1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạch

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạch
Tác giả Châu Trùng Dương
Người hướng dẫn TS. Lưu Thái Danh, TS. Nguyễn Thị Ngọc Trúc
Trường học Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Khoa học cây trồng
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 385,83 KB

Nội dung

Nghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạchNghiên cứu sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạch

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Mã ngành: 62620110

CHÂU TRÙNG DƯƠNG

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN TRONG PHÒNG TRỪ BỆNH THÁN THƯ TRÊN TRÁI XOÀI CÁT CHU

(Mangifera indica var Chu)

SAU THU HOẠCH

Cần Thơ, 2024

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Người hướng dẫn chính: TS Lưu Thái Danh

Người hướng dẫn phụ: TS Nguyễn Thị Ngọc Trúc

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp trường

Họp tại:

Vào lúc: giờ ngày tháng năm

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Xác nhận đã xem lại của Chủ tịch Hội đồng

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

- Trung tâm Học liệu, trường Đại học Cần Thơ

- Thư viện quốc gia Việt Nam

Trang 3

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1 Châu Trùng Dương, Nguyễn Thị Như Ý, Nguyễn Thị Thu Nga,

Đoàn Thị Kiều Tiên, Nguyễn Thị Ngọc Trúc và Lưu Thái Danh

(2022) Các loài nấm (Colletotrichum spp.) gây bệnh thán thư

có độc tính cao trên xoài Cát Chu ở Đồng bằng sông Cửu Long Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 18/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (ISSN 1859-4581), tr 50 – 57 2

2 Chau Trung Duong, Huynh Thi Phuong Thao, Nguyen Thi Nhu Y,

Doan Thi Kieu Tien, Nguyen Thi Thu Nga, Tran Chi Nhan, Bui Thi Cam Huong, Sezai Ercisli, Nguyen Thi Ngoc Truc and Luu

Thai Danh (2023) Application of Essential Oils Extracted from

Peel Wastes of Four Orange Varieties to Control Anthracnose

Caused by Colletotrichum scovillei and Colletotrichum

gloeosporioides on Mangoes Plants, 12(15), 2761

3 Châu Trùng Dương, Nguyễn Thị Như Ý, Huỳnh Thị Phương Thảo,

Trần Chí Nhân, Nguyễn Thị Ngọc Trúc và Lưu Thái Danh (2023) Hiệu lực của tinh dầu Sả Chanh, Lá Quế và hỗn hợp của chúng đối với bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu sau thu hoạch Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn số 16/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (ISSN 1859-4581), tr 20 – 28

4 Chau Trung Duong, Huynh Thi Phuong Thao, Doan Minh Khang,

Nguyen Thi Nhu Y, Tran Chi Nhan, Bui Thi Cam Huong, Nguyen Trong Tuan, Nguyen Thi Ngoc Truc, Duong Minh Tue and Luu Thai Danh (2024) Control of mango anthracnose

(Colletotrichum gloeosporioides) by essential oil mixture

Turkish Journal of Agriculture and Forestry (đã được chấp nhận

đăng ngày 14/06/2024)

Trang 4

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của luận án

Xoài (Mangifera indica L.) là một trong những cây ăn trái được

trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Tại Việt Nam, xoài Cát Chu được trồng khá phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), với chất lượng ngon, độ ngọt vừa phải (độ Brix 14,4%), tỷ lệ

ăn được cao 76,5% (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2011) Trái xoài có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên trái dễ bị hư hỏng rất nhanh sau khi thu hoạch do sự tấn công của các vi sinh vật gây bệnh (Ploetz, 2003)

Trong đó, bệnh thán thư do các loài nấm Colletotrichum spp gây ra trên

trái xoài Cát Chu là một trong những nguyên nhân chính làm hư hỏng và thất thoát sản lượng trái thương mại sau thu hoạch rất lớn

