳng hạn nhưsự thành lập nhà nước Bát Đa, các học giả Ả Rập đã nghiên cứu nhiều tư liệu vềcác dân tộc vùng này Tác phẩm: "Cuộc đời của Mác Cô Pê Lê" đã ghi chép phong tục tập quán của các nước phương Đông Những cuộc thám hiểm của Ma Gien Lăng, Cơ rít xtốp Cô Lông có nhiều tưliệu về các tộc ngườiởchâu Á, châu Mỹ
+ Tuy nhiên, Dân tộc học trong thời kỳ này vềcơ bản là không có sựphát triển mạnh mẽ vì trong điều kiện thế giới quan tôn giáo và uy lực của nhà thờchi phối.
- Thời kỳ cận đại và trung đại:
+ Thế kỷ 18, những tri thức về Dân tộc học phát triển mạnh mẽ và tạo ra những tiền đềchín muồi cho sựhình thành khoa học Dân tộc học Vì sao lại được nhưvậy?
➔ Thế kỷ 15, giai cấp tư sản ra đời đấu tranh chống phong kiến, trước hết là thành trì tư tưởng của nó là thế giới quan tôn giáo.
Mở đầu cho các cuộc đấu tranh đó là thời kỳ phục hưng (thế kỷ
➔ Có nhiều phát minh quan trọng, tư tưởng vạch thời đại như: Thuyết tiến hóa của Đác Uyn, những tưtưởng của Mông Te xki ơ, Vôn Te, Lốc Cơ
+ Trong sựphát triển đó, Dân tộc học cũng có sựphát triển mạnh mẽ Tuy nó còn nằm trong khoa học lịch sử, song đã có cơsởlý luận và phương pháp riêng như:
➔ Về cơ sở lý luận, quan điểm về tính quy luật phổ biến của quá trình lịch sử tôn giáo đã có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử; những tiến bộ của các dân tộc theo quy luật của nó mà người ta sau này, đều phân chia lịch sử loài người thành các giai đoạn khác nhau như: Mông muội - dã man - gia trưởng - văn minh (Phu Ri Ê) Các học giả đã chú ý nghiên cứu các dân tộc hoang giã.
➔ Về phương pháp riêng của nó, do xuất hiện phương pháp phân tích quá khứđược áp dụng, người ta đã hướng vào phân tích các dân tộc lạc hậu ngoài châu Âu, được chuyển vào lịch sửcổđạiở châu Âu.
+ Thếkỷ 19, Dân tộc học đã phát triển và trởthành một khoa học độc lập, có đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu riêng Cơsở lý luận nền tảng cho khoa học Dân tộc học là thuyết tiến hóa của Đác Uyn Với học thuyết này, quan niệm vềsựphát triển và biến đổi của mọi vật trên thế giới từ đơn giản đến phức tạp, diễn ra không phải ngẫu nhiên mà nó có tính quy luật phổbiến, xác định sựphát triển của lịch sử cũng là một quá trình.
+ Cuối thếkỷ19 đầu thếkỷ20, xuất hiện các trường phái:
➔ Trường phái "Văn hoá lịch sử", có ba nhóm:"Hình thái học văn hoá"của Phơn Bê Nê út (người Đức), "Viên nơ" của Guy ôm Xmít (người Áo) "Vòng văn hóa" của Gơ rép nơ (người Đức).
Họ đều phê phán thuyết tiến hóa, chống lại phương pháp lịch sử trong Dân tộc học, phủ nhận tính quy luật lịch sử trong sựphát triển của các hiện tượng Dân tộc học Tư tưởng chung là đều lấy văn hóa làm tiêu chí chủ yếu để xem xét lịch sử các dân tộc, coi Dân tộc học như là khoa học về văn hoá của các tộc người Họ dựa vào các hiện tượng văn hóa ngẫu nhiên (cả văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần) qui vào thành những vùng văn hoá và tác động lẫn nhau để giải thích sựphát triển văn hóa của các dân tộc.
Về phương pháp, họ sử dụng chủyếu bằng phương pháp điền dã, mang nặng tính phán đoán chủquan.
➔ Cũng trong thời kỳ này xuất hiện các trường phái: "Tâm lý chủng tộc", gồm: "Xã hội học" của Đuých ken (Pháp), "Phân tâm học" của Phờ rốt (Mỹ) đều đi sâu phân tích tâm lý tộc người Theo họ, đời sống và hành vi cá nhân, xã hội phụthuộc vào tâm lý Xã hội được điều hành không phải từquy luật kinh tế- xã hội, mà là quy luật tâm lý - sinh học Họ phân tích lịch sửmột cách cực đoan. Đây là cơ sở để cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc vềsau này và được đẩy lên một cách cực đoan thành chủnghĩa phát xít.
➔ Tuy nhiên, có thểthấy rằng các trường phái Dân tộc học nêu trên, đều là trường phái Dân tộc học tư sản Tuy có những quan niệm mới tiến bộ, song nó không khỏi có những hạn chếnhất định, vì nó bị chi phối bởi hệtưtưởng tưsản, bởi lợi ích của giai cấp tư sản, biện hộcho sựxâm lược và bành trướng của giai cấp tưsản. + Trong nửa đầu thế kỷXX xuất hiện trường phái Dân tộc học mới trường phái Dân tộc học Mác xít, tiêu biểu là: Gu be rơ, Tôn xốp, Brom lây,…
Họ dựa vào những nguyên lý, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sửcủa chủnghĩa Mác, đểgiải thích một cách khoa học các vấn đề dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giai cấp, con người.
Dân t ộ c h ọ c ở các n ướ c ph ươ ng Tây và ph ươ ng Đông
Nghiên cứu dân tộc ở phương Đông: Các truyền thống nghiên cứu dân tộc ở phương Đông có nguồn gốc từtriết học cổđại Trung Quốc,Ấn Độ Một sốđặc điểm chính của nghiên cứu dân tộc phương Đông bao gồm: Nhấn mạnh vào tính toàn vẹn và bối cảnh, Tập trung vào mối quan hệ, Sựliên kết của tất cảmọi thứ.
Nghiên cứu dân tộc ở phương Tây: Các truyền thống nghiên cứu dân tộc ở phương Tây có nguồn gốc từ thời Khai sáng và nhấn mạnh vào quan sát thực nghiệm và tính nghiêm ngặt khoa học Chúng thường tập trung vào chủ thểcá nhân và tương đối luận văn hóa.
Nghiên cứu dân tộc ở phương Đông và phương Tây đã có những đóng góp đáng kểcho sự hiểu biết của chúng ta vềxã hội và văn hóa của con người Mặc dù có những khác biệt rõ rệt giữa các cách tiếp cận nghiên cứu dân tộc phương Đông và phương Tây, nhưng cả hai truyền thống đều chia sẻ mục tiêu chung là hiểu thếgiới từ góc nhìn của người khác Khi thếgiới ngày càng trở nên kết nối hơn, nghiên cứu dân tộc học sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong việc bắc cầu khoảng cách văn hóa và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.
