Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN KỶ LUẬT CHO HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ B
Trang 1HÀ NỘI - 2024
Trang 3liệu, tư liệu sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Ngọc Anh
Trang 4Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
1.3 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN KỶ LUẬT CHO HẠ SĨ QUAN, BINH
SĨ Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH TRONG
2.1 Hạ sĩ quan, binh sĩ và công tác giáo dục, rèn luyện kỷ
luật cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh
2.2 Quan niệm, những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí
đánh giá đổi mới công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho
hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội 59
Chương 3 THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI VÀ NHỮNG VẤN
ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN KỶ LUẬT CHO HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ Ở CÁC TRUNG
3.1 Thực trạng đổi mới công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật
cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh trong Quân
3.2 Nguyên nhân của thực trạng đổi mới và những vấn đề đặt ra 108
Trang 5đối với tiếp tục đổi mới công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luậtcho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội
Chương 4 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TIẾP TỤC
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN
KỶ LUẬT CHO HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH TRONG QUÂN ĐỘI
4.1 Tình hình, nhiệm vụ và yêu cầu tiếp tục đổi mới công tác
giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các
rèn luyện kỷ luật cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Kỷ luật là một trong những yếu tố tạo thành sức mạnh chiến đấu củaQuân đội Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cùng với sự giác ngộ về mụctiêu, lý tưởng chiến đấu, kỷ luật quân đội là điểm mấu chốt tạo nên sự thống nhấtcao độ trong nhận thức và hành động của CB, CS, đặc biệt là trên chiến trường; dovậy, Người luôn nhắc nhở và yêu cầu mọi CB, CS trong toàn quân phải chấp hànhnghiêm kỷ luật một cách tự giác và nghiêm minh Người chỉ rõ: “Quân đội nhândân chúng ta phải giữ kỷ luật cho nghiêm, đừng vì hòa bình mà coi nhẹ kỷ luật”[105, tr.221] Giáo dục, rèn luyện kỷ luật có vai trò rất quan trọng trong việc hìnhthành, phát triển phẩm chất, nhân cách của người quân nhân cách mạng, góp phầnđịnh hướng, hướng dẫn hành động của mỗi quân nhân trong chấp hành nghiêmpháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao
Các TĐBB trong QĐND Việt Nam là đơn vị cơ sở cấp chiến thuật cơ bản,được biên chế đầy đủ quân số, vũ khí trang bị, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ huấnluyện, SSCĐ và chiến đấu của Quân đội; đồng thời trực tiếp quản lý, GD, RLquân nhân thực hiện tốt chức năng đội quân chiến đấu, lao động sản xuất và côngtác trong thời kỳ mới Hạ sĩ quan, binh sĩ ở các TĐBB là lực lượng đông đảo,chiếm phần lớn quân số và trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ ở trung đoàn Tuynhiên, ở họ lần đầu bước vào quân ngũ, nên nhận thức về kỷ luật quân đội và hành
vi tự giác chấp hành kỷ luật quân đội một cách tự giác, nghiêm minh còn hạn chế;
do vậy, phải làm tốt công tác GD, RL kỷ luật để trang bị, củng cố kiến thức toàndiện về pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội, những chuẩn mực đạo đức, văn hóaứng xử, lối sống, hình thành thói quen hành vi đúng, tác phong chính quy, mẫumực cho HSQ, BS, đồng thời loại bỏ những hành vi thiếu chuẩn mực trong chấphành kỷ luật quân đội, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao Thực tiễnxây dựng, trưởng thành, chiến thắng của các TĐBB đã chứng minh, nhờ thườngxuyên làm tốt công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS nên đơn vị luôn có kỷ luật tựgiác, nghiêm minh, đủ sức mạnh hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong bất kỷ
Trang 8tình huống nào.
Nhận thức rõ vai trò của công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS, nhữngnăm qua, các cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng ở các TĐBB luôn coitrọng đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS nên trung đoàn giữ nghiêm
kỷ luật, hoàn thành tương đối tốt nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống Tuynhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội nói chung và các TĐBB nóiriêng trong xây dựng đơn vị VMTD “Mẫu mực, tiêu biểu”, việc đổi mới côngtác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém cả về nhậnthức, trách nhiệm, năng lực của các chủ thể, lực lượng, cả về nội dung, biện pháp tiếnhành, tình hình vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước của HSQ, BS có chiềuhướng phức tạp, vẫn còn những vụ việc chậm được phát hiện và xử lý chưa kịp thời,ảnh hưởng tới hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quânđội Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đónguyên nhân chủ quan là chủ yếu Vì vậy, tiếp tục đổi mới công tác GD, RL kỷluật cho HSQ, BS là vấn đề hết sức quan trọng để xây dựng các TĐBB vữngmạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hìnhmới
Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phứctạp, khó lường; công cuộc đổi mới đất nước và yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng Quânđội tinh, gọn, mạnh, xây dựng đơn vị VMTD “Mẫu mực, tiêu biểu” đòi hỏi ngàycàng cao; trong khi đó, mặt trái nền kinh tế thị trường và tệ nạn xã hội đang hằngngày, hằng giờ tác động đến tâm tư, tình cảm của CB, CS nói chung và HSQ, BSnói riêng, dễ làm nảy sinh những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, giảmsút niềm tin, ý chí phấn đấu, dễ vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước
Do đó, đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quânđội hiện nay là yêu cầu khách quan, cấp thiết
Trang 9Từ những nội dung nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài "Đổi mới
công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn
bộ binh trong Quân đội hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ Ngành Xây dựng
Đảng và Chính quyền Nhà nước có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu sắc
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn công tác GD, RL kỷluật và đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS nhằm đề xuất nhữnggiải pháp tiếp tục đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBBtrong Quân đội hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án;khái quát giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và xác định nhữngvấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn về công tác GD, RL kỷ luật vàđổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội
Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng đổi mới công tác GD, RL kỷ luậtcho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội từ năm 2015 đến năm 2024; chỉ rõnguyên nhân và xác định những vấn đề đặt ra đối với tiếp tục đổi mới côngtác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội
Phân tích tình hình, nhiệm vụ tác động, xác định yêu cầu và đề xuấtnhững giải pháp chủ yếu để tiếp tục đổi mới công tác GD, RL kỷ luật choHSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội hiện nay
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Trang 10Đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân
đội
Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn công tác
GD, RL kỷ luật và đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB
đủ quân ở các sư đoàn bộ binh đủ quân thuộc các quân khu, quân đoàn trongQĐND Việt Nam
Tập trung điểu tra, khảo sát thực tế ở các TĐBB thuộc 7 sư đoàn bộ binh
đủ quân: Sư đoàn bộ binh 3, Quân khu 1; Sư đoàn bộ binh 316, Quân khu 2; Sưđoàn bộ binh 5, Quân khu 7; Sư đoàn bộ binh 330, Quân khu 9; Sư đoàn bộ binh
312 và Sư đoàn bộ binh 325 của Quân đoàn 12; Sư đoàn bộ binh 9, Quân đoàn 4
Các tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát phục vụ nghiên cứu luận án chủ yếu
từ năm 2015 đến nay; các giải pháp đề xuất có giá trị ứng dụng đến năm 2030 vànhững năm tiếp theo
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựngQuân đội; xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật trong Quân đội; công tác tuyêntruyền phổ biến giáo dục pháp luật; CTĐ, CTCT trong QĐND Việt Nam
Cơ sở thực tiễn
Toàn bộ hiện thực công tác GD, RL kỷ luật và đổi mới công tác GD, RL kỷluật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội; các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫncủa Quân ủy Trung ương, BQP, Bộ Tổng Tham mưu; Tổng cục Chính trị; các báocáo về xây dựng đơn vị chính quy, chấp hành kỷ luật và các báo cáo tổng kết CTĐ,CTCT của các cơ quan, đơn vị; kết quả điều tra, khảo sát thực tế ở các TĐBB
Phương pháp nghiên cứu
Trang 11Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoahọc liên ngành và ngành sau: Phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, thống kê
và so sánh, điều tra xã hội học, khảo sát thực tế và tổng kết thực tiễn
5 Những đóng góp mới của luận án
Luận án góp phần luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới côngtác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội: xác lập quan niệm,nội dung, biện pháp, những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí đánh giá đổi mớicông tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội
Luận án xác định những vấn đề đặt ra đối với tiếp tục đổi mới công tác GD,
RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội, đó là: (i) Yêu cầu đổi mới
công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộbinh đòi hỏi ngày càng cao, trong khi nhận thức, trách nhiệm của một số chủ thể,lực lượng chưa đầy đủ, sâu sắc; (ii) Mục tiêu đổi mới công tác GD, RL kỷ luậtcho HSQ, BS ngày càng cao trong khi nội dung, hình thức, phương pháp GD, RL
kỷ luật còn chậm đổi mới, thiếu đồng bộ, chưa thực sự phù hợp; (iii) Yêu cầu GD,
RL kỷ luật và đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBBtrong Quân đội ngày càng cao, trong khi việc tổ chức các hoạt động quân sự
và thực hiện nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật ở đơn vị còn những hạn chếnhất định; (iv) Yêu cầu GD, RL kỷ luật và đổi mới công tác GD, RL kỷluật ở các TĐBB ngày càng cao, trong khi tính tự giác trong tự giáo dục, tudưỡng rèn luyện kỷ luật của một số HSQ, BS còn hạn chế
Luận án đề xuất một số giải pháp có tính đột phá để tiếp tục đổi mới công
tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội đến năm 2035 Một
là, tiếp tục đổi mới nội dung, biện pháp GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các
TĐBB trong Quân đội hiện nay; Hai là, tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động
quân sự, duy trì nghiêm chế độ nền nếp xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật
ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội hiện nay
Trang 126 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận,thực tiễn về đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBBtrong Quân đội hiện nay; cung cấp thêm luận cứ khoa học phục vụ lãnh đạo, chỉhuy; cán bộ chủ trì; cơ quan chức năng các cấp, Hội đồng Phối hợp phổ biến,giáo dục pháp luật ở các TĐBB tham khảo, vận dụng vào lãnh đạo, chỉ đạo, tổchức tiến hành đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ trong nghiên cứu,giảng dạy và học tập môn CTĐ, CTCT ở các học viện, nhà trường trong Quânđội
7 Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các côngtrình của tác giả đã được công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mụctài liệu tham khảo và phụ lục
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về pháp luật, kỷ luật và công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật trong quân đội
V Đ Culacop (1979), Giáo dục tính kỷ luật cho các chiến sĩ Xô - viết [37].
