1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ Đề hiên trạng khai thác, sử dụng nước và tác Động Đến môi trường

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiên trạng khai thác, sử dụng nước và tác động đến môi trường
Tác giả LÊ CHÍ CƯỜNG
Người hướng dẫn Th.s VƯƠNG TUẤN PHONG
Trường học TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
Chuyên ngành Quản lý tài nguyên nước
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2021 -2022
Thành phố Trà Vinh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 5,77 MB

Nội dung

Tác động của các hoạt động công nghiệp tới tài nguyên nước diễn ra theo hai xu thế:  Tiêu thụ nhiều và tập trung nguồn nước chất lượng cao... Trong những năm 80 của thế kỷ XX chỉ có 4%

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

Môn: Quản lý tài nguyên nước.

Chủ đề: Hiên trạng khai thác, sử dụng nước và

tác động đến môi trường.

Giảng viên hướng dẫn: Th.s VƯƠNG TUẤN PHONG Tên lớp: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Mã lớp: DA19KTMT

Họ tên sinh viên : LÊ CHÍ CƯỜNG

Mã số sinh viên: 116719001

Năm 2021 -2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

Môn: Quản lý tài nguyên nước.

Chủ đề: Hiên trạng khai thác, sử dụng nước và

tác động đến môi trường.

Giảng viên hướng dẫn: Th.s VƯƠNG TUẤN PHONG Tên lớp: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Mã lớp: DA19KTMT

Họ tên sinh viên : LÊ CHÍ CƯỜNG

Mã số sinh viên: 116719001

Năm 2021 -2022

2

Trang 3

MỤC LỤC

I HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC 4

1 Tiêu nước trong nông nghiệp: 4

2 Tiêu thụ nước trong nông nghiệp: 5

3 Tiêu thụ nước trong sinh hoạt: 5

4 Dùng nước trong thuỷ điện: 6

5 Dùng nước trong thuỷ sản: 7

II TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG 9

III QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC 10

1 Quản lý tổng hợp tất cả các nguồn nước 10

2 Quản lýtài nguyên nước theo lưu vực 11

3 Quản lý cả lượng và chất, kiểm soát và hạn chế ô nhiễm 12

4 Công cụ kinh tế trong quản lý nguồn nước 13

Trang 4

I HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC.

1 Tiêu nước trong nông nghiệp:

Trước đây, hiện nay và trong tương lai gần, nông nghiệp vẫn là đối tượng tiêu thụ nước lớn nhất

Tưới tạo ra hàng loạt hiệu quả trực tiếp như:

 Cải tạo đất và vi khí hậu (tạo độ ẩm, giữ ấm, rửa trôi muối và các chất có hại…)

 Giảm thiệt hại do thiên tai

 Tăng thời vụ và hệ số sử dụng đất

 Thay đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá nông sản

 Tăng năng suất, sản lượng, giá trị kinh tế của sản phẩm

 Tạo việc làm, thu nhập, xoá đói giảm nghèo và làm giàu

 Đảm bảo an ninh lương thực

Nhu cầu lượng nước tưới phụ thuộc vào độ thiếu ẩm thực tế của đất, điều kiện thời tiết, loại cây và giai đoạn sinh trưởng của cây Lượng

4

Trang 5

cần tưới biến đổi theo thời gian và dao động nhu cầu thường không trùng pha với biến động nước tự nhiên

Ngoài việc trực tiếp tiêu thụ tài nguyên nước, nông nghiệp còn là một ngành tác động rất lớn tới điều kiện hình thành dòng chảy trên lưu vực Canh tác nông nghiệp làm thay đổi mạnh đặc điểm lớp phủ thực vật, như độ dày tán, thời gian che phủ , thay đổi đặc điểm sườn dốc, như

độ dốc, độ dài sườn dốc, độ thấm, thay đổi cấu tạo đất dẫn đến làm thay đổi chế độ nước cả về lượng và về chất

Tỷ trọng dùng nước cho nông nghiệp các khu vực trên thế giới:

2 Tiêu thụ nước trong nông nghiệp:

Nhu cầu nước cấp cho công nghiệp đứng thứ hai sau nông nghiệp và ước tính bằng >1/4 tổng lượng nước tiêu thụ Riêng ở châu Âu tỷ lệ này bị đảo ngược, với việc các ngành công nghiệp dùng lượng nước lớn gấp 2 lần nông nghiệp

và bằng 1/2 tổng lượng nước tiêu thụ chung

Yêu cầu về chất lượng nước cấp cho công nghiệp đa dạng và phân hoá, tăng giảm phức tạp tuỳ thuộc đối tượng và mục đích dùng nước Tiêu chuẩn nước dùng cho công nghiệp thực phẩm là cao nhất và rất gần với nước sinh hoạt Nước làm nguội có yêu cầu về chất lượng thuộc loại thấp nhất Lượng nước cấp trên một đơn vị sản phẩm công nghiệp phụ thuộc vào sơ đồ quy trình công nghệ, loại thiết bị, điều kiện tự nhiên và nhiều yếu tố khác Do vậy các

cơ sở sản xuất cùng một mặt hàng cũng có thể tiêu thụ nước không giống nhau, còn nhu cầu cho các ngành khác nhau là hoàn toàn khác nhau.Chế độ cấp nước công nghiệp biến động theo thời gian giờ, ngày, mùa, liên quan tới thời gian sản xuất và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Những ngành công nghiệp

có nhu cầu tiêu thụ nước lớn hiện nay là luyện kim, hoá chất, giấy và xenluylô, sợi tổng hợp

Tác động của các hoạt động công nghiệp tới tài nguyên nước diễn ra theo hai

xu thế:

 Tiêu thụ nhiều và tập trung nguồn nước chất lượng cao

Trang 6

 Xả thải nhiều và tập trung chất độc hại cho môi trường.

3 Tiêu thụ nước trong sinh hoạt:

Về mặt sinh lý, mỗi người chỉ cần 1 - 2 lít nước/ngày Trung bình nhu cầu nước sinh hoạt của một người trong một ngày là 10 - 15 lít cho vệ sinh cá nhân, 20 - 200 lít cho tắm, 20 - 50 lít cho làm cơm, 40 - 80 lít cho giặt bằng máy…

Trung bình mỗi cư dân nông thôn tiêu thụ 50 l/ngày, vùng nông thôn châu Phi, Á và Mỹ Latinh tiêu thụ khoảng 20 - 30 l/ngày/người Trong những năm 80 của thế kỷ XX chỉ có 4% dân số toàn cầu tiêu thụ nước ở mức lớn hơn 300 l/người/ngày cho các nhu cầu sinh hoạt và công cộng

Nước thải sinh hoạt, bao gồm cả nước thải từ khu nhà bếp và nhà vệ sinh, nên chứa rất nhiều chất hữu cơ và sinh vật gây bệnh Ngoài ra trong nước thải sinh hoạt còn có nhiều loại hoá chất khác nhau, đặc biệt là các chất tẩy rửa Nước thải thường ứ đọng trong các hệ thống cống lâu ngày nên càng độc hại và có mùi hôi thối Đây là nguồn gây ô nhiễm đáng chú ý đối với các thuỷ vực tiếp nhận Trong đó nguy hiểm hơn cả là sự ô nhiễm gây ra cho các tầng nước ngầm bởi các dòng thấm không kiểm soát được

từ nguồn ô nhiễm hoặc bị nhiễm bẩn do thấm qua tầng đất đá ô nhiễm

6

Trang 7

4 Dùng nước trong thuỷ điện:

Thuỷ điện từng được coi là ngành dùng nước sạch vì nó không gây ô nhiễm trực tiếp môi trường Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ điện năng biến động theo các quy luật xã hội, trong khi phân phối nước tự nhiên có chu

kỳ mùa và nhiều năm, thường không đồng pha với biến động nhu cầu điện Nhà máy thuỷ điện luôn song hành với kho chứa nước dung tích lớn, gây ra một loạt các vấn đề môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội phức tạp cho vùng lòng hồ, vùng lân cận và hạ lưu Ngoài ra, do diện tích mặt nước lớn, ước tính khoảng 0,5% dung tích hữu ích của các kho nước bị tổn thất vào bốc hơi Tổn thất nước vào thấm cũng không nhỏ và phụ thuộc vào điều kiện địa chất vùng đáy cũng như cao độ cột nước dâng

Các kho nước lớn đều được thiết kế và điều tiết đa mục đích Ví dụ như phát điện, phòng lũ, giao thông thuỷ, tưới

