Những yếu tố như áp lực xã hội, tâm lý đám đông, và nhận thức xã hội đều đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các phản ứng của cả người tham gia lẫn công chúng.. các khía cạnh áp
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH
BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN
TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
CHỦ ĐỀ: Dư luận xã hội trong tâm lý học xã hội - Phân tích hiện tượng tâm lý xã hội trong vụ việc gây xôn xao dư luận O Huyền “trêu đùa” Quang Linh V.log khi livestream Nêu định hướng vận dụng hiệu quả mặt tích cực và hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng đó”
Ngành: TÂM LÝ HỌC
Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Nữ Bích Tuyền
Sinh viên thực hiện: Vũ Mai Anh
MSSV: 2310260499 Lớp: 23TXTL03
Học phần: Tâm lý học xã hội
Tp Hồ Chí Minh, tháng 8/2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GV Ths Nguyễn Nữ Bích Tuyền là giảng viên trong khoa Tâm lý học, trường Đại học Hutech đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý báu và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận này
Em xin chân thành cảm ơn quý anh chị và bạn học cùng lớp đã cung cấp tài liệu, hướng dẫn tận tình chu đáo để em có thêm tư liệu hoàn thành bài tiểu luận Bài tiểu luận có thể còn có nhiều thiếu sót kính mong cô thông cảm và góp ý để kiến thức của
em trong môn học này được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2024
Trang 3I PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ 1
1.1 Bối cảnh của truyền thông xã hội trong đời sống hiện đại 1
1.2 Giới thiệu về vụ việc O Huyền và Quang Linh Vlog 1
2 MỤC TIÊU CỦA BÀI TIỂU LUẬN 3
II PHẦN NỘI DUNG 4
1 ĐỊNH NGHĨA “DƯ LUẬN XÃ HỘI” TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI 4
1.1 Khái niệm dư luận 4
1.2 Đặc điểm của dư luận 4
2 PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI 4
2.1 Áp lực từ dư luận xã hội 4
2.1.1 Định nghĩa và cơ chế hoạt động của áp lực xã hội 4
2.1.2 Áp lực xã hội trong môi trường trực tuyến 5
2.1.3 Tác động của áp lực xã hội đối với hành vi cá nhân 6
2.2 Tâm lý đám đông 6
2.2.1 Định nghĩa và lý thuyết về tâm lý đám đông 6
2.2.2 Tâm lý đám đông trong môi trường mạng xã hội 7
2.2.3 Tác động của nhận thức xã hội đối với các cá nhân 10
2.3 Nhận thức xã hội 10
Trang 42.3.1 Định nghĩa nhận thức xã hội 10
2.3.2 Nhận thức xã hội trong bối cảnh trực tuyến 10
2.3.3 Tác động của nhận thức xã hội 11
3 ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG HIỆU QUẢ MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA HIỆN TƯỢNG 12
3.1 Vận dụng hiệu quả mặt tích cực 12
3.1.1 Tăng cường giáo dục về truyền thông xã hội 12
3.1.2 Khuyến khích phản hồi tích cực 12
3.2 Hạn chế ảnh hưởng tiêu cực 13
3.2.1 Kiểm soát thông tin lan truyền 13
3.2.2 Xây dụng kỹ năng đối phó với áp lực dư luận 13
3.2.3 Thúc đẩy nhận thức về tâm lý đám đông 13
III PHẦN KẾT LUẬN 14
1 Tóm tắt vấn đê 14
2 Kết luận chung 14
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 5I PHẦN MỞ ĐẦU
1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ
1.1 Bối cảnh của truyền thông xã hội trong đời sống hiện đại
- Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số và internet đã dẫn đến sự thay đổi căn bản trong cách thức giao tiếp và tương tác giữa con người với nhau Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok, Instagram, Youtube… rất phổ biến, dễ
