1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thông Điệp về các chương trình liên kết Đào tạo với nước ngoài bậc Đại học trên báo Điện tử (tt)

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thông điệp về các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học trên báo điện tử
Tác giả Bùi Thị Ngọc Anh
Người hướng dẫn TS. Vũ Thị Kim Hoa
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
Chuyên ngành Báo chí học ứng dụng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 633,67 KB

Nội dung

Trong khi đó, trong công tác truyền thông, nhất là trên mặt trận thông tin như báo chí – cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, hiện có quá ít các bài báo đưa thông tin cũng như thông đ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Bùi Thị Ngọc Anh

THÔNG ĐIỆP VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT

ĐÀO TẠO VỚI NƯỚC NGOÀI BẬC ĐẠI HỌC

TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

Chuyên ngành: Báo chí học ứng dụng

Mã số: 8320101.01.UD

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Thị Kim Hoa

Phản biện 1: PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng

Phản biện 2: TS Trần Bảo Khánh

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN

Vào hồi: giờ, ngày tháng năm 2024

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thư viện và Tri thức số, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Năm 2002, trường quốc tế tiền thân là Khoa Quốc tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo công lập đầu tiên trong cả nước thực hiện đào tạo liên kết quốc tế bậc đại học Sau đó, hàng loạt các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học đã ra đời và phát triển nở rộ

Theo báo cáo của Cục Hợp tác quốc tế, trong năm học 2020 - 2021, số lượng cơ sở giáo dục có vốn đầu tư từ nước ngoài chiếm khoảng 17% trong

số hơn 3.800 cơ sở giáo dục ngoài công lập Cũng theo đó, tính đến hết 6/2022, nước ta đã thu hút được đến 605 dự án trong lĩnh vực giáo dục với số vốn đầu tư lên đến hơn 4,57 tỷ USD Các nhà đầu tư giáo dục vào Việt Nam này đến từ 33 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới Trong số đó, ở bậc đào tạo đại học, Việt Nam có hơn 4000 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, trong số đó, có 186 chương trình cho các cơ sở giáo dục đại học

tự chủ cấp phép và 222 chương trình được cấp phép thực hiện bởi bộ GD&ĐT Cụ thể:

- Anh Quốc: 101 chương trình

tế trong giáo dục và đào tạo nói chung hay hội nhập quốc tế giáo dục đại học nói niêng hướng tới đào tạo ra những thế hệ công dân toàn cầu là một trong những nhiệm vụ quan trọng

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2025 về "Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và hội nhập quốc tế" nêu rõ quan điểm “khuyến khích xã hội hóa để đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ

Trang 4

đào tạo Tăng tỷ lệ trường ngoài công lập đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học Hướng tới có loại hình cơ sở giáo dục do cộng đồng đầu tư"

và “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân"

Bên cạnh đó, cục Hợp tác quốc tế khuyến nghị, các địa phương cần xây dựng các chính sách, tạo môi trường thông thoáng, mở cửa, dành quỹ đất cho giáo dục, hỗ trợ tối đa của các cơ sở giáo dục ngoài công lập trong đó có khác chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài Trong khi đó, trong công tác truyền thông, nhất là trên mặt trận thông tin như báo chí – cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, hiện có quá ít các bài báo đưa thông tin cũng như thông điệp về các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học đến với công chúng Điều này xuất phát từ việc chính sách của các cơ quan chức năng đặc biệt các cơ quan thông tin đại chúng có liên quan đến việc đưa tin về các CTLK VNN bậc đại học còn mờ nhạt Cùng với đó là xu hướng thương mại hóa của các báo điện tử khiến tin bài về các CTLK VNN bậc đại học không được chú trọng Hầu hết các thông điệp còn mang tính quảng cáo chưa tận dụng được tính phản ánh của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng để cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và khách quan nhất đến với công chúng

