Một trong những cách giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả đó chính là xây dụng mức độ nhận diện thương hiệu hiệu quả và duy trì trải nghiệm tích cưc của khách hàng đố
Trang 1BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOÀI
Trang 2BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOÀI
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài thực tập tốt nghiệp này, bên cạnh những nỗ lực làm việc của bản thân, em còn nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ, sự quan tâm và động viên từ quý thầy
cô, nhà trường, bạn bè và gia đình
Em xin được gửi lời cảm ơn đến Giảng viên hướng dẫn Thực tập tốt nghiệp của em
Cô Huỳnh Thị Tuyết Trinh Cô là người đã hỗ trợ và động viên em rất nhiều từ những bước đầu tiên và đã có những góp ý hết sức quý báu trong quá trình thực hiện báo cáo cho đề tài
để em có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách chỉn chu nhất
Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn đến nhà trường và quý thầy cô trong Khoa Công nghệ thông tin 2 - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ em có thể hoàn thành đề tài một cách tốt nhất Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em đã cố gắng hết sức mình, song do trình độ và thời gian còn hạn chế nên đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót
Kính mong Quý Thầy Cô đóng góp ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, ngày17 tháng 07 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
MỤC LỤC 4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỨ VIẾT TẮT 8
MỞ ĐẦU 9
1 Lý do chọn đề tài 9
2 Tình hình nghiên cứu 9
3 Mục đích nghiên cứu 10
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 10
5 Phương pháp nghiên cứu 10
6 Đóng góp đề tài 10
7 Kết cấu của báo cáo 10
CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN 11
THƯƠNG HIỆU 11
1.1 Hệ thống nhận diện và vai trò 11
Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì? 11
Vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu 11
1.2 Một số yếu tố nhận diện thương hiệu cơ bản 12
Tên thương hiệu 12
Logo 14
Kiểu chữ 17
Màu sắc 20
Tỷ lệ màu trong thiết kế 24
Hệ thống các yếu tố ứng dụng 26
CHƯƠNG II: NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU HOTEL LUMINARY 30
2.1 Hotel Luminary 30
Giá trị cốt lõi 30
Trang 5Sứ mệnh và tầm nhìn 30
Tên thương hiệu 32
Logo 32
Logo chính thức: 32
Logo trên lưới 33
Khoảng cách an toàn 33
Các phiên bản logo 34
Kích thước tối thiểu 35
Font chữ 35
Màu sắc 36
Logo trên các nền màu 37
Logo trên các chất liệu 38
Họa tiết 38
Danh thiếp 39
Bìa thư 40
40
Bìa folder 40
Sổ tay 41
Thẻ nhân viên 41
2.4 Hạng mục P.O.S.M 42
Poster 42
Billboard 43
Standee 43
Bảng hiệu 44
2.5 Quà tặng 44
Túi và hộp quà 44
Ly 45
Trang 6Thẻ treo cửa khách sạn 45
Đồ cung cấp 46
Dép 46
KẾT LUẬN 48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
Trang 7DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA
Hình 2 1 Ý tưởng logo 32
Hình 2 2 Logo chính thức 32
Hình 2 3 Khoảng cách an toàn của logo 34
Hình 2 4 Các phiên bản Logo 34
Hình 2 5 Kích thước tối thiểu 35
Hình 2 6 Font chữ 36
Hình 2 7 Màu sắc quy chuẩn 36
Hình 2 8 Logo trên các nền màu 37
Hình 2 9 Logo trên các nền màu phụ và nền phức tạp 37
Hình 2 10 Logo trên các chất liệu 38
Hình 2 11 Họa tiết 38
Hình 2 12 Danh thiếp 39
Hình 2 13 Giấy viết thư 39
Hình 2 14 Bìa thư 40
Hình 2 15 Bìa Folder 40
Hình 2 16 Sổ tay 41
Hình 2 17 Thẻ nhân viên 41
Hình 2 18 Poster 42
Hình 2 19 Poster 43
Hình 2 20 Billboard 43
Hình 2 21 Standee 43
Hình 2 22 Bảng hiệu 44
Hình 2 23 Túi và hộp quà 44
Hình 2 24 Ly 45
Hình 2 25 Thẻ treo khách sạn 45
Hình 2 26 Đồ cung cấp 46
