1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận KTCT MLN - Lý luận của kinh tế chính trị Mác-Lênin về sản xuất hàng hóa và sự vận dụng vào phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

23 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý luận của kinh tế chính trị Mác-Lênin về sản xuất hàng hóa và sự vận dụng vào phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác-Lênin
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 34,81 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN Tên đề tài: Lý luận của kinh tế chính trị Mác-Lênin về sản xuất hàng hóavà sự vận dụng vào phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN Tên đề tài: Lý luận của kinh tế chính trị Mác-Lênin về sản xuất hàng hóa

và sự vận dụng vào phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa ở Việt Nam

Trang 2

MỞ ĐẦU

Sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường có ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại

và phát triển của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam Vấn đề nhà nước và thịtrường luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, do

đó việc tìm tòi, phát triển mô hình quản lý kinh tế thích hợp, hoạt động hiệuquả hơn là vấn đề mà nhà nước Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giớiquan tâm

Việc vận dụng lý luận kinh tế chính trị Mác-Lênin vào tiến hành xâydựng nền sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

là một yếu tố cốt lõi cơ bản và tất yếu của quá trình đổi mới phát triển kinh tế.Trong nhiều năm qua, nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và nhànước, Việt Nam đã thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế ban đầu, đạt đượctốc độ tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân dần được cải thiện một cáchđáng kể, chính trị xã hội ngày càng ổn định, an ninh quốc phòng được giữvững Từ một nền kinh tế quan liêu bao cấp, nước ta đã từng bước chuyểnsang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Như vậy, việc nhà nước cùng các cơ quan ban ngành và nhân dân quantâm đến xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mộtđiều cần thiết

Nội dung bài tiểu luận sau đây sẽ làm rõ: Lý luận của kinh tế chính

trị Mác-Lênin về sản xuất hàng hóa và sự vận dụng vào phát triển kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Trang 3

NỘI DUNG CHƯƠNG I Kinh tế chính trị Mác-Lênin về sản xuất hàng hóa

I Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa.

1 Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa

 Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu

tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá

 Sản xuất tự cấp tự túc là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do laođộng tạo ra nhằm thoả mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất

 Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sảnxuất ra để trao đổi hoặc bán trên thị trường

Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện sau đây:

 Phân công lao động xã hội:

Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội ra thành cácngành, nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội Phân công lao động xã hộitạo ra sự chuyên môn hoá lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hoá sản xuấtthành những ngành nghề khác nhau Do phân công lao động xã hội nên mỗingười sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định Song,cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều loại sản phẩm khác nhau Đểthoả mãn nhu cầu đòi hỏi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, trao đổisản phẩm cho nhau

 Sự khác biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất

Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất,

mà khởi thuỷ là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sởhữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động Như vậy, chính quan

hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc

Trang 4

lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xãhội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng Trong điều kiện ấyngười này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua sự mua -bán hàng hoá, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hoá.

2 Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hoá có đặc trưng và ưu thế như sau:

- Do mục đích của sản xuất hàng hoá không phải để thoả mãn nhu cầucủa bản thân người sản xuất như trong kinh tế tự nhiên mà để thoả mãn nhucầu của người khác, của thị trường

- Cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất hàng hoá phảinăng động trong sản xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật,hợp lý hoá sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sảnphẩm, nhằm tiêu thụ được hàng hoá và thu được lợi nhuận ngày càng nhiềuhơn

- Sự phát triển của sản xuất xã hội với tính chất "mở" của các quan hệhàng hoá tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các địa phương trongnước và quốc tế ngày càng phát triển

II Hàng hóa

1 Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa

Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đócủa con người và dùng để trao đổi với nhau Trong mỗi hình thái kinh tế - xãhội, sản xuất hàng hoá có bản chất khác nhau, nhưng hàng hoá đều có haithuộc tính:

 Giá trị sử dụng:

Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầunào đó của con người, ví dụ: cơm để ăn, xe đạp để đi, máy móc, nguyên,

Trang 5

nhiên vật liệu để sản xuất Vật phẩm nào cũng có một số công dụng nhấtđịnh Công dụng của vật phẩm do thuộc tính tự nhiên của vật chất quyết định.Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người ta càng phát hiện thêm những thuộctính mới của sản phẩm và lợi dụng chúng để tạo ra những giá trị sử dụng mới.Giá trị sử dụng chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dùng Nó là nội dung vậtchất của của cải Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn.