Dân t ộ c h ọ c và nghiên c ứ u dân t ộ c h ọ c ở Vi ệ t Nam
Dựa trên phân tích nội dung một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam, D Marr, một nhà Việt Nam học nổi tiếng, đã nhận xét rằng hầu hết các mô tả dân tộc học ở Việt Nam đều có đặc điểm chung là “giống nhưnhững hiện vật bảo tàng, không có thời gian, cứ như thểtất cảcác tộc người này chưa từng trải qua những thửthách và biến đổi đáng kểnào trong suốt nửa thếkỷqua” (Marr, 1992:169).
Dân tộc họcở Việt Nam ra đời muộn hơn, nhưng những kiến thức vềDân tộc học xuất hiện sớm Các nguồn tư liệu dân gian về Dân tộc học được ghi chép thành văn bắt đầu từthếkỷXV, nhưng cũng mới chỉcòn rải rác như:
- "Dư địa chí" (Nguyễn Trãi), viết vềsựphân bốdân cư, văn hóa và tập quán của người Kinh.
- "Việt điện u linh" (Lý TếXương) có nhiều tưliệu vềDân tộc học.
- Lê Quý Đôn, nói về các công cụ sản xuất, tập quán sản xuất, đồ ăn, quần áo, trang sức, nhạc cụdân tộc
- Các tác phẩm khác như: Cao Bằng ký lược, gia phả, tộc phả, văn bia…
Trong thời kỳ xâm lược và đô hộ, thực dân Pháp đã chú ý nghiên cứu các tộc người ở Việt Nam một cách có hệ thống, để phục vụ cho mục đích cai trị và nghiên cứu Dân tộc học.
- Nghiên cứu các tộc người thiểu số ởphía Bắc, Tây Nguyên.
- Có cơquan nghiên cứu: trường Viễn đông bát cổ.
- Có tạp chí nghiên cứu: Tạp chí Đông Dương, tạp chí Những người bạn của Huế cổkính.
Sau năm 1954, ở miền Nam, Mỹ, Nguy đã có nhiều công trình nghiên cứu các tộc người thiểu số ở Trường Sơn, Tây Nguyên Chúng thành lập Bộ sắc tộc để đặc trách các vấn đềcưdân thiểu số ởTây Nguyên.
Mốc đánh dấu Dân tộc họcở Việt Nam trở thành một chuyên ngành khoa học vào năm 1958 Tổ Dân tộc học được thành lập nằm trong viện sử học Việt Nam Sau đó, các cơ quan chuyên trách nghiên cứu và giảng dạy dân tộc học được hình thành và phát triển, các công trình khoa học nghiên cứu dân tộc học ngày càng mang tính hệ thống chuyên sâu. Đối tượng nghiên cứu của nghiên cứu dân tộc học là các vấn đề liên quan đến yếu tốcó tính dân tộc ở Việt Nam, Nghiên cứu dân tộc học nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của đời sống của mọi người trong kinh tếhành vi tiêu dùng, sinh hoạt hằng ngày bao gồm:
- Ngôn ngữ: Nghiên cứu về ngôn ngữcủa các dân tộc, bao gồm nguồn gốc, sự phát triển, hệthống ngữâm, ngữpháp, từvựng,
- Văn hóa: Nghiên cứu về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của các dân tộc, bao gồm:
+ Văn hóa vật chất: nhà cửa, trang phục,ẩm thực, lễhội,
+ Văn hóa tinh thần: tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán,
- Xã hội: Nghiên cứu vềxã hội của các dân tộc, bao gồm:
+ Gia đình, họtộc, cộng đồng
+ Kinh tế, sản xuất, sinh hoạt
Ngành dân tộc họcởViệt Nam có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộcởViệt Nam Ngành dân tộc học cũng góp phần thúc đẩy sự hiểu biết và hòa hợp giữa các dân tộc Không những thế phát triển dân tộc học góp phần phát triển xã hội, nền kinh tếvà thúc đẩy sựđi lên của xã hội về mọi mặt đời sống Ngày nay, Dân tộc họcởViệt Nam được đưa vào giảng dạy ởhầu hết các trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, các trường quân đội.
Một sốthành tựu của Dân tộc họcở Việt Nam:
- Nghiên cứu xác định trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các tộc người ở
Việt Nam, làm căn cứ cho các chính sách của Đảng và Nhà nước phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc.
- Nghiên cứu giới thiệu các giá trịvăn hóa truyền thống của các tộc người ởViệt Nam, góp phần bảo tồn, giữvững bản sắc văn hóa của dân tộc.
- Cùng Sử học, Khảo cổ học nghiên cứu làm sáng tỏlịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam (từđời các Vua Hùng đến nay).
- Nghiên cứu xác định các tộc người trên đất nước Việt Nam (54 dân tộc), góp phần thực hiện đại đoàn kết dân tộc, bảo vệbiên giới, an ninh quốc gia.
Các lo ạ i nghiên c ứ u dân t ộ c h ọ c
Nghiên c ứ u dân t ộ c h ọ c di đ ộ ng - Mobile ethnography
Nghiên cứu dân tộc học di động là một loại nghiên cứu tiếp thị trong đó người tham gia ghi lại trải nghiệm của họ thông qua điện thoại di động Với nghiên cứu dân tộc học di động, các nhà nghiên cứu tuyển dụng người tham gia và họ sẽ ghi lại hoạt động và cảm xúc của bản thân, sử dụng điện thoại của mình để chụp ảnh và video kèm theo giải thích âm thanh Nghiên cứu dân tộc học di động có thể được sử dụng để ghi lại hành vi riêng tư, như việc thức dậy vào buổi sáng hoặc thực hiện các liệu pháp y tế. Ưu điểm Khuyết điểm
• Khám phá hành vi và cảm xúc chân thực mà một nhà nghiên cứu có thể bỏ lỡ.
• Thuận tiện và linh hoạt: Với sự phổ cập của điện thoại di động, việc thu thập dữ liệu có thể diễn ra mọi nơi và mọi lúc.
• Người tham gia thường không nhận ra hành vi thường xuyên hoặc vô thức của họ khi tương tác với sản phẩm và dịch vụ.
• Khả năng chệch hướng: Người tham gia có thể chọn ghi lại những khía cạnh tích cực hoặc chỉ chú ý đến một phần của trải nghiệm, dẫn đến khả năng chệch hướng trong dữ liệu tự báo cáo.
• Thiếu sự kiểm soát: Nhà nghiên cứu ít có khả năng kiểm soát quá trình ghi chép và có thể thiếu thông tin bổ sung và hiểu biết đầy đủ về ngữ cảnh.
Nghiên c ứ u dân t ộ c h ọ c v ề ho ạ t đ ộ ng tr ự c tuy ế n - Netnography
Netnography (kết hợp giữa từ "InterNET" và "ethNOGRAPHY") là thuật ngữ chỉ sự nghiên cứu dân tộc học về các hoạt động trực tuyến bởi Robert Kozinets và được sử dụng để khám phá các tương tác trực tuyến của cá nhân và cộng đồng trên Internet, cũng như mối quan hệ giữa con người và thiết bị điện tử Netnography có thể được áp dụng vào việc nghiên cứu nội dung do người dùng tạo ra trên các trang mạng xã hội. Ưu điểm Nhược điểm
• Tiết kiệm thời gian và chi phí: Không cần di chuyển đến vị trí vật nghiên cứu, nó cho phép nhà nghiên cứu tham gia và quan sát trực tuyến từ xa.