Cuốn sách khẳng định, nếu thiếu kỷ luật quân sự thì không thể giải quyết được bất
cứ một vấn đề quan trọng nào của sẵn sàng chiến đấu “Người chỉ huy, người cán
bộ chính trị không thể chỉ huy bộ đội được kết quả và bảo đảm thắng lợi trongchiến tranh hiện đại nếu thiếu kỷ luật trong đơn vị” [37, tr.4] Như vậy, kỷ luậtquân sự có liên quan chặt chẽ với các khâu, các bước của SSCĐ, kỷ luật là yếu tốchính tạo nên tính SSCĐ của quân đội; đồng thời còn là cơ sở, tiền đề vững chắc
để người chỉ huy, chính trị viên triển khai, duy trì tổ chức thực hiện nghiêm, thắnglợi mệnh lệnh, chỉ thị trong điều kiện chiến đấu, nhằm đạt đến mục đích cuối cùng
là giành thắng lợi trong mọi cuộc chiến tranh Từ đó, cuốn sách chỉ ra “Con đườnggiữ vai trò quyết định trong việc giáo dục tính kỷ luật cho cán bộ và chiến sĩ làthông qua công tác huấn luyện quân sự và chính trị” [37, tr.7]
A.I.Ê-rê-men-cô (1981), Hãy trở thành người chiến sĩ có kỷ luật [96] Cuốn
sách làm rõ: “Kỷ luật là sự phục tùng trật tự đã quy định của tất cả những thànhviên trong tập thể này hay tập thể khác Và không có kỷ luật thì không một côngtác tập thể nào có thể hoàn thành được” [96, tr.12] Theo tác giả, điều chủ yếutrong kỷ luật là phục tùng, nghĩa là tuyệt đối phục tùng cấp chỉ huy, hoàn thànhchính xác mọi mệnh lệnh, chỉ thị Khi bàn về vai trò của kỷ luật; tác giả cho rằng:
“Kỷ luật có vai trò hết sức quan trọng, không có kỷ luật thì không thể trở thànhquân đội” [96, tr.24] Và trong thời bình, kỷ luật càng phải chặt chẽ làm cho bộđội luôn luôn SSCĐ Tác giả cuốn sách khẳng định: Không có kỷ luật, không thểchiến thắng quân thù; chỉ có kỷ luật nghiêm minh, chặt chẽ mới có thể giành
Trang 14thắng lợi trong chiến đấu “100 chiến sĩ có kỷ luật mạnh hơn 1000 chiến sĩ vô kỷluật” [96, tr.28]
Đ.A.Vôn-cô-gô-nốp (1982), Thế nào là quân nhân có đạo đức [162] Cuốn
sách tập trung luận giải: “Mặt quan trọng nhất của kỷ luật quân đội Xô - viết là cácquân nhân phải tự giác chấp hành mọi yêu cầu của đạo đức cộng sản Đây cũng làbiểu hiện quan trọng nhất của sự trưởng thành về tinh thần và sự giác ngộ tư tưởngcủa họ” [162, tr.101] Cuốn sách chỉ rõ: “Cùng một trình độ chuyên môn như nhau,quân nhân nào có ý thức tổ chức kỷ luật và có tinh thần trách nhiệm cao hơn, nhậnthức được đầy đủ hơn ý nghĩa công việc của mình, thì quân nhân đó ít phạm sai lầm
và thiếu sót hơn” [162, tr.102] Cuốn sách chỉ ra con đường giáo dục ý thức kỷ luậtchủ yếu là “nâng cao giác ngộ chính trị và đạo đức cho mọi người trong xã hội hiểubiết sâu sắc những tư tưởng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, các văn kiện và nghị quyếtcủa Đảng, hiểu được sự cần thiết phải duy trì SSCĐ thường xuyên của các lực lượng
vũ trang” [162, tr.107]
Chen Ya Tien (2004), Lý thuyết quân sự Trung Hoa, [33] Cuốn sách
luận giải: “Kỷ luật là máu huyết của quân đội, dựa trên tinh thần tin tưởngchung Người lính tin tưởng vào cấp chỉ huy và tuân lệnh không nghi ngại, họtin rằng cấp chỉ huy và các bạn đồng đội không bỏ họ Chính sự tin tưởng lẫnnhau khiến họ hợp tác chân thành để quyết tâm chiến thắng kẻ thù” [33,tr.242] Theo cuốn sách, “để đạt được mục tiêu căn bản về giáo dục quân sựhòa hợp và thống nhất cần có 4 điều kiện: khéo léo, hợp tác, kỷ luật và yêunước” [33, tr.243] Và căn nguyên của kỷ luật là niềm tin, trong đó có cả niềmtin của cấp trên, tin vào đồng đội và tin rằng mình là quân nhân cách mạng tốt,chiến đấu vì Đảng Vì vậy, kỷ luật phải được áp dụng rộng rãi trong quân độicách mạng, vì hầu hết các chiến sĩ đều có một niềm tin khiến họ sẵn sàng hysinh mạng sống mà không ân hận Theo đó, vai trò của kỷ luật là chất keo gắnkết các quân nhân với nhau để chiến thắng kẻ thù, kỷ luật là yếu tố cơ bản đểtạo nên sức mạnh của quân đội
Trang 15Bộ Quốc phòng Liên bang Nga (2008), “Điều lệnh kỷ luật các lực lượng vũtrang Liên bang Nga” [11] Bài báo trích một số điều trong cuốn điều lệnh các lựclượng vũ trang Liên bang Nga, gồm 120 điều quy định bản chất kỷ luật quân độiNga.
