NGƯỜITHẦYDẪNTÔIĐẾNCỔNGTRƯỜNGMỸTHUẬT Vào năm 1956, khi chúng tôi bắt đầu học năm thứ hai khoa sơn mài TrườngMỹ nghệ Việt Nam. Lúc đó trường còn nằm trên địa điểm cũ, một địa điểm rất đẹp ở phố Lý Thường Kiệt. Vào một buổi sáng thày Trần Văn Du, hiệu trưởng nhà trườngdẫn một người cao, trông đẹp trai, rất trẻ, mặc áo đại cán màu đen vào lớp và giới thiệu : “Đây là họa sĩ Lưu Công Nhân, người sẽ dạy vẽ cho lớp các anh”. Khi thày hiệu trưởng trở về văn phòng, họa sĩ bắt đầu quan sát chúng tôi. Một lớp có hai mươi học sinh đủ mọi lứa tuổi đang miệt mài ngồi tập tỉa lá tre, lá cây các kiểu trên chiếc bút tự tạo bằng lông mèo. Việc học theo kiểu truyền nghề của chúng tôi được thay đổi bằng buổi học đầu tiên là đi vẽ tại bờ sông Hồng có cảnh thuyền bè đậu san sát ven sông với trời mây, nước và những khóm chuối, rặng tre ven đê. Chúng tôi thật ngỡ ngàng trước cảnh thiên nhiên đa sắc, và quả thật lúc đó tôi không biết nên vẽ thế nào? bắt đầu từ cái gì? vì tôi mới từ ban kim chuyển sang. Một số bạn lớn tuổi dày dạn với cách vẽ sơn mài bắt đầu ngồi tỉa tót với tất cả năng lực sẵn có, nào ván thuyền, sạp thuyền, đến các hình nan trên mui và những bóng nước được vờn từ đậm đến nhạt bằng bút chì conté trông rất bắt mắt không khác gì tranh bán ở bờ hồ vào những năm đó. Ngỡ ngàng trước thiên nhiên. Tôi bắt đầu vẽ thuyền bằng những nét mộc mạc đơn giản và bóng nước là những mảng đậm được viền nét xung quanh mà tôi nhìn rất rõ. Thấy các bạn tỉa tót mà tôi phát hoảng. Không hiểu sao họ nhìn tinh thế. Cái gì cũng rõ ràng đâu ra đấy trông như thật. Tôithấy nản và chỉ biết vẽ có vậy mà không sao bắt chư ớc tỉa tót được. Thày Lưu Công Nhân đi xem khắp lượt và không nói gì cả, để cho mọi người tự vẽ theo khả năng đã có của mỗi người. Kết thúc buổi vẽ dã ngoại đầu tiên. Thày trò trở về trường và bày bài đ ể chấm. Tôi không ngờ bài của tôi lại được xếp lên đầu tiên với điểm 5. Điểm mà chưa bao giờ tôi có từ trước tới giờ. Các bạn cũng ngạc nhiên vì những bạn được tiếng là vẽ đẹp trước đây toàn điểm 4 và 5 thì nay lại xuống 2 và 3. Thầy lấy bài của tôi làm dẫn chứng và phân tích là vẽ phải nhìn các mảng đậm và nhạt mới là hội họa. Còn tỉa tót như thế không phải là h ội họa. Có lẽ người nhận thức đầu tiên ra vấn đề là anh Bùi Huy Hiếu học c ùng lớp. Vì khi học hết năm thứ hai, anh đã thi đỗ vào TrườngMỹ thuật. Sau này anh trở thành nghệ sĩ nhân dân với những cống hiến lớn lao cho sân khấu nước nhà. Tôi lúc ấy mới 16 tuổi lúc nào cũng chỉ tâm niệm học lấy một nghề để ra đời kiếm sống, nhất là lúc bấy giờ các hợp tác xã sơn mài đang rất cần thợ vẽ tỉa tót giỏi. Sau lần được điểm 5, tôithấy tự tin ở mình hơn và chăm chỉ học tập. Tôi thường xuyên đến phòng vẽ của thầy. Đó là một nửa ngôi nhà lợp lá cọ, tường trát vôi rơm, xung quanh đầy nước. Bởi vì TrườngMỹ nghệ mới chuyển về làng Hào Nam - Ô Chợ Dừa. Nơi đây vốn trước là ruộng và bãi tha ma (hiện nay là trường Đại học MỹthuậtCông nghiệp). Thày lên lớp dạy chúng tôi đều đặn, giảng giải cho chúng tôi phân biệt được giữa mỹthuật và mỹ nghệ. Thày rất chú trọng hình vẽ biểu hiện được tình cảm trên ký họa, dù chỉ vài nét giản đơn. Trước bàn làm việc của thày có tờ giấy trắng được ghim lên tường với dòng chữ “Noi gương Tô Ngọc Vân”. Tôi không biết ông Vân là ai và hỏi thày? Thày kể chuyện cho tôi nghe về ông Vân, về những ngày học ở lớp hội họa kháng chiến thật thi vị, đi chiến dịch Điện Bi ên. Thày còn kể cả chuyện lấy vợ cho tôi nghe. Từ đó, tấm gương của thày thôi thúc tôi chịu khó học. Tôi tuy không phải con nhà nghèo nhưng bối cảnh xã hội lúc bấy giờ đã đ ẩy tôiđến chỗ không một xu dính túi, không trợ cấp gia đình, không có học bổng. Thầy rất thông cảm và biết tôi nhiều hôm bị đói. Thày lại dúi cho mấy nghìn để