sử dụng và mang lại nhiều hữu ích cho đời sống, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày Đặc biệt là hình thức livestream, đã trở thành công cụ kết nối trực tiếp hiệu quả giữa người sáng tạo nội dung trên các nền tảng xã hội và công chúng theo thời gian thực, tạo nên một không gian giao tiếp mở và linh hoạt Ở hình thức livestream này mỗi hành
vi và lời nói của những cá nhân nổi tiếng đều có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến cộng đồng mạng
- Livestream không chỉ là phương tiện để chia sẻ thông tin mà còn là một công cụ xây dựng hình ảnh cá nhân và thương hiệu rất hiệu quả, các cá nhân nổi tiếng sử dụng livestream
để giao lưu với người hâm mộ, và người xem cũng có thể tương tác trực tiếp với nhân vật mà
họ theo dõi, đồng thời tạo ra một không gian mở để thể hiện quan điểm và hành vi Tuy nhiên, tính chất công khai và tức thời của hình thức này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt khi những hành vi không phù hợp xảy ra trước hàng ngàn khán giả khiến các hành vi này có thể nhanh chóng bị ghi nhận và phát tán rộng rãi trở thành tâm điểm của dư luận
1.2 Giới thiệu về vụ việc O Huyền và Quang Linh Vlog
- Vụ việc O Huyền trêu đùa Quang Linh Vlog trên sóng livestream đã thu hút sự chú ý lớn của công chúng O Huyền là một gương mặt đại diện cho nhãn hàng sầu riêng có tiếng trên mạng xã hội, và Quang Linh Vlog cũng là một cái tên rất nổi tiếng với các nội dung chia
sẻ về cuộc sống và hoạt động từ thiện tại châu Phi Tuy nhiên, trong một buổi livestream, hành động trêu đùa của O Huyền đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng mạng, gây
ra làn sóng phản ứng dữ dội
Trang 62
- Vụ việc này không chỉ đơn giản là một trò đùa mà còn phản ánh sâu sắc các hiện tượng tâm lý xã hội phổ biến trong môi trường trực tuyến Những yếu tố như áp lực xã hội, tâm lý đám đông, và nhận thức xã hội đều đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các phản ứng của cả người tham gia lẫn công chúng Bài tiểu luận này sẽ phân tích chi tiết các hiện tượng tâm lý xã hội liên quan, đồng thời đề xuất những biện pháp để khai thác mặt tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của hiện tượng này
- Vụ việc O Huyền “trêu đùa” Quang Linh Vlog khi livestream là một minh chứng điển hình cho sự phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng mạng trước những hành vi được cho là vượt quá giới hạn, thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, dẫn đến hàng loạt phản ứng từ phía công chúng
- Dưới đây sẽ phân tích hiện tượng này từ góc độ tâm lý xã hội, đặc biệt tập trung vào
Trang 7các khía cạnh áp lực xã hội, tâm lý đám đông, nhận thức xã hội và tác động dài hạn đối với các bên liên quan Từ đó, bài viết sẽ đề xuất những biện pháp vận dụng mặt tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng này
2 MỤC TIÊU CỦA BÀI TIỂU LUẬN
- Phân tích hiện tượng tâm lý xã hội vụ việc O Huyền và Quang Linh Vlog lan truyền trên mạng xã hội truyền trên mạng xã hội tạo nên các phản ứng từ công chúng Phân tích cách
mà các yếu tố như áp lực xã hội, sự lan truyền thông tin và quan điểm cộng đồng ảnh hưởng đến nhận thức và phản ứng của khán giả
- Phân tích hành vi của O Huyền từ góc độ tâm lý học xã hội, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận thức về tác động của lời nói và hành động của mình trước công chúng
- Đề xuất giải pháp ứng xử trên mạng xã hội: Đưa ra những giải pháp giúp cá nhân xử
lý tình huống khi bị đặt trong áp lực xã hội hoặc livestream, nhằm tránh các hệ quả tiêu cực