Hình 2 27 Dép 46
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỨ VIẾT TẮT
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gầy đây, Kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng
ổn định, thu hút nhiều dự án đầu tư từ nước ngoài Các doanh nghiệp Việt bắt đầu thay đổi
để thích nghi với nền kinh tế toàn cầu hóa Toàn cầu hóa mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo những thách thức như phải cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn đến từ các quốc gia khác Ngay cả trên thị trường nội địa, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải chịu áp lực cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài Để nắm bắt được thị trường, các doanh nghiệp cần mang đến một hình ảnh thương hiệu uy tín với người tiêu dùng
Xây dựng thương hiệu là một trong những hoạt động quan trọng, đánh giá mức đọ thành công và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp ở nước ta vẫn chưa quan tâm đến vấn đề này, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa
và nhỏ
Khi xây dựng thương hiệu, các doanh nghiệp cần chú ý đến việc xây dựng một các bài bản và đầu tư quảng bá cho thương hiệu, đề góp phần xây dựng nên hình ảnh của một doanh nghiệp uy tín và gây ấn tượng tốt với người tiêu dùng Khi doanh nghiệp tạo dựng được một thương hiệu uy tín thì sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh so với đối thủ
Một trong những cách giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả
đó chính là xây dụng mức độ nhận diện thương hiệu hiệu quả và duy trì trải nghiệm tích cưc của khách hàng đối với thương hiệu đó Bước đầu trong việc xây dựng nhận diện thương hiệu chính là xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu một cách đồng bộ
Nắm được tầm quan trọng của hệ thống nhận diện thương hiệu, em đã chọn nghiên cứu đề tài: Thiết kế nhận diện thương hiệu hotel Luminary với mục tiêu nghiên cứu về hệ thống nhận diện thương hiệu và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu cho khách sạn Luminary
2 Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu trong nước:
Ở Việt Nam, nghiên cứu và phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu cũng đang được quan tâm và phát triển Tuy nhiên, so với các quốc gia phát triển khác trên thế giới, quá trình này vẫn còn khá mới mẻ và chưa được phát triển mạnh mẽ
Nghiên cứu nước ngoài:
Ở nước ngoài, nghiên cứu và phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu đang được quan tâm và phát triển mạnh mẽ Các nhà nghiên cứu và chuyên gia thiết kế đang tập trung vào việc tích hợp công nghệ số, tạo trải nghiệm người dùng tốt hơn và tăng cường tương
Trang 10tác đa kênh Các nghiên cứu cũng đặc biệt quan tâm đến việc phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu bền vững và có trách nhiệm xã hội
3 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu kiến thức về hệ thống nhận diện thương hiệu
- Nắm rõ quy trình thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
- Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu hotel Luminary
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng: Nhận diện thương hiệu hotel Luminary
Phạm vi nghiên cứu: Hotel Luminary
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lí thông tin
- Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp lý thuyết
7 Kết cấu của báo cáo
Chương I: Nghiên cứu chung về hệ thống nhận diện thương hiệu
Chương II: Nhận diện thương hiệu hotel Luminary
Trang 11CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU CHUNG VỀ HỆ THỐNG NHẬN DIỆN
THƯƠNG HIỆU
1.1 Hệ thống nhận diện và vai trò
Hệ thống nhận diện thương hiệu là gì?
Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): “Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức”
Theo quan điểm của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ thì: “Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ, hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán cũng như phân biệt với sản phẩm (dịch vụ) của những người bán khác”
Theo Philip Kotler: “Thương hiệu có thể được hiểu như là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng được dùng để phân biệt các sản phẩm (dịch vụ)
đó với các đối thủ cạnh tranh”
Từ những khái niệm trên, thương hiệu có thể hiểu là nhận thức của khách hàng về sản phẩm với các dấu hiệu của nhà sản xuất nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm Thương hiệu là khái niệm trừu tượng, tài sản vô hình hiện diện trong tâm trí khách hàng, được doanh nghiệp xây dựng và khách hàng chấp nhận tin tưởng, là “linh hồn của doanh nghiệp”
Hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm tất cả các yếu tố được ghi nhớ giữa thương hiệu và khách hàng Nó bao gồm tổng hợp các yếu tố nhìn thấy và cảm thấy được xây dựng nhằm chuẩn hóa, đồng nhất hệ thống hình ảnh thương hiệu bao gồm thiết kế, màu sắc, bố cục, font chữ, họa tiết,… giúp người tiêu dùng có thể nhận ra và phân biệt giữa các thương hiệu này với các thương hiệu khác
Vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu là một phần quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu và giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và liên kết với thương hiệu Hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm các yếu tố như logo, màu sắc, phông chữ, hình ảnh
và các quy tắc thiết kế khác Ngoài việc tạo dấu ấn trong tâm trí khách hàng thì bộ nhận diện thương hiệu còn có những vai trò chính phải kể đến như sau:
Truyền đạt giá trị cốt lõi: thông qua việc xây dựng hình ảnh đại diện giúp doanh nghiệp truyền tải được trách nhiệm và những giá trị, mong muốn mang đến cho khách hàng
Nổi bật giữa đám đông: Nếu bộ ấn phẩm của thương hiệu thể hiện được điểm riêng thì khách hàng sẽ có ấn tượng nhất định và dành sự ưu tiên cho các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp khi quyết định mua hàng
Trang 12Giá trị doanh nghiệp tăng lên: Hệ thống nhận diện thương hiệu đầy đủ và chuyên nghiệp thể hiện uy tín, sự đẳng cấp cho doanh nghiệp và hỗ trợ tốt trong trường đang kêu gọi vốn đầu tư của các đối tác
Thuận lợi cho việc bán hàng: Thương hiệu của bạn chiếm ưu thế và được khách hàng tin tưởng hơn nhờ sự đồng nhất về hệ thống nhận diện Từ đó, đội ngũ nhân viên kinh doanh, tư vấn cũng thêm tự tin để thuyết phục người tiêu dùng mua hàng thành công
1.2 Một số yếu tố nhận diện thương hiệu cơ bản
Tên thương hiệu
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về tên thương hiệu Theo Richard Moore, một chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông Marketing không chỉ ở châu Á mà cả trên thế giới:
“Tên thương hiệu là tên mà doanh nghiệp sử dụng để giới thiệu sản phẩm và phản ảnh tính cách thương hiệu của mình” Tên thương hiệu thường không phải là tên chính thức của doanh nghiệp
Khái niệm thứ hai được Graham Hankinson và Philippa Cowking đưa ra: “Tên thương hiệu là “bàn đạp” thể hiện lời tuyên bố của chính thương hiệu đó”