 Giá trị hàng hóa:

Khi hai sản phẩm khác nha có thể trao đổi được với nhau thì giữachúng phải có một cơ sở chung nào đó Cái chung ấy không phải là giá trị sửdụng, tuy nhiên, sự khác nhau về giá trị sử dụng của chúng là điều kiện cầnthiết của sự trao đổi Nhưng cái chung đó phải nằm ngay ở trong cả hai hànghoá Nếu gạt giá trị sử dụng của sản phẩm sang một bên, thì giữa chúng chỉcòn một cái chung làm cơ sở cho quan hệ trao đổi Đó là chúng đều là sảnphẩm của lao động Để sản xuất ra vải hoặc thóc, những người sản xuất đềuphải hao phí lao động Chính hao phí lao động ẩn giấu trong hàng hoá làmcho chúng có thể so sánh được với nhau khi trao đổi

 Mối quan hệ giữa hai thuộc tính

Giữa hai thuộc tính của hàng hóa luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫnnhau Trong đó, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi; còn giá trị traođổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài Khi trao đổi sản phẩm chonhau, những người sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn giấu trong hàng hoávới nhau Thực chất của quan hệ trao đổi là người ta trao đổi lượng lao độnghao phí của mình chứa đựng trong các hàng hoá Vì vậy, giá trị là biểu hiệnquan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hoá Giá trị là một phạm trùlịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hoá Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính

tự nhiên thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hoá Như vậy, hàng hoá là sựthống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhấtcủa hai mặt đối lập Đối với người sản xuất hàng hoá, họ tạo ra giá trị sử

Trang 6

dụng, nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, họquan tâm đến giá trị sử dụng là để đạt được mục đích giá trị mà thôi.

2 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá

 Lao động cụ thể

Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệpchuyên môn nhất định Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượngriêng, phương pháp riêng, phương tiện riêng và kết quả riêng Ví dụ: lao động

cụ thể của người thợ mộc, mục đích là sản xuất cái bàn, cái ghế, đối tượng laođộng là gỗ, phương pháp của anh ta là các thao tác về bào, khoan, đục;phương tiện được sử dụng là cái cưa, cái đục, cái bào, cái khoan; kết quả laođộng là tạo ra cái bàn, cái ghế

 Lao động trừu tượng

Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá có ýnghĩa rất to lớn về mặt lý luận; nó đem đến cho lý thuyết lao động sản xuấtmột cơ sở khoa học thực sự, giúp ta giải thích được hiện tượng phức tạp diễn

ra trong thực tế, như sự vận động trái ngược: khối lượng của cải vật chất ngàycàng tăng lên, đi liền với khối lượng giá trị của nó giảm xuống hay khôngthay đổi

Trong nền sản xuất hàng hoá, giữa lao động tư nhân và lao động xã hội

có mâu thuẫn với nhau Đó là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá "giảnđơn" Mâu thuẫn này biểu hiện:

- Sản phẩm do người sản xuất nhỏ tạo ra có thể không phù hợp với nhucầu của xã hội

- Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấphơn hao phí lao động mà xã hội chấp nhận

- Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội chứa đựng khảnăng "sản xuất thừa" là mầm mống của mọi mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản

Trang 7

CHƯƠNG II

Sự vận dụng Kinh tế chính trị Mác-Lênin vào phát triển kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

I Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam

1 Sự cần thiết khách quan

Theo C.Mác, sản xuất và lưu thông hàng hoá là hiện tượng vốn có củanhiều hình thái kinh tế - xã hội Những điều kiện ra đời và tồn tại của kinh tếhàng hoá cũng như các trình độ phát triển của nó do sự phát triển của lựclượng sản xuất tạo ra

Cơ sở khách quan của sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trường ở ViệtNam:

- Phân công lao động xã hội với tính cách là cơ sở chung của sản xuấthàng hoá chẳng những không mất đi, mà trái lại còn được phát triển cả vềchiều rộng và chiều sâu

- Trong nền kinh tế nước ta, tồn tại nhiều hình thức sở hữu, đó là sởhữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân (gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểuchủ, sở hữu tư bản tư nhân), sở hữu hỗn hợp

- Thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, tuy cùng dựa trên chế

độ công hữu về tư liệu sản xuất, nhưng các đơn vị kinh tế vẫn có sự khác biệtnhất định, có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, có lợi ích riêng

- Quan hệ hàng hoá - tiền tệ còn cần thiết trong quan hệ kinh tế đốingoại, đặc biệt trong điều kiện phân công lao động quốc tế đang phát triểnngày càng sâu sắc, vì mỗi nước là một quốc gia riêng biệt, là người chủ sởhữu đối với các hàng hoá đưa ra trao đổi trên thị trường thế giới

Như vậy, khi kinh tế thị trường ở nước ta là một tồn tại tất yếu, kháchquan, thì không thể lấy ý chí chủ quan mà xoá bỏ nó được

