1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Hiệu lực phân giun quế đến cây cải bắp doc

8 475 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Người hướng dẫn: Cô Vũ Huyền Sâm Người thực hiện: Phạm Lê Ngọc Băng Dương Đà Lạt 2012 1 Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng Trường : CĐSP Đà Lạt Khoa : Tự nhiên Lớp : Công Nghệ Sinh Học K35 “Nghiên cứu hiệu lực của phân giun quế đến năng suất cây bắp cải ở Diên Khánh – Khánh Hòa “ PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề: Brassica oleracea (Bắp cải) là một loại rau thuộc họ Cải , có nguồn gốc từ Địa Trung Hải. Nó là cây thân thảo, sống hai năm, và là một thực vật có hoa thuộc nhóm hai lá mầm với các lá tạo thành một cụm đặc hình gần như hình cầu đặc trưng. Bắp cải là loại rau xanh giàu vitamin và có quanh năm. Có nhiều loại bắp cải nhưng phổ biến nhất là bắp cải xanh, được dùng chủ yếu trong nấu ăn. Ngoài ra là món ăn giàu dinh dưỡng , bắp cải còn có tác dụng chữa được rất nhiều bệnh. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong bắp cải có chứa hợp chất sulforaphane có thể chống ung thư và các vi khuẩn gây bệnh. Hợp chất này còn kích thích sinh ra các chất chống oxi hóa giúp bảo vệ các tế bào cơ thể. Ngoài ra, bắp cải còn có thể chữa bệnh táo bón, cải thiện thị lực và làm giảm cholesterol trong máu. Trong bắp cải chứa nhiều vitamin H có tác dụng kích thích sự phát triển của móng tay, tóc ,làm đẹp da và có lợi cho hệ thống thần kinh, tủy xương, giúp giảm đau cơ. Cũng như nhiều loại rau xanh khác, để tăng năng suất và chất lượng cho bắp cải cần bón phân thích hợp. Phân giun quế là loại phân bón thiên nhiên giàu dinh dưỡng có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của cây trồng. Không giống như phân chuồng, phân giun quế được hấp thu ngay một cách dễ dàng ở cây trồng. Phân giun quế không chỉ kích thích tăng trưởng cây trồng mà còn tăng khả năng duy trì giữ nước trong đất và thậm chí còn có thể ngăn ngừa các bệnh về rễ, Phân giun quế là một loại phân hữu cơ 100%, là loại phân thiên nhiên giàu dinh dưỡng nhất mà con người từng biết đến với các đặc tính sau: Phân giun quế chứa các sinh vật có hoạt tính cao, giàu những chất dinh dưỡng hòa tan trong nước và chứa đựng hơn 50% chất mùn được tìm thấy trong lớp đất mặt. Phân giun quế cung cấp các chất khoáng cần thiết cho sự phát triển của cây và nó còn có khả năng cố định các kim loại nặng trong chất thải hữu cơ. Trên cơ sở đó tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu lực của phân giun quế đến năng suất của cây bắp cải ở Diên Khánh – Khánh Hòa” 2 1.2.Mục đích và yêu cầu: 1.2.1.Mục đích: Nghiên cứu hiệu lực phân giun quế đối với cây bắp cải, xác định được hiệu quả của phân giun đối với sự sinh trưởng và năng suất đạt được của cây bắp cải. 1.2.2.Yêu cầu: 1.2.2.1.Theo dõi khả năng của phân giun quế đối với quá trình phát triển của cây bắp cải. 1.2.2.2.Phát triển, đề xuất các phương thức bón phân giun quế phù hợp để tăng năng suất và chất lượng của cây bắp cải. 1.2.2.3.Tính hiệu quả kinh tế của việc bón phân giun quế cho cây bắp cải. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu. Trong bắp cải có chứa: nước, protid, glucid, cellulose, và chất xơ. Bắp cải cũng giàu về muối khoáng, nhất là calcium, phosphor. Lượng vitamin C trong bắp cải chỉ thua kém cà chua, nhưng nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt, 3,6 lần so với khoai tây, hành tây. Phân giun có khả năng giúp nhà nông hay người làm vườn rút ngắn thời gian trồng, cây phát triển đều, kháng sâu bệnh tốt hơn, đặc biệt phân giun phát huy tác dụng tốt trong hai mùa vụ ngắn ngày liên tiếp. Phân giun không để lại trong cây trồng hay trong đất bất cứ dư lượng hoá chất hay phụ phẩm độc hại nào. Trong các chương trình sản xuất rau sạch, rau chất lượng cao thì sử dụng phân giun làm nguồn phân hữu cơ sạch là tốt nhất. Ứng dụng phân giun quế vào nuôi trồng bắp cải sẽ cho kết quả tốt hơn so với các loại phân chuồng hay phân hữu cơ khác. 2.2.Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Nông dân ở nhiều tỉnh đã ứng dụng phân giun quế vào trồng cải bắp và cũng đạt được nhiều kết quả khả quan, giảm chi phí mua phân hóa học. Điển hình như nông dân vùng Xuân Tiên tỉnh Nam Định đã thành công khi trồng cải bắp bón phân giun quế, năng suất cải bắp tăng cao, sâu bệnh hại cũng giảm đáng kể và nguồn kinh tế mang lại từ cải bắp cũng khá là thành công. 4 PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu: phân giun quế 3.1.2. Địa điểm: Xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. 3.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2012 đến tháng 2/2013 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB) bao gồm 5 công thức và 4 lần nhắc lại. - Số khối: 4 - Số ô thí nghiệm trong một khối: 5. Tổng số ô thí nghiệm: 20 ô -Diện tích mỗi ô 15m 2 (3m x 5m) -Tổng diện tích thí nghiệm 15m 2 x 20 = 300m 2 3.2.2.Nội dung của các công thức nghiên cứu a. Nền phân bón dùng chung cho các công thức thí nghiệm: 50 kg phân chuồng hoai mục. b.Lượng phân bón cho các công thức thí nghiệm (kg/m 2 ) - Công thức 1 (đối chứng) = 0 phân giun quế - Công thức 2 bón 10 phân giun quế - Công thức 3 bón 20 phân giun quế - Công thức 4 bón 30 phân giun quế - Công thức 5 bón 40 phân giun quế 3.2.3 Các biện pháp kĩ thuật khác: a. Làm đất: cày bừa kĩ, sạch cỏ b. Lên luống (ô): với kích thước luống: dài 5m, rộng 1m, cao 20 cm c. Thời vụ và mật độ gieo: - Gieo ngày 10 tháng 10 năm 2012 5 - Mật độ: 12 cây/m 2 - Khoảng cách: 40cm x 50cm. d. Chăm sóc: - Bón lót toàn bộ phân chuồng hoai mục. - Xới xáo 2 lần kết hợp bón thúc phân giun quế. - Trong 3 ngày sau gieo tưới 1 - 2 lần trên ngày, khi hạt nảy mầm nhô lên khỏi mặt đất ngừng tưới 1 - 2 ngày, sau đó cứ 2 ngày tưới một lần. - Phòng trừ sâu bệnh và phun thuốc tùy điều kiện cụ thể. 3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi: 3.3.1. Các giai đoạn phát dục (ngày) - Thời gian từ gieo đến mọc. - Thời gian từ gieo đến khi cây hồi xanh. - Thời gian từ gieo đến khi trải lá bàng. - Thời gian từ gieo đến khi cuốn bắp. 3.3.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng a. Chiều cao cây: đo từ cổ rễ đến đỉnh ngọn. Đo từ khi cây bắt đầu xuất hiện lá, sau đó cứ 10 ngày đo 1 lần. b. Tốc độ tăng chiều cao cây c. Động thái ra lá: đếm số lá ra/ngày ở 10 cây mẫu d. Tốc độ ra lá (lá/ngày) e. Chỉ số độ to của cây 3.3.3. Khả năng chống chịu sâu bệnh a. Khả năng bị thối nhũn, đốm lá: đếm số cây bị, đếm tỉ lệ, phân cấp. b. Sâu bệnh: đánh giá sâu bệnh. 3.3.4. Các chỉ tiêu năng suất và yếu tố cấu thành năng suất a. Số cây không nhiễm bệnh (%) Tỉ lệ cây không nhiễm bệnh = (Tổng số cây không nhiễm bệnh/Tổng số quả) x 100% b. Cân khối lượng quả đạt được. 6 c. Xác định khối lượng hạt trên 4 cây mẫu -> năng suất cá thể (kg). d. Năng suất lý thuyết f. Năng suất thực thu. PHẦN 4: DỰ KIẾN KẾ HOẠCH THÍ NGHIỆM Thời gian Nội dung Ghi chú 5/9 – 15/9 Xây dựng nội dung thí nghiệm 16/9 – 30/9 Chuẩn bị đất, vật tư thí nghiệm, đọc tài liệu 1/10 đến 10/10 Gieo thí nghiệm 10/10 đến 5/2 Theo dõi và hoàn thành thí nghiệm Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Cô Vũ Huyền Sâm Phạm Lê Ngọc Băng Dương 7 8 . tài: “Nghiên cứu hiệu lực của phân giun quế đến năng suất của cây bắp cải ở Diên Khánh – Khánh Hòa” 2 1.2.Mục đích và yêu cầu: 1.2.1.Mục đích: Nghiên cứu hiệu lực phân giun quế đối với cây bắp cải, xác. = 0 phân giun quế - Công thức 2 bón 10 phân giun quế - Công thức 3 bón 20 phân giun quế - Công thức 4 bón 30 phân giun quế - Công thức 5 bón 40 phân giun quế 3.2.3 Các biện pháp kĩ thuật khác: a xuất các phương thức bón phân giun quế phù hợp để tăng năng suất và chất lượng của cây bắp cải. 1.2.2.3.Tính hiệu quả kinh tế của việc bón phân giun quế cho cây bắp cải. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ

Ngày đăng: 29/06/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w