•Dữ liệu thực tế và nhanh chóng: Netnography cung cấp dữ liệu thực tế và nhanh chóng vì nó dựa trên những tương tác và thông tin thực tế mà người dùng tạo ra trực tuyến.
• Đa dạng hóa nguồn dữ liệu: Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trên Internet, bao gồm diễn đàn, trang mạng xã hội, blog và các nền tảng trực tuyến khác.
• Thiếu sự tương tác trực tiếp: Điều này có thể làm giảm đi sự hiểu biết về ngữ cảnh và tình huống.
• Vấn đề quyền riêng tư: Việc theo dõi và thu thập dữ liệu trực tuyến có thể gây tranh cãi về vấn đề quyền riêng tư và đạo đức, đặc biệt khi thông tin cá nhân được sử dụng trong nghiên cứu.
• Nguy cơ biased (chệch hướng): Dữ liệu có thể không phản ánh đầy đủ quan điểm của toàn bộ cộng đồng, do đó có nguy cơ chệch hướng (bias) trong kết quả nghiên cứu.
• Khả năng chấp nhận thấp: Một số người dùng có thể cảm thấy không thoải mái hoặc từ chối tham gia vào nghiên cứu.
L ự a ch ọ n đ ị a đi ể m nghiên c ứ u
Nghiên cứu dân tộc học đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải tham gia quan sát trong môi trường thực tế, nó còn có thể được hiểu là nơi diễn ra nghiên cứu, chẳng hạn như một doanh nghiệp nhỏ, một bộ phận trong một công ty lớn hoặc một trung tâm mua sắm Ví dụ nhưcác nhà nhân học cổđiển, họđều là những người nước ngoài đến hiện trường nghiên cứu của họ Hiện nay, nghiên cứu dân tộc học có thể được triển khai ở bất cứ đâu, kể cảnhững bối cảnh quen thuộc Nghiên cứu dân tộc học có thể diễn ra ở nhiều loại cộng đồng bao gồm các tổ chức chính thức và không chính thức nhưnơi làm việc, cộng đồng đô thị, câu lạc bộngười hâm mộ, giá vé thương mại, trung tâm mua sắm và phương tiện truyền thông xã hội.
Dù bằng cách nào, việc thiết lập một dự án nghiên cứu có thểhiệu quảmiễn là địa điểm và câu hỏi có liên quan với nhau Dù chọn tiến hành theo cách nào, hãy cẩn thận để các câu hỏi nghiên cứu của bạn chạm đến điều gì đó quan trọng về đời sống văn hóa và xã hội tại địa điểm đó.
Khi địa điểm thực địa tiềm năng đã được chọn, bạn cần đàm phán quyền tiếp cận, việc xin phép những người quản lý, làm chủvới mục đích nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định Việc xin phép thường có nghĩa là sẽ cần thuyết phục người gác cổng (ví dụ: Giám đốc điều hành của công ty) vềsự liên quan của nghiên cứu trong dựán Ngoài ra, người nghiên cứu cần tìm một sốngười tham gia chính, tức là những người mà bạn cho là trung tâm đối với câu hỏi nghiên cứu.
Việc lựa chọn địa điểm nghiên cứu có thểđược tiến hành theo hai cách:
- Nhà nghiên cứu đưa ra câu hỏi mang tính hướng dẫn phù hợp với địa điểm cụ thểđó.
- Các nhà nghiên cứu cũng có thểbắt đầu bằng bảng câu hỏi nghiên cứu dựa trên lý thuyết vềquá trình văn hóa nhất định và tìm địa điểm phù hợp với bảng câu hỏi.
Xác đ ị nh ph ươ ng pháp nghiên c ứ u
Naturalism (Ch ủ nghĩa t ự nhiên)
Chủ nghĩa tự nhiên, hay còn được gọi là nghiên cứu sống và làm việc, trong đó liên quan đến việc quan sát các biến số nghiên cứu trong bối cảnh tựnhiên của chúng để xác định và ghi lại các mô hình hành vi, bao gồm cả việc dành thời gian ở môi trường sống tự nhiên để ghi lại các hoạt động và mang lại dữ liệu chính xác và phù hợp nhất 'Chủnghĩa tựnhiên' có nguồn gốc từtruyền thống nghiên cứu hiện thực, tìm cách khám phá sựmô tảchân thực hoặc xác thực vềthếgiới.
Mục đích của chủ nghĩa tự nhiên là nhằm nắm bắt bản chất khách quan hành động xảy ra tựnhiên của con người Điều này chỉ có thể đạt được thông qua tiếp xúc trực tiếp, chuyên sâu chứ không phải thông qua những gì mọi người làm trong môi trường thử nghiệm và nhân tạo, hoặc bằng những gì mọi người nói trong các cuộc phỏng vấn. Đây cũng là phương pháp nghiên cứu dân tộc học lâu đời nhất, có thểxây dựng mối quan hệ giữa nhà dân tộc học và các biến số Họ cũng cốgắng giải thích các sự kiện và quá trình xã hội theo mối quan hệcủa chúng với bối cảnh mà chúng xảy ra.
Theo chủ nghĩa tự nhiên, việc mô tả khách quan đòi hỏi bạn phải giảm thiểu ảnh hưởng của mình lên hoạt động của những người được nghiên cứu Các nhà dân tộc học hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực y tếvà giáo dục sẽtránh phương pháp này vì nó tốn kém chi phí và mất rất nhiều thời gian.
Understanding (Hi ể u bi ế t)
Lập luận ở đây thì phản đối chủnghĩa tựnhiên, đòi hỏi rằng bạn chỉcó thểgiải thích hành động của con người nếu nhưhiểu biết vềnền văn hóa nơi hành động diễn ra Điều này khá rõ ràng khi nghiên cứu thứgì đó hoàn toàn xa lạ với bản thân Tuy nhiên, một số nhà dân tộc học cho rằng điều đó cũng quan trọng khi nghiên cứu những bối cảnh quen thuộc hơn Quả thực, khi một khung cảnh quen thuộc, nguy cơ hiểu lầm đặc biệt lớn Bản thân không nên cho rằng mình đã biết quan điểm của người khác, bởi vì các nhóm và cá nhân cụ thể phát triển những thế giới quan khác biệt. Điều này đặc biệt đúng trong các xã hội phức tạp lớn Do đó, cần phải tìm hiểu văn hóa của nhóm đang được thực hiện nghiên cứu trước khi có thể đưa ra lời giải thích cho hành động của các thành viên trong nhóm đó Đây là lý do tại sao việc quan sát, đối thoại và phỏng vấn của người tham gia là trọng tâm của nghiên cứu dân tộc học.