Trang 8

2 Tác dụng to lớn của sự phát triển kinh tế thị trường

Kinh tế hàng hoá tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển

Do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá, buộc mỗi chủ thể sảnxuất phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để giảm chiphí sản xuất đến mức tối thiểu nhờ đó có thể cạnh tranh được về giá cả, đứngvững trong cạnh tranh Quá trình đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển,nâng cao năng suất lao động xã hội Phân công lao động xã hội là điều kiện rađời và tồn tại của sản xuất hàng hoá, đến lượt nó sự phát triển kinh tế hànghoá sẽ thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất Vìthế phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng vùng, cũng như lợi thế của đấtnước có tác dụng mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài

II Đặc trưng bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, mộtmặt vừa có những tính chất chung của nền kinh tế thị trường:

Một là, các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản

xuất, kinh doanh

Hai là, giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường được phát

triển đầy đủ và nó có tác dụng làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lựckinh tế vào trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế

Ba là, nền kinh tế vận động theo những quy luật vốn có của kinh tế thị

trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…

Bốn là, nếu là nền kinh tế thị trường hiện đại thì còn có sự điều tiết vĩ

mô của Nhà nước thông qua pháp luật kinh tế, kế hoạch hoá, các chính sáchkinh tế

1 Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường

Trang 9

Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là giảiphóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước đểthực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuậtcủa chủ nghĩa xã hội, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, cải thiện từng bướcđời sống nhân dân Có những nước đặt vấn đề tăng trưởng kinh tế trước, giảiquyết công bằng xã hội sau Có những nước lại muốn dựa vào viện trợ và vay

nợ nước ngoài để cải thiện đời sống nhân dân rồi sau đó mới thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế

2 Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần ở nước ta, kinh tế nhànước giữ vai trò chủ đạo Việc xác lập vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước làvấn đề có tính nguyên tắc và là sự khác biệt có tính bản chất giữa kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.Cần nhận thức rõ ràng, mỗi thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội có bản chất kinh tế - xã hội riêng, chịu sự tác động của các quyluật kinh tế riêng, nên bên cạnh sự thống nhất của các thành phần kinh tế, còn

có những khác biệt và mâu thuẫn khiến cho nền kinh tế thị trường ở nước ta

có khả năng phát triển theo những phương hướng khác nhau Chẳng hạn, cácthành phần kinh tế dựa trên chế độ tư hữu tuy có vai trò quan trọng trong việcphát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nhưng vì dựa trên chế độ tư hữu về tưliệu sản xuất, nên chúng không tránh khỏi tính tự phát chạy theo lợi nhuậnđơn thuần, nảy sinh những hiện tượng tiêu cực làm tổn hại đến lợi ích chungcủa xã hội

3 Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu

Trang 10

Nước ta xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa chứ không phải là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa Chúng ta lấyphát triển kinh tế thị trường là phương tiện để đạt được mục tiêu cơ bản xâydựng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh; con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, có cuộc sống

ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện Vì vậy, mỗi bướctăng trưởng kinh tế ở nước ta phải gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân,với tiến bộ và công bằng xã hội Việc phân phối thông qua các quỹ phúc lợi

xã hội

4 Cơ chế vận hành nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Vai trò quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là hết sức quan trọng

Nó bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đạt hiệu quả cao, đặc biệt làbảo đảm công bằng xã hội Không ai ngoài Nhà nước có thể giảm bớt được sựchênh lệch giữa giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùngcủa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường

Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩatheo nguyên tắc kết hợp kế hoạch với thị trường Thị trường là một bộ phậncấu thành của nền kinh tế, nó tồn tại khách quan, tự vận động theo những quyluật vốn có của nó Còn kế hoạch hoá là hình thức thực hiện của tính kếhoạch, nó là sản phẩm chủ quan của chủ thể quản lý Kế hoạch và cơ chế thịtrường là hai phương tiện khác nhau để phát triển và điều tiết nền kinh tế Kếhoạch là sự điều chỉnh có ý thức của chủ thể quản lý đối với nền kinh tế, còn

cơ chế thị trường là sự tự điều tiết của bản thân nền kinh tế

5 Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là nền kinh tế mở, hội nhập

Do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đang diễn raquá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự phát triển của mỗi quốc gia trong sự

Trang 11

phụ thuộc lẫn nhau Thực hiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng

đa phương hoá và đa dạng hoá các hình thức đối ngoại, gắn thị trường trongnước với thị trường khu vực và thế giới, thực hiện những thông lệ trong quan

hệ kinh tế quốc tế, nhưng vẫn giữ được độc lập chủ quyền và bảo vệ được lợiích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế đối ngoại

Ngày đăng: 19/10/2024, 10:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w