1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận KTCT MLN - Lý luận tích lũy tư bản của KTCT Mác – Lênin và sự vận dụng vào quá trình tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

27 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý luận tích lũy tư bản của KTCT Mác – Lênin và sự vận dụng vào quá trình tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 40,27 KB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Tích lũy tư bản là một yếu tố quan trọng quyết định đối với sự hìnhthành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, một hệ thống các nước tư bảnđầu tiên trên thế giới đã hì

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: Lý luận tích lũy tư bản của KTCT Mác – Lênin và sự vận dụng vào quá trình tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Tích lũy tư bản là một yếu tố quan trọng quyết định đối với sự hìnhthành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, một hệ thống các nước tư bảnđầu tiên trên thế giới đã hình thành và phát triển vô cùng mạnh mẽ mà lịch sử

đã cho thấy rằng cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, tích lũy nguyên thủy đãdiễn ra sôi động ở các nước phương Tây và nền kinh tế- xã hội của các nướcnày phát triển vô cùng mạnh mẽ Như vậy, chúng ta có thể khẳng định rằngtích lũy tư bản còn là sự đòi hỏi khách quan của bất cứ một giai đoạn pháttriển nào ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới Nếu không tích lũy và huy độngnguồn lực tư bản cho quốc gia mình thì nền kinh tế xã hội quốc gia đó sẽkhông phát triển mạnh mẽ và cường thịnh được Đối với Việt Nam tích lũyluôn là điều kiện tiên quyết để tái sản xuất mở rộng Có tích lũy mới có thểlàm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, đưa đất nước vững vàng đi theocon đường chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đã lựa chọn Đặc biệt trong giai đoạnhiện nay, khi đất nước đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa- hiện đạihóa thì nhu cầu về vốn để xây dựng các công trình nền tảng và cái tiến kỹthuật áp dụng khoa học tiên tiến là càng cần thiết và quan trọng hơn bao giờhết Từ những lí do trên tôi chọn đề tài “ Vận dụng lý luận tích lũy vốn chocông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” làm đề tài tiểu luận

II Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

Trang 3

2, Nhiệm vụ

- Đưa ra những lập luận đúng đắn để chỉ rõ vai trò của tích lũy tư bản

- Vận dụng những lý luận vào nền kinh tế Việt Nam

3, Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu trong phạm vi nền kinh tế ở Việt Nam

III Phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp biện chứng duy vật

-Phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch sử

-Phương pháp phân tích tổng hợp

IV Ý nghĩa của đề tài

Thấy được tầm quan trọng của tích lũy tư bản đến sự phát triển kinh tế.Đồng thời thấy được vốn là cơ sở để thúc đẩy tạo ra việc làm, công nghệ mới

Chương 1: Cơ sở lí luận tích lũy tư bản

Chương 2: Vận dụng tích lũy tư bản vào xây dựng nền kinh tế, pháttriển công

nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay

Trang 4

B PHẦN NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN TÍCH LŨY TƯ BẢN

I Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản

Tái sản xuất giản đơn không phải là hình thái điển hình của chủ nghĩa

tư bản, mà hình thái tái sản xuất điển hình của nó là tái sản xuất mở rộng Táisản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy môlớn hơn trước, với một tư bản lớn hơn trước Muốn vậy, phải biến một bộphận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm

Việc sử dụng giá trị thặng dư làm tư bản hay sự chuyển hoá giá trịthặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản Như vậy, thực chất củatích lũy tư bản là tư bản hoá giá trị thặng dư Nói một cách cụ thể, tích lũy tưbản là tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng Sở dĩ giá trịthặng dư có thể chuyển hoá thành tư bản được là vì giá trị thặng dư đã mangsẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới

Sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản.

