1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn chủ nghĩa xã hội khoa học tình cảnh công nhân anh thế kỉ xix

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình cảnh công nhân anh thế kỉ XIX
Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Thể loại Bài tập lớn
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Giới thiệu tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh tiếng Đức: 'Die Lage der arbeitenden một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất trong thời kỳ hoạt động đầu của nhà triết học, nhà cách

Trang 2

MỤC LỤC

I Tình cảnh người công dân anh thế kỉ XIX 3

1 Giới thiệu tác phẩm 3

2 Tình cảnh công nhân anh thế kỉ XIX 3

3

4

5

6

2.2 Trong sinh hoạt 7

7

8

9

9

II Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 9

Trang 3

1 Nội dung của sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân 9

2 Điều kiện và thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 10

11

12

13

14

Trang 4

I Tình cảnh công nhân anh thế kỉ XIX

1 Giới thiệu tác phẩm

Tình cảnh giai cấp công nhân Anh (tiếng Đức: 'Die Lage der arbeitenden

một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất trong thời kỳ hoạt động đầu của nhà triết học, nhà cách mạng người Đức Friedrich Engels Tác phẩm này gồm 2 phiên bản: tiếng Đức và tiếng Anh

- Hoàn cảnh ra đời:Năm 1842, Friedrich Engels sang thành phố Manchester của Anh làm công nhân cho một hãng buôn Trong thời gian

đó, Engels đã đi thăm những nơi công nhân đang sinh sống Ông nhận thấy những nơi ấy thật bẩn thỉu, tồi tàn Từ đó, tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân Anh ra đời.

- Nội dung: Tình cảnh giai cấp công nhân Anh đã miêu tả một cách chân thực cuộc sống khốn khó của giai cấp công nhân ở Anh Và đó cũng là hình ảnh chung của giai cấp công nhân trên toàn thế giới trong thời đại của Engels Từ những điều mắt thấy tai nghe được viết vào tác phẩm, Engels đã có một nhận định quan trọng trong sự nghiệp của mình: Giai cấp công nhân không chỉ là những con người cùng cực nhất trong xã hội tư bản mà còn mang sứ mệnh tự giải phóng cho giai cấp mình cũng như dẹp bỏ xiềng xích cho nhân loại

- Ý nghĩa: Tình cảnh giai cấp công nhân Anh là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của Engels, đặc biệt là trong thời kỳ hoạt động đầu của ông Tác phẩm đã thể hiện tư tưởng sáng suốt của con người này Tư tưởng đó cũng phù hợp với tư tưởng mà người bạn của ông, Karl Marx, đề ra và cả

Trang 5

quy luật của lịch sử Từ đó, hai ông đã thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ

2 Tình cảnh công nhân anh thế kỉ XIX

2.1 Trong lao động

2.1.1 Công nghiệp

- Công nghiệp cần nhiều tư bản để xây dựng những xí nghiệp khổng lồ; bằng cách đó nó đã làm cho giai cấp tiểu tư sản thủ công nghiệp bị phá sản,và đánh bật những người thợ thủ công riêng lẻ ra khỏi thị trường Tiểu công nghiệp đã tạo nên giai cấp tư sản, đại công nghiệp đã tạo nên giai cấp công nhân và đưa một số ít kẻ được lựa chọn trong giai cấp tư sản lên ngai vàng, nhưng cũng là để rồi một ngày kia lật đổ họ xuống một cách càng chắc chắn hơn

- Công nhân công xưởng:

 Mỗi cải tiến về máy móc đều cướp mất mẩu bánh mì của công nhân, cải tiến càng lớn thì công nhân thất nghiệp càng đông dẫn đến những hậu quả như một cuộc khủng hoảng thương nghiệp, tức là thiếu thốn, cùng khổ và phạm tội

 Do những việc trong công xưởng cần khéo léo hơn sức lực nên đàn ông không cần thiết, phù hợp với phụ nữ và trẻ em hơn Những đứa trẻ lên chín tuổi nó phải vào công xưởng, mỗi ngày làm việc 6 giờ rưỡi (trước kia là 8 giờ, trước nữa là 12-14 giờ, thậm chí 16 giờ) tới mười ba tuổi, từ đó tới mười tám tuổi thì phải làm 12 giờ mỗi ngày lại còn bị đánh đập, ngược đãi