Điều 1 xác định: “Kỷ luật quân đội quy định mọi quân nhân phải chấp hànhnghiêm chỉnh và chính xác luật pháp Liên bang Nga, điều lệnh của lực lượng vũtrang Liên bang Nga và mệnh lệnh của người chỉ huy” [11, tr.5] Điều 2: “Kỷluật quân đội dựa trên nhận thức của mỗi quân nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm
cá nhân của mình đối với việc bảo vệ Tổ quốc Thuyết phục là phương pháp cơbản nhằm giáo dục tính kỷ luật cho quân nhân” [11, tr.5] Điều 5: “Người chỉhuy trưởng và phó chỉ huy trưởng về công tác giáo dục chịu trách nhiệm về tìnhhình kỷ luật trong đơn vị Về công tác giáo dục phải thường xuyên duy trì kỷluật quân đội, yêu cầu cấp dưới chấp hành kỷ luật” [11, tr.6] Điều 9 “Người chỉhuy có quyền ra mệnh lệnh và cấp dưới có nghĩa vụ phải phục tùng vô điều kiệnnhững nguyên tắc cơ bản của chế độ một người chỉ huy” [11, tr.7]
Edward Rubin (2012), “Legal Education in the Digital Age” (Giáo dục pháp
luật trong kỷ nguyên số) [165] Bài báo khẳng định, việc sản xuất và phân phối tài
liệu kỹ thuật số sẽ làm thay đổi mạnh mẽ nội dung và phương pháp giáo dục phápluật trong các nhà trường và qua các mạng xã hội Bài báo tập trung khảo sát nhữngtác động của các tài liệu số đối với lớp học, với thư viện của trường luật và xem xét
sự chuyển đổi tiềm năng của chương trình giảng dạy pháp luật mà các tài liệu kỹthuật số có thể tạo ra Bài báo cho rằng, để giáo dục pháp luật có chất lượng, mọigiáo viên và học giả pháp luật phải biết áp dụng các thành tựu cách mạng số với cácvideo clip và cảnh quay hoạt hình thế giới 3D, các thông tin pháp luật đồ sộ, tìnhhuống pháp luật phong phú sẽ làm thay đổi hình thức và phương pháp giáo dụcpháp luật truyền thống Bài báo chỉ rõ: “Trong những thập kỷ tới, cuộc cách mạng
kỹ thuật số sẽ biến đổi rất nhiều thế giới của chúng ta; do vậy trong kỷ nguyên kỹthuật số, hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật vì thế cũng sẽ biến đổi theo”[165, tr.48]
Trang 16Tạng Thắng Nghiệp (2013), Tăng cường xây dựng kỷ luật, giữ gìn sự
đoàn kết, thống nhất của Đảng [120] Theo cuốn sách, muốn giữ nghiêm kỷ
luật đảng, một biện pháp quan trọng là tăng cường kiểm tra, giám sát tìnhhình chấp hành kỷ luật Do đó, để tăng cường xây dựng kỷ luật, giữ gìn sựđoàn kết, thống nhất của Đảng, cuốn sách chỉ ra:
Cơ quan kiểm tra các cấp phải phát huy đầy đủ vai trò, chức năng, phốihợp với đảng ủy và chính quyền làm tốt việc kiểm tra, giám sát tìnhhình chấp hành kỷ luật, kịp thời phát hiện và kiên quyết uốn nắn mọivấn đề có tính manh nha, tính khuynh hướng liên quan đến vi phạm kỷluật Đảng Phải tập hợp các nguồn lực giám sát để hình thành nên hợplực giám sát, mở rộng kênh giám sát, xây dựng sân chơi giám sát, dùngcác hình thức, chế độ để tập hợp một cách hữu cơ các loại hình giám sátvới nhau như giám sát trong Đảng, giám sát của đại hội đại biểu nhândân, giám sát hành chính, giám sát dân chủ, giám sát tư pháp, giám sátcủa quần chúng và giám sát của dư luận [120, tr.56-74]
Vi-lay Phi-La-Vong (2017), Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay [158] Luận án quan niệm “Giáo dục
pháp luật cho công chức hành chính Lào là những tác động có tổ chức, có định hướng,
có chủ định của chủ thể giáo dục để cung cấp tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm vàhành vi hợp pháp cho công chức hành chính” [158, tr.35] Luận án xác định các nộidung giáo dục pháp luật, gồm: “Kiến thức về nhà nước và pháp luật hành chính, dân
sự, kinh tế; các quy định của pháp luật mới ban hành và văn bản pháp luật có liên quanđến hoạt động quản lý chuyên môn nghiệp vụ; hệ thống pháp luật của các quốc giakhác trong khu vực và quốc tế” [158, tr.48-54] Các hình thức giáo dục pháp luật như:Nói chuyện pháp luật, tổ chức câu lạc bộ pháp luật, hội thảo, tủ sách, thi tìm hiểu, tổchức hoà giải, tư vấn, trợ giúp pháp lý Luận án khẳng định vai trò của giáo dục phápluật cho công chức hành chính “Góp phần trang bị hệ thống kiến thức pháp luật vànâng cao ý thức pháp luật; hình thành niềm tin và phát triển thói quen hành động theo
Trang 17quy định pháp luật; xây dựng thái độ tôn trọng đối với Nhà nước và các quy tắc đờisống xã hội” [158, tr.56]
Tập Cận Bình (2018), Về quản lý đất nước Trung Quốc, [135] Theo cuốn
sách, để công cuộc xây dựng quốc phòng và quân đội tiến lên phía trước “Cầnnghiêm túc thực hiện kỷ luật chính trị và kỷ luật tổ chức, kiên quyết bảo vệquyền uy của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, bảo đảm sự thông suốtcủa mệnh lệnh quân đội và mệnh lệnh của Chính phủ” [135, tr.294] Và để nỗlực xây dựng quốc phòng vững chắc và quân đội hùng mạnh “Cần thực hiệntuyệt đối phương châm quản lý quân đội theo pháp luật, quản lý quân độinghiêm minh, bồi dưỡng huấn luyện cho bộ đội tác phong tốt đẹp; tuân thủ kỷluật, nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh, phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ” [135,tr.298] Để thực hiện phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa từ thời kỳ cận đại đếnnay, cuốn sách khẳng định “Cần khắc ghi, quản lý quân đội theo pháp luật, quản
lý quân đội nghiêm minh là cơ sở của quân đội hùng mạnh, cần phải duy trì tácphong nghiêm túc, kỷ luật thép, bảo đảm quân đội tập trung thống nhất và antoàn, ổn định cao độ” [135, tr.299]
Viện Nghiên cứu Xây dựng Đảng, Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản
Trung Quốc (2022), Quản trị Đảng nghiêm minh toàn diện [159] Cuốn sách cho rằng
“Kỷ luật là sinh mệnh của Đảng, là tiêu chuẩn hành vi cho đảng viên Nếu kỷ luậtkhông được giữ gìn tốt, việc quản trị Đảng nghiêm minh toàn diện không thể thực hiệnđược” [159, tr.405] Cuốn sách luận giải, kỷ luật nghiêm minh là yêu cầu bản chất củachính đảng theo Chủ nghĩa Mác, Đảng Cộng sản Trung Quốc là chính đảng theo Chủnghĩa Mác được xây dựng dựa trên kỷ luật thép và lý tưởng cách mạng, tổ chức chặtchẽ, kỷ luật nghiêm minh là truyền thống tốt đẹp và ưu thế chính trị của Đảng, cũng làsinh mệnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, coi tăng cường xây dựng kỷ luật là sáchlược quan trọng trong việc quản trị Đảng nghiêm minh toàn diện Từ thực tiễn công tácxây dựng kỷ luật đảng vừa qua, Đảng chủ trương coi trọng đặt kỷ luật và quy định lênhàng đầu, và một trong những biện pháp để thực hiện chủ trương đó là phải tăng
Trang 18cường giáo dục kỷ luật Đảng “Biết kỷ luật, hiểu kỷ luật mới có thể tuân thủ và giữ kỷluật” [159, tr.410].
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về công tác đảng, công tác chính trị trong giáo dục, rèn luyện kỷ luật quân đội và đổi mới công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật trong quân đội.
Đ.A Vôn-cô-gô-nốp (1984), Phương pháp luận công tác giáo dục tư
tưởng [163] Cuốn sách luận giải, mặt quan trọng nhất của kỷ luật quân đội là các
quân nhân phải tự giác chấp hành mọi yêu cầu của đạo đức cộng sản “người nào chỉchấp hành Hiến pháp, luật pháp và kỷ luật quân đội do sự bắt buộc từ bên ngoài thìchưa phải là đã có ý thức kỷ luật cao, người không có kỷ luật tự giác là người yếuđuối” [163, tr.103] Vì vậy, trong các biện pháp tiến hành công tác tư tưởng, theocuốn sách phải đi sâu vào đời sống của mỗi quân nhân để nắm chắc những đặcđiểm tính cách quân nhân, môi trường sống của quân nhân, các mối quan hệ quânnhân… từ đó xác định nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục pháp luật nhà nước,
kỷ luật quân đội cho phù hợp với đối tượng; có như vậy mới nâng cao được ý thứcchấp hành pháp luật, kỷ luật của quân nhân trong quân đội
A.I Ki-tốp, V.N Cô-va-lép, V.I Lu-gie-ren-cô (1987), Quân đội hiện đại và
kỷ luật [116] Cuốn sách đã phân tích, luận giải vấn đề kỷ luật trong quân đội hiện
đại; theo đó, một trong những yếu tố để xây dựng kỷ luật trong quân đội là duy trìnghiêm kỷ luật Đồng thời chỉ ra, trong rất nhiều nhân tố quyết định sức mạnh chiếnđấu của các lực lượng vũ trang thì kỷ luật quân đội có ý nghĩa rất to lớn “Không có
kỷ luật thì không một quân đội nào có thể tồn tại được” [116, tr.25] Theo cuốn sách,quân đội của Nhà nước XHCN được xây dựng trên cơ sở ý thức giác ngộ chính trịcủa bộ đội và do có kỷ luật quân đội tự giác; và chỉ rõ việc tăng cường kỷ luật quânđội ngày càng phức tạp và đề cao các phương pháp duy trì kỷ luật quân đội thuộc vềvai trò của cán bộ chỉ huy, cán bộ chính trị, của các tổ chức đảng, đoàn Cuốn sáchđưa ra: “Biện pháp để xây dựng một quân đội hiện đại đòi hỏi phải tiến hành đồng bộtrên tất cả các mặt từ tổ chức, biên chế, vũ khí trang bị đến con người; trong đó yếu tố
Trang 19con người là quyết định Người chiến sĩ trong quân đội hiện đại không thể không có
kỷ luật” [116, tr.84]
I N Vonkop (2005) “Mối tương quan của kỷ luật quân sự và tính kỷ luật”[160] Bài báo chỉ ra con đường hình thành, phát triển kỷ luật quân sự tự giác củangười quân nhân cách mạng, đó là quá trình biện chứng của tính tự giác và tính tựphát, trong đó tính tự giác dần dần chiếm ưu thế và thống trị Sự thống trị của tính
tự giác sẽ dẫn tới việc giải quyết mâu thuẫn giữa tính tự giác và tính tự phát, việcgiải quyết mâu thuẫn này tạo ra chất mới và lượng mới trong kỷ luật quân sự - đóchính là kỷ luật tự giác quân sự Đồng thời, bài báo nhấn mạnh: “Tính kỷ luật chính
là một phẩm chất của người quân nhân, đó là thái độ nhận thức của mỗi quân nhânvới kỷ luật được thiết lập trong quân đội và nhận thức đó tạo nên hành vi của bảnthân phù hợp với yêu cầu của kỷ luật trong quân đội” [160, tr.76] Bài báo kết luận
“Giải pháp để nâng cao tính kỷ luật của quân nhân, các tổ chức, lực lượng cần tăngcường tính GD, RL kỷ luật trong thực tiễn, thường xuyên kiểm tra việc thực hành
kỷ luật của quân nhân trong thực hiện các nhiệm vụ lúc khó khăn, có tính đột xuất”[160, tr.105]
Chương Tư Nghị (2006), Công tác đảng, công tác chính trị của Quân
giải phóng nhân dân Trung Quốc [35] Cuốn sách chỉ rõ, việc chấp hành kỷ luật
quân đội, pháp luật nhà nước là nội dung quan trọng của công tác chính trị
“Đảng ta từ trước đến nay đều rất coi trọng xây dựng pháp luật, kỷ luật.” [35,tr.25] Theo đó, để xây dựng quân đội cách mạng mang màu sắc Trung Quốctiến lên hiện đại có tính kỷ luật nghiêm minh cần thực hiện năm nội dung, biệnpháp cơ bản; trong đó cuốn sách nhấn mạnh nội dung, biện pháp “Phải tăngcường giáo dục pháp luật, kỷ luật nâng cao ý thức và tính tự giác chấp hành kỷluật quân đội, pháp luật nhà nước của quân nhân; thực hiện đúng đắn chế độthưởng, phạt, giữ gìn kỷ luật trong quân đội cách mạng” [35, tr 86] Cuốn sáchkhẳng định “Phải kiên trì nguyên tắc: người người bình đẳng trước chân lý,trước pháp luật và kỷ luật Đảng Kiên quyết không cho phép bất cứ một nhân vật
Trang 20nào không chịu sự ràng buộc bởi pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội” [35,tr.101].
