CONĐƯỜNGCỦASẮT Phải rất lâu nghệ thuật Việt Nam mới bứt ra khỏi những bài học cơ bản của nghệ thuật Hy La và truyền thống, đặc biệt với khoa điêu khắc. Những hình khối đóng kín của nghệ thuật Phật giáo và những hình tượng con người gần với vẻ đẹp chuẩn mực đã nhốt kín điêu kh ắc trong một thời gian khá dài, có lẽ đến hàng trăm năm, và khi nghệ thuật Hy La và truyền thống (của bất cứ nền văn hóa nào) trở thành v ật cản, hoặc đã được khai thác cạn kiệt, thì người ta buộc phải khác đi. Đối với điêu khắc Việt Nam, phải mãi đến gần đây, với những nh à điêu khắc trẻ tuổi như Khổng Đỗ Tuyền, Nguyễn Ngọc Lâm, Nguyễn Huy Tính, Trần Duy Nhân ở miền Bắc, và vài người khác từng đi trước lớn tuổi hơn ở miền Nam, như Nguyễn Minh Luận, Phan Phương Đông, Hải Nguyễn thì ngôn ngữ điêu khắc Việt Nam đã có những thay đổi căn bản, dù chúng ta chưa xét đến sự hình thành của tác giả chuyên nghiệp. Tự do với hình khối, tự do với chất liệu và những quan niệm về không gian, và căn bản thế này là một bức tượng, thế kia là một nền điêu khắc là cơ sở đầu tiên, chứ không phải là rước thêm một phong cách nào đó từ phương Tây về nước. Xây đắp một nền văn hóa - điêu khắc nội tại mới là căn bản, và là cái mà các nghệ sĩ cần suy nghĩ đến, cho dù chúng ta vẫn chưa có vị thế gì trong nền nghệ thuật nhân loại, mà chỉ có những biểu hiện văn hóa dân tộc mà thôi. Lương Văn Việt (sinh năm 1977), tốt nghiệp khoa Điêu khắc, trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 1997 - 2002, là một trong vài nhà điêu khắc trẻ nói trên. Có lẽ anh cũng được hấp dẫn bởi những sáng tạo của Julio Gonzales - điêu khắc gia hiện đại người Tây Ban Nha - v ới những tác phẩm sắt rèn, người hấp dẫn ngay cả Picasso, đã từng được trưng bày ở Việt Nam gần đây. Bản thân anh và sự ảnh hưởng là lòng tr ắc ẩn, tự do của không gian và những kỹ sảo điêu nghệ của như khó nhọc của gò hàn sắt nguội và nóng. Đó là một conđường sáng sủa, ít nhất dẫn người sáng tác xa rời tư duy cũ kỹ, thậm chí là giáo điều, khuôn rất nhiều thế hệ dẫm chân tại chỗ trong những cố gắng phải là thế này thế kia về hiện thực. Conđường này còn nói lên một điều nữa: Không có cái gì là duy nhất đúng, nhất là trong nghệ thuật, không có gì không th ể thay đổi, dù thay đổi này chưa làm ra những tác phẩm đẹp. Nhưng chỉ có thay đổi mới đến gần bản chất của sáng tạo, lựa chọn những cái gần hơn cho bản tính người. Phan Cẩm Thượng . CON ĐƯỜNG CỦA SẮT Phải rất lâu nghệ thuật Việt Nam mới bứt ra khỏi những bài học cơ bản của nghệ thuật Hy La và truyền thống, đặc biệt với khoa điêu khắc. Những hình khối đóng kín của. anh và sự ảnh hưởng là lòng tr ắc ẩn, tự do của không gian và những kỹ sảo điêu nghệ của như khó nhọc của gò hàn sắt nguội và nóng. Đó là một con đường sáng sủa, ít nhất dẫn người sáng tác. trên. Có lẽ anh cũng được hấp dẫn bởi những sáng tạo của Julio Gonzales - điêu khắc gia hiện đại người Tây Ban Nha - v ới những tác phẩm sắt rèn, người hấp dẫn ngay cả Picasso, đã từng được