Induction (H ướ ng d ẫ n)
Các nhà dân tộc học ủng hộ các quá trình nghiên cứu dựa trên việc tìm hiểu, tổng hợp và khám phá, tập trung vào sự chỉ điểm của những người nghiên cứu trước.
Người ta lập luận rằng nếu nhà nghiên cứu tiếp cận một cộng đồng với một tập hợp các mô hình, khái niệm hoặc mệnh đề lý thuyết được xác định trước, họcó thểkhông khám phá được bản chất đặc biệt và bối cảnh của cộng đồng đó Đây là lý do tại sao các nhà dân tộc học thường bắt đầu nghiên cứu của họchỉvới mối quan tâm chung về một cộng đồng, một nhóm người, loại hành động xã hội hoặc một vấn đềthực tế Vấn đề nghiên cứu sau đó sẽ được cải tiến và thậm chí đôi khi được thay đổi khi dự án nghiên cứu được tiến hành Đây được coi là kết quả có giá trị của nghiên cứu chứ không phải là điểm khởi đầu của nó.
Ethics (Đ ạ o đ ứ c)
Đây là một trong những điểm mạnh của nghiên cứu dân tộc học nhưng cũng là một trong những thách thức của nó là sự phản ánh mối quan hệ mà các nhà nghiên cứu xây dựng với những người tham gia nghiên cứu của họ Việc thực hiện nghiên cứu dân tộc học khác với nhiều phương pháp nghiên cứu định tính khác Thực hiện nghiên cứu dân tộc học có nghĩa là tìm hiểu mọi người (ví dụ: người quản lý, nhân viên, khách hàng, người tiêu dùng, ), giành được sựtin tưởng của họvà có thểcam kết xây dựng mối quan hệbạn bè lâu dài.
Tất cảcác nghiên cứu đều nhằm mục đích bảo vệnhững người tham gia nghiên cứu Điều này bao gồm việc cho họ biết những rủi ro của nghiên cứu, bảo vệ danh tính của họvà nói chung hơn là chú ý hơn đến các quyết định mà bạn đưa ra trong quá trình nghiên cứu Nhà nghiên cứu cần trình bày rõ ràng các mục đích và mục đích nghiên cứu của mình với các thành viên trong cộng đồng đang được nghiên cứu và nhận được sựđồng ý rõ ràng của những người này trước khi bắt đầu dựán nghiên cứu của mình Đạo đức trong nghiên cứu cũng bao gồm việc đảm bảo rằng những người tham gia nghiên cứu có cơ hội quyết định xem bạn có thể sử dụng tên thật hay ẩn danh họ trong nghiên cứu của mình hay không Nhà nghiên cứu cũng cần thảo luận xem liệu người tham gia có muốn đọc và nhận xét vềbản thảo báo cáo nghiên cứu hay không Nhìn chung, cần phải chắc chắn rằng nghiên cứu của mình không gây tổn hại hoặc lợi dụng các cá nhân hoặc nhóm người mà mình đang nghiên cứu.
Xác đ ị nh ph ươ ng pháp ti ế p c ậ n & l ấ y m ẫ u
Participant Observation (Quan sát ng ườ i tham gia)
Quan sát người tham gia là một phương pháp thu thập dữliệu trọng tâm trong nghiên cứu dân tộc học, trong đó nhà dân tộc học tương tác tích cực với các đối tượng nghiên cứu Phương pháp này cũng tương đồng với với phương pháp chủ nghĩa tự nhiên.
Phương pháp này cung cấp cho các nhà dân tộc học nhiều dữliệu hơn, giúp họ hiểu rõ hơn vềtrải nghiệm và thói quen của đối tượng nghiên cứu từgóc độcủa người tham gia Ngoài ra, nhà nghiên cứu có thể cùng chia sẻ cuộc sống và hoạt động hàng ngày của những người trong bối cảnh đã chọn Điều này sẽgiúp phát triển 'quan điểm của người trong cuộc', có nghĩa là sẽcó sựtrải nghiệm và cảm nhận việc trởthành một phần của nhóm được nghiên cứu là như thế nào Đồng thời luôn cần có sựquan sát trong quá trình này.
Mức độ mà một nhà nghiên cứu có thể trở thành một người tham gia đầy đủ vào nền văn hóa mà họ đang nghiên cứu sẽphụthuộc vào bản chất của bối cảnh được quan sát Ví dụ, một nhà nghiên cứu đã sửdụng nền tảng dân tộc của mình làm cơsở để lựa chọn địa bàn thực địa (các công ty nhỏ) nơi anh có thể trở thành thành viên chính thức của nhóm nghiên cứu Bằng cách này, sau đó họcó thểphát triển góc nhìn sâu sắc hơn một phần của người trong cuộc Trên thực tế, một số nhà dân tộc học không tin rằng việc hiểu một nền văn hóa nhất thiết phải trởthành một thành viên đầy đủvà tích cực của nhóm được nghiên cứu Họ cho rằng nhà dân tộc học nên cốgắng vừa là người ngoài cuộc vừa là người trong cuộc, đứng bên lềnhóm cảvềmặt xã hội và trí tuệ Vì vậy, việc kết hợp quan điểm bên ngoài và bên trong sẽmang lại hiệu quả.
Phương pháp này tuy nhiên vẫn tồn tại hạn chế:
- Sự hiện diện của nhà nghiên cứu có thể ảnh hưởng đến hành vi của đối tượng nghiên cứu, đặc biệt là trong quá trình quan sát công khai của người tham gia dẫn đến sai lệch kết quả.
- Nghiên cứu bị thiên vị do sựtương tác của đối tượng nghiên cứu với các nhà dân tộc học, làm cho kết quả trở nên kém khách quan dẫn đến sai lệch thực nghiệm và tác động đến kết quảnghiên cứu.
Interviews (Ph ỏ ng v ấ n)
Bên cạnh việc quan sát, một nghiên cứu dân tộc học có thể tập trung vào các cuộc phỏng vấn tường thuật hoặc lịch sửcuộc sống có kết thúc mở Vì vậy, Phỏng vấn dân tộc học là một phương pháp tập trung vào các câu chuyện mở hoặc các cuộc phỏng vấn về lịch sử cuộc đời Các cuộc phỏng vấn dân tộc học kết hợp sự quan sát sâu sắc với các cuộc thảo luận trực tiếp đểtạo ra kết quảnghiên cứu xác thực nhất.
Phương pháp này thu thập dữ liệu về mục tiêu và hành vi của nhóm nghiên cứu Nhà dân tộc học có thể đặt câu hỏi về nhóm nghiên cứu trong khi quan sát đối tượng nghiên cứu trong môi trường tựnhiên của họ.
Nhìn chung, các cuộc phỏng vấn có thểđặc biệt hữu ích khi chọn địa điểm, sau khi quá trình quan sát của người tham gia đã kết thúc hoặc khi người tham gia đang trải qua những thay đổi mà nhà nghiên cứu quan tâm Trong khi quan sát của người tham gia cung cấp thông tin về hành động và hành vi thì các cuộc phỏng vấn mang đến cơ hội tìm hiểu cách mọi người phản ánh trực tiếp vềhành vi, hoàn cảnh, danh tính và sựkiện của chính họ Điều này có thểcó giá trịtrong việc đạt được quan điểm của người trong cuộc.
