1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận KTCT MLN - Lý luận tuần hoàn và chu chuyển của tư bản từ đó vận dụng vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

20 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý luận tuần hoàn và chu chuyển của tư bản từ đó vận dụng vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 46,71 KB

Nội dung

Trong một bài viết quan trọng của Tổng Bí thư khẳng định phát triển kinh tế thih trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta: “Trong nền

Trang 1

Tiểu luận môn: Kinh tế chính trị

Đề tài: Lý luận tuần hoàn và chu chuyển của tư bản từ đó vận dụng vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế thị trường ở Việt

Nam.

Trang 2

A Mở đầu.

Nền kinh tế thị trường tại nước ta đang trong đà phát triển đi lên và đã đạt được nhiều những thành tựu nhất định đối với kinh tế Trong một bài viết quan trọng của Tổng Bí thư khẳng định phát triển kinh tế thih trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta: “Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế… Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố và phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế

có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội” Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa một cách đúng đắn, phù hợp với điều kiện của nước ta và là tiêu chí quan trọng bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế Bên cạnh đó cũng cần một cơ sở lý luận làm kim chỉ nam dẫn đường Lý luận đấy không thể nào khác hơn đó chính là chủ nghĩa Mác Lênin

đã đưa ra những lý luận sâu sắc về vấn đề vốn và cách sử dụng nguồn vốn thông qua lý luận về tuần hoàn và chu chuyển của tư bản

Với mong muốn được tìm hiểu thêm và sâu hơn nữa về vấn đề này cũng như được chia sẻ những nghiên cứu, hiểu biết của mình, tôi đã chọn đề tài: Lý luận tuần hoàn và chu chuyển của tư bản từ đó vận dụng vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Đề tài này tôi nhận thấy vô cùng quan trọng trong việc nhìn ra những nội dung cần thiết

để lấy đó làm nền tảng cho những hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp và cho cả nhà nước trong việc sử dụng, quản lý và phát huy nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Trang 3

B Nội dung.

Chương I Lý luận về vấn đề tuần hoàn của tư bản.

Tuần hoàn tư bản là sự vận động của tư bản trải qua 3 giai đoạn, tồn tại

3 hình thái, thực hiện 3 chức năng, rồi trở về giai đoạn ban đầu (T) có kèm theo giá trị thặng dư (m) Trong quá trình vận động để đạt được mục đích, mọi tư bản công nghiệp (ngành sản xuất vật chất) đều phải được thực hiện theo công thức sau đây:

T – H (TLSX + SLĐ) …sx… H’ – T’( T + ΔT)T)

1 Ba giai đoạn tuần hoàn của tư bản

Mọi tư bản đều vận động qua 3 giai đoạn: T – H; …sx…; H’ – T’

- Giai đoạn thứ nhất (giai đoạn lưu thông):

T – H (TLSX + SLĐ) Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ (T) Tiền được sử dụng để mua tư liệu sản xuất (TLSX) và sức lao động (SLĐ) Hàng hóa tư liệu sản xuất và hàng hóa sức lao động phải phù hợp với nhau về

số lượng và chất lượng Ở đây, tư bản tiền tệ chuyển hóa thành tư bản sản xuất

- Giai đoạn thứ hai (giai đoạn sản xuất): ( sx )

Trong giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất (TBSX), có chức năng thực hiện sự kết hợp giữa hai yếu tố tư liệu sản xuất (TLSX) và sức lao động (SLĐ) để sản xuất ra hàng hóa mà trong giá trị của

nó có giá trị thặng dư (GTTD)

Trong các giai đoạn tuần hoàn của tư bản thì giai đoạn sản xuất có ý nghĩa quyết định nhất vì nó gắn trực tiếp với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa Ở đây, Tư bản sản xuất (TBSX) chuyển hóa thành tư bản hàng hóa

Trang 4

- Giai đoạn thứ ba (giai đoạn lưu thông): H’ – T’

Trong giai đoạn ba, tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa, chức năng là thực hiện giá trị vủa khói lượng hàng hóa sản xuất ra trong đó đã bao hàm một lượng giá trị thặng dư Nhà tư bản xuất hiện trên thị trường để bán hàng, nhà tư bả bán hàng đúng giá trị thu được T’ > T vì trong H’ đã có giá trị thặng dư (m) Ở đây, kết thúc giai đoạn 3 tư bản hàng hóa chuyển hóa thành

tư bản tiền tệ (lớn hơn tư bản ứng trước)

2 Ba hình thái và ba chức năng thực hiện của tuần hoàn của tư bản Hình thái tuần hoàn của tư bản là hình thức kể từ khi tư bản được ứng

ra đến khi quay trở lại cũng dưới hình thức đó có 3 hình thức tuần hoàn: tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hóa