Đề xuất các biện pháp để xây dựng một môi trường mạng xã hội lành mạnh, trong đó sự tương tác và phản hồi diễn ra một cách có trách nhiệm và tôn trọng lẫn nhau
Trang 84
II PHẦN NỘI DUNG
1.1 Khái niệm dư luận xã hội
- Dư luận là những nhận định, đánh giá những phán đoán của các thành viên trong tập thể về một sự vật hiện tượng hoặc biến cố nào đó trong tập thể hoặc trong xã hội Dư luận xã hội thường là biểu hiện tâm trạng, nhu cầu, nguyện vọng, niềm tin, lý trí của tập thể, xã hội
- Hoặc dư luận là toàn bộ những phán đoán, đánh giá biểu lộ thái độ của quần chúng đối với các sự kiện khác nhau trong đời sống xã hội, đối với hành vi, cử chỉ, hoạt động của cả tập thể cũng như mỗi cá nhân
1.2 Đặc điểm dư luận xã hội
- Dư luận là tổng hòa các quan điểm, các ý kiến của các thành viên trong nhóm xã hội
Dư luận được hình thành và phát triển thông qua truyền thông liên cá nhân
- Những ý kiến chung trở thành dư luận thường được coi như chân lý hiển nhiên, chuẩn mực khỏi bàn cãi, được cá nhân thừa nhận vô điều kiện Dư luận xã hội là kết quả của những nhận định chung, những đánh giá chung do ảnh hưởng tác động lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm xã hội Dư luận không phải là sản phẩm mang tính logic, có thể bao gồm cả đúng lẫn sai (Heghen nhận định: Dư luận có cả cái thật cái giả, điều này tạo nên đặc điểm dễ thay đổi của dư luận)
- Dư luận đã hình thành ảnh hưởng tác động trở lại các quan hệ xã hội và chi phối hành
vi con người Các giai cấp thống trị luôn luôn mong muốn làm chủ, định hướng dư luận xã hội theo hướng có lợi cho mình Đó là một đòi hỏi khách quan nếu giai cấp đó muốn giữ vững vai trò lãnh đạo của mình
2.1 Áp lực từ dư luận xã hội (Social Pressure)
2.1.1 Định nghĩa và cơ chế hoạt động của áp lực xã hội
- Áp lực xã hội là hiện tượng mà một cá nhân hoặc nhóm cảm thấy bị ảnh hưởng hoặc
bị ép buộc bởi các kỳ vọng của xã hội hay nhóm người xung quanh Áp lực này có thể được tạo ra bởi gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, truyền thông, hoặc các nhóm xã hội lớn hơn, và thường dẫn đến sự thay đổi trong cách suy nghĩ hoặc hành động của cá nhân Trong bối cảnh trực tuyến, đặc biệt là trên các nền tảng livestream, áp lực từ khán giả có thể rất mạnh mẽ Khi người nổi tiếng livestream, họ phải đối mặt với sự giám sát không ngừng của hàng ngàn,
Trang 9thậm chí hàng triệu người xem Các phản ứng tức thời từ khán giả, như bình luận, lượt thích,
và lượt chia sẻ, đều có thể tác động trực tiếp đến hành vi của người livestream Trong tâm lý học xã hội, áp lực xã hội có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức, bao gồm sự tuân thủ, đồng thuận xã hội và sự điều chỉnh hành vi để phù hợp với các chuẩn mực xã hội
- Một trong những lý thuyết nổi tiếng về áp lực xã hội là thuyết đồng thuận xã hội của
Muzafer Sherif (1935), trong đó chỉ ra rằng trong các tình huống không rõ ràng, cá nhân có
xu hướng dựa vào người khác để xác định điều gì là đúng hoặc phù hợp Khi áp lực từ nhóm trở nên quá lớn, cá nhân sẽ có xu hướng tuân thủ để tránh bị cô lập hoặc bị phê phán
2.1.2 Áp lực xã hội trong môi trường trực tuyến
- Trong môi trường mạng xã hội, áp lực xã hội được gia tăng đáng kể bởi tính công khai
và sự phản hồi tức thời từ công chúng Các hành động của cá nhân có thể được hàng ngàn, thậm chí hàng triệu người chứng kiến và đánh giá Điều này tạo ra một môi trường mà áp lực
xã hội trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều so với các tình huống giao tiếp ngoài đời thực