V.V.Vorobyov (2009), “Kinh nghiệm hình thành và phát triển kỷ luật trongQuân đội” [161] Bài báo khẳng định: “Giáo dục kỷ luật cho quân nhân là quátrình đấu tranh loại bỏ cái cũ, cái lạc hậu, tiếp thu cái mới, cái tiên tiến để hìnhthành và phát triển toàn diện nhân cách của quân nhân cách mạng trong Quân đội”[161, tr.2] Bằng nhiều sự kiện khác nhau được đưa ra để làm rõ thực trạng cácvấn đề liên quan đến kỷ luật quân đội hiện đại; các kết luận được rút ra để xácđịnh các biện pháp duy trì kỷ luật quân đội ở các giai đoạn lịch sử khác nhau trongquá trình hình thành, phát triển của Quân đội Nga, đưa ra các phương hướngchính để tăng cường hiệu quả hoạt động của các sĩ quan trong việc duy trì kỷ luậtquân đội Bài báo nhấn mạnh: “Để quân đội có kỷ luật, kinh nghiệm rút ra là đòihỏi các quân nhân phải có kiến thức, nhận thức, ý thức và khả năng thực hànhpháp luật nghiêm minh, yếu tố duy trì, giáo dục kỷ luật luôn luôn được đề cao”[161, tr.4]
Thim Sảo Đuông Chăm Pa (2016), Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị
cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện nay
[133] Luận án xác định, một trong những phẩm chất chính trị tinh thần của HSQ,
BS là có tính tổ chức, tính kỷ luật cao; tinh thần phục tùng tuyệt đối mệnh lệnhcủa chỉ huy Theo đó, giáo dục pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội là một nộidung của giáo dục chính trị nhằm xây dựng cho HSQ, BS ý thức trách nhiệm vàrèn luyện hành vi, thói quen thực hiện pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội,hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao Do vậy: “Công tác chính trị phảigiáo dục pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội làm cho HSQ, BS hiểu rõ vai trò, vịtrí, bản chất của pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội, nâng cao ý thức tự giác rènluyện, chủ động điều chỉnh thái độ, hành vi” [133, tr.139] Luận án khẳng định:
“Bất kỳ ở đâu, đơn vị nào thường xuyên GD, RL nâng cao ý thức cho CB, CShiểu rõ về pháp luật, kỷ luật và các quy định của đơn vị, quản lý bộ đội được duy
Trang 21trì thường xuyên thì ở đó, đơn vị ấy sẽ ít xảy ra vụ vi phạm kỷ luật, pháp luật”[133, tr.146].
Tạ Xuân Đào (2019), Vì sao Trung Quốc cải cách thành công [49] Cuốn
sách khẳng định vai trò quan trọng của quân đội trong sự nghiệp cải cách, mở cửacủa Trung Quốc “Quân đội là trụ cột kiên cường để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủnghĩa, bảo vệ công cuộc xây dựng bốn hiện đại hóa, vì vậy phải xây dựng quânđội thành quân đội cách mạng hiện đại hóa, chính quy hóa hùng mạnh” [49,tr.261] Quân ủy Trung ương nêu rõ mục tiêu chiến lược cải cách quân đội “đi sâuthúc đẩy quản lý quân đội bằng pháp luật, quản lý quân đội nghiêm minh” [49,tr.290] với biểu hiện nổi bật nhất là: mức độ chấp pháp, giám sát, thực thi kỷ luật,truy cứu trách nhiệm trong quân đội ngày càng mạnh hơn, xây dựng tác phongĐảng liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng trong quân đội ngày càng đượcsiết chặt, trong xây dựng quân đội Từ Đại hội XX đến nay, dưới sự lãnh đạo kiêncường của Quân ủy Trung ương và Tổng Bí thư Tập Cận Bình, tiến trình pháp trịhóa quốc phòng và quân đội được thúc đẩy toàn diện, các công tác như tuyêntruyền, giáo dục về lập pháp, chấp pháp, tư pháp, pháp trị quân sự và dịch vụ liênquan đến bảo vệ quyền lợi pháp luật trong quân đội liên tục có những điểm sáng;quân đội đã có những bước đi vững chắc trên chặng đường quản lý quân đội bằngpháp luật, quản lý quân đội nghiêm minh trong xây dựng pháp trị quân đội
Lý Kiệt (2020), Kỷ luật làm nên con người [117] Cuốn sách phân tích hệ
thống những quy tắc, biện pháp và nguyên tắc đào tạo nhân tài của Học viện quân
sự West Point, Học viện Quân sự Hoa Kỳ áp dụng cho các tân binh như: “tuân thủ
quy định”, “kỷ luật tự giác và nghiêm khắc” Cuốn sách đưa ra những câu chuyện,
tình huống về phổ biến pháp luật, kỷ luật trong chiến đấu, qua đó để bồi dưỡngphẩm chất đạo đức, kiến thức pháp luật, tính tự giác trong kỷ luật cần có của mỗiquân nhân, giúp con đường sự nghiệp của quân nhân sớm thành công và bền vững.Theo cuốn sách “Kỷ luật có được chấp hành tự giác, nghiêm minh hay không, cơbản phụ thuộc vào ý thức chấp hành kỷ luật quân đội của mỗi quân nhân” [117,
Trang 22tr.95] Đây chính là kết quả của quá trình quản lý, GD, RL, bồi dưỡng, nâng cao ýthức chấp hành kỷ luật quân đội của quân nhân và của các tổ chức, lực lượng trongđơn vị.
Ban Bình luận Nhân dân Nhật báo, Trung Quốc (2020), Tập Cận Bình kể
chuyện [3] Cuốn sách đề cập tới nhiều vấn đề về kỷ luật và khẳng định tầm quan
trọng của việc tuân thủ kỷ luật, pháp luật Theo tác giả, để cán bộ giữ gìn liêm khiết,tác phong tốt đẹp chính là được xây dựng từ những việc nhỏ, “từ lượng đổi dẫn đếnchất đổi”, nguyên nhân là do “tuyệt đại đa số các phần tử tham nhũng đều bắt đầu
tự việc không coi trọng những việc nhỏ, tình tiết nhỏ nên dần dẫn tới con đường sangã, trụy lạc” [3, tr 40] Khẳng định Đảng phải quản lý Đảng nghiêm minh, việctuân thủ kỷ luật đảng là vô điều kiện, đã ban hành kỷ luật tất phải thực hiện, hễ ai viphạm sẽ bị kiểm tra làm rõ, tuyệt đối “không thể coi kỷ luật chỉ như một thứ ràngbuộc lỏng lẻo hoặc là một thứ để cất đi mà không thực hiện được” [3, tr 265]; yêucầu đặt ra về việc chấp hành kỷ luật nghiêm minh là “muốn rèn được sắt thì bảnthân mình phải cứng”, đồng thời “toàn Đảng phải thức tỉnh lên” [3, tr 268]
Kim Kiến Trung (2021), “Xác định đúng mục tiêu xây dựng quân đội vữngmạnh, nâng cao chất lượng lực lượng dự bị động viên” [98] Bài báo đề cập trong
ba mục tiêu xây dựng quân đội vững mạnh, nâng cao chất lượng lực lượng dự bịđộng viên, mục tiêu thứ hai xác định là cần chấp hành nghiêm kỷ luật Bài báokhẳng định: So với lực lượng tác chiến, phương thức quản lý mở sẽ khiến cho lựclượng dự bị động viên đối mặt với những rủi ro chính trị và thử thách, vì vậy, kỷluật càng phải nghiêm khắc hơn, phải lấy chấp hành nghiêm kỷ luật làm trọng điểm
để quản lý giáo dục “Cần giáo dục dẫn dắt cho lực lượng này nghiêm khắc chấphành các quy định về “10 điều kỷ luật chính trị không được làm” và “7 điều cấm”,bất cứ lúc nào cũng không được lấy lý do gì để biện minh cho bản thân mình” [98,tr.96] Do đó, phải duy trì kỷ luật nghiêm khắc, chấp hành nghiêm kỷ luật chính trị
và kỷ luật đảng, nguyện trung thành dưới lá cờ lãnh đạo của Đảng, là người thực
Trang 23hiện trung thành theo con đường của Đảng, là người bảo vệ lợi ích của Đảng vàNhân dân.