Một phần quan trọng của cuộc phỏng vấn là thiết lập mối quan hệ với người tham gia Cách tốt nhất đểlàm điều này là trởthành một người biết lắng nghe, nghĩa là lắng nghe và nghe nhiều hơn là nói và trò chuyện Thể hiện sựquan tâm thực sự đối với người tham gia và làm những gì bạn có thể đểkhiến người khác cảm thấy thoải mái về mặt xã hội là những ưu tiên hàng đầu Khi tiến hành cuộc phỏng vấn, bạn nên chọn bối cảnh mà người tham gia có thể thư giãn và nói chuyện cởi mở Hãy chắc chắn rằng người tham gia biết rằng cuộc phỏng vấn là một phần dữliệu của bạn và họ hiểu ý nghĩa tổng thể của việc được phỏng vấn Các cuộc phỏng vấn có thể được ghi âm với sự đồng ý của người tham gia Ngay cả khi bạn giỏi ghi chép, việc ghi chép thực tếnhững gì đã được nói và cách thức nói cũng rất hữu ích.
Thông thường, trước khi thực hiện phỏng vấn nên lập danh sách tất cảcác câu hỏi có thể có và sau đó xem câu hỏi nào có liên quan chặt chẽ nhất đến đềtài nghiên cứu Đểngười tham gia có thểnói theo quan điểm riêng của mình, tốt nhất bạn nên lập kếhoạch cho các câu hỏi mởthay vì các câu hỏi cốđịnh, câu hỏi đóng, mang tính chất chỉ lựa chọn Nếu người tham gia tạm dừng trong khi nói chuyện hoặc có vẻnhưđang nói vềnhững vấn đềkhông liên quan, hãy đợi một lúc thay vì ngay lập tức nhất quyết chuyển sang câu hỏi tiếp theo.
Surveys (Kh ả o sát)
Quy nạp phân tích là một thiết kếnghiên cứu sửdụng các câu hỏi khảo sát để kiểm tra các giảthuyết Một cuộc khảo sát sẽ hỗ trợ nhà dân tộc học thu thập dữliệu, phân tích và đưa ra các kết luận khách quan. Đây là phương pháp nhanh chóng và tiết kiệm chi phí trực tuyến và có thểcấp những hiểu biết sâu sắc về một nhóm nghiên cứu tuy nhiên hạn chếcủa phương pháp này là tỷlệdrop-out và sựthiên vị trong câu trảlời khảo sát.
Research in archives (Nghiên c ứ u trong kho l ư u tr ữ )
Nhà dân tộc học cũng có thểsửdụng một bộdữliệu khổng lồđểcó những phát hiện chính xác hơn Các tài liệu sẵn có rất hữu ích trong việc đặt những người tham gia nghiên cứu của bạn vào một bối cảnh rộng hơn Chúng ta cũng có thểtìm hiểu về những loại yêu cầu được đặt ra đối với những người trong trang web của chúng ta hoặc loại đặc quyền mà họcó.
Khi xem xét liệu tài liệu hiện trường có liên quan đến nghiên cứu của chúng ta hay không, chúng ta có thể hỏi: Tài liệu này viết gì và viết nhưthế nào? Tài liệu này có từ nguồn uy tín không? Dữliệu của tài liệu đó dùng đểlàm gì? Dữliệu đó được lấy nhưthếnào?
Nghiên cứu lưu trữ có thểtrình bày sai vềnhóm nghiên cứu do ngẫu nhiên Dữ liệu lưu trữcó thểbịsai lệch, ảnh hưởng đến kết quảnghiên cứu Các vấn đềvềquyền riêng tưhoặc bản quyền có thểáp dụng cụthểcho các tài liệu trên trang web liên quan đến kinh doanh Do đó, điều quan trọng là phải tìm hiểu vềnhững điều này trước khi chúng được đưa vào đề tài nghiên cứu và cần phải trích dẫn tài liệu một cách thích hợp.
Field notes (Ghi chú hi ệ n tr ườ ng)
Ghi chép thực địa là một hoạt động chính được thực hiện bởi nhà dân tộc học. Các sự kiện hàng ngày được ghi lại cùng với quan điểm và cách diễn giải của người tham gia Những quan sát ban đầu tập trung vào bộ sưu tập tài liệu tổng quát, có kết thúc mở bắt nguồn từ việc học các quy tắc văn hóa cơ bản và ngôn ngữđược sửdụng tại địa điểm Quá trình định hướng ban đầu này rất quan trọng đểcung cấp nền tảng cho cuộc điều tra tập trung hơn Nó cũng giúp nhà nghiên cứu có được mối quan hệ với những người tham gia và kiểm tra xem các mục tiêu nghiên cứu ban đầu có phù hợp với tình hình địa phương hay không.
Các ghi chú hiện trường nên thường được viết trong thời gian ở hiện trường hoặc càng sớm càng tốt sau khi rời khỏi hiện trường Phương pháp viết ghi chú hiện trường khá mang tính cá nhân Do đó, cần tách biệt với nhau về các phần chính của ghi chú hiện trường.
- Đầu tiên, ghi chú là những từ hoặc cụm từ ngắn gọn được viết ra tại hiện trường Thường được ghi lại trong cuốn sổ nhỏgiúp ghi nhớnhững điều muốn đưa vào dựán khi viết những ghi chú đầy đủhơn Mặc dù không phải tất cảcác tình huống nghiên cứu đều phù hợp để viết ghi chú (ví dụ: trò chuyện trong quán cà phê với CEO), nhưng chúng sẽ giúp ích khi viết những ghi chú đầy đủ hơn sau đó.
- Thứ hai, mô tả là viết ra tất cả những gì có thể nhớ về một sự kiện cụ thể, chẳng hạn như một cuộc họp hội đồng quản trị, một buổi đào tạo, Điều này có thểgiúp liên kết các hiện tượng liên quan với nhau.
- Thứba, phân tích là về những gì đã học được trong bối cảnh vềcâu hỏi nghiên cứu của mình và những điểm liên quan khác Có bất kỳ chủ đề hoặc mô hình nào xác định có thể giúp trảlời câu hỏi nghiên cứu của mình không? Làm thế nào để có thể tập trung quan sát vào lần tới? Điều gì có thểrút ra từbất kỳ kết nối sơ bộhoặc kết luận tiềm năng dựa trên những gì đã học được không?
- Thứtư, suy ngẫm là vềnhững gì bạn suy nghĩ, cảm nhận và học được khi quan sát Việc tiến hành nghiên cứu nhưthếnào? Có cảm thấy thoải mái khi ởhiện trường không? Có bất kỳ cảm xúc tiêu cực nào trong quá trình thực địa không?
Bạn đã kết nối và không với những người tham gia theo những cách nào?
