HỌASĨTRẦNLƯUHẬUỞSAPA Bút pháp của ông sung sướng như người được vẽ, như người vừa được trút gánh nặng gia đình hàng mấy chục năm nay. ở tuổi 80 người ta đã hết nợ, còn ông vẫn còn nợ. Càng vẽ càng thấy mình còn nợ và nợ c àng nặng hơn. Ông chỉ một mình đơn độc cày cuốc trên mảnh đất riêng, để tận dụng từng giờ, từng ngày moi cho hết những tinh lực trong bộ nhớ tình cảm của mình biến nó thành nghệ thuật để trả nợ cho đời. Năm nay, các họasĩ Hội Mỹ thuật Việt Nam được mùa lên Sa Pa sáng tác. Đến đây các đoàn đều lên thăm họasĩTrầnLưu Hậu. Xem tranh của ông mọi người đều chung một cảm nhận sức sáng tạo của ông luôn luôn thăng hoa và rực sáng. ở Sa Pa cái sướng ai cũng nhận ra. Nhưng còn cái khổ của người tự coi mình “đi đày” thì mấy ai đồng cảm. Xem tranh của ông sướng thật. Nhưng khi ông sáng tác, nhiều lúc cứ nâng bút lên rồi đặt bút xuống, hoặc chăm chăm nhìn vào tấm toan trắng hết ngày này sang ngày khác cứ loanh quanh đi đi, lại lại trong phòng rồi ra cửa sổ nhìn xuống thung lũng Cát Cát như tìm kiếm điều gì. Người nông dân đi cày ban ngày vất vả đổ mồ hôi trên đồng ruộng, nhưng về nhà được ăn bữa cơm, ngủ một giấc ngon lành cho tận sáng hôm sau. Còn họasĩTrầnLưuHậu “đi cày” ở Sa Pa “cầm bút như cầm búa tạ”. Vẽ xong mỗi tác phẩm ông chỉ có cách nằm dài trên giường vừa thở, vừa suy nghĩ cho tác phẩm tiếp, sao cho khác trước, đẹp hơn trước, hoặc đuổi theo luồng suy nghĩ mới. Thật may ở Sa Pa có cả khối lượng oxy khổng lồ hoà chung với gió núi, tạo cho ông những cảm hứng dào dạt để ông dốc cả tâm lực của mình trải đầy trên m ỗi mặt toan trắng - nó trở thành tác phẩm nghệ thuật được nhiều người nâng niu, trân trọng, tự hào mỗi khi trở thành vật sở hữu riêng của mình. ở đây dường như lúc nào ông cũng nghĩ về sáng tác, nói những câu chuyện nghệ thuật trong nước và trên thế giới. Ngồi ăn cùng ông dù bữa sáng, bữa trưa hay bữa tối, ông đều nói chuyện về sáng tác. Sáng sớm đi thể dục ông cũng nói chuyện nghệ thuật, ngủ tỉnh dậy cũng nói chuyện về sáng tác. Ông vẽ rất nhiều chân dung tự họa. Tôi chỉ thấy ông vẽ có một mắt. Mắt ấy để giành cho hội họa thì phải. Chẳng có lúc nào ông được ngủ ngon trong đêm. Nếu có chợp mắt được vài ba tiếng là quý lắm. Nhưng ông luôn luôn phải “chịu trận” ở những ngày vui của khách du lịch, xe cộ đi lại ngược xuôi tới tấp, rú ga, bóp còi ầm ĩ, cộng thêm từng tốp thanh niên nam, nữ đi chợ “Tình” đến tận một hai giờ đêm, chuyện trò oang oang như nói bên đầu giư ờng ông. Tất cả những âm thanh trong đêm khuya ấy tạo thành bản hoà tấu bất đắc dĩ như giục giã họasĩ tỉnh dậy tiếp tục suy nghĩ, sáng tác. Bút pháp của ông sung sướng như người được vẽ, như người vừa được trút gánh nặng gia đình hàng mấy chục năm nay. ở tuổi 80 người ta đã hết nợ, còn ông vẫn còn nợ. Càng vẽ càng thấy mình còn nợ và nợ c àng nặng hơn. Ông chỉ một mình đơn độc cày cuốc trên mảnh đất riêng, để tận dụng từng giờ, từng ngày moi cho hết những tinh lực trong bộ nhớ tình cảm của mình biến nó thành nghệ thuật để trả nợ cho đời. Mỗi năm có 90 ngày ở Sa Pa đồng nghĩa với số lượng tác phẩm ông cho ra đời. Sau mỗi vụ mùa thu hoạch từng Cuộn lúa vàng được mang về Hà Nội. Xem lại, chính ông cũng phải giật mình về thành quả ở mỗi mảng đề tài và số lượng tác phẩm. ấy thế mà kết thúc cho mỗi chuyến đi sáng tác dài ngày ông chỉ giành có một ngày để đư ợc tắm rửa tử tế đi dạo bộ thảnh thơi bên những hàng sa mu cao vút trước khi trở về Hà N ội. ở Sa Pa buồn lắm, những lúc nhớ gia đình, bạn bè người thân, thèm những thông tin và giao lưu trong nghề nghiệp. Nhưng ở Sa Pa cũng rất vui, đầy ý nghĩa là những lúc tiết trời se lạnh, cảnh quan thanh bình, yên t ĩnh lôi cuốn ông vào dòng chảy xối xả tuôn trào, nhanh chóng chớp thời gian để trút ra những vệt màu, nét bút từ hiện thực trở nên sống động trong nghệ thuật, quên đi cả tuổi của mình. Có họasĩ lên Sapa vài ngày đã lấy xong tài liệu về nhà tiếp tục “thai nghén” và sáng tác. Còn ông có cách riêng của mình. Năm nay họa sĩTrần Lưu Hậu chỉ nhìn qua cửa sổ, ông đã cho ra đời hàng chục tác phẩm Sa Pa. Sa Pa trong tranh của ông cứ cô đọng dần như người thợ nấu cao. ở giai đoạn cuối, tranh của ông chỉ còn mây và núi. Chuyện vui kể lại: có người dân hỏi ông: bác ở đây làm nghề gì mà lâu thế? Ông cười trả lời vui: tôi ở đây làm nghề theo dõi mây và núi. Tôi rất tâm đắc nhận xét của họasĩ Việt Hải về họasĩTrầnLưuHậu trong một bữa cơm trưa ởSapa năm 2005: “Tay rót rư ợu, cầm đũa, cầm thìa xem ra rất lóng ngóng, nhưng cùng bàn tay ấy lại có bút lực của một họasĩ già dặn, từng trải mà ở con người ông là tính quyết đoán”. Nh ững bữa ăn hàng ngày ông chỉ ăn qua loa một chút thức ăn đạm bạc, uống một chén rượu và ăn một bát cơm tr ộn muối vừng với một quả ớt, vài lát măng chua là xong bữa. Ông bảo l ên đây cái chính là lo sáng tác, còn mọi chuyện khác quên đi không nên để ý vặt. Cái được lớn nhất của mình là có thời gian tập trung cho sáng tác. Xem tranh của ông người ta liên tưởng đến một xưởng vẽ phải tung toé đầy màu sắc trên tường, trên sàn nhà. ấy thế mà trong xưởng vẽ của ông không rây một tí ti vết sơn nào. Cử chỉ ấy làm cho ông chủ nhà phải ngạc nhiên khi được nhận phòng trở lại, còn cảm giác mới hơn, sạch hơn trước. Bởi hàng ngày ông tự tay làm vệ sinh. Ông còn dùng dụng cụ tô, cạo từng vết sơn rây trên sàn nhà của tôi. Ông chỉ nói: mắt cậu kém không nhìn th ấy. Thật cảm động về nhân cách một nghệ sĩ lớn. Ông còn nói: mình được Đảng đào tạo làm công tác dân vận từ thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đi đến đâu cũng được dân tin yêu và quý trọng đến đấy. Ông có những người bạn rất thân như họasĩLưu Công Nhân, Mai Long, Việt Hải, nhà báo Trung Sơn. Những thư từ, điện thoại trao đổi thường xuyên giữa ông và các bạn thân là nguồn động viên rất lớn trong nhũng ngày ông ở giữa sương mù, mây và gió núi. ĐẶNG TIN TƯỞNG . bác ở đây làm nghề gì mà lâu thế? Ông cười trả lời vui: tôi ở đây làm nghề theo dõi mây và núi. Tôi rất tâm đắc nhận xét của họa sĩ Việt Hải về họa sĩ Trần Lưu Hậu trong một bữa cơm trưa ở Sapa. HỌA SĨ TRẦN LƯU HẬU Ở SAPA Bút pháp của ông sung sướng như người được vẽ, như người vừa được trút gánh nặng gia đình hàng mấy chục năm nay. ở tuổi 80 người ta. lành cho tận sáng hôm sau. Còn họa sĩ Trần Lưu Hậu “đi cày” ở Sa Pa “cầm bút như cầm búa tạ”. Vẽ xong mỗi tác phẩm ông chỉ có cách nằm dài trên giường vừa thở, vừa suy nghĩ cho tác phẩm tiếp,