1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án.
1.2.1 Các công trình nghiên cứu về pháp luật, kỷ luật và công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật trong Quân đội.
Nguyễn Hữu Phúc (2010), Chế định trách nhiệm kỷ luật hành chính
trong pháp luật Việt Nam [121] Luận án khẳng định: “chế định trách nhiệm
kỷ luật hành chính là chế định độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Namphải là công cụ pháp lý quan trọng và hữu hiệu không thể thiếu để quản lý
và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức” [121, tr.146] Luận án đưa ra một sốnội dung, biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế định trách nhiệm kỷluật hành chính trong thực tế: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ýthức pháp luật đối với cán bộ, công chức và nêu cao ý thức tiền phong gươngmẫu, cơ chế trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; hoàn thiệnvai trò của Tòa Hành chính trong việc áp dụng trách nhiệm kỷ luật hành chính đốivới cán bộ, công chức; nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong chấp hànhpháp luật về kỷ luật hành chính
Vũ Hiệp Bình (2010), Giữ vững và phát huy phẩm chất “Kỷ luật tự giác,
nghiêm minh” của “Bộ đội Cụ Hồ” trong tình hình mới [8] Theo đề tài, kỷ luật xã
hội chủ nghĩa có nguồn gốc hết sức quan trọng, đó là niềm tin; từ nhận định đó, đề tàinghiên cứu kỷ luật quân sự với tư cách là một hình thức đặc biệt của kỷ luật Gắn vớiđối tượng cụ thể là kỷ luật của QĐND Việt Nam, tác giả khẳng định, bản chất kỷ luậtcủa QĐND Việt Nam: “Là kỷ luật vừa đòi hỏi sự tự giác của mỗi quân nhân, vừa đòihỏi sự nghiêm minh với tất cả mọi người không trừ một ai, từ binh nhì đến cấptướng, tính tự giác và nghiêm minh của kỷ luật quân sự là hai mặt có quan hệ biệnchứng, tác động chặt chẽ lẫn nhau tạo nên bản chất, nội dung bên trong của “tính kỷ
luật” ở người quân nhân cách mạng” [8, tr.13] Trong đó, phẩm chất “Kỷ luật “tự
giác, nghiêm minh” là yếu tố quan trọng cần phải giáo dục cho CB, CS nhằm góp
Trang 24phần tạo nên sức mạnh của quân đội và là điều kiện tiên quyết để bảo đảm cho chiếnđấu thắng lợi trước kẻ thù
Vũ Duy Duẩn (2014), Giải quyết khiếu nại, tố cáo - phương thức bảo đảm
pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay [47].
Luận án xác định, pháp chế và kỷ luật là những yếu tố cơ bản, cần thiết, có sự gắnkết hữu cơ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhànước Pháp chế và kỷ luật nghiêm minh là những đảm bảo thiết thực cho hiệu lực,hiệu quả tích cực của quản lý hành chính nhà nước Luận án đưa ra các phươngthức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước bao gồm:
“giám sát; kiểm tra; thanh tra; kiểm toán; kiểm sát; giải quyết khiếu nại, giải quyết
tố cáo” [47, tr.57-68] Từ sự phân tích mối quan hệ giữa giải quyết khiếu nại, tố cáovới việc đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước; Luận ánkết luận:
Nếu hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo được đảm bảo thì ngoài việcđảm bảo quyền khiếu nại tố cáo của công dân, phát huy dân chủ xã hộichủ nghĩa và sức mạnh, trí tuệ của nhân dân trong việc tham gia quản lýnhà nước, mà còn đảm bảo kỷ cương, kỷ luật tăng cường pháp chế xãhội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước [47, tr.124]
Nguyễn Vĩnh Thắng và Dương Quang Hiển (2016), Kết hợp giáo dục, rèn
luyện đạo đức và kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam [132] Theo cuốn sách:
“Thực chất của GD, RL kỷ luật trong quân đội là xây dựng nhân cách người quânnhân cách mạng về kỷ luật” [132, tr.24] Để nâng cao chất lượng GD, RL đạo đức và
kỷ luật trong QĐND Việt Nam, Tác giả cuốn sách đề cập một số giải pháp: Một là,tăng cường giáo dục, quán triệt cho các tổ chức, lực lượng nắm vững đặc điểm, yêucầu nhiệm vụ của đơn vị; Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng; Ba là, pháthuy vai trò của các chủ thể, các lực lượng; Bốn là, bồi dưỡng nâng cao năng lực củađội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ chính ủy, chính trị viên, cán bộ chỉ huy; Năm là, đổimới nội dung, hình thức, biện pháp kết hợp GD, RL đạo đức và kỷ luật trong quânđội hiện nay
Trang 25Vũ Thị Thu Thủy (2018), Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các
trường trung học phổ thông trong bối cảnh hiện nay [134] Luận án quan niệm:
Giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung học phổ thông là tác động có hệthống, có kế hoạch, có mục đích của các chủ thể giáo dục đến học sinh trung họcphổ thông, nhằm trang bị cho học sinh trình độ pháp luật nhất định, để từ đó có ýthức đúng đắn về pháp luật, tôn trọng và tự giác ứng xử, xử sự theo yêu cầu củapháp luật Để nâng cao chất lượng quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh cáctrường trung học phổ thông hiện nay, luận án đã đưa ra một số biện pháp quản lýgiáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn toàn quốc, cần tậptrung:
Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên vềgiáo dục pháp luật; lập kế hoạch giáo dục pháp luật theo chủđiểm giáo dục phù hợp; chỉ đạo thực hiện giáo dục pháp luật theoyêu cầu của chương trình giáo dục pháp luật thông qua môn học;chỉ đạo đa dạng hóa các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo các chủđiểm giáo dục pháp luật; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thựchiện kế hoạch giáo dục pháp luật [134, tr.142]
Phan Văn Giang (2019), “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao sức
mạnh quân đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ” [97] Bài báo chỉ rõ “Tăng cường kỷluật, kỷ cương là chủ trương, giải pháp quan trọng, góp phần nâng cao chấtlượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng nhận vàhoàn thành mọi nhiệm vụ được giao” [97, tr.1] Qua đánh giá những ưu điểm vàkhuyết điểm trong công tác giáo dục, chấp hành kỷ luật và những yếu tố tácđộng đến công tác giáo dục, chấp hành kỷ luật của quân nhân, bài báo cho rằng
để khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, kịp thời xử lý các vụ việc vi phạm,nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội cần nâng cao chất lượng, hiệu quảcông tác GD, RL kỷ luật cho các quân nhân, trong đó tập trung thực hiện tốt giảipháp: tiếp tục đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, pháp luật, nâng caonhận thức, ý thức chấp hành kỷ luật của Quân đội, pháp luật của Nhà nước
Trang 26Cao Vũ Minh (2022), “Xử lý kỷ luật viên chức và những quy định pháp luậtcần hoàn thiện” [115] Bài báo khẳng định “Xử lý kỷ luật viên chức chính là việcngười có thẩm quyền áp dụng hậu quả pháp lý bất lợi đối với viên chức có hành vi viphạm mà theo quy định phải bị xử lý kỷ luật” [115, tr.22] Bài báo chỉ ra, hiện naytình trạng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập vi phạm pháp luật còn rấtphổ biến; do đó, vấn đề có tính thực tiễn quan trọng đặt ra là phải xử lý thế nào đốivới viên chức có hành vi vi phạm Mặc dù Chính phủ đã ban hành nghị định về xử lý
kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, song lại chứa đựng khá nhiều bất cập mà nếukhông có giải pháp khắc phục thì sẽ gây khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật
Từ đó bài báo kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện, đó là: Một là, cần xem bãi nhiệm là một hình thức kỷ luật đối với viên chức; Hai là, sửa đổi các quy định liên quan đến thẩm quyền xử lý kỷ luật viên chức; Ba là, đối với viên chức không giữ
chức vụ quản lý, nếu có hành vi vi phạm kỷ luật thì chỉ có thể lựa chọn một trong ba
hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc; Bốn là, sửa đổi, bổ sung
các quy định liên quan đến thủ tục xử lý kỷ luật viên chức [115, tr.125-157]
Lê Duy Chương (Chủ biên) (2023), Bồi dưỡng văn hóa pháp luật của quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân viên và viên chức quốc phòng ở Học viện Chính trị hiện nay [36] Cuốn sách quan niệm: “Bồi dưỡng văn hóa pháp luật của quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng ở Học viện Chính trị làtrang bị, mở rộng tri thức pháp luật, xây dựng, củng cố tình cảm, niềm tin, ý chípháp luật, hình thành thói quen, hành vi, ứng xử có văn hóa trong chấp hành phápluật nhà nước, kỷ luật quân đội” [36, tr.41] Từ đánh giá thực trạng, Tác giả cuốnsách đã chỉ ra nguyên nhân có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến những ưu điểm,hạn chế, khuyết điểm là do nguyên nhân chủ quan thuộc về nhận thức, tráchnhiệm và năng lực của chủ thể, ý thức tự giác, tích cực, chủ động trong tự bồidưỡng văn hóa pháp luật của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chứcquốc phòng Từ đó, cuốn sách đưa ra các giải pháp; trong đó xác định giải pháp có
ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng văn hóa pháp luật củaquân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng là phải tăng cường
Trang 27sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, chỉ đạo, hướng dẫn của Phòng Chính trị,cán bộ chủ trì các cấp
1.2.2 Các công trình nghiên cứu về công tác đảng, công tác chính trị trong giáo dục, rèn luyện kỷ luật quân đội và đổi mới công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội.