Theo Philip Kotler, một chuyên gia nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực Marketing, mỗi thương hiệu thường bao gồm hai bộ phận cơ bản là tên và biểu tượng Trong đó: “Tên thương hiệu là một bộ phận của thương hiệu mà có thể đọc được bao gồm chữ cái, từ và con số” Không có tên thương hiệu, mỗi doanh nghiệp không thể phân biệt được sản phẩm của họ trên thị trưởng Một số khái niệm khác về tên thương hiệu như: “Là yếu tố thể hiện
Hình 1 1 Logo một số thương hiệu
Trang 13thương hiệu”, “Là yếu khẳng định sự hiện diện một thương hiệu nào đó”, “Tên thương hiệu chính là bộ phận cơ bản nhất giúp việc truyền thông cho thương hiệu trở nên ngắn gọn nhất
Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về tên thương hiệu, nhưng nó đều mang một
ý nghĩa chung nhất, đó là bộ phận không thể thiếu của thương hiệu giúp thương hiệu được nhận ra và gọi lên được, giúp thương hiệu phát huy ý nghĩa của nó đối với doanh nghiệp và đối với khách hàng Nếu không có tên và biểu tượng của thương hiệu thi doanh nghiệp không thể làm cho khách hàng nhận ra thưởng hiệu của mình trước trăm ngàn các sản phẩm khác của đối thủ cạnh tranh hoặc mua sản phẩm một cách dễ dàng hơn
Khi đặt tên thương hiệu thường có những yêu cầu sau:
Một tên thương hiệu ngắn gọn, dễ đọc thì càng dễ nhớ và càng dễ được người tiêu dùng nhớ tới Một thương hiệu dài sẽ làm giảm tác dụng tuyên truyền và trên thực tế, người tiêu dùng sẽ tự mình rút gọn tên thương hiệu của hàng hóa để nâng cao hiệu quả và tốc độ giao tiếp Dựa theo một thống kê trên 100 thương hiệu thành công của Mỹ vào năm 2007 cho thấy, 7 thương hiệu có tên 1 âm tiết, 48 thương hiệu có 2 âm tiết, 31 thương hiệu có tên
3 âm tiết, 9 thương hiệu có tên 4 âm tiết và 5 thương hiệu có 5 âm tiết Có 48% trong số 100 thương hiệu hàng đầu thế giới có hai âm tiết, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ tự ép mình chọn cái tên có hai âm tiết Một cái tên ngắn gọn có từ một đến 4 âm Yếu tố quan trọng hơn là nghe có hay không, có dễ đọc và dễ nhớ không
Hình 1 2 Logo thương hiệu FedEx
Trang 14Nên chọn các tên thương hiệu tránh cạm bẫy về ngôn ngữ, đặc biệt là khi thương hiệu đó xâm nhập thị trường nước ngoài
Khi đặt tên thương hiệu cũng cần lưu ý đến các yếu tố thời gian và không gian Một tên thương hiệu gắn liền với một mốc thời gian sẽ không gây được thiện cảm, tạo ra một cảm giác xa lạ và lạc hậu theo năm tháng
Logo
Logo là một dấu hiệu nhận diện đặc thù và đơn giản của thương hiệu
Logo được ra đời với chức năng là một dấu hiệu nhận biết: định hình rõ rệt một dấu
ấn đặc trưng về thương hiệu
Logo được chia làm ba dạng chính: logo dạng chữ, logo dang biểu tượng và logo có
sự kết hợp giữa chữ và biểu tượng
Logo dạng chữ là dạng có chữ viết tắt tên thương hiệu IBM (Internaltional Business Machines), CNN (Cable News Network) HBO (Home Box Office), hoặc dạng viết đầy đủ như Google, Coca Cola, Visa, Zara, FedEx, Disney, Đây là kiểu logo chỉ tạo nên bởi “chữ thường sẽ sử dụng chính tên thương hiệu, tên viết tắt thương hiệu để cách điệu hoặc khác biệt hóa bang font chữ do thương hiệu tự thiết kế, biến thể theo hàng ngàn cách khác nhau Hình 1 3 Logo thương hiệu mytel của Viettel khi thâm nhập thị trường Myanmar
Trang 15về hình dạng, kích thước, phong cách và mỗi kiểu chữ lại gây một ấn tượng riêng biệt với nhóm công chúng của thương hiệu
Hình 1 5 Logo thương hiệu Vinamilk
Hình 1 4 Logo Apple
Trang 16Logo biểu tượng có lợi thế về sự đơn giản nhưng không kém phần ấn tượng và lôi cuốn người tiếp nhận Nó biểu trưng cho thương hiệu hoặc loại mặt hàng kinh doanh hoặc đơn giản chỉ là một câu chuyện nào đó gắn với thương hiệu như quả táo của Apple, con chim xanh của Twitter, bảng phi tiêu ghi dấu ấn của thương hiệu Target, Logo dạng này chỉ bao gồm biểu tượng mà không đi kèm với tên thương hiệu