- Tư bản tiền tệ: bắt đầu là tiền, kết thúc cũng là tiền, còn tư bản hàng hóa và tư bản sản xuất là trung gian

- Tư bản sản xuất: H’ – T’ – H quá trình sản xuất diễn ra, bắt đầu là sản xuất, kết thúc là sản xuất còn tư bản hàng hóa và tư bản tiền tệ chỉ là trung gian

- Tư bản hàng hóa: H’ – T’ – H – SX – H” bắt đầu là hàng hóa, kết thúc cũng là hàng hóa còn tư bản tiền tệ và tư bản sản xuất là trung gian

Sự vận động qua 3 giai đoạn nói trên là sự vận động có tính tuần hoàn:

tư bản ứng ra dưới hình thái tiền và rồi đến khi quay trở về cũng dưới hình thái tiền có kèm theo giá trị thặng dư Kèm theo đó là 3 chức năng của tư bản là: chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho sản xuất; tạo ra hàng hóa, tạo ra giá trị thặng dư; Biến giá trị thặng dư từ hình thái hàng hóa thành tiền tệ Cả quá trình đó tiếp tục được lặp đi lặp lại không ngừng gọi là sự vận động tuần hoàn của tư bản

3 Ý nghĩa của tuần hoàn tư bản

Trang 5

- Nghiên cứu sự biến từ tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất rồi đến tư bản hàng hóa, mà sự vận đông của chúng như một chuổi những biến hóa hình thái của tư bản cho thấy tư bản không phải là vật ở trạng thái tĩnh, mà nó lấy vật làm hình thái tồn tại trong quá trình vận động

- Thực tiễn sản xuất và lưu thông cho thấy không phải lúc nào các giai đoạn và các hình thái tư bản trong quá trình tuần hoàn đều ăn khớp với nhau

mà không có sự ách tắc và gián đoạn Mỗi sự ách tắc, gián đoạn ở một giai đoạn nào đó đề gây rối loạn hay đình trệ cho sự tuần hoàn của tư bản Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tư bản nằm lại ở mỗi giai đoạn Do vậy, thu hẹo hay kéo dài các thời gian đó đều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tư bản

- Tuần hoàn của tư bản chỉ tiến hành một cách bình thường khi hai điều kiện sau đây được thỏa mãn:

+ Các giai đoạn của chúng diễn ra liên tục

+ Các hình thái tư bản cùng tồn tịa và được chuyển hóa một cách đều đặn

- Tuần hoàn của tư bản qua ba giai đoạn, trong mỗi giai đoạn tư bản tồn ttaij dưới hình thái và thực hiện chức năng tương ứng điều đó chứa đựng khả năng tách rời Khả năng trên biến thành hiện thực khi tái sản xuất tư bản phát triển thì những chức năng trên được chuyên môn hóa tách ra thành những ngành độc lập, những thương nghiệp, công nghiệp, ngân hàng

Trang 6

Chương II Lý luận về vấn đề chu chuyển của tư bản.

Sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó với tư cách là một quá trình định kì đổi mới và thường xuyên lặp đi lặp lại không ngừng, thì gọi là chu chuyển tư bản Chu chuyển tư bản có công thức là:

T – T’ – T” – T”’…

1 Thời gian chu chuyển của tư bản

Thời gian chu chuyển tư bản là thời gian tính từ khi tư bản ứng ra dưới một hình thái nhất định cho đến khi thu về cũng dưới hình thái ban đầu, có kèm theo giá trị thặng dư Thời gian chu chuyển tư bản cũng là thời gian tư bản thực hiện được một vòng tuần hoàn Tuần hoàn tư bản bao gồm quá trình sản xuất và quá trình lưu thồn, nên thời gian chu chuyển của tư bản cũng bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông Ta có công thức về thời gian chu chuyển tư bản như sau:

Thời gian chu chuyển = Thời gian sản xuất + Thời gian lưu thông

- Thời gian sản xuất: Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất Thời gian sản xuất lại bao gồm thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất Thời gian sản xuất = Thời gian lao động + thời gian gián đoạn lao động + thời gian dự trữ sản xuất

Thời gian lao động là thời gian người lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm Đây là thời kỳ hữu ích nhất, vì nó tạo ra giá trị hàng hóa

Thời gian gián đoạn lao động là thời gian đối tượng lao động tồn tại dưới dạng bán thành phẩm nằm trong lĩnh vực sản xuất, nhưng không chịu tác động trực tiếp của lao động mà chịu sự tác động của tự nhiên Ví dụ: Thời gian để cây lúa lớn lên, rượu ủ men, gạch mộc hoặc gỗ phơi cho khô…) Thời gian này có thể xen kẽ với thời kì lao động hoặc tách ra thành một thời kì