Có thể minh hoạ tích lũy và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa bằng

ví dụ: năm thứ nhất quy mô sản xuất là 80c + 20v + 20m Giả định 20mkhông bị nhà tư bản tiêu dùng tất cả cho cá nhân, mà được phân thành 10mdùng để tích lũy và 10 m dành cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản Phần 10

m dùng để tích lũy được phân thành 8c + 2v, khi đó quy mô sản xuất của nămsau sẽ là 88c + 22v + 22m (nếu m vẫn như cũ) Như vậy, vào năm thứ hai,quy mô tư bản bất biến và tư bản khả biến đều tăng lên, giá trị thặng dư cũngtăng lên tương ứng

Nghiên cứu tích lũy và tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa cho phéprút ra những kết luận vạch rõ hơn bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bảnchủ nghĩa:

Trang 5

– Một là, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là giá trị thặng dư và

tư bản tích lũy chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản C.Mác nóirằng, tư bản ứng trước chỉ là một giọt nước trong dòng sông của tích lũy màthôi Trong quá trình tái sản xuất, lãi (m) cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãicàng lớn, do đó lao động của công nhân trong quá khứ lại trở thành phươngtiện để bóc lột chính người công nhân

– Hai là, quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong nền kinh tế

hàng hoá biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa Trong sản xuất hànghoá giản đơn, sự trao đổi giữa những người sản xuất hàng hoá theo nguyêntắc ngang giá về cơ bản không dẫn tới người này chiếm đoạt lao động khôngcông của người kia Trái lại, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến kết quả lànhà tư bản chẳng những chiếm đoạt một phần lao động của công nhân, màcòn là người sở hữu hợp pháp lao động không công đó Nhưng điều đó không

vi phạm quy luật giá trị

Động cơ thúc đẩy tích lũy và tái sản xuất mở rộng là quy luật kinh tếtuyệt đối của chủ nghĩa tư bản – quy luật giá trị thặng dư, quy luật này chỉ rõmục đích sản xuất của nhà tư bản là giá trị và sự tăng thêm giá trị Để thựchiện mục đích đó, các nhà tư bản không ngừng tích lũy để mở rộng sản xuất,xem đó là phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột công nhân làm thuê

Mặt khác, cạnh tranh buộc các nhà tư bản phải không ngừng làm cho tưbản của mình tăng lên bằng cách tăng nhanh tư bản tích lũy

II Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản

Với một khối lượng giá trị thặng dư nhất định thì quy mô của tích lũy

tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó thành quỹtích lũy và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản, nhưng nếu tỷ lệ phân chia đó đãđược xác định, thì quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trịthặng dư Do đó những nhân tố ảnh hưởng tới khối lượng giá trị thặng dư

Trang 6

cũng chính là nhân tố quyết định quy mô của tích lũy tư bản Những nhân tố

đó là:

- Trình độ bóc lột giá trị thặng dư

Các nhà tư bản nâng cao trình độ bóc lột sức lao động bằng cách cắtxén vào tiền công Khi nghiên cứu sự sản xuất giá trị thặng dư, C.Mác giảđịnh rằng sự trao đổi giữa công nhân và nhà tư bản là sự trao đổi ngang giá,tức là tiền công bằng giá trị sức lao động Nhưng trong thực tế, công nhânkhông chỉ bị nhà tư bản chiếm đoạt lao động thặng dư, mà còn bị chiếm đoạtmột phần lao động tất yếu, tức cắt xén tiền công, để tăng tích lũy tư bản

Các nhà tư bản còn nâng cao trình độ bóc lột sức lao động bằng cáchtăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động để tăng khối lượng giá trịthặng dư, nhờ đó tăng tích lũy tư bản Cái lợi ở đây còn thể hiện ở chỗ nhà tưbản không cần ứng thêm tư bản để mua thêm máy móc, thiết bị mà chỉ cầnứng tư bản để mua thêm nguyên liệu là có thể tăng được khối lượng sản xuất,tận dụng được công suất của máy móc, thiết bị, nên giảm được hao mòn vôhình và chi phí bảo quản của máy móc, thiết bị

- Trình độ Năng suất lao động xã hội

Năng suất lao động xã hội tăng lên thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu

tiêu dùng giảm Sự giảm này đem lại hai hệ quả cho tích lũy: một là, với khối

lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích lũy có thể lấn sang phầntiêu dùng, trong khi sự tiêu dùng của nhà tư bản không giảm mà vẫn có thể

bằng hoặc cao hơn trước; hai là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành

cho tích lũy cũng có thể chuyển hóa thành một khối lượng tư liệu sản xuất vàsức lao động phụ thêm nhiều hơn trước

Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đã tạo ra nhiều yếu tố phụ thêmcho tích lũy nhờ việc sử dụng vật liệu mới và tạo ra công dụng mới của vậtliệu hiện có như những phế thải trong tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân

Trang 7

của xã hội, những vật vốn không có giá trị Cuối cùng, năng suất lao động

tăng sẽ làm cho giá trị của tư bản cũ tái hiện dưới hình thái hữu dụng mớicàng nhanh

- Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng

Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động (máy móc, thiết bị) tham giatoàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng chúng chỉ hao mòn dần, do đó giá trịcủa chúng được chuyển dần từng phần vào sản phẩm Vì vậy có sự chênh lệchgiữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng Mặc dù đã mất dần giá trị như vậy,nhưng trong suốt thời gian hoạt động, máy móc vẫn có tác dụng như khi còn

đủ giá trị Do đó, nếu không kể đến phần giá trị của máy móc chuyển vào sảnphẩm trong từng thời gian, thì máy móc phục vụ không công chẳng khác gìlực lượng tự nhiên

Máy móc, thiết bị càng hiện đại, thì sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng

và tư bản tiêu dùng càng lớn, do đó sự phục vụ không công của máy móccàng lớn, tư bản lợi dụng được những thành tựu của lao động quá khứ càngnhiều Sự phục vụ không công đó của lao động quá khứ là nhờ lao động sốngnắm lấy và làm cho chúng hoạt động Chúng được tích lũy lại cùng với quy

mô ngày càng tăng của tích lũy tư bản

Với trình độ bóc lột không thay đổi, thì khối lượng giá trị thặng dư dokhối lượng tư bản khả biến quyết định Do đó quy mô của tư bản ứng trước,nhất là bộ phận tư bản khả biến càng lớn, thì khối lượng giá trị thặng dư bóc

lột được càng lớn, do đó tạo điều kiện tăng thêm quy mô của tích lũy tư bản – Quy mô tư bản ứng trước

Từ sự nghiên cứu bốn nhân tố quyết định quy mô của tích lũy tư bản cóthể rút ra nhận xét chung là để tăng quy mô tích lũy tư bản, cần khai thác tốtnhất lực lượng lao động xã hội, tăng năng suất lao động, sử dụng triệt để côngsuất của máy móc, thiết bị và tăng quy mô vốn đầu tư ban đầu

Trang 8

III Quy luật chung của tích lũy tư bản chủ nghĩa

Những nội dung của quy luật chung của tích lũy tư bản chủ nghĩa (hệquả của tích lũy tư bản) như sau:

1) Quá trình tích lũy tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản

Tư bản tồn tại dưới dạng vật chất và giá trị Cấu tạo của tư bản gồm cócấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị

Cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất với số lượng lao động cần thiết để sử dụng các tư liệu sản xuất đó Nó biểu

hiện dưới các hình thức của số lượng máy móc, nguyên liệu, năng lượng domột công nhân sử dụng trong một thời gian nào đó Cấu tạo kỹ thuật phản ánhđặc điểm và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội

Cấu tạo giá trị của tư bản là tỷ lệ theo đó tư bản phân thành tư bản bất

biến (hay giá trị của tư liệu sản xuất) và tư bản khả biến (hay giá trị của sứclao động) cần thiết để tiến hành sản xuất

Cấu tạo kỹ thuật thay đổi sẽ làm cho cấu tạo giá trị thay đổi C.Mác đãdùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản để chỉ mối quan hệ đó

Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản, do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.

Do tác động thường xuyên của tiến bộ khoa học và công nghệ, cấu tạohữu cơ của tư bản cũng không ngừng biến đổi theo hướng ngày càng tăng lên.Điều đó biểu hiện ở chỗ: bộ phận tư bản bất biến tăng nhanh hơn bộ phận tưbản khả biến, tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tăng tương đối, còn tư bản khảbiến thì có thể tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm xuống một cách tương đối

2) Quá trình tích lũy tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng

Trang 9

Tích tụ tư bản là việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng tích lũy của từng nhà tư bản riêng rẽ Tích tụ tư bản, một mặt, là yêu cầu của việc mở rộng sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; mặt khác, khối lượng giá trị thặng dư tăng

thêm lại tạo khả năng hiện thực cho tích tụ tư bản mạnh hơn

Tập trung tư bản là sự hợp nhất một số tư bản nhỏ thành một tư bản cá biệt lớn Đây là sự tập trung những tư bản đã hình thành, là sự thủ tiêu tính