- Trong trường hợp của O Huyền, việc cô trêu đùa Quang Linh có thể đã bị thúc đẩy bởi
áp lực phải làm cho buổi livestream trở nên hấp dẫn và giữ chân người xem Hành động này
có thể được xem là một cách để tạo ra nội dung giải trí, nhưng đồng thời lại vượt qua ranh giới của sự tôn trọng cá nhân Trong môi trường trực tuyến, những áp lực này không chỉ đến
từ những người theo dõi trực tiếp mà còn từ kỳ vọng chung của cộng đồng mạng về cách mà người nổi tiếng nên hành xử Một số khán giả có thể cảm thấy rằng những người nổi tiếng như O Huyền phải luôn duy trì một hình ảnh hoàn hảo và chuyên nghiệp, bất kể hoàn cảnh Sau sự việc, áp lực từ dư luận xã hội đã gia tăng khi cộng đồng mạng phản ứng mạnh mẽ, buộc O Huyền phải đưa ra lời xin lỗi Điều này cho thấy rằng áp lực xã hội không chỉ ảnh hưởng đến hành vi ngay tại thời điểm xảy ra sự kiện mà còn tiếp tục tác động trong giai đoạn sau đó, khi người nổi tiếng phải đối mặt với những hậu quả của hành động của mình
Trang 106
2.1.3 Tác động của áp lực xã hội đối với hành vi cá nhân
- Áp lực xã hội có thể có cả tác động tích cực và tiêu cực Trong một số trường hợp, áp lực xã hội thúc đẩy các hành vi tuân thủ chuẩn mực đạo đức, giúp cá nhân điều chỉnh hành vi của mình để phù hợp với các giá trị xã hội Tuy nhiên, nếu áp lực quá lớn, nó có thể dẫn đến căng thẳng tâm lý và khiến cá nhân hành động theo những cách không thực sự phản ánh ý định của họ Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh mạng xã hội, nơi mà các phản hồi tiêu cực có thể lan truyền rất nhanh chóng và khó kiểm soát
- Trong vụ việc của O Huyền, áp lực từ phản ứng của cộng đồng mạng đã buộc cô phải đối mặt với những hậu quả lớn về mặt hình ảnh và tâm lý Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc quản lý áp lực xã hội trong môi trường trực tuyến, nơi mà mọi hành động đều có thể
bị giám sát và phản hồi ngay lập tức
2.2 Tâm lý đám đông (Crowd Psychology)
2.1.1 Định nghĩa và lý thuyết về tâm lý đám đông
- Tâm lý đám đông là hiện tượng mà cá nhân có xu hướng hành động theo nhóm mà không cần suy xét cá nhân Nhà tâm lý học xã hội nổi tiếng Gustave Le Bon đã nghiên cứu
và phát triển lý thuyết về tâm lý đám đông trong cuốn sách “The Crowd: A Study of the Popular Mind” (1895) Theo Le Bon, khi tham gia vào một đám đông, cá nhân thường mất đi tính cá nhân và trở nên bị cuốn theo cảm xúc tập thể, dẫn đến những hành vi mà họ có thể
không thực hiện khi ở một mình
- Một khái niệm liên quan là deindividuation, trong đó cá nhân trong đám đông có xu hướng mất đi cảm giác về danh tính cá nhân và trách nhiệm đạo đức, từ đó dẫn đến các hành
vi mang tính bộc phát hoặc cực đoan Thay vì đưa ra các phản ứng cá nhân dựa trên suy nghĩ
lý trí, nhiều người có xu hướng hành động theo đám đông, bị cuốn theo cảm xúc và áp lực từ
những người xung quanh
Trang 112.2.2 Tâm lý đám đông trong môi trường mạng xã hội
- Mạng xã hội đã tạo ra một hình thức đám đông ảo, nơi mà hàng triệu người có thể tương tác và phản ứng với cùng một sự kiện trong thời gian thực Thực tế tâm lý đám đông trên mạng xã hội có thể gây ra các hiện tượng như hiệu ứng bầy đàn (herd mentality), trong
đó người dùng mạng xã hội hành động theo xu hướng của số đông mà không cân nhắc về tính đúng đắn hoặc hậu quả của hành động đó
- Trong vụ việc O Huyền, khi thông tin về trò đùa của cô được lan truyền trên mạng xã hội, tâm lý đám đông đã kích hoạt một loạt các phản ứng tiêu cực từ phía công chúng Nhiều người nhanh chóng tham gia vào việc chỉ trích và phê phán O Huyền mà không cần biết đầy