 Từ khi mới có công nghiệp hiện đại, công xưởng đã thuê trẻ em làm việc, lúc đầu do máy móc nhỏ (về sau máy đã to hơn), nên người làm việc ở máy hầu như toàn là trẻ em; chúng được lấy với số lượng lớn,

Trang 6

chủ yếu từ các nhà tế bần, và được các chủ xưởng thuê làm "thợ học việc" trong nhiều năm

 Không khí trong công xưởng vừa ẩm vừa nóng, thường là nóng quá mức cần thiết; khi tình hình thông gió không rất tốt, thì không khí rất bẩn, ngột ngạt, thiếu ôxi, đầy bụi bặm và mùi hôi của dầu máy làm suy yếu cơ thể, bệnh tật

- Công nghiệp mỏ:

 Trong các mỏ ở Cornwall có khoảng 19.000 đàn ông, 11.000 phụ nữ

và trẻ em làm việc; một phần dưới hầm lò, một phần trên mặt đất

 Làm việc ngay trong hầm thì hầu hết là đàn ông và con trai trên 12 tuổi không khí ở đáy hầm mỏ rất thiếu Ôxi, lại có nhiều khói bụi do dùng thuốc nổ gây nhiều bệnh viêm phổi dẫn đến công nhân đều già trước tuổi, tầm 35-45 tuổi đã mất khả năng lao động và khoảng 40 –

50 tuổi chết

 Các mỏ than và sắt có phương pháp khai thác khá giống nhau, và đều

sử dụng lao động của trẻ em 4-7 tuổi, nhưng hầu hết là trên 8 tuổi Việc của chúng là chuyển quặng hoặc than đào được từ nơi khai thác đến đường xe ngựa, hoặc đến mỏ chính; hay là đóng mở các cửa ở giữa các bộ phận trong mỏ, để công nhân và quặng đi qua

 Trông những cửa ấy thường là những đứa bé nhất; chúng phải ngồi một mình suốt 12 giờ mỗi ngày, trong những lối đi chật hẹp, tối om,

và thường là ẩm ướt; thậm chí không có đủ việc làm, và không thể tránh khỏi sự buồn chán đến mụ cả người đi, vì quá nhàn rỗi

 Ngày làm việc thường dài 11-12 giờ, nhiều khi dài hơn, ở Scotland còn lên đến 14 giờ; mà rất hay phải làm việc gấp đôi thời gian đó, thế nên mọi công nhân đều phải ở dưới hầm lò suốt 24 giờ, có khi tới 36 giờ

Trang 7

 Lại thường không có giờ nghỉ cố định để ăn, thế là công nhân chỉ được ăn khi thật đói, và tranh thủ được chút thì giờ rỗi

2.1.2 Nông nghiệp

- Tiểu nông không còn là chủ ruộng hoặc tá điền như xưa nữa, họ buộc phải

bỏ kinh doanh cá thể, để đi làm thuê cho các tá điền kiêm chủ đất lớn, hoặc cho các lãnh chúa

- Người làm hầu hết đều trở thành công nhân công nhật, chủ trang trại chỉ thuê họ khi cần, thế là nhiều khi họ bị thất nghiệp hàng mấy tuần, nhất là về mùa đông

- Ngoài ra, nông nghiệp qui mô lớn không ngừng phát triển, máy tuốt lúa và các máy móc khác được sử dụng, và việc đồng áng cũng thường sử dụng lao động của phụ nữ và trẻ em

- Thức ăn ít và tồi, quần áo tả tơi; nhà ở chật hẹp, đổ nát, chỉ là một túp lều nhỏ thảm hại, không có tiện nghi gì; Trong một tháng, chỉ cần vài ngày không có việc làm, là họ sẽ rơi vào cảnh nghèo khổ cùng cực

