1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

SỰ CỘNG HƯỞNG, CỘNG SINH CỦA NGHỆ THUẬT pot

6 275 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 100,52 KB

Nội dung

SỰ CỘNG HƯỞNG, CỘNG SINH CỦA NGHỆ THUẬT Đó là phản xạ, cũng là cảm tư ởng của tôi xác định đầu đề cho bài viết trong cả quá trình dài được xem tác phẩm của nhà điêu khắc Lê Công Thành và tranh của nữ họa sĩ Kim Thái. Hai nghệ sĩ đã có những mối quan hệ chặt chẽ, không chỉ bởi họ là vợ chồng, mà trong đời sống nghệ thuật họ cũng thực sự có những ảnh hưởng qua l ại của nhau rất dễ thấy. Không khó giải thích, vì họ yêu nhau trong một tương duyên kỳ ngộ, nên họ phục nhau về tài năng, cá tính là điều dễ hiểu. Nhưng phục tài và hợp nhau trong nghệ thuật lại là những phạm trù không dễ đồng nhất. Bởi muốn làm giàu, làm đẹp, độc đáo cho tác phẩm của mình, đâu có dễ, nếu cái thành quả dung hợp và kết cấu tác phẩm kia lại thiếu sức sống, sự sáng tạo, thì có khác gì “Dã Tràng xe cát”. Thoạt nhìn ta thấy tranh Kim Thái cũng có những nét hao hao giống điêu khắc Lê Công Thành (lại thường gặp nhau về đề tài người phụ nữ - tình mẫu tử), hiểu theo nghĩa bề ngoài, ngoại diện. Nhưng đi sâu vào tính nội hàm thì không hoàn toàn như vậy, ít ra là s ự khác nhau giữa hai loại hình - điêu khắc và hội họa - nếu không nói đó là hai nẻo đường, hai ngôn ngữ, hai phương pháp tư duy khác nữa. Một tác phẩm chung củaCông Thành-Kim Thái Điêu khắc Lê Công Thành có những khối không gian đầy ắp tính nội tâm, tinh lọc và thanh thoát, đó là những khối tròn, lồi hoặc lõm - còn gọi là khối âm - dương, theo thuật ngữ phương Đông. Dưới sự điều khiển của ông, nó đối thoại và chiếm lĩnh không gian một cách an nhiên, tự tại. Có lần tôi đã phát biểu với ông: Đó là những Khối tròn Tâm Định của một tâm hồn thanh tịnh đang trên đường giác ngộ - giải thoát, để thành người Tự do. Không thể khác. Chính ông cũng đang đắm mình trong khu vườn địa đàng của triết học Thiền - Phật: Điêu khắc là hình thái ý thức đầu tiên của con người. Nó là sản phẩm mang cả tính vật chất lẫn tinh thần thuộc về thế giới tâm linh, được đặt để và tồn tại trong sự chung sống với con người cùng thiên nhiên Mỗi hình tượng của điêu khắc là sự lặng yên của Tịnh Thiền Để nhìn vào cái đẹp của cuộc sống bằng đôi mắt. Nhãn Huệ. (Và cả Trí Huệ nữa - Tác giả bài viết mạn phép thêm vào - T.T). Để hợp nhất cái Chân và cái Thiện trong sự sáng tạo”. (Lê Công Thành. Điêu khắc 2006. “Tượng người Mẹ và bọc trứng” ở Đà Nẵng. 2007). Lê Công Thành kính yêu và trân trọng người Mẹ - người phụ nữ, thông qua cái “Linh vật - âm vật - âm hộ” , đã vô cớ bị người đời xem thư ờng như món hàng mua bán, giải trí. Họ không nhận biết được cái cao quí linh thiêng như người xưa thờ Thần Linga luôn gắn với âm vật được vinh danh là “nguồn sống”, mà ngày nay người Chàm