Trang 7

riêng biệt; có thể dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào các ngành sản xuất, các sản phẩm chế tạo và phụ thuộc vào công nghệ sản xuất

Thời gian dự trữsản xuất là thời gian các yếu tố sản xuất đã được mua

về, sẵn sàng tham gia vào quá trình sản xuất, nhưng chưa thực sự được sử dụng vào quá trình sản xuất, còn ở dạng dự trữ tạo điều kiện cho sản xuất diễn

ra liên tục Quy mô dự trữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm của các ngành, tình hình thị trường và năng lực tổ chức, quản lí sản xuất,…

Cả thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trự sản xuất đều không tạo ra giá trị sản phẩm Sự tồn tại hai thời kì này là không tránh khỏi nhưng nói chung thời gian của chúng càng dài, hay sự chênh lệch giữa thời gian sản xuất với thời gian lao động càng lớn thì hiệu quả lao động của tư bản càng thấp Rút thời gian này có tác dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng tư bản

- Thời gian lưu thông: Thời gian lưu thông là thời kì tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông Thời gian này bao gồm thời gian mua và thời gian bán, kể

cả thời gian vận chuyển Thời gian lưu thông = Thời gian mua + Thời gian bán

Trong thời gian lưu thông, tự bản không làm chức năng sản xuất, do đó không sản xuất ra hàng hóa, cũng không sản xuất ra giá trị thặng dự Thời gian lưu thông dài hay ngắn phụ thuộc vào các nhân tố sau đây: thị trường xa hay gần, tình hình thị trường xấu hay tốt, trình độ phát triển của vận tải và giao thông Thời gian chu chuyển của tư bản càng rút ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá trị thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn

2 Tốc độ chu chuyển của tư bản

Thời gian chu chuyển tư bản chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên thời gian chu chuyển trong cùng một ngành và giữa những ngành khác nhau

là rất khác nhau Để so sánh được cần tính tốc độ chu chuyển tư bản.Tốc độ

Trang 8

chu chuyển của tư bản là số vòng (lần) chu chuyển của tư bản trong một năm.

Ta có công thức số vòng chu chuyển của tư bản như sau:

Trong đó: (n) là số vòng quay (hay lần) chu chuyển của tư bản; (CH) là thời gian trong năm; (ch) là thời gian cho 1 vòng chu chuyển

Ví dụ: Một tư bản có thời gian 1 vòng chu chuyển là 6 tháng, tính tốc

độ chu chuyển trong một năm là:

Qua đây ta có thể thấy, tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghích với thời gian 1 vòng chu chuyển của tư bản Muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của nó

Trang 9

3 Tư bản cố định và tư bản lưu động.

Trong quá trình sản xuất, các bộ phận khác nhau của tư bản chu chuyển không giống nhau Căn cứ vào phương thức chu chuyển của từng bộ phận, Mác chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu động

3.1 Tư bản cố định

- Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị nhà xưởng,… về hiện vật tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất, nhưng giá trị của nó bị khấu hao từng phần và được chuyển dần vào sản phẩm mới được sản xuất ra Trong quá trình sử dụng tư bản cố định bị hao mòn dần

và có hai hình thức bao gồm:

+ Hao mòn hữu hình: hao mòn về vật chất, hao mòn về cơ học có thể nhận thấy Hao mòn hữu hình do quá trình sử dụng và sự tác động của tự nhiên làm cho các bộ phận của tư bản cố định dần hao mòn đi tới chỗ hỏng và phải được thay thế

+ Hao mòn vô hình: hao mòn thuần túy về mặt giá trị do sự phát triển của khoa học công nghệ dẫn đến máy móc bị mất giá trong khi vẫn đang sử dụng

- Để tránh hao mòn vô hình, các nhà tư bản tìm cách kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, tăng ca làm việc,… nhằm tận dụng công suất của máy móc trong thời gian càng ngắn càng tốt Chính vì thế mà tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cố định là một biện pháp quan trọng để tăng quỹ khấu hao tài sản cố định, làm cho lượng tư bản sử dụng tăng lên, tránh được thiệt hại hao mòn hữu hình do tự nhiên phá hủy và hao mòn vô hình gây ra Nhờ

đó mà có điều kiện đổi mới thiết bị nhanh chóng

- Ví dụ: Sử dụng máy hết năm thứ 3, xuất hiện máy được sản xuất ra bằng công nghệ mới, nên giá trị chỉ còn 5 triệu Nên máy cũ bị hao mòn vô hình Hết năm thứ 3, máy đang sử dụng khấu hao được 3 triệu, giá trị của máy