Việc sử dụng thuốc hóa học tổng hợp để kiểm soát và làm giảm bệnh sau thu hoạch cũng đem lại những lo ngại do dư lượng độc cao

trong nông sản và dễ tạo ra các loài nấm kháng thuốc (Mari et al., 2014; Ramírez-Benítez et al., 2020) Một trong các giải pháp đó là sử dụng

các hợp chất thiên nhiên (tinh dầu) Tinh dầu là hỗn hợp các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có nguồn gốc từ một loài thực vật và chịu trách nhiệm tạo ra mùi hương và hương vị của loại cây đó (Tisserand and Young, 2013) Tinh dầu được coi là chất chuyển hóa thứ cấp và rất quan trọng trong việc bảo vệ thực vật vì chúng thường có hoạt tính kháng nấm và

khuẩn (Tajkarimi et al., 2010) Tinh dầi không kích thích sự phát triển

các chủng nấm kháng thuốc do tác dụng tương tác của các thành phần hóa học của tinh dầu (Varma and Dubey 1999) Ngoài ra, tinh dầu an toàn cho con người vì chúng dễ bị phân hủy sinh học và không để lại dư lượng độc hại trên trái cây

Tinh dầu vỏ cam là một trong những loại tinh dầu có nhiều, sẵn có

và rẻ tiền trên thị trường Cam là một trong những loại trái cây thuộc họ cam quýt phổ biến nhất, với tổng sản lượng trên thế giới khoảng 48 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2022–2023, trong đó sản lượng cam ở Việt Nam ước đạt khoảng 1,15 triệu tấn (USDA, 2023) Cam thường được tiêu thụ dưới dạng sản phẩm tươi hoặc có thể được sử dụng làm nguyên

Trang 5

liệu thô để sản xuất nước trái cây và chất cô đặc Phần lớn chất thải cam được thải ra môi trường (Manthey & Grohmann, 2001); chỉ một lượng nhỏ được sử dụng để sản xuất mật đường, pectin và tinh dầu (Gavahian

et al., 2019) Ở ĐBSCL (khí hậu nhiệt đới), có ba giống cam vỏ xanh

được trồng phổ biến: cam Sành (Citrus reticulata × sinensis) được ưa chuộng nhất, tiếp theo là giống cam Xoàn (Citrus sinensis) và cam Mật (Citrus sinensis) Giống cam Navel (Citrus sinensis) là loại phổ biến

nhất trên thế giới, được trồng rộng rãi ở vùng khí hậu cận nhiệt đới (Aussie oranges, 2023) Nhiều nghiên cứu chứng minh tinh dầu vỏ cam

có khả năng ức chế C gloeosporiodes in vitro, và tinh dầu cam có khả

năng làm giảm đáng kể bệnh thán thư trên trái xoài (Abd-Alla &

Haggag, 2013; Rabari et al., 2018) Cho đến nay, chưa có nghiên cứu so

sánh nào về hoạt tính kháng nấm của tinh dầu từ cam vỏ xanh và cam vỏ

vàng đối với Colletotrichum spp gây bệnh thán thư xoài

Ngoài tinh dầu cam, một số loại tinh dầu khác đã được chứng minh

là có hoạt tính ức chế mạnh đối với nấm gây bệnh thán thư trên trái xoài sau thu hoạch hoạch như tinh dầu sả (Duamkhanmanee, 2008), húng quế

(Abd-AllA et al., 2013), quế (Perumal et al., 2017) Các loại tinh dầu có

thể được kết hợp với nhau để tăng hiệu quả kiểm soát bệnh thán thư, khi

2 hoặc 3 tinh dầu được kết hợp với nhau, nồng độ hiệu quả của mỗi loại tinh dầu trong hỗn hợp rất thấp và không ảnh hưởng đến chất lượng của

trái (Nikkhah & Hashemi, 2020; Bounar et al., 2020) Hoạt tính kháng

nấm cao trong hỗn hợp tinh dầu là do sự tương tác của các thành phần hóa học trong tinh dầu Sự tương tác hiệp lực rất hữu ích trong việc quản

lý bệnh sau thu hoạch vì mầm bệnh không dễ dàng biểu hiện khả năng kháng lại hỗn hợp các thành phần hóa học từ nhiều nguồn khác nhau Một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng hỗn hợp của một số tinh dầu có hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn sự phát triển của nấm gây bệnh trên trái cây sau thu hoạch so với các tinh dầu riêng lẻ (Sukatta và cộng sự, 2008; Hossain và cộng sự, 2016)