Logo dạng kết hợp giữa biểu tượng và chữ cũng được sử dụng rất phổ biến như trong logo của Doritos, BurgerKing, Lacoste hay Havard, StarBucks, Haley Davidson, Phần chữ có thể đứng tách rời với biểu tượng như logo của AT&T, ReeBok, Ola, hoặc chen giữa như của Starbucks, Domino Pizza,
Hình 1 6 Logo kết hợp Bên cạnh đó, tagline cũng là một thành phần không thể bỏ qua khi nói về sự ghi dấu trong logo, thể hiện rõ ràng thông điệp, tinh thần doanh nghiệp Chắc chắc các bạn cũng đã quen thuộc với những cầu tagline tiếng toàn cầu như "Just do it" hay “Im Lovin' it” rồi phải không? Nếu như chữ hay biểu tượng có thể đứng độc lập để biểu thị logo và đại diện cho doanh nghiệp thì tagline lại không thể, bởi nó chỉ mang thông điệp thương hiệu và có khả năng bổ trợ mà thôi Không phải thương hiệu nào cũng có tagline và kể cả khi tagline có
Hình 1 7 Logo Nike và tagline
Trang 17năm trong logo thì không phải lúc nào nó cũng được xuất hiện bởi tính “cồng kềnh” so với logo và tên thương hiệu
Kiểu chữ
Về cơ bản, chữ đóng vai trò quan trọng trong xây dựng cá tính và thông điệp cho logo, giúp nhận diện, nhắc nhớ về thương hiệu và truyền tải thông tin trong các phần tiêu
đề (heading), khẩu hiệu (tagline) và nội dung chính (body content)
Chữ biểu trưng: Logo là gương mặt đại diện của doanh nghiệp trong mỗi lần gặp gỡ với khách hàng tiềm năng Chính bởi đặc tính này, chữ trong logo là một thiết kế độc đáo truyền tải cá tính và ý nghĩa riêng có của thương hiệu Chữ trong logo thường sử dụng điểm nhấn đặc biệt và tích hợp trong các yếu tố trừu tượng hoặc hình ảnh của riêng thương hiệu
Chữ tiêu đề và khẩu hiệu: Nếu chữ biểu trưng nhấn mạnh về yếu tổ độc đáo và cả tính, thì với chữ tiêu đề và khẩu hiệu, ngoài yếu tố nhân diện, còn phải đảm bảo tính chất
về truyền tải thông tin Chính bởi yếu tố này, chữ tiêu đề và khẩu hiệu không nhất thiết phải cùng kiểu với chữ của logo Tuy nhiên đối với một số thương hiệu, hoàn toàn vẫn có thể sử dụng biểu trưng logo cho chữ tiêu đề và khẩu hiệu miễn là nó đảm bảo sự dễ đọc và hiệu quả trong truyền tải thông tin
Chữ nội dung: Chữ nội dung được sử dụng cho các đoạn văn bản Chính vì vậy, nó phải đảm bảo yếu tố rõ ràng và trung tính Tuy nhiên, để đảm bảo yếu tố đồng nhất và tính nhận diện, các thương hiệu thường sử dụng cùng một typeface cho chữ tiêu đề, khẩu hiệu
và chữ nội dung Nhưng lúc này, chữ nội dung được quy định sử dụng các font chữ thường, trong khi đó tiêu đề và khẩu hiệu sẽ sử dụng các font viết hoa hoặc in đảm để đảm bảo yếu
tố gây ấn tượng và phân tách nội dung
Có 4 dạng kiểu chữ thường gặp:
Sans serif typeface – Chữ không chân
Các kiểu chữ không chân mang tới trải nghiệm đọc tốt, và cảm nhận về sự hiện đại, năng động Với hiệu quả hiển thị tốt cho màn hình có độ phân giải thấp, chữ không chân mang tới sự phân biệt giữa các chữ cái rõ ràng, điều mà chữ có chân không thể hiện được, đặc biệt là ở các kích cỡ văn bản
Chính nhờ những đặc tính đó mà các thương hiệu về công nghệ hoặc xây dựng thường lựa chọn kiểu chữ không chân để miêu tả tính hiện đại của mình, tiêu biểu như Facebook hay Apple Đối với Apple, dù trong suốt quá trình hoạt động mặc dù có nhiều sự thay đổi về kiểu chữ nhận diện nhưng tất cả các kiểu chữ được lựa chọn đều là không chân,