Trang 8

Các kho nước không phải là vĩnh cửu Tuổi thọ của chúng được thiết kế căn cứ vào kích thước của dung tích chết Khi dung tích chết bị lấp đầy, kho nước mất đi các chức năng cơ bản của chúng Người ta không thể xây dựng một kho nước mới ngay trên kho nước đã chết Còn trên các dòng sông không phải chỗ nào cũng thuận lợi cho việc xây dựng kho nước Những nơi phù hợp nhất thường dễ bị khai thác sớm nhất

5 Dùng nước trong thuỷ sản:

Thuỷ sản là ngành lợi dụng nước, dùng nước làm môi trường sống cho thuỷ sinh vật hữu ích Nhu cầu nước của ngành thuỷ sản có nhiều điểm khác biệt so với các ngành khác Đó là: yêu cầu chế độ mực nước, nhiệt

độ tương đối ổn định, điều kiện môi trường sống phù hợp, không độc hại cho sinh vật, thức ăn được cung cấp thường xuyên và đầy đủ Biến động nhiệt độ nước là yếu tố giới hạn đối với ngành thuỷ sản

8

Trang 9

Yêu cầu dùng nước cho thuỷ sản có thể mâu thuẫn với các ngành dùng nước khác Khai thác thuỷ sản tự nhiên cần sự lưu thông dòng chảy từ thượng tới hạ nguồn, vì một số loài thuỷ sinh có nhu cầu sống ở mỗi thời

kỳ sinh trưởng trong một môi trường (đoạn sông) khác nhau, do đó mâu thuẫn với nhu cầu đắp đập ngăn sông Nuôi thuỷ sản nhân tạo cần hạn chế lưu thông tự nhiên giữa các thuỷ vực để bảo vệ nguồn lợi và hạn chế dao động của chế độ nước, do đó mâu thuẫn với các đối tượng có nhu cầu tiêu thụ nước cao, hoặc nhu cầu tích nước để kiểm soát lũ và cấp nước vào mùa kiệt Nuôi trồng thuỷ sản có thể sử dụng nước thải đô thị và phân tươi, nên một mặt nó là tác nhân làm sạch môi trường rẻ tiền và hiệu quả, mặt khác nó tạo nguy cơ lan truyền ô nhiễm tới các thuỷ vực cấp nước chất lượng cao, nhất là nước dưới đất và tạo ra sản phẩm sinh học ô nhiễm

II TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG.

Trang 10

 Hậu quả ô nhiễm nguồn nước gây tác động lớn đến sức khỏe của mọi người Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây nên vấn đề

về sức khỏe như: ung thư, phơi nhiễm chì, tiêu chảy, các vấn đề

về da liễu, bệnh đường ruột, tim mạch…

 Nguồn nước nhiễm bẩn có chứa nhiều thành phần hóa học độc hại, những vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng trong nước tích

tụ bên trong cơ thể lâu ngày khiến sức khỏe bị giảm sút, ảnh hưởng đến hoạt động sống

 Những sinh vật, động vật uống những nguồn nước bị ô nhiễm cũng bị tác động nặng nề khiến cho các sinh vật, động vật bị chết, phân hủy ra môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, sức khỏe của con người

 Mặc dù đã có những quy định, biện pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước Tuy nhiên hậu quả ô nhiễm nguồn nước vẫn gây nên các tác động mạnh mẽ đến những hoạt động sản xuất công nghiệp, gây hư hỏng các thiết bị và khiến hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng

 Các hoạt động sản xuất nông nghiệp khi sử dụng nguồn nước bị

ô nhiễm nghiêm trọng cho cây trồng sẽ làm giảm năng suất Song song đó, nguồn nước sẽ khiến cho cây trồng bị tác động, chết dần đi và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của mọi người dân

 Ô nhiễm nguồn nước còn ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia Khi vấn đề nước sạch không được xử lý sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, gây nên tốn kém nhiều chi phí cho việc

xử lý nguồn nước và khiến nền kinh tế đi xuống

III QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC.