đủ thông tin về bối cảnh của sự việc
- Đây là một ví dụ rõ ràng về cách tâm lý đám đông có thể gây ra sự lan truyền thông tin sai lệch hoặc tạo ra các phong trào công kích trên mạng xã hội Trong trường hợp này, cộng đồng mạng đã có phản ứng rất nhanh chóng và mạnh mẽ, biến một sự việc nhỏ trở thành
Trang 128 một cuộc tranh luận lớn trên mạng xã hội Những lời chỉ trích và bình luận tiêu cực không chỉ đến từ những người chứng kiến trực tiếp buổi livestream, mà còn từ những người khác nghe về sự việc thông qua mạng xã hội Tâm lý đám đông khiến mọi người có xu hướng chỉ trích mạnh mẽ hơn khi thấy nhiều người khác cũng làm như vậy, tạo ra một vòng xoáy phản ứng tiêu cực ngày càng lớn
Trang 13- Hiện tượng này cũng phản ánh sự thiếu suy xét cá nhân trong các tình huống đám đông Nhiều người tham gia vào việc chỉ trích O Huyền mà không cân nhắc kỹ lưỡng về hoàn cảnh hoặc mục đích của hành động trêu đùa đó Họ có thể dễ dàng bị cuốn theo đám đông, dẫn đến những hành vi quá khích như quấy rối trực tuyến hoặc thậm chí là tẩy chay cá nhân
Trang 1410 Tâm lý đám đông cũng thường dẫn đến việc lan truyền thông tin sai lệch hoặc phóng đại mức
độ nghiêm trọng của sự việc, làm gia tăng áp lực lên các bên liên quan
2.2.3 Tác động của nhận thức xã hội đối với các cá nhân
- Tâm lý đám đông có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực, đặc biệt là trong môi trường trực tuyến, nơi mà các phản ứng quá khích có thể dẫn đến việc quấy rối cá nhân hoặc tẩy chay Hậu quả này không chỉ ảnh hưởng đến người trực tiếp bị chỉ trích, mà còn có thể gây tổn hại đến những người xung quanh hoặc những người ủng hộ họ
Trong trường hợp của O Huyền, tâm lý đám đông đã dẫn đến làn sóng chỉ trích mạnh
mẽ từ phía công chúng, khiến cô phải đối mặt với áp lực tinh thần lớn Điều này cho thấy sự nguy hiểm của tâm lý đám đông khi nó không được kiểm soát hoặc định hướng đúng cách
- Tuy tác động của tâm lý đám đông dẫn đến nhiều kết quả khác nhau nhưng không phải lúc nào cũng dẫn đến kết quả tiêu cực Nếu được điều hướng đúng cách, đám đông có thể tạo
ra những phong trào tích cực, như việc đòi hỏi các tiêu chuẩn đạo đức cao hơn từ những người nổi tiếng Việc quản lý phản ứng của đám đông đòi hỏi sự can thiệp nhanh chóng từ các nền tảng mạng xã hội và các cá nhân liên quan để đảm bảo rằng thông tin được truyền tải một cách chính xác và không gây ra tổn hại không cần thiết
2.3 Nhận thức xã hội (Social Perception)
2.3.1 Khái niệm nhận thức xã hội
- Nhận thức xã hội là quá trình mà qua đó con người đánh giá và hiểu về người khác dựa trên thông tin họ nhận được bao gồm cả việc diễn giải hành vi và động cơ của họ cũng như các giá trị và chuẩn mực xã hội Theo lý thuyết thượng đế xã hội của Heider (1958), con người có xu hướng giải thích hành vi của người khác dựa trên các yếu tố nội tại (như tính cách hoặc động cơ) hoặc ngoại tại (như hoàn cảnh hoặc tình huống)
2.3.2 Nhận thức xã hội trong bối cảnh trực tuyến
- Trong môi trường trực tuyến, nhận thức xã hội có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thông tin không đầy đủ, sự thiên vị cá nhân, và sự tác động từ cộng đồng mạng Người dùng mạng xã hội thường đánh giá hành vi của người khác dựa trên những gì họ nhìn thấy hoặc nghe được, nhưng các thông tin này không phải lúc nào cũng phản ánh đầy đủ bối cảnh hoặc động cơ thực sự