từ Myriad Pro, Helvetica Neue tới New Sanfrancisco Kiểu chữ nhận diện được Apple áp dụng hiệu quả không chỉ với việc xây dựng thương hiệu mà còn đồng nhất trên các nội dung gắn liền với thương hiệu, trên các nền tảng của Apple Apple Watch, iPhone, iPad và Mac, từ sản phẩm, bao bì tới website, các sản phẩm truyền thông
Trang 18Serif typeface – Chữ có chân
Chữ có chân là chữ có gạch hoặc đuôi trong kết thúc nét của chữ cái, số hoặc biểu tượng Chữ có chân thường được sử dụng để thế hiện cho tính vững chắc, truyền thống, cổ điển, cộng thêm cảm giác về sự thanh lịch Đặc biệt, chữ có chân thể hiện rất tốt trên các
Hình 1 8 Font chữ San Francisco
Hình 1 9 Font chữ Time New Roman
Trang 19nội dung in ấn, chính bởi chữ có chân thường được các thương hiệu về thời trang hoặc các tạp chí lựa chọn
Hand writing typeface – Chữ viết tay
Chữ viết tay được ra đời nhằm mục đích mang tới cảm nhận tự nhiên của nét viết tay Kiểu mang tới cho xem cảm giác thân thiện, hơi hoài cổ Nó truyền đạt cảm xúc, đặc biệt với những điều mà dường như thương hiệu đang muốn thủ thỉ tâm tình với riêng khách hàng Chính bởi đặc điểm này, chữ viết tay thường được các thương hiệu mang tính chất thủ công hoặc sự tỉ mỉ lựa chọn Tuy vậy, vì tính chất tạo hình khá phức tạp với nhiều
đường nét cách điệu được kéo dài, chữ viết tay thường được ứng dụng với vai trò điểm nhấn trong chữ biểu tượng, hoặc truyền tải các thông điệp ngắn trong chữ tiêu đề và khẩu hiệu
Decorative typeface – Chữ trang trí
Kiểu chữ trang trí ra đời để phục vụ mục đích gây sự chú ý Chúng thường có nhiều điểm biến tấu và chỉ nên sử dụng điều độ, với mục đích cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất Chính bởi lý do đó, chữ trang trí thường được sử dụng để làm điểm nhấn cho chữ biểu tượng của logo, với các điểm biến tấu để thể hiện ý nghĩa và tính cách truyền tải của thương hiệu, chứ hiếm khi được sử dụng cho chữ nội dung
Có rất nhiều thương hiệu sử dụng chữ trang trí cho logo nhận diện, Coca Cola là một trong số đó Kiểu chữ Spencerian của Coca Cola được phát triển từ giữa thế kỷ 19, đặc trưng với các dải chữ uốn lượn, thể hiện sự giản dị và độc đáo để quyến rũ những tâm hồn
Hình 1 10 Logo sử dụng font chữ viết tay
Trang 20trẻ trung Kiểu chữ này đã ảnh hưởng lớn đến loại hình chữ viết tay trang trọng ở US trong suốt giai đoạn đó Thậm chí nét biến tấu của kiểu chữ này còn được Coca Cola ứng dụng làm nhận diện cho thương hiệu
Trong thực tế, các thương hiệu có thể sử dụng nhiều kiểu chữ khác nhau, tuy nhiên các kiểu chữ này phải được lựa chọn cẩn trọng và sử dụng hợp lí để đảm bảo tính phối hợp
ăn ý, cùng truyền tải tỉnh chất, thông điệp của thương hiệu một cách đồng nhất Ngay như
ví dụ về Coca Cola ở trên, mặc dù thương hiệu sử dụng kiểu chữ trang trí cho chữ biểu tượng, nhưng để đảm bảo trải nghiệm đọc, Coca Cola vẫn phối hợp cùng kiểu chữ không chân năng động cho chữ nội dung của các ấn phẩm
Hình 1 11 Logo cũ của Coca Cola
Màu sắc
Màu của thương hiệu có thể là một màu, một cặp màu hay một dài nhiều màu khác nhau Bởi mỗi màu truyền tải một cảm xúc khác biệt, thậm chí sự thay đổi về sắc độ màu cũng có thể khiến người ta nghĩ về một thông điệp hoàn toàn khác, vậy nên màu sắc chắc chắn là một sự lựa chọn tốt để thể hiện cá tính thương hiệu
Trong 100 thương hiệu hàng đầu của Interbrand năm 2022 có: 34% sử dụng màu đen, màu xanh đứng thứ 2 với 30% Mỗi màu sắc sẽ đại diện cho một cá tính riêng, truyền tải thông điệp đến người tiếp nhận nó một cảm xúc khác nhau, đặc biệt là khi nó được kết nối với đặc tính của sản phẩm Vì vậy, người làm thương hiệu luôn muốn tìm ra màu sắc phù hợp nhất, tương thích nhất với cảm nhận mà họ muốn tạo ra cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ củ mình