và tín đồ ấn Độ giáo vẫn còn bảo lưu, tôn kính trong cộng đồng như một nền văn hóa tâm linh vĩ đại qua tác phẩm, ta thấy Lê Công Thành đã hợp nhất được thật thanh cao mà gần gũi giữa Đạo và Đời. Tranh của Kim Thái, lại chọn một nẻo đường khác. Nẻo đường của người phụ nữ có trái tim nhân hậu của một người mẹ hiền, luôn khát khao, chìm đắm trong tình mẫu tử. Một cái nhìn đầy bản năng, nguyên sơ mà cũng không kém phần lý trí của một người mẹ - người nghệ sĩ - Từ Mẫu. Những đường hình ngộ nghĩnh vuông tròn, những nhát cọ quệt trát dứt khoát, khoáng đạt, luôn toát lên sự hòa hợp dịu dàng, khoan nhặt, nhưng cũng không kém phần khỏe khoắn, tươi vui. Vì thế tranh của họa sĩ cũng giàu chất trang trí, cách điệu, ước lệ, rất gần với xu hướng dã thú - biểu hiện - hiện đại. Khi người ta giới thiệu nhà điêu khắc trẻ Constantin Brancusi (1876 - 1957) đến làm việc với nhà điêu khắc lão thành Auguste Rodin (1840 - 1917), thì Brancusi trả lời : “Không có một cây nào mọc lên nổi dưới bóng một cây sồi “. Nghệ sĩ với nghệ thuật là độc lập, tự do. Không lệ thuộc, nấp bóng dưới một cây cao bóng cả nào. Ba năm sau (1009), Brancusi làm việc với danh họa ý Modigliani (c ùng ở Paris). Ông bỏ phương pháp đổ khuôn, tạc trực tiếp vào chất liệu. Để nói về người đồng nghiệp tài năng Brancusi của mình, Henry Moore (1898 - 1986) một trong những nhà điêu khắc lớn nhất thế kỷ 20, viết: “Từ thời kỳ Gothic, nền điêu khắc châu Âu đã mọc lên quá nhiều rêu cỏ - đủ thứ u lồi bề mặt, che lấp hoàn toàn hình dạng. Sứ mạng đặc biệt của Brancusi là dứt bỏ hết lớp che phủ còi cọc đó và làm cho chúng ta một lần nữa có ý thức về hình dáng” (của cái đẹp) Với danh họa Jackson Pollock (1912 - 1956) và điêu khắc gia có tên tuổi Alexander Calder (1898 - 1976) vẽ tranh và làm điêu khắc đều hướng vào cái cao đẹp của trừu tượng - sáng tạo (Abstraction - Création). J.Pollock thì dùng sơn giỏ xuống mặt toan như thịt nướng giỏ mỡ đen xuống mặt đất gọi là “dripping”. A. Calder thì dùng những tấm thiếc sơn mỏng và giây móc làm điêu khắc chuyển động và không chuyển động. Liên hệ với tác phẩm của điêu khắc gia Lê Công Thành, thực sự đã cho ta thấy sự bộc lộ rõ ràng về tính hình thể đặc biệt qua cơ thể người phụ nữ - người Mẹ - qua ngôn ngữ tạo hình cách điệu, khái quát hóa tới mức giản lược tối đa, đầy sức sống nội tại. Đó là những hình khối của “không gian Tâm Định” luôn đối thoại với thiên nhiên và con người qua hình tượng của cái đẹp điêu khắc đã được thanh lọc bởi tư duy của một tâm hồn thanh khiết, giác ngộ, đã vượt ra khỏi những vướng mắc ham hố tầm thường đến nhọc nhằn bởi lòng tham, tính khoa trương, tính vị kỷ. Gọi theo thuật ngữ Phật - Thiền, đó là sản phẩm của con người Chân Nhân, Tha ngã - vì mọi người, vì con người - theo nghĩa Chân Tâm, đã được tu luyện trong hạnh phúc và khổ đau