BẢNSONGTẤUCỦAHÌNHTHỂVÀMÀUSẮC Chúng ta có dịp được cảm nhận những giai điệu nhịp nhàng trong phòng tranh của cặp họa sĩ Kim Dung và Đoàn Quốc. Một cuộc trình diễn nhiều ngẫu hứng đối ứng, giao đãi giữa những thể cách trữ tình và t ự sự. Chúng ta có dịp được cảm nhận những giai điệu nhịp nhàng trong phòng tranh của cặp họa sĩ Kim Dung và Đoàn Quốc. Một cuộc trình diễn nhiều ngẫu hứng đối ứng, giao đãi gi ữa những thể cách trữ tình và tự sự. Một trang tự bạch của những mảnh đời songsong đan cài, nung nấu trong tâm khảm cái hoài vọng hướng tới Chân Thiện Mỹ, của những tấm lòng đã trót tơ vương vào cái sự nghiệp nhiều hứng khởi mà cũng lắm thử thách mang tên nghệ thuật này đây. KIM DUNG-Nude-Sơn dầu Từ những năm tháng đã qua của nửa cuối thế kỷ trước, ở Hà Nội, những ai được chứng kiến cảnh vui mắt nơi nẻo phố nghèo, những nhóm thanh niên thanh nữ cắp những chiếc cặp vẽ các - tông bọc vải thô màu đen có các dải dây buộc, bên trong căng phồng lên những ký họa công trường xưởng máy, xã viên hợp tác xã bên con trâu đi cày, th ì chắc chắn đó là những sĩ tử của Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. Cái cặp đó vừa như là biểu tượng của một ngôi trường đáng tự hào của Mỹ thuật Việt Nam, vừa như là biểu trưng cho một cung cách tạo hình mang tên hiện thực xã hội chủ nghĩa, một phương cách sáng tác chính cống duy nhất tồn tại nhiều nhiều năm sau nữa, với những được mất theo dòng thăng trầm lịch sử. Nữ họa sĩ Kim Dung hình thành sự nghiệp hội họa của mình chính trong cảnh huống đó. Được tiếp thụ các kỹ năng cũng như phương p háp hội họa cơ bản, Kim Dung vào đời cùng một hành trang phong lưu và hành nghề trong tâm thế một lữ khách nhiều tự tin nhiều đam mê đan xen đôi chút phiêu bồng. Kim Dung sáng tác qua nhiều thể loại hội họa: sơn dầu, lụa, sơn mài. Quan niệm hiện thực nơi Kim Dung tuy vẫn nằm trong định hướng, song cái hiện thực ấy không xô bồ, ngồn ngộn thực dụng như nó vốn dĩ, mà là cái thực được chắt lọc, gạn lọc ngay trong từng cấu hình ý tưởng, ngay trong từng ý niệm tạo hình, sớm mang dáng dấp những manh nha hình tượng, tín hiệu thẩm mĩ sau này. ý thức lập hình nơi Kim Dung không câu nệ vào các quy phạm hình họa trường lớp mà đã bi ết tuỳ hứng theo từng chủ đề; có lúc ngay ngắn, có lúc bay bổng; có lúc công bút, có lúc buông lơi. Đường hình, mảng hình, thường được tạo dựng trên nền hoà sắc rất phong phú đầy nữ tính thị dân. Hoà sắc điển hình nơi Kim Dung khi ấy là xanh lam, xanh lá cây, tím hoa cà với các sắc thái biến hoá ảo huyền và trong trẻo (Thiếu nữ bên cửa sổ, Nắng trong vườn, Chiều làng quê). Cái đường hình mảng màu khi nhấn nha mạnh tay như nốt nhấn đại hồ cầm (confrebasse), khi thoáng đãng khói sương như tiếng sáo trúc. Série phong cảnh, thiếu nữ, sinh hoạt phố phường làng bản in đậm sở trưởng Kim Dung. Đặc biệt khả năng miêu tả chân dung nơi nữ họa sĩ này thật là đáng nể. Đã cầm cọ vẽ, ai cũng “ngộ” được một điều: đã vẽ chân dung thì phải đặc tả được hình trạng và tâm trạng người mẫu sao cho vừa giống lại vừa có thần. Các chân dung Họa sĩ Phạm Lực, Suy tư, Hoạ sĩ và ca trù là như vậy. Không vướng vào cái hạn hẹp đương thời, coi tác phẩm hội họa là cái phóng chiếu, quy chiếu cơ giới của cái thực, không phải cái hiện thực mà chỉ là những mảng rời rạc của thực tiễn trần trụi nhãn tiền, phi lịch sử, Kim Dung bạo gan thử sức mình trong những lĩnh vực xa lạ sở trường, mà vẫn gặt hái được những trái ngọt xum xuê. Chất “romantic” chuyển điệu sang chất “exotic” có Phố, Khúc hoan ca. Khúc hoan ca là một tác phẩm luận đề với hàm lượng nội dung biểu ý xúc tích, giai điệu hìnhsắc khúc chiết, gam màu nâu vàng đanh chắc, ấm nồng. Con thiên nga vốn quen cất cao cần cổ yểu điệu trên mặt hồ bình yên xanh màu ngọc lục bảo ca khúc hát du dương, bỗng vỗ cánh lên Khúc hoan ca, ch ẳng biết ca có hoan hay không, chỉ thấy ngẫm ngợi ra một cái gì đó quan thiết chừng nào. M ột lời tụng ca hay một lời cảnh