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào so sánh hiệu quả của các loại tinh

dầu hiện có ở Việt Nam trong việc ức chế Colletotrichum spp gây bệnh

thán thư trên xoài và tác động tương tác của hỗn hợp tinh dầu lên sự

Trang 6

phát triển của Colletotrichum spp Vì vậy, luận án “Nghiên cứu sử

dụng các hợp chất thiên nhiên trong phòng trừ bệnh thán thư trên

trái xoài Cát Chu (Mangifera indica var Chu) sau thu hoạch” được

thực hiện

1.2 Mục tiêu của luận án

- Xác định loài nấm Colletotrichum spp có độc tính cao gây hại

trên trái xoài Cát Chu

- Xác định khả năng ức chế nấm Colletotrichum spp gây bệnh thán

thư trên trái xoài Cát Chu của tinh dầu đơn và hỗn hợp tinh dầu trong

điều kiện in vitro và in vivo

- Xác định hiệu quả giảm bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp

trên trái xoài Cát Chu của tinh dầu đơn và hỗn hợp tinh dầu

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án là tinh dầu của một số loài thực vật (cam Sành, Xoàn, Mật, Navel, vỏ quế, lá quế, sả Chanh, sả Java, củ gừng, củ nghệ, bưởi Da Xanh, chanh không hạt và húng quế) và nấm gây bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu

- Phạm vi nghiên cứu của luận án là đánh giá khả năng ức chế của các loại tinh dầu đơn lẻ và hỗn hợp trên nấm gây bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu ở ĐBSCL giai đoạn sau thu hoạch và giúp trái giữ được phẩm chất tốt

1.4 Những đóng góp mới của luận án

- Phân lập và định danh được loài nấm Colletotrichum scovillei là

tác nhân mới gây bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu ở Đồng bằng sông Cửu Long

- Đã xác định được thành phần hoá học và hàm lượng tinh dầu từ các nguồn thực vật khác nhau như cam Sành, cam Xoàn, cam Mật và cam Navel, vỏ quế, lá quế, sả Java, sả Chanh, gừng, nghệ, vỏ bưởi, vỏ chanh, bạc hà, húng quế và ngò rí

Trang 7

- Xác định 3 loại tinh dầu (sả Chanh, lá quế và vỏ quế) cho khả

năng ức chế nấm Colletotrichum spp hiệu quả Xác định được nồng độ

tối ưu của hỗn hợp tinh dầu sả Chanh với tinh dầu lá quế hoặc vỏ quế đem lại hiệu quả tốt hơn khi sử dụng tinh dầu đơn lẻ và thuốc hóa học thương mại trong việc ức chế nấm gây bệnh thán thư trên xoài Cát Chu Tinh dầu và hỗn hợp không ảnh hưởng đến giá trị cảm quan và chất lượng trái Xoài Cát Chu

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu

Về khoa học: Từ kết quả nghiên cứu của luận án, khả năng ức chế

nấm Colletotrichum spp gây bệnh thán thư trên trái xoài sau thu hoạch

của một số loại tinh dầu đơn lẻ và hỗn hợp đã được chứng minh Luận

án cung cấp thông tin hữu ích về việc sử dụng tinh dầu trong quá trình bảo quản trái xoài Cát Chu sau thu hoạch làm giảm bệnh thán thư trên trái và vẫn giữ được chất lượng của trái

Về thực tiễn: Kết quả đề tài có thể ứng dụng trong bảo quản trái xoài sau thu hoạch, hạn chế nấm gây bệnh thán thư, duy trì chất lượng trái

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương tiện

3.1.1 Thời gian và địa điểm

Luận án được thực hiện từ tháng 02 năm 2018 đến tháng 10 năm

2023 tại Phòng thí nghiệm (PTN) khoa Di truyền và Chọn giống cây trồng, PTN khoa Bảo vệ thực vật, phòng thí nghiệm Hóa học khoa Khoa học, trường Đại học Cần Thơ và PTN bộ môn Trồng trọt, khoa Nông nghiệp, trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Cần Thơ

3.1.2 Vật liệu nghiên cứu

- Xoài sử dụng trong các thí nghiệm được mua từ các vườn của nông dân thuộc khu vực tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, Tiền Giang, An

Giang Nấm Colletotrichum spp được phân lập từ trái xoài Cát Chu bị

nhiễm bệnh ở các vườn của nông dân thuộc khu vực Hậu Giang, Tiền Giang, An Giang

Trang 8

- Thân lá sả Chanh, lá sả Java, vỏ cam (Sành, Xoàn, Mật, Navel),

vỏ bưởi Da xanh, vỏ chanh không hạt, lá quế, vỏ quế, thân lá húng quế,

củ nghệ và củ gừng dùng để trích tinh dầu Tinh dầu ngò rí, bạc hà được cung cấp bởi công ty TNHH tinh dầu thảo dược Dalosa Việt Nam

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Nội dung 1 Phân lập và định danh các loài nấm gây bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu

3.2.1.1 Phân lập và đánh giá khả năng gây hại của các loài nấm

Colletotrichum spp gây bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu

Xoài Cát Chu bị nhiễm bệnh được thu từ các nhà vườn tại 3 địa điểm: xã An Thới Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang (1); xã Hòa An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang (2); huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang (3)

Phân lập mẫu nấm, kiểm chứng khả năng gây bệnh Áp dụng 4

bước của quy trình Koch (Agrios, 2005; Burgess et al., 2009) Dòng

nấm có độc tính cao được định danh dựa vào đặc điểm hình thái và kỹ thuật sinh học phân tử

Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng gây hại của các loài Colletotrichum spp trên trái xoài Cát Chu

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân

tố, 09 nghiệm thức (09 dòng nấm), mỗi nghiệm thức có 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng 05 trái xoài ở giai đoạn chín sinh lý

3.2.1.2 Định danh các loài nấm bằng đặc điểm hình thái kết hợp với giải trình tự DNA vùng ITS

Định danh các loài nấm bằng đặc điểm hình thái

Các đặc điểm hình thái quan trọng trong phân loại nấm

Colletotrichum gồm hình dạng, màu sắc, tốc độ phát triển và cấu trúc

tản nấm, hình dạng và kích thước bào tử được đánh giá trong giai đoạn

từ nấm 3 ngày tuổi trên môi trường PDA Hình dạng và kích thước đĩa

áp được xác định bằng cách nuôi cấy trên lam theo phương pháp của

(Waller et al., 1998) Tham khảo và đối chiếu kết quả quan sát với các

Trang 9

tài liệu phân loại của Barnett & Hunter (1960) và Sutton (1980) để xác định loài nấm gây bệnh

Định danh các loài nấm bằng kỹ thuật sinh học phân tử

Các sản phẩm PCR được giải trình tự và so sánh với các trình tự được công bố trong cơ sở dữ liệu bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm BLAST trên ngân hàng NCBI để xác định loài nấm Sơ đồ nhánh so sánh mối quan hệ di truyền giữa các loài được thiết lập bằng phương

pháp Neighbor-Joining trong phần mềm MEGA 6 (Tamura et al., 2013)

3.2.2 Nội dung 2 Đánh giá khả năng ức chế nấm Colletotrichum

spp gây bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu của tinh dầu đơn và

hỗn hợp tinh dầu trong điều kiện in vitro và in vivo

3.2.2.1 Thí nghiệm 2.1: Ly trích tinh dầu vỏ trái của 4 giống cam (cam Sành, cam Xoàn, cam Mật và cam Navel)

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân

tố, 04 nghiệm thức (04 giống cam), mỗi nghiệm thức (NT) có 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với 1 mẫu tinh dầu ly trích được

3.2.2.2 Phân tích thành phần hóa học của tinh dầu vỏ cam bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) và sắc ký khí (GC)

Tinh dầu được phân tích thành phần hóa học bằng phương pháp sắc

ký khí-khối phổ (GCMS) Nồng độ tương đối của các thành phần hóa học trong các loại tinh dầu được xác định bằng phương pháp sắc ký khí (GC)

3.2.2.3 Đánh giá khả năng ức chế nấm Colletotrichum spp của tinh dầu vỏ cam trong điều kiện in vitro

Thí nghiệm 2.2: Khuếch tán đĩa thạch

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân

tố, 06 nghiệm thức, mỗi NT có 05 lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với một khoanh giấy trên đĩa petri Các NT bao gồm: (1) Tinh dầu cam Sành, (2) Tinh dầu cam Xoàn, (3) Tinh dầu cam Mật, (4) Tinh dầu cam Navel, (5) Đối chứng âm DMSO 5%, (6) Đối chứng dương (Probineb

Trang 10

4,2 mg/mL) Các loại tinh dầu được pha loãng trong dung dịch dimethyl sulfoxide (DMSO) 5% để thu được nồng độ 20, 40 và 80% v/v

Thí nghiệm 2.3: Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC)

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân

tố, 27 NT (23 nồng độ tinh dầu các giống cam và 3 nghiệm thức đối chứng bao gồm môi trường, môi trường PDB + huyền phù bào tử nấm, môi trường PDB + huyền phù bào tử nấm + DMSO), mỗi NT có 05 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với 1 giếng Thí nghiệm được bố trí

cho cả 2 loài nấm (C gloeosporioides và C scovillei)

Thí nghiệm 2.4: Nồng độ diệt nấm tối thiểu (MFC)

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân

tố, 10 nghiệm thức, mỗi NT có 10 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng

với 01 đĩa petri Thí nghiệm được bố trí cho cả 2 loài nấm (C

gloeosporioides và C scovillei)

3.2.2.4 Thí nghiệm 2.5: Đánh giá khả năng ức chế bệnh thán thư

trên trái xoài Cát Chu của tinh dầu vỏ cam trong điều kiện in vivo

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân

tố, 7 nghiệm thức, mỗi NT có 10 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng

với 01 trái xoài Thí nghiệm được bố trí cho cả 2 loài nấm (C

gloeosporioides và C scovillei) Các NT bao gồm: (1) Tinh dầu cam

Xoàn 4%, (2) Tinh dầu cam Mật 4%, (3) Tinh dầu cam Navel 8%, (4) Tinh dầu cam Sành 8%, (5) Tinh dầu cam Sành 16%, (6) Đối chứng âm nước cất, (7) Đối chứng dương (Probineb 4,2 mg/mL)

3.2.3.5 Thí nghiệm 2.6: Ly trích các loại tinh dầu

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân

tố, có 10 NT (10 loại tinh dầu thực vật gồm: Vỏ quế, lá quế, thân lá sả Chanh, lá sả Java, củ gừng, củ nghệ, vỏ cam Sành, vỏ bưởi Da xanh, vỏ chanh không hạt và thân lá húng quế), mỗi NT có 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với 1 mẫu tinh dầu ly trích được

Trang 11

3.2.2.6 Phân tích thành phần hóa học của các loại tinh dầu này bằng phương pháp sắc ký thí ghép khối phổ (GC-MS) và sắc ký khí (GC)

Tiến hành tương tự như phân tích thành phần hóa học tinh dầu các giống cam

3.2.2.7 Đánh giá khả năng ức chế nấm Colletotrichum spp của các loại tinh dầu trong điều kiện in vitro

Thí nghiệm 2.7: Khuếch tán đĩa thạch

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân

tố, gồm 14 NT (12 loại tinh dầu nồng độ 10%, đối chứng âm DMSO 5%, đối chứng dương Probineb 4,2 mg/mL), mỗi NT có 05 lần lặp lại Mỗi lần lặp lại tương ứng với một khoanh giấy Thí nghiệm được bố trí

cho cả 2 loài nấm (C gloeosporioides và C scovillei)

Thí nghiệm 2.8: Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC)

Ba loại tinh dầu có đường kính vòng kháng nấm cao được chọn để xác định MIC là sả Chanh, vỏ quế và lá quế

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân

tố, 18 NT (nồng độ các loại tinh dầu được phối trộn và 3 NT đối chứng bao gồm môi trường, môi trường PDB + huyền phù bào tử nấm, môi trường PDB + huyền phù bào tử nấm + DMSO), mỗi NT có 10 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với 1 giếng Thí nghiệm được bố trí cho cả

2 loài nấm (C gloeosporioides và C scovillei)

Thí nghiệm 2.9: Nồng độ diệt nấm tối thiểu (MFC)

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân

tố, 13 NT đối với loài C gloeosporioides và 10 NT đối với loài C

scovillei, mỗi NT có 10 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với 01 đĩa

petri

Trang 12

3.2.2.8 Đánh giá hiệu quả tương tác của các tinh dầu được chọn lên

khả năng ức chế nấm gây bệnh thán thư trong điều kiện in vitro

Thí nghiệm 2.10: Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) tương tác của hỗn hợp các cặp tinh dầu

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân

tố, 43 NT đối với đối với loài C.gloeosporioides và 53 nghiệm thức đối với loài C scovillei Trong đó, 3 NT đối chứng bao gồm môi trường

PDB, môi trường PDB + huyền phù bào tử nấm, môi trường PDB + huyền phù bào tử nấm + DMSO), mỗi NT có 10 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với 1 giếng

Thí nghiệm 2.11: Nồng độ diệt nấm tối thiểu (MFC) tương tác của hỗn hợp các nhóm tinh dầu

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân

tố có 16 NT đối với 2 loài C gloeosporioides và C scovillei, mỗi NT có

10 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với 01 đĩa petri

Đánh giá tương tác giữa hỗn hợp tinh dầu

Chỉ số nồng độ ức chế (FICi) và chỉ số nồng độ diệt nấm (FFCi) được dùng để đánh giá hiệu quả tương tác của các hỗn hợp tinh dầu

(Chin et al., 1997) Cả FICi và FFCi đều được giải thích như sau: FICi

hoặc FFCi ≤ 0,5: có tác dụng hiệp đồng; 0,5≤ FICi hoặc FFCi ≤ 1 cho tác dụng hỗ trợ, 1< FICi hoặc FFCi ≤ 4 không có tác dụng tương tác và FICi or FFCi > 4 biểu thị tác dụng đối kháng giữa hai tinh dầu được thử nghiệm

3.2.2.9 Thí nghiệm 2.12: Đánh giá khả năng ức chế bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu của từng loại tinh dầu đơn lẻ và hỗn hợp tinh

dầu trong điều kiện in vivo

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân

tố có 16 NT đối với 2 loài C gloeosporioides và C scovillei, mỗi NT có

10 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với 01 trái xoài

Trang 13

3.2.3 Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả giảm bệnh thán thư do nấm

Colletotrichum spp trên trái xoài Cát Chu của các loại tinh dầu đơn

lẻ và hỗn hợp tinh dầu

3.2.3.1 Thí nghiệm 3.1: Đánh giá ảnh hưởng của tinh dầu vỏ cam Sành đến chất lượng trái xoài Cát Chu

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân

tố, 6 nghiệm thức (nồng độ tinh dầu cam Sành), mỗi NT có 10 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương ứng với 01 trái xoài Các NT gồm: (1) Tinh dầu cam Sành 2%, (2) Tinh dầu cam Sành 4%, (3) Tinh dầu cam Sành 8%, (4) Tinh dầu cam Sành 16%, (5) Đối chứng DMSO 5%, (6) Đối chứng nước cất

3.2.3.2 Thí nghiệm 3.2: Đánh giá ảnh hưởng của từng loại tinh dầu đơn lẻ và hỗn hợp tinh dầu đến chất lượng trái xoài Cát Chu

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân

tố, 15 NT (chọn lại từ thí nghiệm 2.12), mỗi NT có 05 lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với 1 trái xoài

3.2.3.3 Thí nghiệm 3.3: Đánh giá hiệu quả giảm bệnh thán thư trên trái xoài Cát Chu giai đoạn sau thu hoạch của từng loại tinh dầu đơn lẻ và hỗn hợp tinh dầu sử dụng phương pháp chủng bệnh bằng cách phun huyền phù nấm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân

tố, gồm 8 NT (chọn lại từ thí nghiệm 3.3), mỗi NT có 10 lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với 1 trái xoài

3.3 Phân tích số liệu

Dùng chương trình SPSS 22.0 để phân tích thống kê số liệu thí nghiệm Phân tích phương sai (ANOVA) để phát hiện sự khác biệt giữa các nghiệm thức, so sánh các giá trị trung bình bằng phép thử Duncan ở mức ý nghĩa 1% và 5% Các số liệu tỷ lệ phần trăm đã được chuyển đổi trước khi xử lý thống kê

Ngày đăng: 17/10/2024, 16:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w