của đời sống tinh thần, đạo đức, đầy trí tuệ và trách nhiệm, mới làm nên một nền nghệ thuật có ý nghĩa. Trần Thức HỘI TỤ CÙNG CÁI ĐẸP Đỗ Trung Kiên, Đặng Hồng Vân, Nguyễn Thị Huyền Trang - 3 họa sĩ sống ở 3 vùng miền khác nhau nhưng lấy Hà Nội để “Hội tụ” sáng tạo nghệ thuật, nên quen thuộc với đồng nghiệp và công chúng yêu mến nghệ thuật thủ đô. Các họa sĩ đã sử dụng chất liệu: sơn dầu, sơn mài, tranh khắc và chất liệu tổng hợp để sáng tác. Mỗi họa sĩ có cách biểu hiện khác nhau như: ấn tượng, biểu tượng hay trừu tượng. Ngôi làng c ổ nổi tiếng Đường Lâm - đất “hai vua”, nơi h ọa sĩ Đỗ Trung Kiên sinh ra và lớn lên có ảnh hưởng sâu sắc tới tranh của anh. Đường Lâm với những mái đình cổ kính, những ngôi nhà cổ rêu phong, những bức tường đá ong xù xì vết thời gian, những ngõ xóm quanh co đầm ấm đã in sâu trong ký ức và là nguồn cảm hứng bất tận trong tranh của Đỗ Trung Kiên. Những hoài niệm khắc khoải về một tuổi thơ êm ả nơi “Xứ Đoài mây trắng lắm” hằn lên trên bút pháp khúc triết, rành mạch của chuyên ngành đồ họa mà anh được đào tạo đã làm nên nét độc đáo trong tranh của Đỗ Trung Kiên. Qua ngôn ngữ của các chất liệu: khắc gỗ, sơn khắc, bột màu, sơn dầu mà Trung Kiên không ngừng tìm kiếm và biến tấu, Đường Lâm với những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống đã được người con của làng cổ tái hiện sống động, giàu chất thơ và như chất chứa trong đó một niềm ngưỡng vọng thiêng lêng về quê hương. ở Nguyễn Thị Huyền Trang trong cách biểu đạt có những gam màu sáng, những nhân vật thiếu nữ với cảnh sắc thiên nhiên, đã bộc lộ cái tôi đa cảm và chất lãng mạn. Với Đặng Hồng Vân là giáo viên Đ ại học Mở vẫn theo mạch cảm hứng của họa sĩ ở các triển lãm trước - họa sĩ có dịp là đi, đã đi là vẽ - đi và vẽ là nguồn cảm hứng, sáng tác hội họa là bức thiết để giải tỏa tâm trạng tìm lại thế cân bằng cho cái tôi của chính mình, có lúc tác giả chú ý đến nhịp điệu, màu và hình, nhưng c ũng có lúc tác giả lại phá bung sự cân đối nhịp nhàng cho hình và màu nghiêng ngả, xao động lòng người. Cuộc hội tụ tìm cái Đẹp của 3 họa sĩ mới chỉ qua chặng đường trên con đường dài trong sáng tác hứa hẹn nhiều gặp gỡ thú vị. Bằng Lâm . SỰ CỘNG HƯỞNG, CỘNG SINH CỦA NGHỆ THUẬT Đó là phản xạ, cũng là cảm tư ởng của tôi xác định đầu đề cho bài viết trong cả quá trình dài được xem tác phẩm của nhà điêu khắc. và tranh của nữ họa sĩ Kim Thái. Hai nghệ sĩ đã có những mối quan hệ chặt chẽ, không chỉ bởi họ là vợ chồng, mà trong đời sống nghệ thuật họ cũng thực sự có những ảnh hưởng qua l ại của nhau. linh, được đặt để và tồn tại trong sự chung sống với con người cùng thiên nhiên Mỗi hình tượng của điêu khắc là sự lặng yên của Tịnh Thiền Để nhìn vào cái đẹp của cuộc sống bằng đôi mắt. Nhãn

Ngày đăng: 29/06/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w