tỉnh? Trong khi Kim Dung còn đang miệt mài cây cọ vẽ trên ghế nhà trường thì Đoàn Quốc mải mê xả thân cho sự nghiệp cao cả: là người chiến sĩ giải phóng nơi bưng biền. Có chậm một nhịp, nhưng Đoàn Quốc vẫn vinh hạnh tạo được cơ duyên đến với nghệ thuật. Bước đầu là bài bản với tạo hình điện ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân trong Dấu ấn của quỷ và nhiều nhiều nữa. Đoàn Quốc bén duyên với Hội họa khi đã trở thành nhà quay phim. Từ năm 1985, trong hành trang của mình, bên cạnh ống kính máy quay, lại có giấy croquis, bút vẽ và ống màu. Đoàn Quốc đi vào thế giới hội họa với nỗ lực tự thân, là sự kéo dài mở rộng năng lực nội tại, nên dù mới mẻ nhưng không ngỡ ngàng. Tranh vẽ của Đoàn Quốc như ánh xạ của cái va đập trực diện giữa cái nhìn thấu đáo để cái hiện trên mặt vải gai hiệu ứng thẩm mĩ tức thì. Qua chiêm nghiệm điện ảnh, Đoàn Quốc nỗ lực củng cố vàhình thành tâm thế sáng tác trên 3 phương diện quy chiếu: - Nhãn thức cơ giới - Nhãn thức sinh học - Nhãn thức giao diện chủ thể khách thể thẩm mĩ. Tranh của Đoàn Quốc như một phản tỉnh muốn vùng thoát khỏi nỗi ám ảnh cơ lý. Đường hình nơi Đoàn Quốc là sự tụ hội những bức xúc củathể dạng Kỷ hà và thiên nhiên tự nó; là nỗi thúc ép giữa ống kính và cọ vẽ. Tranh của Đoàn Quốc như một phản ứng tức thì trước cái đẹp tự tại, nhãn tiền, như một đồng vọng xa xôi của cái ma lực của thiên nhiên, như một hứng khởi thích thú nhào trộn lại cái trật tự tưởng như vĩnh hằng an nhiên trong tâm thức tạo hình. Tranh của Đoàn Quốc xếp chồng các lớp lang, màusắcvàhình khối tương phản, bổ trợ. Có khi ngẫu hứng Làng Quê, có khi trầm lặng Hoa Hướng dương nhưng ở khía cạnh nào cũng bộc bạch tâm tư ởng chế ngự đối tượng. Đoàn Quốc đã quy chiếu những biểu thị không gian vật lý các phương vị vĩ độ kinh độ địa hình, hồi quy vào đồng hiện trên hội họa giá vẽ. Vì vậy, cảm hứng thẩm mĩ nói hội họa Đoàn Quốc lại phảng phất ý vị performance, installation. Dầy dặn, cấp tập, chồng chất sít sao, tiềm ẩn trong cái hoà sắc chắc nịch xanh rêu vàng đất, dồn nén nên một hiệu ứng th ẩm mĩ cô đúc, một tâm lý tiếp nhận đồng cảm giao hoà khách thểvà chủ thể. Như một tồn tại giao đãi, sự nghiệp nghệ thuật và xu thế tồn tại nơi Kim Dung và Đoàn Quốc khăng khít hữu cơ, như hai mặt của một tờ giấy. Rõ ràng tờ giấy luôn luôn có hai trang; một đấy mà cũng là hai đấy. Nếu như bút pháp Kim Dung là trữ tình thì ở Đoàn Quốc là tự sự. Nếu như ở Kim Dung, thao tác nghệ thuật là một giải trình (explain), thì ở Đoàn Quốc lại là một biện hộ (Apology). Nếu như ở Kim Dung, tổ hợp lập ý và lập hình thuộc dạng ký hiệu ghi tâm trạng (Psychogramme) thì ở Đoàn Quốc lại là ký hiệu tạo hình (Picfogramme). Nếu như ở Kim Dung, hoài bão vươn tới cái phi vật thể, ý tại ngôn ngoại, cứu cánh là thần thái mỹ cảm tạo hình phải lột xác vượt lên trên hình xác, cái mà minh triết Phương Đông mang tên Hình Nhi Thượng, thì ở Đoàn Quốc, cảm xúc vật thể, vật chất, nhãn tiền là sở thích, các phương tiện, phương pháp là song hành, cũng là cái mà minh triết Phương Đông gọi là Hình Nhi Hạ. Thật mãn nhãn khi bắt gặp trong bảnsongtấu này, thể dạng Kim Dung như tiếng flufre trong veo, thì ở dung mạo Đoàn Quốc lại như tiếng Cello trầm ấm. Hai âm sắc dị biệt lại đồng hoá nên một hoà cảm thế nhân. Đôi họa sĩ Kim Dung và Đoàn Quốc mãi mãi song hành trong âm hưởng một tiếng Đồng. VŨ NGỌC ANH . BẢN SONG TẤU CỦA HÌNH THỂ VÀ MÀU SẮC Chúng ta có dịp được cảm nhận những giai điệu nhịp nhàng trong phòng tranh của cặp họa sĩ Kim Dung và Đoàn Quốc. Một cuộc trình. những thể cách trữ tình và tự sự. Một trang tự bạch của những mảnh đời song song đan cài, nung nấu trong tâm khảm cái hoài vọng hướng tới Chân Thiện Mỹ, của những tấm lòng đã trót tơ vương vào. từng cấu hình ý tưởng, ngay trong từng ý niệm tạo hình, sớm mang dáng dấp những manh nha hình tượng, tín hiệu thẩm mĩ sau này. ý thức lập hình nơi Kim Dung không câu nệ vào các quy phạm hình họa