Trước chính sách hội nhập giáo dục, quốc tế hóa giáo dục, nhu cầu cần phổ biến về việc CTLKĐT VNN bậc đại học đến quần chúng, tuy nhiên các khía cạnh của chương trình CTLKĐT VNN bậc đại học dù đã được nhiều phương tiện truyền thông đại chúng trong đó có báo điện tử khai thác nhưng chưa triệt để và còn nhiều hạn chế Chính vì thế vấn đề được đặt ra là: Thông điệp về CTLKĐT VNN bậc đại học trên báo điện tử Việt Nam hiện nay là gì? Vai trò của thông điệp và mục đích của nhà báo nhằm thực hiện mục tiêu gì đưa thông điệp đến với công chứng? Bằng phương thức nào thông điệp đó được truyền tải đi Liệu các thông điệp đó đã đáp ứng được nhu cầu thúc đẩy

sự phát triển của các CTLKĐT VNN bậc đại học? Trong bối cảnh hiện nay, làm thế nào để xây dựng những thông điệp truyền thông và đưa nó đến với công chúng 1 cách hiệu quả?

Nhằm làm rõ những vấn đề trên, và trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ báo chí học ứng dụng nên tác giả chọn đề tài : “Thông điệp về các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học trên báo điện tử” làm đề tài tốt nghiệp cao học của mình Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao

Trang 5

chất lượng cũng như giá trị truyền thông về các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học trên báo điện tử

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Công trình nghiên cứu liên quan đến các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học

Tính đến thời điểm thực nghiên cứu, tác giả luận văn nhận thấy chưa thấy công trình nghiên cứu nào về đề tài: “Thông điệp về các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học trên báo điện tử” Tuy nhiên, nội dung về các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài cũng đã được đề cập rất nhiều trong các luận săn, bài báo, sách, tham luận, tọa đàm, hội thảo bàn về nhu cầu học tập và đào tạo của các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học cũng như các vấn đề liên quan…

Bài đăng “Các chương trình liên kết quốc tế, hạn chế chảy máu chất xám” của tác giả GS TSKH Nguyễn Trọng Do xuất bản năm 2011 Bài đăng

Ở trong nước học chương trình quốc tế của tác giả Hải Thanh trên bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2008 Bài tham luận “Mô hình liên kết Giáo dục và Đào tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bằng sông Hồng” đến năm 2030 tầm nhìn 2045 của trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà nội xuất bản năm 2022 Tham luận “Phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ Trường Đại học Giáo dục” trong đại hội đại biểu lần thứ VI - Đảng bộ Đại học Quốc gia Hà nội, nhiệm kỳ 2020 – 2025 Luận văn “Quản lý người học trong các lớp liên kết đào tạo của trường Đại học Hòa Bình trong bối cảnh hiện nay” của tác giả Hà Hải Thanh (2014) Luận văn “Quản lý hoạt động đào tạo liên kết quốc tế trình độ thạc sĩ tại Khoa Quản trị kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội” năm 2012 của tác giả Phùng Thị Hương Thảo Luận văn “Quản lý hoạt động liên kết đào tạo quốc tế trình độ thạc sĩ tại khoa Quản trị kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội” xuất bản năm 2013 của tác giả Phùng Thị Hương Thảo

2.2 Những công trình nghiên cứu liên quan đến thông điệp truyền thông

Tác giả Nguyễn Văn Dững đã cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống về các khái niệm cơ bản của lý luận báo chí trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” xuất bản năm 2012 của nhà xuất bản Lao động Nghiên cứu về báo chí và truyền thông, tác giả Dương Xuân Sơn có cuốn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” xuất bản năm 2007

Trang 6

Cuốn giáo trình “Tác phẩm báo chí đại cương” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thoa, Nguyễn Thị Thu Hằng xuất bản năm 2011 cũng bàn đến các nội dung kiến thức cơ bản nhất về tác phẩm báo chí như định nghĩa, chức năng, các yếu tố cấu thành lên một tác phẩm báo chí, Nhà nghiên cứu Đức cũng cũng có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến báo chí tiêu biểu như “Sáng tạo tác phẩm báo chí” xuất bản năm 2002, “Viết báo như thế nào” và “100 câu hỏi về cách viết báo” xuất bản năm 2012 Trong cuốn

“Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” của tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng xuất bản năm 2012 Nghiên cứu về truyền thông, tác giả Tạ Ngọc Tấn có cuốn “Truyền thông đại chúng”, xuất bản năm 2001 Hai tác giả Phạm Hải Chung và Bùi Thu Hương (chủ biên) đã hệ thống các khái niệm, xu hướng phát triển của truyền thông xã hội trong cuốn “Truyền thông xã hội” của nhà xuất bản Thế Giới xuất bản năm 2016 Cuốn “Khi bạn trở thành tâm điểm của Truyền thông, bí quyết kiểm soát truyền thông” của nhóm tác giả Jeff Ansell và Jeffrey Leeson xuất bản năm 2016 của Nhà xuất bản Thông Tấn

Liên quan đến Báo điện tử, tác giả Nguyễn Thị Trường Giang có cuốn

“Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ bản” xuất bản năm 2011 Tác giả Hoàng Thu Hằng có bài viết “Tác động của xu hướng phát triển báo mạng điện tử đến thông điệp ảnh báo chí” đăng trên Tạp chí của Ban Tuyên Giáo Trung Ương năm 2022 Luận văn “Ngôn ngữ thể loại tin trên báo mạng điện

tử Việt Nam hiện nay” của tác giả Phạm Thị Mai (2020) đã làm rõ các vấn đề

lý luận liên quan đến ngôn ngữ thể loại tin Luận văn “Nâng cao chất lượng thông tin trên báo điện tử” của tác giả Phạm Thị Hằng (2008)

Ngoài ra còn một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ có mối liên quan

và liên hệ đến đề tài nghiên cứu của tác giả cũng đã được tác giả tham khảo trong khuôn khổ luận văn của mình gồm:

Luận án “Thông điệp về biến đổi khí hậu trên báo Đảng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khảo sát trên các báo An Giang, Cà Mau và Cần Thơ từ năm 2017 đến tháng 6 năm 2019)” học viện Báo chí và Tuyên Truyền, của tác giả Hồ Thị Thanh Bạch (2022) Luận án tiến sĩ “Thông điệp về hôn nhân

có yếu tố nước ngoài trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” của tác giả Bùi Thị Minh Hải (2019), Học viện Báo chí và Tuyên truyền Luận án “Sự phát triển đại học ngoài công lập ở Thành phố Hồ Chí Minh (1992-2012) Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM, năm 2020”,

Trang 7

của tác giả Nguyễn Thị Hồng Cúc Luận án “Truyền thông đại chúng và công chúng - trường hợp thành phố Hồ Chí Minh” tác giả Trần Hữu Quang (1998)

đã làm rõ mức độ, cách thức tiếp nhận các phương tiện truyền thông đại chúng của công chúng thành phố Hồ Chí Minh Luận án “Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Hà Nội”, tác giả Trần Bá Dung (2008) Luận án về “Xu hướng tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng Việt Nam”, tác giả Lê Thu Hà (2015)

Luận văn thạc sĩ “Thông điệp về một số vụ việc nổi bật của ngành y tế trên báo điện tử” của tác giả Vũ Thị Hải Hoàng (2020) Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn thạc sĩ “Thông điệp truyền thông về khoa học và công nghệ cho nông dân trên báo chí” của tác giả Nguyễn Thị Hạnh (2018) Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn thạc sĩ “Phân tích/Tìm hiểu hoạt động truyền thông tuyển sinh đầu cấp của trường THPT Tứ Kỳ- Hải Dương” của tác giả Nguyễn Thanh Huyền, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Luận văn thạc

sĩ “ Mô hình tổ chức hoạt động truyền thông tập đoàn FPT”, tác giả Đào Hải Phương (2015) Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Luận văn thạc sĩ

“Thông điệp về E - learning trên báo điện tử Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh (2022), Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Luận văn thạc

sĩ “Thông điệp về vấn đề gian lận thi tốt nghiệp Trung học phổ thông trên báo điện tử Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai (2020), Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn

“Truyền thông chính sách giáo dục trên hệ thống báo chí của ngành giai đoạn

2016 – 2017”, tác giả Nguyễn Thị Như Quỳnh ( 2018) Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Luận văn “Quan hệ với báo chí trong việc xây dựng hình ảnh Đại học Quốc gia Hà Nội”, tác giả Bùi Thị Hương Giang (2018) Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Luận văn “ Xây dựng Chiến lược Truyền thông cho Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia”, tác giả Lê Xuân Hoan (2017) Luận văn “Truyền thông marketing sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Trung tâm Học liệu”, tác giả Đinh Thị Hoài ( 2018)

Như vậy, có thể thấy đã có những đề tài nghiên cứu về chiến lược truyền thông, hoạt động truyền ảnh trên các loại hình báo chí, cũng như một

số nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề trong các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài ở bậc đại học Xong chưa có đề tài nào nghiên cứu về Thông điệp về chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học trên

Trang 8

báo điện tử Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Thông điệp về chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học trên báo điện tử” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận, khảo sát và nghiên cứu thực trạng thông điệp về các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học trên báo điện tử, từ đó chỉ ra một số vấn đề còn tồn đọng, lý giải nguyên nhân, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thông điệp về các CTLKĐT VNN bậc đại học trên báo điện tử trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên luận văn cần hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể sau:

chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trên báo điện tử

tạo với nước ngoài bậc đại học trên báo điện tử Việt Nam: Vnexpress.net, Tuoitre.vn, Thanhnien.vn, Tienphong.vn và Dantri.com.vm

nhằm nâng cao chất lượng thông điệp về các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học trên báo điện tử trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thông điệp về các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học trên báo điện tử của 2 đơn vị đào tạo đại học liên kết với nước ngoài thuộc tổ chức giáo dục FPT là Greenwich Việt Nam, Swinburne Việt Nam và Western Sydney - chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài của đại học Kinh tế Hồ Chí Minh

Trang 9

bậc đại học trên 5 tờ báo điện tử gồm: Tuổi trẻ online, Dân trí, Tienphong, Vnexpress, Thanhnien

Phạm vi thời gian: Tháng 01/2020 – tháng 12/2023

5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích nội dung:

+ Phương pháp phân tích nội dung định lượng: Thống kê số lượng, quy

mô, tần suất thông điệp về CTLKĐT VNN bậc đại học trên 5 tờ báo điện tử trong diện khảo sát nhằm có được những thông tin cơ bản, tổng quát về CTLKĐT VNN bậc đại học trên báo điện tử

+ Phương pháp phân tích nội dung định tính: Phân tích các tác phẩm báo chí để tìm hiểu thông điệp của các tác phẩm đó dựa trên các tiêu chí như cung cấp thông tin hữu ích cho xã hội, phản ánh hiện thực khách quan, định hướng tư tưởng, nhận thức cho xã hội

- Phu o ng pháp nghie n cứu tài liẹ u: Tho ng qua viẹ c tìm kiếm và tạ p hợp tài liẹ u từ nhiều nguồn khác nhau, để có cái nhìn tổng quát về các thông điệp của các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học để từ

đó rút ra những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu

- Phu o ng pháp so sánh: So sánh hiệu quả của các thông điệp truyền thông về các CTLKĐT VNN bậc đại học với các chương trình đào tạo bậc đại học khác để từ đấy đánh giá, nhận định thực trạng của các thông điệp về các CTLKĐT VNN bậc đại học trên báo điện tử

- Phu o ng pháp khảo sát: Đưa ra định lượng, tổng hợp số liệu, kết quả khảo sát thực tế số lượng, tần suất, nội dung, hình thức, kênh thực hiện của các thông điệp về các CTLKĐT VNN bậc đại học trên báo điện tử

- Phu o ng pháp điều tra: được sử dụng để khảo sát ý kiến của các nhóm công chúng liên quan đến đối tượng nghiên cứu

+ Phỏng vấn sa u: phỏng vấn sa u đối với mọ t số lãnh đạo, người chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo việc đưa các thông điệp truyền thông này trên báo báo điện tử

- Điều tra bằng bảng hỏi: Triển khai 200 bảng hỏi dành cho các bạn sinh viên đã và đang theo học tại các chương trình liên kết trong diện khảo sát những người đã từng tiếp cận với các thông điệp về các chương trình LKĐT VNN bậc đại học trên báo điện tử

Trang 10

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn này sẽ đóng góp vào việc bổ sung và phát triển hệ thống lý luận, lý thuyết về nghiên cứu truyền thông nói chung và thông điệp truyền thông nói riêng Từ đó góp phần đưa ra những góc nhìn mới, đa diện và những yêu cầu đặt ra để các thông điệp về chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học trên báo điện tử từ khía cạnh của người làm báo và người xây dựng các thông điệp

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Bằng việc chỉ ra thực trạng, những kết quả và hạn chế, nguyên nhân của kết quả, hạn chế trong các thông điệp về chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học trên báo điện tử hiện nay, luận văn sẽ đề xuất cho các bên liên quan những giải pháp và kiến nghị mang tính thực tiễn cao, khiến các thông tin đưa ra với công chúng trở nên chính xác, khách quan, đáng tin cậy và hữu ích hơn

7 Đóng góp mới của luận văn

Luận văn nghiên cứu về nội dung và cách thức thực hiện những thông điệp về chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học trên báo điện tử, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả truyền thông, đưa hình ảnh các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đến gần hơn với công chúng nói chung và công chúng của báo điện tử nói riêng

8 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, biểu đồ, bảng biểu phần nội dung chính của luận văn có kết cấu 3 chương như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận về thông điệp về các chương trình liên kết

đào tạo với nước ngoài bậc đại học trên báo điện tử

Chương 2 Thực trạng thông điệp về các chương trình liên kết đào tạo

với nước ngoài bậc đại học trên báo điện tử

Chương 3 Những vấn đề đặt ra, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng

về các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học trên báo

điện tử

Trang 11

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÔNG ĐIỆP VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VỚI NƯỚC NGOÀI BẬC ĐẠI HỌC TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Thông điệp

Tại luận văn này, tác giả đồng nhất với quan điểm của các tác giả Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thu Hằng và Tạ Ngọc Tấn với định nghĩa Thông điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến các đối tượng tiếp nhận Các thông điệp này được thể hiện mang tin tức, quan điểm, tư tưởng của các nhà báo thông qua hệ thống lời nói, chữ viết, âm thanh, hình ảnh … Thông qua các kết nối công nghệ Người thể hiện chuyển các thông điệp kể trên đến công chúng thông qua các phương tiện truyền thông Trong đó, truyền thông không chỉ là công cụ, công nghệ, kỹ thuật mà trước hết, truyền thông là con người Vì vậy, thông điệp báo chí chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nguồn phát Từ việc hình thành nên các thông điệp trong các tác phẩm báo chí, thông điệp sẽ tác động trực tiếp đến người tiếp nhận và tạo ra các hiệu

ứng, dư luận xã hội

Tương ứng với đề tài “Thông điệp về các chương trình CTLKĐT VNN bậc đại học trên báo điện tử”, thông điệp ở đây được hiểu là các thông điệp chung về CTLKĐT VNN bậc đại học được phản ánh trên báo điện tử Các thông điệp này được hình thành từ toàn bộ nội dung thông tin liên quan đến CTLKĐT VNN bậc đại học được trao đổi từ nguồn phát đến các đối tượng tiếp nhận Các thông điệp được hình thành thông qua các thành tố: Văn bản (text), hình ảnh tĩnh (still image), hình ảnh động (animation), đồ họa (graphic), âm thanh (audio), video và các chương trình tương tác trực tiếp

1.1.2 Báo điện tử

Trong luận văn này, tác giả sẽ sử dụng báo điện tử dưới khái niệm là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng Internet, được cấp phép hoạt động báo chí bởi cơ quan quản lý Nhà nước Thông tin trên báo điện tử được thường xuyên cập nhật và được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau biến thế giới thành thế giới phẳng khi cho phép mọi người trên thế giới có thể tiếp cận các nguồn tin ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau một cách nhanh chóng rõ ràng mà không phụ thuộc vào yếu tố thời gian hay không gian

Trang 12

1.1.3 Khái niệm về chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học

Trong khuôn khổ luận văn với đề tài nghiên cứu “Thông điệp truyền thông về các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học trên báo điện tử” tác giả sử dụng khái niệm chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại là các chương trình tác giữa cơ sở giáo dục đại học Việt Nam

và cơ sở giáo dục đại học nước ngoài nhằm đào tạo sinh viên theo chương trình đồng nhất, cấp bằng đại học hoặc chứng chỉ cao đẳng do cả hai cơ sở giáo dục đại học công nhận

1.1.4 Thông điệp về các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học

Thông điệp về các CTLKĐT VNN bậc đại học là toàn bộ những thông tin, tri thức, kinh nghiệm, về các CTLKĐT VNN bậc đại học được mã hóa chúng theo 1 hệ thống kí hiệu nhất định, thể hiện và đáp ứng mong muốn, nhu cầu của chủ thể phát thông điệp và công chúng tiếp nhận thông điệp

1.2 Vai trò của các thông điệp về các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học trên báo điện tử

1.2.1 Cung cấp kiến thức cơ bản về các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học

Thông điệp về chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học trên báo điện tử cung cấp kiến thức và nguồn thông tin tham khảo về giáo dục đại học cho công chúng

Với vai trò chủ đạo và định hướng dư luận xã hội trong mọi hoàn cảnh, báo chí sẽ là kênh thông tin hiệu quả để công chúng hiểu hơn về 1 phần quan trong hệ thống giáo dục tương lai đó là liên kết đào tạo với nước ngoài:

- Thông điệp có vai trò cung cấp thông tin và cung cấp kiến thức chung về các CTLKĐT VNN bậc đại học nói riêng và hệ thống giáo dục đại học nói chung

- Bên cạnh đó, với tính tương tác cao của mình, báo điện tử cho phép công chúng được tham gia trực tiếp vào việc góp ý, bình luận và phê phán hoạt động của các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học

- Giải đáp những thắc mắc, băn khoăn đồng thời cung cấp cho công chúng các thông tin chính xác và đáng tin cậy về các CTLKĐT VNN bậc đại học

- Thông điệp báo chí cũng đóng vai trò là cầu nối để những thông tin

về quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước mà cụ thể ở đây là Bộ

Trang 13

GD&ĐT về các vấn đề liên quan đến giáo dục đại học nói chung cũng như các CTLKĐT VNN bậc đại học nói riêng đến với công chúng

1.2.2 Tác động vào tâm lý, thay đổi nhận thức, thái độ của công chúng về các chương trình liên kết với nước ngoài bậc đại học tại Việt Nam

Một trong những vai trò quan trọng của báo chí là định hướng dư luận, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nhận thức và quan điểm của công chúng về các vấn đề trong xã hội

Nếu như nắm bắt được tâm lý và các quy luật tiếp nhận, người thiết kế thông điệp có thể tác động đến tâm lý, hành vi của người nhận thông tin Nhờ thế là thông điệp đạt mục đích và mang lại hiệu quả cao Hiệu quả của thông điệp ở đây có thể hiểu là giúp công chúng nắm bắt được thông tin quan trọng liên quan đến các CTLKĐT VNN bậc đại học từ đó giúp công chúng quan tâm đến giáo dục đại học có thêm hiểu biết về các chương trình này, đây cũng là nguồn thông tin tham khảo hữu ích để công chúng có sự nhìn nhận, đánh giá, và đưa ra lựa chọn phù hợp và đúng đắn

1.2.3 Thay đổi hành vi của công chúng trong việc lựa chọn các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học

Báo điện tử với lợi thế là loại hình báo chí đa phương tiện, với tính tương tác cao nên có thể làm tăng hiệu quả của thông điệp về các CTLKĐT VNN bậc đại học, góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi, góp phần giúp công chúng hiểu đúng hơn về các CTLKĐT VNN bậc đại học, từ

đó thay đổi hành vi lựa chọn trường đại học của công chúng cụ thể là phụ huynh và học sinh từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Việt Nam khi giúp công chúng hiểu được giá trị của mô hình đào tạo này

1.3 Nội dung và hình thức của thông điệp về các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài bậc đại học trên báo điện tử

Hai là, vai trò, giá trị của các các CTLKĐT VNN bậc đại học

Ba là, chân dung giảng viên hay sinh viên, phụ huynh - những người lựa chọn các CTLKĐT VNN bậc đại học

Bốn là, các hoạt động, sự kiện của các CTLKĐT VNN bậc đại học trên báo điện tử

Ngày đăng: 17/10/2024, 08:32

w