Trang 21Hình 1 12 100 thương hiệu hàng đầu do Interbrand thống kê năm 2022
Ví dụ như màu đỏ thường dùng để mang những cảm xúc mạnh mẽ, màu của nhiệt huyết và sự đam mê Còn màu cam, là màu của sự tươi mới, phiêu lưu và sang tạo, nó thường được sử dụng trong lĩnh vực ăn uống hoặc những thương hiệu năng động, đối tượng hướng đến là giới trẻ Tiếp theo là màu vàng – màu của vui vẻ, hạnh phúc và tiêu cực Nó thể hiện sự vui vẻ, lạc quan, nhẹ nhàng, tích cực và ấm áp Theo thống kê, trên thế giới hiện nay có hơn 13% các thương hiệu top đầu ngành sử dụng màu vàng làm màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu Ví dụ như: McDonalds, National Geographic, Nikon, Snapchat, Ikea,… Màu xanh lá cây – Màu của thiên nhiên, uy tín và tài sản Màu xanh lá cây lá màu của tự nhiên, màu của chất diệp lục Màu xanh lá cây có nhiều ý nghĩa khác nhau và cũng phụ thuộc vào độ đậm nhạt Song, ý nghĩa bao quát vẫn hướng đến là sức khỏe, êm đềm,
sự tươi mát Các hãng lớn sử dụng màu xanh lá cây điển hình như: Heineken, Starbuck, John Deere,… Màu xanh dương – Màu của an toàn, tin cậy, trách nhiệm
Trang 22Hình 1 13 Các brand trong lĩnh vực ẩm thực Màu xanh dương lại là tính cách được các tập đoàn lớn sử dụng Về ý nghĩa thị giác, màu xanh dương đem lại cảm giác bình yên, an toàn, tạo dựng sự vững chắc, ổn định, minh bạch Bên cạnh đó, màu này còn được thể hiện ý nghĩa của khát vọng lớn Các tập đoàn lớn
sử dụng màu xanh dương làm màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu của mình là: Samsung, Facebook, Intel,…
Trang 23Hình 1 14 Các thương hiệu sử dụng logo màu xanh dương Màu đen – Màu của tinh tế, sang trọng và xa xỉ Màu đen là màu có tín chuẩn mực
và chỉn chu Màu đen còn đại diện cho sự quý phái, xa xỉ, và sự huyền bí Các thương hiệu nổi tiếng sử dụng màu đen như Apple, Nike, Disney, Adidas, Dior, Zara,
Bên cạnh ý nghĩa của màu sắc, chúng ta cần phải chú ý đến các yếu tố tôn giáo và vùng miền
Hình 1 15 Các thương hiệu sử dụng logo đen
Trang 24Tỷ lệ màu trong thiết kế
Tỉ lệ màu là tương quan giữa màu chính và các màu đi kèm trong một thiết kế Tỉ lệ này có thể lớn hoặc nhỏ, là một mảng màu hoặc chỉ đơn thuần là màu nhấn trong một bố cục Để một màu bất kì trở thành điểm nhấn, nó phải được xuất hiện trên một nền màu khác
có độ tương phản cao với màu nhận diện Khi đó, dù chỉ với một tỉ lệ không lớn, màu nhấn
cũng có thể thu hút sự chú ý từ điểm nhìn của khách hàng Tỉ lệ màu trong bố cục có thể chia làm ba loại: màu chủ đạo, màu cấp hai và màu nhấn mạnh, tương đương với ba tỉ lệ
dùng màu thương hiệu nhằm làm nổi bật màu sắc
Màu chủ đạo: Khi màu nhận diện đóng vai trò là màu chủ đạo, màu nhận diện là màu chiếm diện tích nhiều nhất, nổi trội nhất (thường là 60%) Nó chi phối toàn bộ màu sắc của không gian Việc lựa chọn màu chủ đạo sẽ còn tuỳ thuộc vào chủ đề, thời gian, không gian, vị trí,
cũng như các yếu tố về tâm sinh lý, ý đồ, tình cảm của người sử dụng
Màu cấp hai: Khoảng 30% không gian còn lại được sử dụng màu cấp hai để phối hợp với màu chủ đạo
Màu nhấn mạnh: Màu nhấn mạnh được sử dụng nhằm tạo nên sự cân đối, hài hoà,
tô điểm Bí quyết chọn màu nhấn thường là sử dụng những màu tương phản với màu chủ đạo, có tính đối kháng về sắc độ, quang độ, cường độ và gam màu nóng hoặc lạnh Tuy nhiên trong quá trình sử dụng màu nhấn, cần phải tế nhị, hài hòa, không nên lộ liễu