10

Trang 11

1 Quản lý tổng hợp tất cả các nguồn nước

Những thành tố cơ bản của quản lý tổng hợp nguồn nước là:

 Những chính sách tốt về nước (dựa trên các mục tiêu phát triển tổng thể, đóng góp đầu vào của các bên có liên quan và các nhà tài trợ )

 Khuôn khổ pháp lý, thể chế, điều tiết thích hợp

 Sự tham gia của các bên có liên quan, nhất là phụ nữ

 Quan điểm truyền thống về nước (văn hoá, tôn giáo )

 Giá trị của nước (kinh tế, xã hội và môi trường)

 Phân bổ công bằng nguồn nước

 Ra quyết định ở cấp thấp nhất có thể

 Phân cấp trách nhiệm quản lý và phân phối nước cũng như các dịch

vụ khác về hệ sinh thái

 Phương thức tiếp cận khoa học kỹ thuật công nghệ tốt

 Hệ thống dữ liệu thông tin và cơ sở tri thức

 Công cụ phân tích đánh giá giá trị kinh tế của nước

 Khuôn khổ giám sát và thực thi

 Năng lực của tổ chức và cán bộ Quản lý xung đột

Công cụ quản lý tài nguyên nước bao gồm:

 Các văn bản luật pháp quốc tế và quốc gia, quy định quyền hạn

và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên nước khác nhau, kể cả các văn bản pháp luật liên quan đến những thành tố khác của môi trường và tài nguyên, có quan hệ mật thiết với tài nguyên nước

 Hệ thống đo đạc, dữ liệu cơ sở về mạng lưới thuỷ văn, chế độ nước và kết quả nghiên cứu của thuỷ văn học, hồ học, hồ chứa học, khí tượng học, địa chất thuỷ văn

 Thiết chế giám sát và cơ sở dữ liệu về chất lượng nước

 Tiêu chuẩn chất lượng nước và tiêu chuẩn dùng nước

Trang 12

 Công cụ kinh tế quản lý nguồn nước Chiến lược và các chương trình kế hoạch phát triển

2 Quản lýtài nguyên nước theo lưu vực

Quản lý nguồn nước theo lưu vực là một cấp độ trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước Quản lý nước theo lưu vực nhấn mạnh khía cạnh

sử dụng hợp lý tài nguyên trên cơ sở hiểu biết và tôn trọng các quy luật

tự nhiên hình thành tài nguyên nước trong một lưu vực cụ thể

Trong quản lý tài nguyên nước theo lưu vực, đơn vị địa lý để thực hiện quản lý không phải là địa giới hành chính mà là toàn bộ lưu vực sông Thông qua hoạt động của bộ máy quản lý lưu vực, tất cả các hoạt động

sử dụng và bảo vệ tài nguyên được xem xét một cách thống nhất và hợp lý Đối với một lưu vực sông gồm nhiều đơn vị hành chính thì việc quản lý thống nhất theo lưu vực sông sẽ tạo cơ sở thuận lợi để giải quyết các mối quan hệ hay những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình

sử dụng hay quản lý tài nguyên giữa các vùng khác nhau

Nhu cầu cấp nước của toàn lưu vực phải được tính trên cơ sở cân bằng với khả năng tái tạo về lượng và chất của tài nguyên Nếu giả định việc khai thác tài nguyên không làm hệ sinh thái xấu hơn trạng thái tự nhiên vốn có của nó, thì lượng nước khai thác trong mùa kiệt không được làm mức nước sông hạ xuống thấp hơn ngưỡng bảo đảm an toàn sinh thái cho toàn hệ Ngoài ra, nếu không tính tới các hệ quả sinh thái bất thường khác, thì toàn bộ lượng nước đưa vào lưu vực bằng con đường nhân tạo và lượng nước lũ mà các hồ chứa điều tiết được, sau khi đã trừ tổn thất, là phần mà loài người có thể độc quyền tiêu thụ, bao gồm

cả phần để cải thiện hệ sinh thái tự nhiên theo nhu cầu của con người

Chức năng và nhiệm vụ về quản lý tổng hợp lưu vực sông được quy định tùy theo hình thức của mỗi kiểu tổ chức lưu vực Tuy nhiên, có một số nhiệm vụ chung mà trong quản lý lưu vực sông đều phải thực hiện, đó là:

 Lập quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông và theo dõi việc thực hiện quy hoạch

12

Trang 13

 Phối hợp với các cơ quan hữu quan của các bộ, ngành và địa phương trong việc điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước của lưu vực sông

 Phối hợp với các đơn vị hành chính các cấp để giải quyết tranh chấp về tài nguyên nước nảy sinh trên lưu vực

 Ngoài ra, tùy theo hình thức, một số tổ chức lưu vực sông có thể tham gia trực tiếp vào chức năng thiết kế, thi công và quản lý các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực

3 Quản lý cả lượng và chất, kiểm soát và hạn chế ô nhiễm.

Mạng lưới quan trắc được thiết lập một cách hệ thống, bao gồm ba loại lưới điểm sau: Lưới điểm quan trắc cố định, phân bố đều khắp các vùng địa lý, các đới khí hậu thuỷ văn khác nhau, đo liên tục, kéo dài theo quy phạm thống nhất để đảm bảo độ chính xác tối ưu, đồng nhất Lưới điểm chuyên đề quan trắc theo đơn đặt hàng và lưới điểm khảo sát định kỳ phục

vụ quan trắc bổ sung tại những điểm không nằm trong lưới cố định Số liệu đo đạc thuỷ văn thường niên được lưu trữ tại Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn Trên cơ sở các dữ liệu sơ cấp, ngành khí tượng thuỷ văn triển khai nghiên cứu, dự báo các hiện tượng và quá trình khí hậu, thời tiết, thuỷ văn, cung ứng cho các đối tượng có nhu cầu

Mục tiêu của giám sát lượng nước là đo đạc lượng nước, nghiên cứu chế

độ và biến động tài nguyên nước, nghiên cứu các quy luật chi phối sự hình thành tài nguyên nước Đây là lĩnh vực thuộc nhiệm vụ và khả năng của thuỷ văn học, hồ học, hồ chứa học, địa chất thuỷ văn và một số ngành dùng nước như thuỷ lợi, năng lượng, giao thông

Giám sát chất lượng nước là các hoạt động nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng nước nền và theo dõi biến động chất lượng nước trong quá trình khai thác sử dụng Giám sát chất lượng nước được triển khai tuỳ theo mục đích, nhu cầu và khả năng về nhân lực, kỹ thuật, tài chính

Việc đo đạc các chỉ tiêu chất lượng nước và tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước được quy ước đưa vào nội dung môn học về ô nhiễm môi trường, do đó giáo trình này không đề cập sâu Tuy nhiên, cần lưu ý là việc nghiên cứu, ghi chép kỹ lưỡng các đặc điểm hình thái, động lực của thuỷ vực, cũng như điều kiện khí hậu, đặc điểm lưu vực, nguồn cấp nước, nguồn thải, vùng và phương thức tiêu nước giúp chúng ta định ra được

Trang 14

số điểm đo ít nhất và lý giải được những bất thường của kết quả phân tích

4 Công cụ kinh tế trong quản lý nguồn nước.

Nước có giá trị kinh tế trong tất cả những cách thức sử dụng cạnh tranh nhau, vì thế nó cần phải được phân bổ có tính đến những nguyên tắc kinh tế về tính hiệu quả, công bằng Các công cụ kinh tế được sử dụng trong quản lý nguồn nước để phân phối công bằng hợp lý nguồn nước, đảm bảo phục vụ phát triển và bảo tồn trữ lượng nước, bảo vệ chất lượng nước, làm giảm thiểu các tác động bất lợi tới nguồn nước

 Định giá nước

Định giá nước là một công cụ dễ định hướng để khuyến khích thay đổi hành vi, mang lại nguồn thu lớn, nhưng phức tạp và có thể gây mâu thuẫn xã hội Trong định giá nước, bên cạnh những chi phí, giá trị xã hội và cá nhân đối với nước và các chi phí tài chính thường tính đối với các cá nhân dùng nước (như đầu tư, vận hành và quản lý ), còn phải tính đến các chi phí trên bình diện rộng lớn hơn đối với nền kinh

tế, ví dụ như chi phí cơ hội và ảnh hưởng hướng ngoại Việc định giá phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản là:

 Đảm bảo nguồn thu đủ để vận hành, duy trì và mở rộng hệ thống Phân bổ nguồn nước theo những tín hiệu xã hội, đảm bảo các giá trị xã hội nhận được sẽ vượt xa chi phí

 Bảo tồn nguồn nước, khuyến khích sử dụng hiệu quả và bảo tồn

 Đưa ra mức giá đúng, trong đó công nhận các biện pháp khuyến khích phát sinh từ cơ chế giá và đảm bảo là chúng phù hợp với mục tiêu xã hội

 Giá trị nguồn nước được tính bằng tổng các giá trị đối với người

sử dụng, các tác động hướng ngoại ròng và các giá trị bị bỏ qua không sử dụng

 Chi phí nguồn nước được tính bằng tổng chi phí vốn, chi phí O&M, các chi phí cơ hội, ảnh hưởng ngoại sinh, các chi phí cơ hội do không sử dụng và ảnh hưởng ngoại sinh

14

Ngày đăng: 21/10/2024, 16:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w