Các ghi chú thực địa là một phần quan trọng của dữliệu thực nghiệm làm cơsở cho các kết luận của nghiên cứu Bản dân tộc học viết hoàn chỉnh vừa nói lên vừa bổ sung vào những cuộc tranh luận về mặt lý thuyết đã được thiết lập Lý thuyết rất quan trọng trong nghiên cứu dân tộc học Bởi vì, lý thuyết có vai trò quan trọng trong việc giúp tạo ra các câu hỏi định hướng cho việc điều tra dân tộc học, cho phép giải quyết các câu hỏi lớn hơn về cách thức hoạt động của văn hóa giữa các nhóm người khác nhau Cũng như, thông qua việc áp dụng các công cụlý thuyết vào những gì đã học, sẽ giúp hiểu rõ hơn về đời sống xã hội trong một bối cảnh nghiên cứu nhất định Thông qua lý thuyết, dữliệu có được ý nghĩa và mức độliên quan rộng hơn.
Công c ụ dùng đ ể nghiên c ứ u
Ngu ồ n g ố c c ủ a câu h ỏ i nghiên c ứ u
Các câu hỏi nghiên cứu có thể đến từ việc động não của những nhóm hợp tác hoặc những mối quan tâm và cam kết của bất kỳ đối tượng tham gia vào việc hình thành câu hỏi.
Xây d ự ng câu h ỏ i nghiên c ứ u
Việc xây dựng câu hỏi nghiên cứu trong nghiên cứu dân tộc học yêu cầu các nhà nghiên cứu cần xây dựng những câu hỏi nhỏxoay quanh chủđề Tức là phải biến một câu hỏi phức tạp thành những thành phần ít phức tạp hơn.
Bảng câu hỏi nghiên cứu cụthểsẽđược phân ra thành hai nhóm:
- Nhóm câu hỏi đầu tiên liên quan đến những người tham gia vào chủđề.
- Nhóm câu hỏi thứhai liên quan đến việc mô tảcụthểnội dung chương trình, chủđề.
Ví dụ : Một hiệu trưởng của trường cấp ba muốn xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu cho kế hoạch áp dụng phương pháp học tập hybrid Chương trình có tên là “The Hybrid Learning”, một chương trình học tập kết hợp giữa giảng dạy online và offline cho học sinh cấp ba Hiệu trưởng cần phát triển bảng câu hỏi đánh giá dựán và cần giải quyết được hai câu hỏi lớn nhưsau (1) “Mô tả những gì sẽ được thực hiện trong hai năm áp dụng chương trình học”, (2) “Xác định xem chương trình hybrid sẽ có những tác động gì đến học sinh trong thời gian đó”.
- Đối với câu hỏi đầu tiên (1) đã chia thành hai phần nhưsau:
+ Phần 1: Liên quan đến việc tìm hiểu danh tính và đặc điểm của những người tham gia.
+ Phần 2: Mô tả những gì diễn ra trong nội dung chương trình “The
- Đối với câu hỏi (2) cũng được chia thành 2 nhóm nhỏ:
+ Phần 1: Đánh giá thái độcủa những người tham gia vềchương trình.
+ Phần 2: Đánh giá về sự thay đổi hành vi của học sinh trong chương trình học này thông qua thành tích học tập và mức độtham dự.
Câu hỏi Phần Nội dung Câu hỏi
Mô tảnhững gì sẽđược thực hiện trong hai năm áp dụng chương trình học
Phần 1 Liên quan đến việc tìm hiểu danh tính và đặc điểm của những người tham gia.
Những giáo viên nào sẽ tham gia vào chương trình, nền tảng, quá trình đào tạo này?
Có bao nhiêu học sinh đăng ký tham gia chương trình? Tiêu chí lựa chọn họlà gì, đặc điểm, hoàn cảnh của họ?
Có bao nhiêu phụhuynh đồng ý tham gia? Tại sao họ lại đăng ký cho con mình?
Phần 2 Mô tả những gì diễn ra trong nội dung chương trình “The Hybrid Learning”
Chương trình được thực hiện từthời gian nào?
Những hoạt động nào sẽ được triển khai trong lớp học?
Có bao nhiêu học sinh và phụ huynh tham gia?
Thu th ậ p d ữ li ệ u & phân tích
Trong nghiên cứu dân tộc học, việc phân tích diễn ra xuyên suốt dựán nghiên cứu và được kết nối chặt chẽvới việc giải thích Điều này có nghĩa là, trong quá trình nghiên cứu, các nhà dân tộc học sẽliên tục phân tích, diễn giải và học hỏi từ dữliệu thực nghiệm của mình Quá trình có thểđược chia thành các bước nhưsau:
- Bắt đầu đọc các ghi chú thực địa và các dữ liệu khác đểcó bức tranh tổng thể của dữliệu.
- Giảm dữ liệu (Reduction of data) là bước thứ hai của quá trình phân tích. Trong đó, nhà nghiên cứu phải quyết định chỉ sử dụng một số phần nhất định của tài liệu, những phần có liên quan chặt chẽđến nghiên cứu, hoặc tóm tắt để nó dễdùng hơn.
Giáo viên cần chuẩn bị những gì đểgiảng dạy?
Xác định xem chương trình hybrid sẽcó những tác động gì đến học sinh trong thời gian đó
Phần 1 Đánh giá thái độcủa những người tham gia về chương trình.
Học sinh cảm thấy thếnào về
Phụhuynh cảm thấy thếnào khi cho con mình tham gia chương trình học?
Giáo viên cảm thấy thếnào khi giảng dạy theo “The Hybrid Learning”
Phần 2 Đánh giá vềsựthay đổi hành vi của học sinh trong chương trình thông qua thành tích học tập và mức độtham dự.
Học sinh của chương trình có đạt được thành tích cao hơn trong các bài kiểm tra không?
Học sinh của chương trình có thểhiện mức độtham dự cao hơn học sinh không đăng ký tham dựchương trình không?
- Sửdụng các công cụtính toán đểphân tích và đưa ra kết luận.
K ế t qu ả nghiên c ứ u
Dân tộc học liên quan đến cả quá trình hoàn thành nghiên cứu và bản thân báo cáo nghiên cứu, thường được viết dưới dạng văn xuôi hơn thay vì ở dạng báo cáo nghiên cứu học thuật truyền thống.
- Sử dụng hình thức tường thuật: một báo cáo nghiên cứu dân tộc học thú vị và dễđọc cung cấp đầy đủmô tảđểcho phép người đọc hiểu được sựphân tích và phân tích đầy đủ đểcho phép người đọc hiểu được cách diễn giải và giải thích được trình bày Để hiểu được nghiên cứu, người đọc cần thấy được lộtrình từ mô tả, phân tích và diễn giải đến kết quảvà kết luận trong báo cáo nghiên cứu.
- Đặt mình vào trong văn bản: Vì quá trình nghiên cứu dân tộc học và các bằng chứng được trình bày có liên quan đến nhà nghiên cứu chuyên sâu nên ngôi thứ nhất nên được sửdụng trong khi viết báo cáo Cung cấp mô tảkỹlưỡng vềmột bộ tiêu chí có thểđược sử dụng để đánh giá nghiên cứu dân tộc học, kết luận giá trị và phù hợp.