độc lập riêng biệt của chúng, là việc biến nhiều tư bản nhỏ thành một số ít tưbản lớn hơn

Tích tụ tư bản làm cho tư bản cá biệt tăng lên, và tư bản xã hội cũngtăng theo Còn tập trung tư bản chỉ làm cho tư bản cá biệt tăng quy mô còn tưbản xã hội vẫn như cũ

3) Quá trình tích lũy tư bản là quá trình bần cùng hóa giai cấp vô sản

Cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng, làm cho cầu tương đối vềsức lao động có xu hướng ngày càng giảm Đó là nguyên nhân chủ yếu gây ranạn nhân khẩu thừa tương đối

Có ba hình thái nhân khẩu thừa:

- Nhân khẩu thừa lưu động là loại lao động bị sa thải ở xí nghiệp này,

nhưng lại tìm được việc làm ở xí nghiệp khác Nói chung, số này chỉ mất việclàm từng lúc

- Nhân khẩu thừa tiềm tàng là nhân khẩu thừa trong nông nghiệp – đó

là những người nghèo ở nông thôn, thiếu việc làm và cũng không thể tìmđược việc làm trong công nghiệp, phải sống vất vưởng

- Nhân khẩu thừa ngừng trệ là những người hầu như thường xuyên thất

nghiệp, thỉnh thoảng mới tìm được việc làm tạm thời với tiền công rẻ mạt,sống lang thang, tạo thành tầng lớp dưới đáy của xã hội

Trang 10

Nạn thất nghiệp đã dẫn giai cấp công nhân đến bần cùng hóa Bần cùnghóa tồn tại dưới hai dạng:

Sự bần cùng hóa tuyệt đối giai cấp công nhân biểu hiện ở mức sống bị

giảm sút Sự giảm sút này xảy ra không chỉ trong trường hợp tiêu dùng cánhân tụt xuống một cách tuyệt đối, mà cả khi tiêu dùng cá nhân tăng lên,nhưng mức tăng đó chậm hơn mức tăng nhu cầu do chi phí lao động nhiềuhơn

Mức sống của công nhân tụt xuống không chỉ do tiền lương thực tếgiảm, mà còn do sự giảm sút của toàn bộ những điều kiện có liên quan đếnđời sống vật chất và tinh thần của họ như nạn thất nghiệp – một mối đe dọathường trực, sự lo lắng cho ngày mai, sự bất an về mặt xã hội

Sự bần cùng hóa tương đối giai cấp công nhân biểu hiện ở tỷ lệ thu

nhập của giai cấp công nhân trong thu nhập quốc dân ngày càng giảm, còn tỷ

lệ thu nhập của giai cấp tư sản ngày càng tăng

Ở nơi này, lúc này, bộ phận này sự bần cùng hóa biểu hiện ra một cách

rõ rệt; trong khi đó, ở nơi khác, lúc khác, bộ phận khác, sự bần cùng hóa lạikhông rõ nét lắm Chính cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đã “đặt giớihạn cho sự tiếm đoạt bạo ngược của tư bản”

IV Ý nghĩa, vai trò

- Làm cho qui mô vốn ngày càng tăng, có điều kiện cải tiến kĩ thuật

ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, có khả năng giành thắng lợi trongcạnh tranh

- Hiểu và nắm được các nhân tố tăng qui mô tích lũy, từ đó vận dụng

trong sản xuất kinh doanh để tăng vốn và sử dụng vốn có hiệu quả kinh tế

- Tăng năng suất lao động là cách sử dụng vốn có hiệu quả nhất (hạ giá

trị cá biệt, hạ giá trị sức lao động, tăng thêm tích lũy vốn…)

Trang 11

- Tăng khấu hao tư liệu sản xuất, tránh được hao mòn vô hình, có ý

nghĩa rất lớn tăng tích lũy vốn sản xuất và sử dụng tư liệu sản xuất có hiệuquả

Trang 12

Chương 2 VẬN DỤNG TÍCH LŨY TƯ BẢN VÀO QUÁ TRÌNH TÍCH LŨY VỐN CHO CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

I Khái quát tình hình tích lũy vốn ở Việt Nam

Đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triểnkinh tế, nhất là hơn 20 năm đổi mới vừa qua, tốc độ tăng trưởng khá cao, sảnxuất phát triển, có tích luỹ từ nội bộ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt

Để giữ được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới sẽ phụ thuộc rấtnhiều vào việc tích lũy, huy động vốn cho nền kinh tế

Trước năm 1986, kinh tế Việt Nam là kinh tế bao cấp Kinhtế bao cấp

là nền kinh tế chỉ bao gồm các thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể và cáthể, mà giữ vai trò chủ đạo là kinh tế quốc doanh Trong thời kì này, khôngtồn tại kinh tế tư nhân, không có các hoạt động thương mại buôn bán tự dotrên thị trường Kinh tế bao cấp hoạt động theo kiểu toàn dân làm cho nhànước và nhà nước bao cấp cho toàn dân, mọi người làm theo năng lực vàhưởng theo nhu cầu

1) Mô hình kinh tế:

- Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, nước ViệtNam thống nhất Ngày 16 tháng 5 năm 1975, Bí thư thứ nhất Đảng Lao độngViệt Nam Lê Duẩn đã trực tiếp vào miền Namnắm tình hình, gồm cả tình hìnhkinh tế Ông thừa nhận những yếu tố tích cực của kinh tế tư nhân và của thịtrường tự do ở miền Nam Tại cuộc họp trù bị của Hội nghị lần thứ 24 Banchấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III, ông đã phát biểu:

“Ở miền Bắc trước đây phải hợp tác hóa ngay lập tức Nhưng miền Nam bâygiờ không thể làm như vậy Phải có tư sản, phải cho nó phát triển phần nàođã Bộ Chính trị sau khi nghiên cứu thấy rằng cần phải để mấy thành phầnkinh tế là quy luật cần thiết trong giai đoạn bước đầu này Xưa nay ở miền

Trang 13

Bắc chúng ta có một số sai lầm, là vì chúng ta đã đi sai quy luật Nếu chúng ta

đi sai quy luật mà đưa vào miền Nam thì càng sai lắm.”

- Tuy nhiên, đa số Ban Chấp hành Trung ương Đảng lúc ấy muốn ápdụng mô hình kinh tế của miền Bắc cho miền Nam Vì thế, Hội nghị cuốicùng quyết nghị: xóa bỏ tư sản mại bản, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tưsản dân tộc, thí điểm xây dựng hợp tác xã, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thủcông nghiệp và thương nghiệp nhỏ

- Tiếp theo, Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng Lao động Việt Namđược tổ chức vào tháng 12 năm 1976 Tại đây, Đại hội quyết nghị đổi tênnước thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đổi tên Đảng thành ĐảngCộng sản Việt Nam, khẳng định đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cảnước Nội dung chính của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội là:

+) Thực hiện sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa Sản xuất lớn có nghĩa lànền kinh tế dựa vào những đơn vị có quy mô lớn, huyện trở thành pháo đàikinh tế-xã hội, các tỉnh được sáp nhập lại còn 29 tỉnh Còn sản xuất xã hội chủnghĩa tức là nền kinh tế dựa vào 2 thành phần kinh tế cơ bản: quốc doanh(trong công và thương nghiệp) và tập thể (trong nông nghiệp - với hợp tác xãcấp cao là nòng cốt) Để thực hiện được sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, cầntiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: quan hệ sản xuất, khoa học kỹ thuật,

và văn hóa tư tưởng Cách mạng quan hệ sản xuất có nội dung cơ bản là cảitạo các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể, biến chúng thành các thành phầnkinh tế quốc doanh và tập thể - gọi chung là cải tạo xã hội chủ nghĩa

+) Áp dụng chế độ kế hoạch hóa tập trung Đây là mô hình chung ở cácnước xã hội chủ nghĩa Ở Việt Nam nó được thực hiện theo một công thức do

Lê Duẩn sáng tạo, đó là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao độnglàm chủ Tại Đại hội IV, đường lối này được thể hiện bằng chủ trương tiếnhành kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 1976-1980 Theo kế hoạch do Đại hội

IV định hướng, sản xuất xã hội sẽ tăng bình quân hàng năm 14-15%, thu nhập

Ngày đăng: 19/10/2024, 10:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w