Lê Đức Lự (2017), Công tác đảng, công tác chính trị trong xây dựng
chính quy ở đơn vị cơ sở các binh đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam
[100] Luận án quan niệm: “CTĐ, CTCT trong xây dựng chính quy ở đơn vị cơ
sở các binh đoàn chủ lực QĐND Việt Nam là xây dựng con người, xây dựng tổchức vững mạnh, tạo sự thống nhất ý chí và hành động, động viên, cổ vũ, pháthuy sức mạnh tổng hợp các tổ chức, các lực lượng nhằm thực hiện thắng lợi mọinhiệm vụ được giao” [100, tr.46] Luận án chỉ ra, để xây dựng chính quy ở đơn
vị cơ sở đạt chất lượng, hiệu quả, CTĐ, CTC phải cùng với các mặt công táckhác đi sâu duy trì chặt chẽ nghiêm túc và kiên quyết giữ nghiêm nền nếp chínhquy, rèn luyện kỷ luật trong mọi nhiệm vụ, mọi hoạt động của bộ đội; để mộtmặt làm cho các hoạt động ấy được điều hành, hoạt động một cách nhịp nhàng,thống nhất, có chất lượng, hiệu quả cao, mặt khác, còn tạo ra môi trường thuậnlợi để mọi quân nhân rèn luyện lễ tiết, tác phong chính quy, thói quen làm việc,công tác và sinh hoạt có kỷ luật; khắc phục những thói quen cũ, lạc hậu, tự do,tùy tiện, thiếu kỷ luật
Nguyễn Văn Vi (2018), Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân
Việt Nam [163] Luận án xác định, để đạt được mục đích và hiệu quả giáo dục
pháp luật trong QĐND Việt Nam đòi hỏi phải có cách tiếp cận đặc thù liênquan đến cả chủ thể, đối tượng nội dung, phương pháp, phương tiện, mục tiêu
và kết quả của hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật Tác giảluận án cho rằng, để nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong QĐND ViệtNam, trước hết cần củng cố nhận thức cho các chủ thể, lực lượng về vị trí, vaitrò củ hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong bối cảnh mới khi chúng tađang đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tham gia
Trang 28ngày càng nhiều vào các tổ chức quốc tế; cùng với đó cần tăng cường vai tròlãnh đạo, chỉ đâọ của cấp ủy đảng, hệ thống chỉ huy, phát huy vai trò của Hộiđồng phổ biến, giáo dục pháp luật; đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức,phương pháp giáo dục pháp luật dựa trên những yếu tố đặc thù của môi trườngquân đội.
Nguyễn Mạnh Tường (2019), “Đổi mới giáo dục pháp luật, rèn luyện kỷ luật
góp phần phát triển nhân cách của hạ sĩ quan, binh sĩ ở Quân khu 7” [156] Bài báo
khẳng định “Giáo dục pháp luật, rèn luyện kỷ luật cho HSQ, BS là quá trình tương tácgiữa chủ thể và HSQ, BS thông qua chương trình, nội dung, hình thức, phương phápnhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội, quyđịnh của đơn vị” [156, tr.44] Bài báo đánh giá công tác giáo dục pháp luật, rèn luyện
kỷ luật cho HSQ, BS ở Quân khu 7 đã đạt được nhiều thành tựu, tuy nhiên vẫn còntình trạng một số HSQ, BS vi phạm pháp luật, kỷ luật Từ đó bài báo đề xuất một sốgiải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục pháp luật, rèn luyện kỷ luật cho HSQ,
BS tập trung vào “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng; nâng cao nănglực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ; hoàn thiện chương trình nội dung, vận dụng linhhoạt các hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật, rèn luyện kỷ luật cho HSQ, BS”[156, tr.45]
Đỗ Hồng Quảng (2020), Nâng cao chất lượng giáo dục kỷ luật cho hạ sĩ
quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam [123] Luận án đi sâu
phân tích mục đích của giáo dục kỷ luật cho HSQ, BS là “nhằm trang bị nhữngtri thức cơ bản của Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, kỷ luậtcủa quân đội, chỉ thị, mệnh lệnh của người chỉ huy và các quy định của đơn vịcho HSQ, BS” [123, tr.40] Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân,luận án rút ra bốn kinh nghiệm; đưa ra bốn giải pháp; trong đó luận án xác định
“Tạo sự thống nhất cao về nhận thức, trách nhiệm và hoạt động thực tiễn của cácchủ thể” là giải pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục kỷluật cho HSQ, BS ở đơn vị cơ sở QĐND Việt Nam hiện nay Vì đây là một nội
Trang 29dung rất quan trọng nhằm tạo ra sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo; đồng thờicũng chính là việc giải quyết, loại bỏ những mâu thuẫn, bất đồng trong nhậnthức và hành động của các chủ thể hướng tới thực hiện đúng chức trách, nhiệm
vụ của mình và phát huy cao nhất khả năng, tinh thần trách nhiệm trong thựchiện mục tiêu chung, thống nhất là nâng cao chất lượng giáo dục kỷ luật choHSQ, BS
Nguyễn Văn Phương (2020), Nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật của quân
nhân ở đơn vị cơ sở [122] Cuốn sách tập trung phân tích mục đích nâng cao ý thức
chấp hành kỷ luật của quân nhân ở đơn vị cơ sở QĐND Việt Nam nhằm: “Củng cố,tăng cường kỷ luật của Quân đội, xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinhnhuệ, từng bước hiện đại, nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo đảm hoàn thành xuấtsắc mọi nhiệm vụ” [122, tr.41] Cuốn sách chỉ ra các yếu tố cấu thành ý thức kỷ luậtcủa quân nhân bao gồm: “Tri thức về kỷ luật; thái độ chấp hành kỷ luật, ý chí chấphành kỷ luật” [122, tr.34-40] Trong các giải pháp đề xuất cuốn sánh xác định
“Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục chính trị, giáodục pháp luật, kỷ luật cho quân nhân ở đơn vị cơ sở” là giải pháp đặc biệt quantrọng, mang tính đột phá để giải quyết kịp thời những vấn đề thực tiễn trong quản
lý, GD, RL ý thức chấp hành kỷ luật của quân nhân ở đơn vị cơ sở
Nguyễn Văn Năm (2023), Nâng cao ý thức kỷ luật của hạ sĩ quan, binh sĩ ở
Quân khu 1 hiện nay [119] Luận án quan niệm “Ý thức kỷ luật của HSQ, BS là
sự phản ánh thực tiễn kỷ luật quân sự ở Quân khu 1, được biểu hiện ở nhận thức
kỷ luật, thái độ kỷ luật và hành vi chấp hành của HSQ, BS đối với Hiến pháp,pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của Quân đội, chỉ thị,mệnh lệnh của người chỉ huy” [119, tr.38] Trên cơ sở đó, luận án luận giải, nângcao ý thức kỷ luật của HSQ, BS ở Quân khu 1 là quá trình tương tác hợp quy luậtgiữa các chủ thể tác động vào nhận thức, thái độ và hành vi chấp hành kỷ luật củaHSQ, BS, làm cho các yếu tố này ngày càng được nâng cao hơn, góp phần pháttriển hoàn thiện nhân cách người HSQ, BS sống và việc theo Hiến pháp, pháp luật
Trang 30Nhà nước, kỷ luật quân đội và quy định của đơn vị Đây là quá trình được diễn ra
có mục đích; dưới sự tương tác của các chủ thể tác động và chủ thể tự nâng cao;
có sự tham gia của nhiều tổ chức, lực lượng; được thực hiện với những nội dung
cụ thể; được tiến hành thông qua những hình thức, biện pháp đa dạng, phong phú
Do vậy, nâng cao ý thức kỷ luật của HSQ, BS ở Quân khu 1 chịu sự quy định bởinhiều nhân tố, trong đó, cơ bản nhất là chịu sự quy định bởi nhận thức, tráchnhiệm của các chủ thể; nội dung, hình thức và phương pháp GD, RL kỷ luật choHSQ, BS; môi trường văn hóa kỷ luật ở đơn vị; nhân tố chủ quan của HSQ, BS ởQuân khu 1
Đỗ Xuân Đoài (2024), Chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong
phòng, chống vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước ở các sư đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [48] Luận án chỉ rõ: “Chất lượng
CTĐ, CTCT trong phòng, chống vi phạm kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước ởcác sư đoàn bộ binh được biểu hiện tập trung ở trình độ nhận thức, trách nhiệm,hành vi, thói quen chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước củaquân nhân và sự VMTD của cơ quan, đơn vị.” [48, tr.62] Tuy nhiên, thực trạnghiện nay ở các sư đoàn bộ binh theo luận án đánh giá: Nhận thức, trách nhiệmcủa một bộ phận cấp uỷ, chỉ huy, cơ quan chức năng, các tổ chức quần chúng,Hội đồng quân nhân và quân nhân về CTĐ, CTCT trong phòng, chống vi phạm
kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước còn hạn chế; nội dung, hình thức, biện pháptiến hành CTĐ, CTCT có điểm chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đồng thời chưaphát huy hết sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng; sự hiểu biết và thóiquen chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước của một bộ phậnquân nhân và cơ quan, đơn vị còn hạn chế… Trên cơ sở đó, luận án đưa ra nămgiải pháp để nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong phòng, chống vi phạm kỷluật quân đội, pháp luật nhà nước ở các sư đoàn bộ binh hiện nay; trong đó cógiải pháp mang tính đột phá đó là phải xác định đúng nội dung, vận dụng linhhoạt các biện pháp nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong phòng, chống vi