CHƯƠNG 3:ỨNG DỤNG CỦA NGHIÊN CỨU DÂN TỘC HỌC
Gi ả i quy ế t các v ấ n đ ề kinh t ế - xã h ộ i
- Giải quyết các vấn đềxung đột bình đẳng trong xã hội:
Ngày nay, với sựphát triển của xã hội, việc bảo đảm tính bình đẳng, nhân quyền được đề cao, các vấn đề xung đột và bình đẳng trong xã hội điển hình như sự phân biệt chủng tộc, giới tính, tôn giáo, đang trở thành là những vấn đề nóng, thu hút đông đảo sựquan tâm trên thếgiới Chính vì vậy việc nghiên cứu dân tộc đóng vai trò quan trọng trong việc giúp hiểu rõ những nguyên nhân, hậu quả, và góp phần đưa ra giải pháp cho những vấn đềđó Xuyên suốt quá trình nghiên cứu dân tộc học, các nhà nghiên cứu sẽ có cơ hội để tiếp cận các nhóm dân tộc khác nhau để có góc nhìn đa chiều hơn và hiểu thêm vềcác giá trị, niềm tin và hành vi của những nhóm người khác nhau chịu ảnh hưởng bởi những vấn đề đó Những kết quả nghiên cứu sẽgóp phần giúp các tổ chức phi chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và các nhà hoạt động xã hội xác định nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề và xây dựng các giải pháp hiệu quả phù hợp với văn hóa và được người dân địa phương chấp nhận, giúp thu hẹp khoảng cách giữa các nhóm dân tộc khác nhau, tạo điều kiện cho sựgiao lưu văn hóa và hòa nhập xã hội, hạn chếxung đột.
Ví dụ: Ở Ấn Độ, nạn phân biệt giới tính vẫn còn là vấn đềnhức nhối khi vị thế của người phụnữrất thấp kém so với nam giới, phụnữ Ấn Độthường không được tôn trọng Điển hình như việc chỉ khoảng 20% phụ nữ được tiếp cận với vật dụng thiết yếu cho kì kinh nguyệt Khi đến kì kinh nguyệt, những người phụ nữsẽ không được tiếp xúc với mọi người ngoài xã hội và đền thờ Có báo cáo cho thấy, trong năm 2021, tỷlệphụ nữ Ấn Độ, tham gia vào lực lượng lao động chỉ đạt 25% vì bịphân biệt đối xử, đây là mức thấp nhất trong sốcác nền kinh tếmới nổi, Chính vì vậy việc nghiên cứu dân tộc học sẽgiúp hiểu thêm vềnguồn gốc vấn đề, từđó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề bình đẳng giới như tảo hôn, bạo lực gia đình, góp phần thúc đẩy các nỗlực giải quyết vấn đềbình đẳng giới ở Ấn Độ.
- Phát triển các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, chính trị,
Nghiên cứu dân tộc học về các vấn đềcơ bản, cấp bách điển hình nhưkinh tế, giáo dục y tế, chính trị giúp các nhà nghiên cứu đánh giá được những nhu cầu, khó khăn của người dân từ các dân tộc khác nhau, cũng như xem xét các ảnh hưởng của các yếu tố đó đến với đời sống của họ Từđó giúp xác định được những vấn đề tồn đọng, đưa ra những giải pháp hữu ích, khai thác những cơhội đểcó thểphát triển toàn diện nhất Cụthể:
+ Về kinh tế: Nghiên cứu dân tộc học giúp xác định tiềm năng kinh tếcủa các cộng đồng dựa trên những đặc điểm văn hóa, tài nguyên của họ từ đó có những biện pháp đẩy mạnh, hỗ trợ tài chính, đầu tư và phát triển kinh tế.
+ Về giáo dục: Nghiên cứu dân tộc học giúp xây dựng các chương trình giáo dục phù hợp với văn hóa và ngôn ngữ của các nhóm dân tộc thiểu số Ví dụ: Tại Trường mầm non Tuổi Hồng (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum), đã áp dụng dạy song ngữtiếng Việt - tiếng dân tộc thiểu số thông qua những trò chơi, vật dụng trang trí có sẵn để học sinh không còn trở ngại về ngôn ngữ Phát triển chương trình giáo dục đa văn hóa giúp phát triển nhận thức, kiến thức về lịch sử và sự đa dạng văn hóa cho các dân tộc trong thời kì hội nhập Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về ngôn ngữ và chữ viết còn đóng vai trò rất lớn trong việc bảo tồn và phát triển các ngôn ngữdân tộc.
+ Về y tế: Nghiên cứu dân tộc học giúp hiểu rõ hơn vềy học truyền thống, các bài thuốc dân gian, các vấn đề sức khỏe của các nhóm dân tộc khác nhau, yếu tố gen, Từđó giúp cải thiện chất lượng chăm sóc y tế, phát triển các chương trình y tếphù hợp đối với các nhóm dân tộc.
+ Về chính trị: Nghiên cứu dân tộc học giúp xây dựng các chính sách, chương trình, đề án phù hợp với đặc điểm văn hóa và xã hội của các nhóm dân tộc khác nhau Thể hiện sự tôn trọng nhu cầu, nguyện vọng của người dân liên quan đến văn hóa của họtrong quy hoạch làng bản, xây dựng công trình công cộng, tái tạo một sốcông trình văn hóa truyền thống,
Trong vi ệ c b ả o t ồ n, phát huy s ự đa d ạ ng và b ả n s ắ c văn hóa t ộ c ng ườ i
Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu vềcác nét đẹp trong văn hóa dân tộc như lễ hội, nghi lễ cộng đồng, trò chơi dân gian, trang phục,ẩm thực, Nghiên cứu dân tộc học giúp ghi chép và lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống đẹp, đáng quý, đáng trân trọng của các nhóm dân tộc Từ đó, góp phần bảo tồn, phát huy và nâng cao ý thức bảo tồn bản sắc văn hóa, thúc đẩy sựđa dạng văn hóa trong cộng đồng.
Bên cạnh đồ việc nghiên cứu về dân tộc học cũng đóng vai trò lớn trong việc tạo nên nguồn cảm hứng, sáng tạo cho văn hóa, nghệ thuật Đưa văn hóa nghệ thuật dân tộc đi xa hơn và phổbiến hơn trong quần chúng.