đóng tiền ăn. Tuy chỉ c òn 2 tháng nữa thì tôi học xong năm thứ hai. Nhưng tôi không còn cách nào để có tiền ăn được nữa và thày cũng không thể cho mãi. Tôi thất vọng và xin thôi học để đi làm. Thấy vậy thầy lại động viên tôi và nhắc tôi là luôn phải nhìn thấy tiền đồ ở phía trước, không được nản lòng. May thaytôi và một bạn cùng hoàn cảnh được ông Trung là cán bộ xây dựng của trường cho nhận gánh đất đổ nền các khu nhà mới làm để có tiền ăn. Với ba nghìn một khối đất, chúng tôi mỗi tối cũng gánh đư ợc nửa khối. Thế là tôi lại tiếp tục học. Thầy khuyến khích tôi chịu khó ký họa, giấy bút thày cho muốn bao nhiêu cũng được, miễn là phải vẽ. Không phụ công thầy. Sáng sớm ngủ dậy trước giờ vào học tôi ra chợ Dừa vẽ người bán hàng. Trưa, chiều tan học tôi lại ra vẽ đến sẩm tối mới về ăn cơm và mang ký họa cho thày xem. Thày khen hình này, chê hình kia v.v Với những ký họa tôi vẽ ít nét mà rõ dáng người hoạt động thì thầy chỉ khoanh lại và bảo vẽ như thế này nó mới săng - síp. May mắn thay, tôi học khá nên khi vào học năm thứ ba, năm cuối c ùng, tôi được học bổng toàn phần với hai vạn đồng một tháng. Quá mãn nguyện. Vì từ nay tôi không phải lo về ăn uống nữa. Với hai vạn học bổng tôi chỉ phải đóng tiền ăn hết một vạn rưỡi. Còn năm ngàn tôi mua giấy, bút lông, mực nho để vẽ. Cũng từ đó thầy khuyên tôi nên vẽ bằng bút lông khi ký họa. Tôi vẽ mỗi ngày một lên tay. Nhất là khi học đến năm thứ ba, nhà trường cho học thêm môn vẽ hình họa người. Tôi được thày Mai Văn Nam d ạy và cũng từ đó thày Lưu Công Nhân khuyến khích tôi hãy học vẽ hình họa nhiều để phấn đấu thi vào trườngMỹthuật Việt Nam. Nơi mà tôi không bao giờ dám mó đến vì thi rất khó, phải vẽ rất giỏi, vì đó là nơi đào tạo họa sĩ. Không hiểu sao thày Lưu Công Nhân lại có thể truyền cho tôi nghị lực và sự tự tin ghê gớm là thế nào tôi cũng đỗ vào trườngmỹthuật nếu mỗi ngày tôi vẽ đều hai mươi tờ ký họa. Tuy hàng ngày tôi phải lên lớp học để hoàn thành bài thi hết khóa của khoa sơn mài với hom, bó, mài, vẽ, đánh bóng sản phẩm của mình để kịp chấm thi tốt nghiệp. Nhưng tôi vẫn miệt mài tập vẽ vào tất cả các giờ còn lại để làm sao đỗ được vào trườngMỹ thuật. Một bạn cũ ra trường năm trước đã đi làm thấytôi quyết tâm học đã hỗ trợ tôi tiền để tôi thuê m ẫu luyện hình họa. Đó là anh Ngô Quang Tự học ban thảm. Sau ba năm học, năm 1957, tôi tốt nghiệp khoa sơn mài loại ưu ở trườngMỹ nghệ đồng thời tôi lại thi đỗ vào TrườngMỹthuật khóa Trung cấp ba năm đầu tiên với số thứ tự 18 trên 20. Khi vào học tôi là người ít tuổi nhất, được cùng học một lớp với các cây gạo cội đã từng hoạt động mỹthuật nhiều năm trong kháng chiến chống Pháp. Ngày 21 tháng 7 năm 2007 trên chuyến đi công tác Quảng Bình với anh Trần Khánh Chương, sau khi nghe điện thoại và anh cho tôi hay: họa sĩ Lưu Công Nhân đã mất tại Đà Lạt. Tim tôi như nhói lên và hình ảnh tuổi thơ mới chập chững vào nghề của tôi cứ hiện dần với hình ảnh thầy Lưu Công Nhân mặc áo đại cán màu đen. Tôi nói với anh Chương và các anh cùng đi rằng họa sĩ Lưu Công Nhân ngườithày đã dẫntôitớicổngtrườngMỹthuật Việt Nam. Đấy cũng là nơi tôi học tập và giảng dạy cho đến khi nghỉ hưu với danh hiệu nhà giáo ưu tú. Lưu Danh Thanh . NGƯỜI THẦY DẪN TÔI ĐẾN CỔNG TRƯỜNG MỸ THUẬT Vào năm 1956, khi chúng tôi bắt đầu học năm thứ hai khoa sơn mài Trường Mỹ nghệ Việt Nam. Lúc đó trường còn nằm. năm 1957, tôi tốt nghiệp khoa sơn mài loại ưu ở trường Mỹ nghệ đồng thời tôi lại thi đỗ vào Trường Mỹ thuật khóa Trung cấp ba năm đầu tiên với số thứ tự 18 trên 20. Khi vào học tôi là người ít. và các anh cùng đi rằng họa sĩ Lưu Công Nhân người thày đã dẫn tôi tới cổng trường Mỹ thuật Việt Nam. Đấy cũng là nơi tôi học tập và giảng dạy cho đến khi nghỉ hưu với danh hiệu nhà giáo ưu tú.