Trang 31phạm kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước ở các sư đoàn bộ binh là vấn đề có ýnghĩa cấp thiết
1.3 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
1.3.1 Giá trị các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án
Một là, giá trị lý luận
Các công trình khoa học đã công bố ở nước ngoài và ở trong nước góp phầnlàm sâu sắc, phát triển toàn diện hơn những vấn đề lý luận về kỷ luật, kỷ luật quânđội, chất lượng, đổi mới công tác quản lý, GD, RL kỷ luật, góp phần thiết thực trang
bị thế giới quan, phương pháp luận cho các chủ thể đổi mới công tác GD, RL kỷluật Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các công trình khoa học ở nước ngoài và ởtrong nước đã đi sâu nghiên cứu, luận giải sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận cơ bản, như:quan niệm về kỷ luật và kỷ luật quân đội; HSQ, BS; giáo dục, quản lý, rèn luyện kỷluật; đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quản lý, GD, RL kỷ luật trong quânđội; tính tất yếu khách quan, vị trí, vai trò, nội dung, biện pháp quản lý, GD, RL kỷluật và GD, RL kỷ luật cho quân nhân trong quân đội Một số công trình đã luậngiải khá chi tiết lý luận về nội dung, biện pháp đổi mới, những yếu tố quy định, tiêuchí đánh giá chất lượng đổi mới công tác quản lý, GD, RL kỷ luật cho quân nhân;quan niệm, nội dung, biện pháp và những vấn đề có tính nguyên tắc trong đổi mớicông tác quản lý, GD, RL kỷ luật của các tổ chức, các lực lượng trong lực lượng vũtrang
Kết quả nghiên cứu đó là nguồn tài liệu quý để nghiên cứu sinh học tập,nghiên cứu, nâng cao trình độ kiến thức lý luận toàn diện của bản thân Đâycũng là cơ sở, điều kiện thuận lợi giúp nghiên cứu sinh tham khảo, chọn lọc, kếthừa, phát triển những hạt nhân hợp lý trong quá trình xây dựng luận án Nhất
Trang 32là trong việc làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản như: quan niệm, đặc điểm, vaitrò, nội dung, biện pháp quản lý, GD, RL kỷ luật; quan niệm chất lượng côngtác, đổi mới công tác, nội dung, hình thức, biện pháp đổi mới công tác; tiêu chíđánh giá đổi mới; những vấn đề có tính nguyên tắc trong đổi mới công tác quản
lý, GD, RL kỷ luật cho quân nhân trong quân đội
Hai là, giá trị thực tiễn
Các công trình khoa học đã công bố ở nước ngoài và ở trong nước cógiá trị thực tiễn to lớn, cung cấp bức tranh toàn cảnh về công tác quản lý, GD,
RL kỷ luật, đổi mới công tác quản lý, GD, RL kỷ luật, chỉ ra đặc điểm, vai tròcủa công tác GD, RL kỷ luật trong thực tiễn; đánh giá thực trạng ưu điểm, hạnchế, khuyết điểm, chỉ rõ nguyên nhân trong tiến hành công tác GD, RL kỷluật, đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho các quân nhân; dự báo yếu tố tácđộng, sự phát triển của tình hình nhiệm vụ và đề xuất các giải pháp nhằmnâng cao chất lượng công tác GD, RL kỷ luật, đổi mới công tác GD, RL kỷluật Quá trình ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn cũng đã kiểmnghiệm được tính đúng đắn và giá trị khoa học của các công trình nghiên cứu;thiết thực góp phần tạo ra bước đột phá trong thực tiễn đổi mới công tác GD,
RL kỷ luật cho các đối tượng trong quân đội
Kết quả nghiên cứu của các công trình đã nghiệm thu công bố ở nướcngoài và ở trong nước giúp cho nghiên cứu sinh có cách nhìn tổng quan, toàndiện về thực tiễn công tác GD, RL kỷ luật nói chung, đổi mới công tác GD, RL
kỷ luật cho HSQ, BS trong Quân đội nói riêng, cung cấp thêm cơ sở để nghiêncứu sinh có phương pháp xem xét, đánh giá toàn diện thực trạng, phân tíchnguyên nhân, xác định những vấn đề đặt ra, những yếu tố tác động Trên cơ sở
đó, xác định yêu cầu, đề xuất những giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng đổimới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội hiệnnay
Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án “Đổimới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội hiện
Trang 33nay” cho thấy, đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu toàn diện,chuyên sâu về đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trongQuân đội dưới góc độ khoa học Ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhànước
1.3.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Một là, nghiên cứu những vấn đề cơ bản về công tác GD, RL kỷ luật cho
HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội
Tập trung vào TĐBB: Quan niệm, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ củaTĐBB; quan niệm, đặc điểm, vai trò của HSQ, BS ở các TĐBB; quan niệm, nộidung, biện pháp GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB; quan niệm, đặc điểm,vai trò của công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội
Hai là, nghiên cứu những vấn đề cơ bản về đổi mới công tác GD, RL kỷ
luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội
Tập trung vào quan niệm đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS
ở các TĐBB; những vấn đề có tính nguyên tắc và tiêu chí đánh giá đổi mớicông tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội
Ba là, nghiên cứu thực tiễn, đánh giá thực trạng đổi mới và xác định
một số vấn đề đặt ra đối với tiếp tục đổi mới công tác GD, RL kỷ luật choHSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội
Trên cơ sở tiêu chí đánh giá đã xác định; tiến hành điều tra, nghiên cứu,khảo sát thực tiễn, thu thập tư liệu, số liệu để đánh giá thực trạng đổi mới côngtác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB, chỉ ra những ưu điểm, khuyếtđiểm và nguyên nhân của những ưu điểm, khuyết điểm về nhận thức, tráchnhiệm của các tổ chức lực lượng đối với đổi mới công tác GD, RL kỷ luật choHSQ, BS; việc thực hiện nội dung, biện pháp đổi mới công tác GD, RL kỷ luậtcho HSQ, BS; sự chuyển biến về nhận thức và hành vi chấp hành kỷ luật quânđội của HSQ, BS trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ Xác định một số vấn đềđặt ra đối với tiếp tục đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở cácTĐBB trong Quân đội
Trang 34Bốn là, nghiên cứu tình hình, nhiệm vụ tác động; xác định những yêu
cầu đặt ra và đề xuất những giải pháp tiếp tục đổi mới công tác GD, RL kỷluật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội hiện nay
Tập trung phân tích tình hình, nhiệm vụ tác động đến tiếp tục đổi mớicông tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB Xác định một số yêu cầutiếp tục đổi mới công tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB; đề xuấtnhững giải pháp cụ thể, khả thi tiếp tục đổi mới công tác GD, RL kỷ luật choHSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội hiện nay
Kết luận chương 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đổi mới công
tác GD, RL kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội hiện nay cho thấy,
các công trình khoa học ở nước ngoài và trong nước đã có cách tiếp cận, nghiêncứu ở nhiều góc độ, phạm vi và mục đích khác nhau, đề cập khá phong phú, toàndiện về pháp luật, kỷ luật, công tác phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và đổimới, nâng cao chất lượng công tác GD, RL kỷ luật trong quân đội nói riêng Cáccông trình đã làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn trong phạm vi, đối tượng nghiên cứu;khảo sát, điều tra, tổng kết thực tiễn, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp
về giáo dục, quản lý, rèn luyện kỷ luật, đổi mới, tăng cường hoặc nâng cao chấtlượng công tác GD, RL kỷ luật ở đơn vị cơ sở trong quân đội Trong đó, có nhiềucông trình đi sâu, phân tích, luận giải làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn
về kỷ luật, GD, RL kỷ luật, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáodục pháp luật, quản lý, rèn luyện kỷ luật của các đơn vị trong quân đội; đánh giáthực trạng, dự báo những yếu tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất giải phápđổi mới, nâng cao chất lượng công tác GD, RL kỷ luật trong và ngoài quân đội.Kết quả của các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nướcđược tổng quan liên quan đến đề tài luận án có giá trị và ý nghĩa sâu sắc cả
về lý luận và thực tiễn; đây là nguồn tài liệu, tư liệu quý giúp nghiên cứusinh tham khảo, kế thừa có chọn lọc, vận dụng vào quá trình nghiên cứu đề
Trang 35tài luận án; nhất là giúp nghiên cứu sinh xác định đúng đối tượng, nội dung,phạm vi, tìm ra hướng nghiên cứu mới, chỉ ra những vấn đề liên quan chưađược làm rõ, từ đó lựa chọn những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu.