Ví dụ: Bộ phim “Tết ở làng địa ngục” đã chiếm được tình cảm của khán giả
Việt nhờ vào việc nghiên cứu kĩ lưỡng đểhiểu vềnhững yếu tốtâm linh trong văn hóa dân tộc Việt Nam để lồng ghép vào các chi tiết phim Từviệc sửdụng những chất liệu kinh dị được lấy cảm hứng từvăn hóa tâm linh đã quen thuộc với người Việt, các yếu tố văn hóa dân gian Việt Nam như: tục thờ cúng tổ tiên, lễhội cầu an, hát xẩm, đến việc đầu tư vào bối cảnh làng quê Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán, với những hình ảnh quen thuộc như: nhà tranh, cây đa, bến nước, chợquê,
Ph ụ c v ụ nghiên c ứ u các v ấ n đ ề l ị ch s ử
Dân tộc học có mối liên hệchặt chẽ với lịch sửvà sựphát triển của con người. Chính vì vậy, nghiên cứu dân tộc học ghi chép và lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống của các cộng đồng, giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về cuộc sống của người dân các dân tộc khác nhau, cung cấp thông tin vềcác phong tục tập quán, nghi lễ, tín ngưỡng,… giúp tái hiện lại bức tranh về xã hội trong quá khứ Từ đó, các nhà sửhọc và các nhà nghiên cứu sẽ có thêm những tư liệu quý báu đểphục vụcho công trình nghiên cứu, giải thích các sựkiện trong lịch sử, giúp kiểm chứng và bổsung cho các sửliệu truyền thống.
Ví dụ: Thời kì Hùng Vương, An Dương Vương, những tài liệu lịch sửrất ít Vì vậy, muốn hiểu thêm vềthểchếchính trị - xã hội, hoạt động kinh tế, phải nhờ đến những tài liệu nghiên cứu dân tộc học được sưu tầm, nghiên cứu từ những tư liệu truyền thống của các dân tộc Mường, Tày, Thái và khối người Thượng ởTây Nguyên.
T ạ o c ơ h ộ i phát tri ể n b ề n v ữ ng, tăng c ườ ng h ợ p tác
Bằng việc nghiên cứu các giá trị, niềm tin, thái độ, thói quen, của các cộng đồng khác nhau, nghiên cứu dân tộc học có thểtìm kiếm, tạo dựng những điểm chung, tiếng nói chung dựa trên sựhiểu biết và tôn trọng sựkhác biệt giữa các cộng đồng Từ đó, tạo nên những kênh giao tiếp, đối thoại, trao đổi, liên minh, góp phần thúc đẩy quá trình thương lượng hợp tác, thúc đẩy hòa nhập, đoàn kết, đồng thời tăng cường sự tham gia của cộng đồng, hành động vì mục tiêu chung bền vững.
Ứ ng d ụ ng nghiên c ứ u dân t ộ c h ọ c trong doanh nghi ệ p
Nghiên cứu dân tộc học giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi tiêu dùng của khách hàng mục tiêu, từđó xây dựng chiến lược hiệu quả Cụthểnhư:
- Hiểu rõ văn hóa và giá trịcủa khách hàng:
+ Nghiên cứu dân tộc học giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn vềcác đặc điểm văn hóa, niềm tin và phong tục tập quán của thị trường của doanh nghiệp nói chung và khách hàng mục tiêu nói riêng Từ đó, họ có thể chia thị trường thành các nhóm nhỏhơn và xây dựng chiến lược quảng cáo, bán hàng phù hợp và thu hút sự chú ý của từng nhóm khách hàng mục tiêu.
+ Ví dụ: McDonald's đã sửdụng nghiên cứu dân tộc học đểhiểu rõ hơn về thói quen ăn uống và sở thích của những người tiêu dùng quan tâm đến ngân sách Các nhà nghiên cứu đã đến từng nhà và thực hiện các cuộc phỏng vấn đểhiểu cách khách hàng đưa ra quyết định vềviệc mua đồăn nhanh Từđó, đưa ra sáng kiến phát triển McDonald's "Dollar Menu & More" để phục vụ những khách hàng đang tìm kiếm thực đơn với giá hợp lý.
- Phát triển sản phẩm phù hợp với khách hàng
+ Nghiên cứu dân tộc học giúp các doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của khách hàng mục tiêu, biết được người tiêu dùng ởnhững nhóm khác nhau thì nhu cầu lựa chọn và sửdụng sản phẩm nhưthếnào, từđó phát triển sản phẩm phù hợp với thịhiếu của khách hàn và nâng cao khả năng cạnh tranh.
+ Ví dụ: Thương hiệu Starbucks áp dụng nghiên cứu dân tộc học bằng cách đến các cửa hàng của Starbucks và quan sát cách khách hàng đặt hàng, thanh toán, tương tác…Từ đó, Starbucks có thể tìm hiểu về sở thích, hành vi và cảm xúc của khách hàng, đồng thời sử dụng thông tin đó để tạo ra trải nghiệm độc đáo cho khách hàng Điển hình như việc, Starbucks biết được rằng khách hàng đánh giá cao sự tiện lợi, tính cá nhân hóa và tính cộng đồng, nên Starbucks đã phát triển các tính năng như đặt hàng trên thiết bị di động, đồ uống tùy chỉnh theo khẩu vị mỗi người,
- Xây dựng chiến dịch marketing hiệu quả
+ Nghiên cứu dân tộc học giúp các nhà Marketing xây dựng chiến dịch Marketing phù hợp với văn hóa, phong tục, thói quen của khách hàng từ đó phát huy hiệu quả chiến dịch, thu hút người tiêu dùng, tăng doanh số bán hàng.
+ Ví dụ: Nhờ việc nghiên cứu dân tộc học, nhận thấy người Việt Nam coi trọng gia đình và thường dành thời gian cho gia đình trong dịp Tết mà cứ mỗi dịp Tết Nguyên Đán, Coca Cola lại thực hiện những chiến dịch quảng cáo mang thông điệp bữa cơm gia đình, về nhà với gia đình,khoảnh khắc quây quần yêu thương bên gia đình, bạn bè… cùng những hình ảnh mang đậm màu sắc tết cổ truyền Việt Nam nhưcánh én, cành mai, Điển hình như TVC quảng cáo “Cho Tết vẹn yêu thương” năm
2018, quảng cáo “Tết dẫu đổi thay, diệu kỳ vẫn ở đây” Tết Quý Mão năm 2023,
Có thể thấy, những thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu dân tộc học có thểđược ứng dụng hiệu quả trong các lĩnh vực khác nhau từkinh tế, xã hội, và cho nhiều mục đích khác nhau đểđem lại hiệu quảcao.
Nghiên cứu dân tộc học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu về niềm tin, giá trị, cách nhìn nhận vấn đề, quan niệm của các nền văn hóa xã hội khác nhau thông qua việc tham gia vào cuộc sống hàng ngày của cá nhân, cộng đồng Từđó tìm hiểu vềnguồn gốc vấn đề, đưa ra những giải pháp thực tiễn giúp giải quyết những vấn đềcủa kinh tế- xã hội, con người, sắc tộc,
Thông qua bài tiểu luận “Nghiên cứu dân tộc học”, bên cạnh việc nêu những định nghĩa vềmặt lí thuyết liên quan đến nghiên cứu dân tộc học, nhóm cũng đã phân loại và chỉ ra những kỹthuật nghiên cứu vàứng dụng thực tiễn của nghiên cứu dân tộc học Từ đó, củng cốthêm kiến thức cũng nhưgia tăng nhận thức vềtầm quan trọng, tính cấp bách của việc nghiên cứu dân tộc học trong cuộc sống nói chung và trong doanh nghiệp nói riêng để góp phần giải quyết những vấn đềthực tiễn, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội.