Các công ty đa quốc gia thành công trong việc kinh doanh tại các quốc gia tôn giáo...14 1.1.. Theo các thống kê, các tôn giáo lớn nhất và được biết đến nhiều nhất bao gồm: Thiên chúa gi
Trang 1BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
🙞 🙞 🙞
-BÀI GIỮA KÌ MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ CHỦ ĐỀ: CÁC TÔN GIÁO TRÊN THẾ GIỚI VÀ
KINH DOANH QUỐC TẾ
Giảng viên: Nguyễn Thu Ngà
Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Lớp: KDQT-KTQT49.4_LT ( ca 2 thứ 3)
Trang 2Hà Nội, ngày 6 tháng 10 năm 2024
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
suất
Đặng Thị Hải Anh KTQT49B10373 Thực tiễn kinh doanh quốc tế tại
các quốc gia tôn giáo trên thế giới
100%
Mai Thị Hải Yến KTQT49B10598 Tác động của tôn giáo đến kinh
doanh quốc tế
100%
Trần Thị Phương Thùy KTQT49B10566
-Định nghĩa và vai trò của tôn giáo trong xã hội
-Tìm hiểu đặc điểm của Phật giáo
100%
Lê Nguyễn Anh Thư KTQT49B10563 Đặc điểm một số tôn giáo trên thế
giới
100%
Phạm Thùy Trang KTQT49B10850 Lưu ý khi kinh doanh tại các quốc
gia tôn giáo
100%
Bùi Thị Thanh Thảo KTQT49B10553 Kết luận + chỉnh bản word 100%
Trang 3MỤC LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 1
I Tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới 3
1 Định nghĩa và vai trò của tôn giáo trong xã hội 3
1.1 Định nghĩa 3
1.2 Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội 4
2 Đặc điểm một số tôn giáo trên thế giới 6
2.1 Phật giáo 6
2.2 Thiên chúa giáo 7
2.3 Ấn Độ giáo ( Hindu) 8
2.4 Hồi giáo 9
2.5 Tín ngưỡng dân gian 10
3 Tác động của tôn giáo đến kinh doanh quốc tế 10
II Lưu ý khi kinh doanh tại các quốc gia tôn giáo 12
1 Tìm hiểu về văn hóa tôn giáo 12
2 Tôn trọng các quy tắc đạo đức và phong tục 13
3 Điều chỉnh phong cách quản lý và quan hệ lao động 13
4 Thấu hiểu thị trường tiêu dùng dựa trên tôn giáo 14
5 Xây dựng mối quan hệ cộng đồng bền vững 14
Trang 4III Thực tiễn kinh doanh quốc tế tại các quốc gia tôn giáo trên thế giới14
1 Các công ty đa quốc gia thành công trong việc kinh doanh tại các
quốc gia tôn giáo 14
1.1 McDonald's 14
1.2 Unilever 15
2 Một số công ty đa quốc gia gặp khó khăn do không hiểu rõ về văn hóa tôn giáo 16
2.1 Nike - Vụ việc logo trên giày 16
2.2 Starbucks bị tẩy chay tại các nước Hồi giáo 16
IV Kết luận 17
I Tìm hiểu về các tôn giáo trên thế giới
1 Định nghĩa và vai trò của tôn giáo trong xã hội
1.1 Định nghĩa
Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức
Người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận thì được gọi là tín đồ
Trên thế giới hiện có hàng nghìn tôn giáo, bao gồm các tôn giáo lớn, các tôn giáo bản địa, và các giáo phái nhỏ Tuy nhiên, phần lớn dân số thế giới theo một
số tôn giáo lớn chính Theo các thống kê, các tôn giáo lớn nhất và được biết đến nhiều nhất bao gồm:
Thiên chúa giáo (Christianity): Khoảng 31,1% dân số thế giới, bao gồm các nhánh như Công giáo, Tin lành, và Chính thống giáo
Hồi giáo (Islam): Chiếm khoảng 24,9% dân số thế giới, với hai nhánh chính
là Sunni và Shia
Ấn Độ giáo (Hinduism): Khoảng 15,2% dân số thế giới, tập trung chủ yếu ở
Ấn Độ và Nepal
Phật giáo (Buddhism): Khoảng 6,6% dân số thế giới, phổ biến tại các nước Đông Nam Á, Đông Á
Trang 5Tín ngưỡng dân gian: Khoảng 5,6%, bao gồm các tôn giáo bản địa và tín ngưỡng dân gian trên khắp thế giới
Do Thái giáo (Judaism): Khoảng dưới 1% dân số thế giới, tập trung chủ yếu
ở Israel và Hoa Kỳ
Ngoài ra, có nhiều người không theo tôn giáo nào, được liệt kê là vô thần hoặc không tôn giáo, chiếm khoảng 15,6% dân số toàn cầu
Nguồn: Pew Research center
1.2 Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội
Tôn giáo là một trong những mối liên kết xã hội mạnh và phổ biến nhất trên toàn cầu Gần 84% dân số toàn cầu có tôn giáo
Tôn giáo không giới hạn theo biên giới quốc gia và nó có thể tồn tại ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới đồng thời cùng một lúc Các tôn giáo khác nhau có thể thống trị trong nhiều vùng khác nhau ở các quốc gia đơn lẻ Quan
hệ giữa tôn giáo và xã hội là phức tạp, nhạy cảm và sâu sắc
Định hình giá trị đạo đức và văn hóa
Tôn giáo thường cung cấp một hệ thống giá trị đạo đức và chuẩn mực xã hội, giúp định hướng hành vi của cá nhân và cộng đồng Các nguyên tắc này có thể xoay quanh lòng vị tha, sự trung thực, trách nhiệm với xã hội, và tôn trọng quyền lợi của người khác
Tác động lên hệ thống pháp luật và chính trị
Tại nhiều quốc gia, tôn giáo có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống pháp luật và chính trị Cụ thể như luật Hồi giáo Sharia được áp dụng tại nhiều quốc
Trang 6gia Hồi giáo như Ả Rập Saudi và Iran, ảnh hưởng đến cả cách điều hành đất nước và cách xử lý các vấn đề xã hội, như hôn nhân, thừa kế, và hình phạt pháp lý
Tạo ra sự đoàn kết xã hội
Tôn giáo đóng vai trò gắn kết các cá nhân trong cùng một cộng đồng với những lễ nghi, tín ngưỡng chung, tạo ra một bản sắc chung và củng cố sự đoàn kết Các lễ hội tôn giáo như Giáng sinh (Kitô giáo), Ramadan (Hồi giáo), Vesak (Phật giáo) không chỉ là sự kiện tâm linh mà còn mang tính văn hóa, thu hút sự tham gia của cả những người không theo đạo, giúp duy trì và phát triển cộng đồng
Hỗ trợ tinh thần trong cuộc sống hàng ngày
Tôn giáo giúp con người tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, mang lại niềm an
ủi và sức mạnh tinh thần khi đối mặt với khó khăn như bệnh tật, mất mát, hoặc bất ổn xã hội Trong nhiều trường hợp, tôn giáo cung cấp sự hỗ trợ tâm lý và tinh thần thông qua các nghi lễ và lời dạy của các giáo lý
Ảnh hưởng đến kinh tế và kinh doanh
Tôn giáo còn tác động đến cách quản lý kinh tế và hành vi kinh doanh Các nguyên tắc như "chánh nghiệp" trong Phật giáo khuyến khích các doanh nhân thực hiện công việc có ích cho xã hội và tránh làm hại đến sinh linh, trong khi các giá trị Kitô giáo khuyến khích lòng bác ái và sự trung thực trong kinh doanhTôn giáo cũng ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng Ví dụ, các quy định ăn chay trong Phật giáo và Halal trong Hồi giáo tạo ra nhu cầu đặc thù trong thị trường thực phẩm
Nhìn chung, tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển văn hóa, đạo đức, và các quy chuẩn xã hội
2 Đặc điểm một số tôn giáo trên thế giới
2.1 Phật giáo
Trang 7Nguồn: Pew Research center
Phật giáo ra đời tại Ấn Độ, vào những năm đầu thế kỷ VI (trước Công Nguyên) do vị thái tử Tất Đạt Đa của một quốc gia tại Tây Bắc Ấn sáng lập Sau này Ngài mới đổi niên hiệu thành Thích Ca Mâu Ni Hiện nay, Phật giáo có khoảng 500 triệu tín đồ trên toàn thế giới Đây là một trong những tôn giáo lớn nhất, phát triển mạnh ở châu Á Phật giáo phổ biến nhất ở các quốc gia Đông Á,
Ấn Độ, Nepal, Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, và Việt Nam
Phật Giáo vấn đề trung tâm mà tôn giáo này hướng đến là “diệt khổ” để hướng đến giải thoát, chứng được Niết bàn Từ đây mà Phật giáo đã đề ra những chuẩn mực đạo đức rất cụ thể để con người tu tập, phấn đấu.Trong đó, giáo lý phổ biến nhất là không sát sinh,không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu, không tham lam, không thù hận, không ác khẩu1.
Ảnh hưởng của quan niệm Phật giáo đến đời sống xã hội:
Phật giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội qua các giá trị về đạo đức, lối sống, hòa bình, và trách nhiệm xã hội Tư tưởng từ bi và chánh niệm định hướng cách con người cư xử, lựa chọn nghề nghiệp, và chính sách quốc gia, như trường hợp của Bhutan với chỉ số Tổng Hạnh phúc Quốc gia, đặt phúc lợi xã hội lên trên lợi ích kinh tế khi các trường học Phật giáo ở Thái Lan và Lào đóng vai trò trọng yếu trong hệ thống giáo dục Văn hóa và lễ hội Phật giáo góp phần định hình bản sắc dân tộc qua các sự kiện lớn như Vesak hay Asalha
1 Institute of East Asia Research
Trang 8Puja, ảnh hưởng đến lịch làm việc và kinh doanh, khi nhiều công ty tạm dừng hoạt động để người dân có thể tham gia lễ hội
2.2 Thiên chúa giáo
Nguồn: Pew Research center
Thiên chúa giáo hay còn được gọi là Công giáo, là tôn giáo lớn nhất thế giới, với cộng đồng Quốc gia có số người theo đạo Thiên Chúa cao nhất là Mỹ, với dân số 253 triệu người theo đạo Thiên Chúa Brazil và Mexico theo sát lần lượt với 185 triệu và 118 triệu người
Giáo lý của đạo Công giáo được thể hiện trong hai bộ kinh thánh: Cựu ước và Tân ước, gồm tất cả 73 cuốn2 Giáo lý Công giáo quan niệm rằng Thiên chúa đã sáng tạo ra trời đất, muôn loài trong 6 ngày và mọi sự xuất hiện, tồn tại
và biến đổi của vũ trụ đều do Thiên chúa tiền định tuyệt đối.Theo giáo lý Công giáo con người do Thiên chúa bằng phép màu nhiệm đã tạo nên theo hình ảnh của mình để thờ phụng mình
Tín hữu Thiên Chúa giáo có bổn phận giữ các ngày lễ trọng và tham dự thánh lễ vào ngày chủ nhật Bỏ qua những ngày này mà không có lý do chính đáng được coi là lỗi nặng
Công giáo hướng con người trong mọi hoạt động của mình - kể cả hoạt động kinh tế phải làm với trách nhiệm lương tâm, với đạo đức của người tín đồ nhằm hướng tới hạnh phúc của bản thân cũng như của đồng loại3 Các giáo lý Công giáo góp phần tạo cho người tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh có
2 Khoa lí luận chính trị, Đại học Duy Tân: Đôi nét về hệ thống giáo lý, giáo luật, tổ chức của đạo Công giáo, 18/12/2015
3 Tạp chí Công thương: Kitô giáo và các quan điểm phát triển một nền kinh tế kinh tế nhân bản, hài hoà, bền vững, Minh Trang, 25/11/2022
Trang 9được một chuẩn mực trong quá trình sản xuất, kinh doanh, phân phối hàng hoá
và dịch vụ, đồng thời có thái độ với của cải làm ra
2.3 Ấn Độ giáo ( Hindu)
Nguồn: Pew Research center
Hiện nay, với khoảng 900 triệu tín đồ, Ấn Độ giáo là tôn giáo lớn thứ 3 sau Thiên chúa giáo và Hồi giáo Điều đặc biệt là Ấn Độ giáo thống trị ở ba quốc gia duy nhất: Ấn Độ với 79%, Nepal với 80% và Mauritius với 48% dân
số theo tôn giáo Hindu Mặc dù Ấn Độ giáo ít khi là tôn giáo chính thức của một quốc gia, nhưng nó vẫn có một sự hiện diện đáng kể trên toàn cầu Có nhiều khu vực trên thế giới có cộng đồng đông đảo người theo đạo Hindu, bao gồm Caribê, Đông Nam Á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ
Theo giáo lý Ấn Độ Giáo, mỗi người có một vị trí riêng trong cuộc sống
và trách nhiệm riêng biệt Mỗi người được sinh ra ở một chỗ với những khả năng riêng biệt vì những hành động và thái độ trong quá khứ Điều này giải thích nguyên mẫu xã hội Ấn Độ và nó bao gồm cái gọi là đẳng cấp
Ấn Độ giáo không khuyến khích loại hình hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra của cải, cái mà ta tìm thấy trong đạo Tin Lành hội Nhấn mạnh rằng các
cá nhân nên được phán xét không phải bởi những thành tích vật chất mà bởi những thành tựu về tinh thần của họ.
Một trong những điều kiêng kỵ quan trọng nhất trong Ấn Độ giáo là việc không ăn thịt bò Điều này đã tạo ra một nền văn hóa ăn chay phổ biến trong xã hội Ấn Độ giáo, ảnh hưởng đến cả chế độ ăn uống và các quy tắc giao tiếp xã hội
2.4 Hồi giáo
Trang 10Nguồn: Pew Research center
Là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới với khoảng 1,2 tỷ tín đồ Được khởi nguồn từ năm 610 sau Công nguyên khi nhà tiên tri Muhammad bắt đầu
đi truyền bá Các tín đồ Đạo Hồi được gọi là người Hồi giáo, hợp thành ở hơn
35 nước từ bờ tây bắc Châu Phi, qua vùng Trung Đông, cho tới tận Trung Quốc
và Malaysia ở miền Viễn Đông
Giáo lý cơ bản của Hồi giáo là Kinh Coran4 (Coran theo nguyên nghĩa tiếng Ả Rập là “tụng đọc”) vì đó là những lời nói của Mohamed được ghi lại và những lời này do thánh Allah thông qua thiên sứ Gabrien “khải thị” cho Mohammed Theo đạo Hồi, danh lợi thế gian và quyền lực nhất thời chỉ là hư ảo Nguyên tắc của Đạo Hồi bao gồm (1) tôn kính và tôn trọng cha mẹ, (2) tôn trọng các quyền của người khác, (3) hào phóng nhưng không vung tay quá trán (4) tránh giết người trừ khi có nguyên nhân chính đáng, (5) không ngoại tình, (6) đối xử thông minh và cân bằng với người khác, (7) giữ trái tim và tâm hồn trong sáng, (8) bảo vệ tài sản của trẻ mồ côi, (9) sống khiêm nhường và giản dị
Kinh Koran đã thiết lập các nguyên tắc kinh tế minh bạch, phần nhiều trong số đó ủng hộ kinh việc kinh doanh tự do Ngoài ra, một nguyên lý kinh tế tiếp theo chính là cấm việc chi trả hay nhận lãi suất, thứ bị coi là cho vay nặng lãi Kinh Koran lên án lãi suất, còn gọi là ribaa trong tiếng Ả Rập, coi động thái lợi dụng và không chính đáng
4 Vietnam open code web: Khái quát về lịch sử ra đời, phát triển và nội dung cơ bản của Hồi giáo
Trang 11Ở nhiều quốc gia Hồi giáo, việc tiêu thụ rượu và thịt lợn bị cấm triệt để,
và các nhà hàng, cửa hàng thực phẩm đều phải đảm bảo sản phẩm halal để phục
vụ cộng đồng Điều này không chỉ ảnh hưởng đến các chuẩn mực xã hội về ăn uống mà còn tạo ra các ngành công nghiệp halal phát triển mạnh mẽ
2.5 Tín ngưỡng dân gian
\
Là một phần của văn hóa và tôn giáo truyền thống của các dân tộc, không thuộc vào hệ thống tôn giáo tổ chức Ước tính đến năm 2020, có khoảng 429 triệu người theo văn hóa dân gian, chiếm khoảng 6% tổng dân số thế giới Có một số văn hóa dân gian đáng chú ý như văn hóa dân gian châu Phi, văn hóa dân gian Trung Quốc, văn hóa dân tộc châu Mỹ và văn hóa dân tộc Úc Và mỗi văn hoá dân gian ở từng nước đều có những tín ngưỡng riêng tạo nên sự đa dạng trong tôn giáo.
Tín ngưỡng dân gian thường được hình thành từ nhu cầu của con người trong việc giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội, và tâm linh mà khoa học chưa thể lý giải vào thời điểm đó Ví dụ, người nông dân tin vào các vị thần thiên nhiên để giải thích về thời tiết, mùa màng và sự thịnh vượng Các nghi lễ cầu mùa, cầu mưa hay cầu bình an phản ánh niềm tin của con người vào sự can thiệp của các thế lực siêu nhiên, từ đó tạo ra những hành vi xã hội phù hợp để đối phó với các tình huống khó khăn
3 Tác động của tôn giáo đến kinh doanh quốc tế
Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống, niềm tin, giá trị và thái độ, cách ứng xử của con người Tôn giáo còn ảnh hưởng đến chính trị và môi trường kinh doanh Do đó, đến kinh doanh tại đâu thì phải nghiên cứu, hiểu những tôn
Trang 12giáo phổ biến tại nơi đó, làm việc với các đối tác cũng phải tìm hiểu xem họ theo tôn giáo nào, thì sẽ tránh được những rủi ro trong đàm phán
Thứ nhất, tôn giáo ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng sản phẩm Tôn
giáo định hình các giá trị và niềm tin của người tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định mua sắm và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là trong các thị trường nơi tôn giáo đóng vai trò quan trọng Ví dụ, ở các nước Hồi giáo, người tiêu dùng có xu hướng ưa chuộng các sản phẩm được chứng nhận Halal, Halal
là tiêu chuẩn bao gồm các quy định, thể hiện sự phù hợp dành cho các khách hàng, người tiêu dùng thực phẩm là người Hồi giáo (theo đạo Hồi) Tương tự, tại các quốc gia có đa số người theo đạo Hindu, thịt bò thường bị hạn chế, ảnh hưởng đến việc kinh doanh các sản phẩm thịt.
Thứ hai, tôn giáo tác động đến quy định pháp lý và đạo đức kinh doanh.
Tôn giáo tạo ra các quy định phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, bao gồm các hạn chế về quảng cáo, lao động và các yêu cầu đóng góp từ thiện
Ở những quốc gia như Iran và Saudi Arabia, doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc đạo đức tôn giáo, bao gồm cấm bán rượu, cấm các sản phẩm có nội dung "trái đạo," và yêu cầu ngừng kinh doanh vào các ngày lễ tôn giáo.
Thứ ba, tôn giáo cũng tác động đến văn hóa làm việc và quản lý nhân sự trong kinh doanh quốc tế Một số tôn giáo có những quy định nghiêm ngặt về
giờ làm việc và nghỉ lễ, các quy định về trang phục hay lễ nghi trong giao tiếp kinh doanh Chẳng hạn, Google và Microsoft tại Ấn Độ, nơi có nhiều tôn giáo khác nhau, đã xây dựng môi trường làm việc linh hoạt cho nhân viên Các công
ty này cung cấp các phòng cầu nguyện và thời gian nghỉ ngơi phù hợp để nhân viên thực hiện các nghi lễ tôn giáo Tại các quốc gia Hồi giáo, ngày thứ Sáu thường là ngày nghỉ chính, và trong tháng Ramadan, giờ làm việc có thể bị rút ngắn để người lao động có thời gian thực hiện các nghi thức tôn giáo.
Thứ tư, tôn giáo có tác động sâu sắc đến các chiến lược kinh doanh quốc
tế Chiến lược tiếp thị phải tôn trọng và phù hợp với giá trị tôn giáo của quốc
gia mục tiêu, đặc biệt là trong cách truyền tải thông điệp, hình ảnh và kênh quảng bá Ví dụ, IKEA đã điều chỉnh các sản phẩm nội thất và cách tiếp thị của mình để phù hợp với các nước có văn hóa Hồi giáo Họ đã tung ra các bộ sưu tập đặc biệt trong tháng Ramadan, tập trung vào các sản phẩm giúp trang trí nhà cửa phục vụ lễ hội, tạo ra sự gắn kết với cộng đồng người tiêu dùng Hồi giáo.Vào các ngày lễ lớn của tôn giáo như Tết Nguyên Đán, Giáng sinh (Christianity), hay Diwali (Hinduism) thường kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng cao cho các mặt hàng đặc biệt như quà tặng, thực phẩm, hoặc các sản phẩm lễ