2.1.3 Những ngành lao động khác

- Vì ngày lao động kéo quá dài (do tiền công thấp), cộng thêm việc phải ngồi suốt ngày và mắt luôn phải nhìn chăm chú (do tính chất của công việc) nên toàn bộ cơ thể đều suy yếu, nhất là thị lực Hầu hết công nhân đến bốn mươi tuổi đã phải đeo kính

- Trẻ em thì chuyên đánh ống chỉ và khâu viền, ốm đau thường xuyên và vóc người rất yếu Từ 6-8 tuổi, chúng đã phải làm mỗi ngày 10-12 giờ, trong những phòng nhỏ hẹp, ngột ngạt Rất nhiều trẻ bị công việc làm cho yếu ớt, đến nỗi không làm nổi những công việc trong nhà bình thường nhất; còn ít tuổi mà đã phải đeo kính, vì bị cận thị

Trang 8

- Winder (thợ đánh ống) cũng như threader (thợ luồn chỉ) đều không có giờ làm nhất định, mỗi khi chỉ trên máy hết là cần tới họ; vì công việc kéo dài suốt đêm Tất cả những cái ấy gây ra rất nhiều tác hại về thể xác và tinh thần Công việc còn rất hại cho mắt

- Hại cho sức khỏe nhất là công việc của lace-runner, rút chỉ từ những tấm đăng-ten; đó phần lớn là các bé bẩy tuổi, thậm chí 4-5 tuổi

- Công việc của thợ tẩy trắng rất hại cho sức khỏe, vì họ luôn phải hít khí Clo, một chất độc cho phổi Công việc của thợ nhuộm ít hại hơn, nhiều khi còn lợi sức khỏe, vì nó đòi hỏi dùng sức toàn thân

- Ngành chế tạo máy là dùng máy móc để chế tạo máy móc, như vậy là nó phá hủy nốt chỗ nương thân cuối cùng của những công nhân bị gạt bỏ khỏi các ngành khác, đây là việc chế tạo ra chính những cái máy sẽ thay thế và đào thải họ Những máy bào, máy khoan; máy làm đinh vít, bánh xe, ốc, v.v., và các máy tiện đã loại bỏ hàng loạt công nhân

- Trong ngành sản xuất thủy tinh có những việc hình như không có hại lắm với người lớn, nhưng trẻ em thì chịu không nổi Lao động nặng nhọc, thời gian làm việc thất thường, hay phải làm đêm, nhất là nhiệt độ cao (37-54 độ C,tất cả những cái ấy làm cho lũ trẻ suy yếu toàn thân, hay bị bệnh, phát triển kém; đặc biệt là bệnh đau mắt, đau dạ dày, viêm phế quản và thấp khớp

- Công việc của những cô gái may áo lót rất nặng nhọc, vất vả, và hại mắt Tại đây, họ còng lưng xuống làm việc, may suốt từ 4-5 giờ sáng tới tận nửa đêm; chỉ vài năm là sức khỏe của họ bị phá hoại hoàn toàn, tuổi còn trẻ mà

đã sắp lìa đời

2.2 Trong sinh hoạt

2.2.1 Kinh tế

Trang 9

- Sinh hoạt: Những người công nhân sống ở những khu ổ chuột trong thành phố lớn là những căn nhà tồi tàn nhất trong khu tồi tàn nhất của thành phố, Đường phố không được lát, bẩn thỉu, có nhiều ổ gà, đầy rác rưởi và xác sinh vật, không có cống rãnh thoát nước, không khí khó lưu thông, và vì rất nhiều người sống trong một không gian nhỏ hẹp Chợ họp ở giữa phố, các rổ rau

và hoa quả - tất nhiên đều thuộc loại tồi và hầu như không thể ăn được - làm cho lối đi lại càng hẹp thêm; ở đó, cũng như ở các hàng thịt, xông lên một mùi khó ngửi Còn những người không không có chỗ trú phải đi ngủ gầm cầu, lối đi hay bất kì chỗ nào Họ phải bán hết cả đồ đạc đi còn không đủ ăn

Họ phải ăn những đồ ăn bỏ đi, đồ ăn đã hỏng không ăn được, ăn những gì được người ta cho còn nhiều người còn không có gì ăn dẫn đến chết đói, bệnh tật Nhiều đêm lạnh họ còn không có mảnh chăn chỉ sưởi ấm bằng thân người Bệnh tật không có thuốc than chữa trị

- Thu nhập: thấp, mà còn phải làm việc quần quật cả ngày, thậm chỉ không đủ ăn

- Trong sản xuất thì họ chính là lực lượng sản xuất chính

2.2.2 Chính trị

- Quyền lợi trong chính trị: Phong trào công nhân chia làm hai phái: xã hội chủ nghĩa và Hiến chương

- Đấu tranh:

 Công nghiệp phát triển chưa được bao lâu, thì cuộc đấu tranh của công nhân chống giai cấp tư sản đã nổ ra, và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau Hình thức đầu tiên, thô sơ và ít hiệu quả nhất của sự đấu tranh là phạm tội Những

vụ phạm tội ngày càng tăng, số người bị bắt hàng năm tăng theo cùng tỉ lệ với số hàng bông được tiêu dùng

Trang 10

 Sự chống đối của giai cấp công nhân đối với giai cấp tư sản chỉ bắt đầu, khi công nhân dùng bạo lực để chống lại việc sử dụng máy móc, việc này đã xảy

ra ở buổi đầu của cách mạng công nghiệp Những nhà phát minh đầu tiên, như Arkwright và những người khác, đã bị thứ bạo lực ấy hãm hại, còn máy móc của họ thì bị phá hủy; về sau lại nổ ra nhiều cuộc nổi dậy chống sử dụng máy móc, nó hầu như giống hệt với những cuộc bạo loạn của công nhân in vải hoa ở Bohemia tháng Sáu 1844: máy móc và công xưởng đều bị phá hủy

 Đến năm 1824, công nhân có quyền tự do lập hội, thì những hội ấy lan rộng rất nhanh trên khắp nước Anh, và có ảnh hưởng lớn Trong mọi ngành lao động đều thành lập các công liên như thế, với chủ trương công khai là bảo

vệ từng công nhân riêng lẻ, chống sự bạo ngược và nhẫn tâm của giai cấp tư sản

 Trong phong trào Hiến chương, toàn bộ giai cấp công nhân đứng lên chống giai cấp tư sản, tấn công trước hết vào chính quyền của giai cấp tư sản, tấn công vào thành trì pháp chế mà giai cấp tư sản dùng để bảo hộ mình

 Trong khi đó, việc cổ động cho chủ nghĩa xã hội cũng tiếp tục phát triển

công nhân Những người xã hội chủ nghĩa Anh đòi thực hiện dần chế độ công hữu tài sản

2.2.3 Đời sống tinh thần

- Họ bị giai cấp tư sản bóc mệt cả vật chất với tinh thần, dồn ép học đến tận cùng là họ nảy sinh tư tưởng đấu tranh, bãi công nâng tiền lương Do sự nhập cư từ Ireland đông với sự bóc lột nặng nề của giai cấp vô sản nên sinh

ra nhiều tệ nạn như rượu bia, cướp của để kiếm đồ ăn, thậm chí đến mức giết người

Trang 11

2.3 Trong quan hệ xã hội

- Trong gia đình: Dù có cuộc sống nghèo đói, họ vẫn yêu thương lẫn nhau, những người mẹ đi làm công xưởng cả ngày nhưng mà đến khi về dù có mệt vẫn chăm lo cho con, khi đêm xuống trời lạnh cả gia đình đông nằm sát bên nhau để sưởi ấm bằng thân người

- Đối với giai cấp tư sản: mới đầu công nhân làm việc cho giai cấp tư sản, nhưng mà khi bóc lột họ tới đường cùng thì lập tức người tư sản trở thành kẻ thù công khai của họ Hơn nữa, công nhân lúc nào cũng thấy giai cấp tư sản coi họ như đồ vật và tài sản của chúng, chỉ điều này cũng đủ làm cho công nhân trở thành kẻ thù của giai cấp tư sản

- Trong các mối quan hệ khác: Các giai cấp công dân với nhau rất đoàn kết Điển hình như họ cùng tập trung bãi công chống lại giai cấp tư sản

II Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

1 Nội dung của sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân

- Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ là bảo đảm sự thống trị của lợi ích của họ và đạt được một xã hội mà họ có cơ hội công bằng để đạt được cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình mà còn là những nhiệm

vụ mà giai cấp công nhân cần phải thực hiện với tư cách là giai cấp tiên phong, lực lượng đi đầu trong cuộc cách mạng xác lập hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa

- Theo chủ nghĩa Mác-Lênin “sứ mệnh lịch sử tổng quát của giai cấp công nhân là thông qua chính Đảng tiên phong, giai cấp công nhân tổ chức, lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ các chế độ người bóc lột người gồm:

Trang 12

 Xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, giải phóng giai cấp công nhân,nhân dân lao động của mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu

 Xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh

- Cụ thể hóa sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

a Trong lĩnh vực kinh tế:

Giai cấp công nhân tiến hành xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xây dựng chế độ công hữu tư liệu sản xuất, nâng cao năng suất lao động thỏa mãn từng bước nhu cầu phát triển của nhân dân Phát triển kiểu tổ chức sản xuất và phân phối Về lực lượng sản xuất đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, giải phóng lực lượng sản xuất

b Trong lĩnh vực chính trị:

Giai cấp công nhân phải trở thành giai cấp thống trị xã hội Xóa bỏ thống trị của giai cấp tư sản và nhà nước tư sản Xây dựng nhà nước kiểu mới mang bản chất của giai cấp công nhân và dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

c Trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng

Về văn hóa: Xóa những giá trị lỗi thời, lạc hậu và xây hệ giá trị mới (Lao động, công bằng, dân chủ, bình đẳng, tự do)

Về tư tưởng: Xóa ý thức hệ tư sản và tàn dư của hệ tư tưởng cũ và xây

ý thức hệ tiên tiến của giai cấp công nhân “Chủ nghĩa Mác Lê Nin”

2 Những điều kiện quy định và thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân “Điều kiện quy định” ( Yếu tố khách quan )

Trang 13

- Địa vị kinh tế xã hội:

a Con đẻ ( sản phẩm ) nền sản xuất đại công nghiệp, lực lượng sản xuất chủ yếu tạo ra của cải vật chất xã hội

b Bị bóc lột nặng nề bởi giai cấp tư sản

c Đại diện tiêu biểu cho lực lượng sản xuất hiện đại

Dù họ là lực lượng sản xuất chủ yếu đóng vai trò quan trọng đến sản xuất đại công nghiệp như vậy, nhưng mà đời sống họ rất nhiều khó khăn Họ ở trong những khu ổ chuột thậm chí không có nhà mà ở, phải đi ngủ ngoài đường, gầm cầu, không có đồ ăn, chăn gối trong những đêm lạnh Họ bị giai cấp tư sản bóc lột về cả thể chất lẫn tinh thần

- Địa vị chính trị xã hội:

a Có những phẩm chất của giai cấp tiên phong, giai cấp cách mạng triệt để ( tính tổ chức và kỉ luật, tự giác và đoàn kết trong cuộc đấu tranh giải phóng mình và giải phóng xã hội )

b Được trang bị lí luận tiên tiến là chủ nghĩa Mác Lê Nin, có đội tiền phong

là Đảng Cộng sản dẫn dắt

3 Giai cấp công nhân hiện nay

Số lượng giai cấp công nhân hiện nay có nhiều số lượng tương đối khác biệt do tiêu chí, quy mô và cách đánh giá của mỗi chủ thể nghiên cứu Cơ cấu của GCCN hiện nay khá đa dạng, đang chuyển biến mạnh theo hướng hiện đại hóa và được tiếp cận theo những tiêu chí đánh giá sau:

- Thứ nhất là cơ cấu nghề nghiệp của công nhân hiện nay vô cùng đa dạng

và chưa ngừng lại ở những nghề hiện có Theo một nghiên cứu, hiện nay trên thế giới có khoảng 23.000 nghề nghiệp liên quan đến máy móc và

Ngày đăng: 17/10/2024, 16:14