Trang 10

cũ được khấu hao là 7 triệu sẽ bị hao mòn đúng theo tỉ lệ giảm giá của máy mới Vậy hao mòn vô hình 7*50% = 3,5 triệu

3.2 Tư bản lưu động

Tư bản lưu động là bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ, sức lao động,… giá trị của nó lưu thông toàn bộ cùng với sản phẩm và được hoàn lại toàn bộ cho các nhà tư bản sau mỗi quá trình sản xuất

- Chu chuyển chung: là con số chu chuyển tư bản của các bộ phận của

tư bản Chu chuyển chung có liên quan đến chu chuyển của tổng tư bản ứng trước Chu chuyển chung nhanh hay chậm phụ thuộc tốc độ chu chuyển của

tư bản cố định và tư bản lưu động

- Chu chuyển thực tế: là thời gian thực tế để tất cả các bộ phận của tư bản được khôi phục lại cả về hiện vật và giá trị

Trang 11

Chương III Vận dụng lí luận để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong

nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện và được chứng minh tính đúng đắn, trên thực tế đã giúp đất nước

ta thoát khỏi thời kì khó khăn về kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng có lúc thuộc top cao nhất Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới của nền kinh tế Việt Nam để đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững vai trò của doanh nghiệp nhà nước và vai trò của kinh tế tư nhân được nhìn nhận sẽ là những trụ cột để tạo nên sức mạnh kinh tế cho Việt Nam Có rất nhiều yếu tố nằm trong các vấn đề phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam và mỗi yếu tố đều đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế Và vấn đề về sử dụng vốn là một trong những yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế ở Việt Nam Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Nói cách khác, trong vấn đề sử dụng vốn nhà nước đóng vai trò quan trọng nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp cùng nền kinh tế tư nhân đang đóng vai trò quan trọng, trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế của nước ta đi lên Dựa vào các lí luận

về tuần hoàn và chu chuyển ở trên ta đưa ra những phương án nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế hiện nay

1 Xác định đường lối sản xuất, kinh doanh và đưa ra các giải pháp tăng tốc độ chu chuyển vốn ở các doanh nghiệp

* Xác định đường lối sản xuất, kinh doanh ở các doanh nghiệp

- Như chúng ta đã biết, hiện nay nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần tương ứng với nó là nhiều hình thức sở hữu khác nhau Bên cạnh các chính sách kinh tế khuyến khích thành lập doanh nghiệp ngày một nhiều Song việc thành công hay thất bại lại do rất nhiều yếu tố tác động Nhưng nhân tố then chốt là sự quyết định của nhà tư bản

Trang 12

- Ngay từ đầu, doanh nghiệp phải xác định cho mình một hướng đi đúng đắn, thích hợp nhất, đó là việc trả lời 3 câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Chỉ khi doanh nghiệp trả lời được ba câu hỏi này một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác nhất thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được giải quyết tốt Như vậy có thể nói, các doanh nghiệp đã thực hiện quá trình tuần hoàn tư bản

- Dựa vào phân tích tốc độ chu chuyển của vốn các doanh nghiệp không chỉ lên kế hoạch sản xuất kinh doanh mà còn phải xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn bằng cách hình thành các quỹ như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ khấu hao, quỹ phúc lợi Sau một thời gian sản xuất, những quỹ này được đưa ra sử dụng mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, nhập các dây chuyền sản xuất hiện đại làm tăng năng xuất lao động, giảm chi phí cá biệt, giảm giá thành sản phẩm, đề tăng tính cạnh tranh trên thị trường

* Các giải pháp tăng tốc độ chu chuyển vốn

- Muốn quay vòng vốn nhanh để tiếp tục một chu kì sản xuất mới, các doanh nghiệp phải ra sức rút ngắn thời gian sản xuất và thời gian lưu thông vì

nó là thành phần tạo nên thời gian chu chuyển vốn Các doanh nghiệp ở nước

ta trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước thường đưa ra các giải pháp sau để rút ngắn thời gian sản xuất

+ Áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động Bên cạnh nhập khẩu một số dây truyền hiện đại, các doanh nghiệp không nên bỏ qua những dây truyền có khả năng sử dụng bằng cách bán lại cho những doanh nghiệp cần nó

+ Mở rộng quan hệ để liên doanh, liên kết Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới Do đó liên doanh liên kết là con đường ngắn nhất để bắt kịp với sự tiến bộ của thế giới

Ngày đăng: 19/10/2024, 10:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w