Từ kết quả tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nướcliên quan đến đền tài luận án cho thấy đến nay chưa có công trình khoa họcnào nghiên cứu cơ bản, hệ thống, chuyên sâu về đổi mới công tác GD, RL
kỷ luật cho HSQ, BS ở các TĐBB trong Quân đội dưới góc độ Ngành Xâydựng Đảng và Chính quyền Nhà nước
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC VÀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN KỶ LUẬT CHO HẠ SĨ
QUAN, BINH SĨ
Ở CÁC TRUNG ĐOÀN BỘ BINH TRONG QUÂN ĐỘI 2.1 Hạ sĩ quan, binh sĩ và công tác giáo dục, rèn luyện kỷ luật cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội
2.1.1 Trung đoàn bộ binh và hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội.
2.1.1.1 Trung đoàn bộ binh trong Quân đội
Quan niệm trung đoàn bộ binh
Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam định nghĩa: “Trung đoàn là binh độichiến thuật cơ bản, liền trên tiểu đoàn Thường gồm 3 tiểu đoàn và một số đại độitrực thuộc, nằm trong biên chế sư đoàn, bộ chỉ huy quân sự tỉnh hoặc được tổ chứcđộc lập trong quân đoàn, quân khu, quân chủng, binh chủng, bộ đội chuyên môn đểtác chiến và thực hiện nhiệm vụ khác” [124, tr.1124] Trong Quân đội ta hiện nay, cócác loại trung đoàn: Trung đoàn chiến đấu (trung đoàn bộ binh; trung đoàn bộ binh
cơ giới; trung đoàn xe tăng; trung đoàn pháo binh; trung đoàn đặc công; trung đoànkhông quân; trung đoàn hải quân đánh bộ ) và trung đoàn bảo đảm hoặc phục vụ(trung đoàn công binh; trung đoàn thông tin; trung đoàn hóa học; trung đoàn vận tải)
Trang 36Về tổ chức, biên chế trong QĐND Việt Nam có TĐBB đủ quân và TĐBBkhung thường trực TĐBB đủ quân gồm có TĐBB đủ quân ở các sư đoàn bộbinh đủ quân thuộc các quân khu, quân đoàn, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Bộ
Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh; TĐBB đủ quân ở các sư đoàn bộ binh rút gọn;TĐBB đủ quân trực thuộc quân khu trên địa bàn chiến lược; TĐBB đủ quânthuộc bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Từ cách tiếp cận trên, có thể quan niệm: Trung đoàn bộ binh đủ quân
trong QĐND Việt Nam là loại hình đơn vị chiến thuật cơ bản, được biên chế đầy đủ quân số, vũ khí trang bị theo quy định của BQP để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ và chiến đấu; là lực lượng chủ lực, thường trực SSCĐ, có thể tác chiến độc lập trên một hướng của quân khu, quân đoàn hoặc trong đội hình tác chiến của các sư đoàn bộ binh và đội hình chiến dịch cấp trên
Cơ cấu tổ chức của TĐBB đủ quân
Thực hiện Quyết định số 508/QĐ-TM ngày 30/3/2018 của Tổng Thammưu trưởng QĐND Việt Nam “Về việc ban hành Biểu tổ chức, biên chế sưđoàn bộ binh đủ quân (thời bình) thuộc quân khu, quân đoàn” Cơ cấu tổ chứccủa TĐBB đủ quân bao gồm:
Hệ thống chỉ huy gồm: Ban chỉ huy trung đoàn, số lượng năm đồng chí:
trung đoàn trưởng, chính uỷ trung đoàn, phó chính uỷ trung đoàn, phó trungđoàn trưởng tham mưu trưởng và phó trung đoàn trưởng Các cơ quan chức nănggồm: Ban Tham mưu, Ban Chính trị, Ban Hậu cần - Kỹ thuật Các đơn vị trựcthuộc gồm: 3 tiểu đoàn bộ binh; tám đại đội trực thuộc và một trung đội vệ binh
Hệ thống tổ chức đảng, căn cứ quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt
Nam khóa XI và Quy định số 49-QĐ/TW ngày 22/12/2021 về “Tổ chức đảngtrong Quân đội nhân dân Việt Nam” Tổ chức đảng ở TĐBB đủ quân là tổ chức
cơ sở đảng 3 cấp, gồm: đảng ủy trung đoàn là đảng ủy cơ sở; đảng ủy tiểu đoàn
là đảng ủy bộ phận và chi bộ ở các cơ quan trung đoàn, tiểu đoàn bộ và các đạiđội
Các tổ chức quần chúng gồm có tổ chức đoàn và hội phụ nữ Tổ chức
Trang 37đoàn thực hiện theo Hướng dẫn số 16-HD/TWĐTN-BTC, ngày 17/8/2018 củaBan Chấp hành Trung ương Đoàn về “Thực hiện Điều lệ Đoàn TNCS Hồ ChíMinh” Do vậy, tổ chức đoàn ở các TĐBB là tổ chức cơ sở đoàn 3 cấp: Đoàn
cơ sở được thành lập ở cấp trung đoàn; liên chi đoàn ở cấp tiểu đoàn và chiđoàn được thành lập ở các đại đội và các cơ quan trung đoàn Tổ chức hội phụ
nữ, căn cứ vào Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và tình hình thực tiễncủa đơn vị, ở TĐBB thành lập chi hội phụ nữ cơ sở cấp trung đoàn
Tổ chức hội đồng quân nhân thực hiện theo Thông tư số
165/2018/TT-BQP, ngày 01/12/2018 của BQP “Quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồngquân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam” Theo đó, hội đồng quân nhânđược thành lập ở các đại đội, tiểu đoàn bộ và khối cơ quan trung đoàn
Chức năng của trung đoàn bộ binh
Các TĐBB là một bộ phận, lực lượng nòng cốt của các sư đoàn bộ binhtrong thực hiện các nhiệm vụ; căn cứ vào chức năng của QĐND Việt Nam, củacác sư đoàn, quân khu, quân đoàn; căn cứ Quyết định số 508/QĐ-TM ngày30/3/2018 của Bộ Tổng Tham mưu “Về việc ban hành Biểu tổ chức, biên chế
sư đoàn bộ binh đủ quân (thời bình) thuộc quân khu, quân đoàn”, có thể kháiquát chức năng cơ bản của các TĐBB đó là đội quân chiến đấu, đội quân côngtác, đội quân lao động sản xuất
Nhiệm vụ của trung đoàn bộ binh
Căn cứ vào Điều 1, Điều 2, Điều lệnh chiến đấu TĐBB Quân đội nhândân Việt Nam (2018) [17] Theo đó, TĐBB là binh đội chiến thuật binh chủnghợp thành, lực lượng chủ yếu để thực hiện các trận đánh của sư đoàn, trongtác chiến khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố), tác chiến chiến dịch và tácchiến phòng thủ quân khu TĐBB có khả năng chiến đấu hiệp đồng quân,binh chủng, trong đội hình cấp trên hoặc độc lập
Trong thời bình, TĐBB có nhiệm vụ chủ yếu là huấn luyện, SSCĐ, cơđộng lực lượng, xây dựng đơn vị VMTD “Mẫu mực, tiều biểu”; tham giaphòng chống thiên tai, bão lụt, cứu hộ cứu nạn; xây dựng cơ sở chính trị - xã
Trang 38hội ở địa phương nơi đóng quân; lao động, tăng gia sản xuất và thực hiện cácnhiệm vụ đột xuất khác Trong đó, huấn luyện, SSCĐ là nhiệm vụ chính trịtrọng tâm; xây dựng đơn vị VMTD“Mẫu mực, tiều biểu”, lao động sản xuất,làm công tác dân vận là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng.
2.1.1.2 Hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh trong Quân đội
Quan niệm hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh
Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam xác định: Hạ sĩ quan là tên gọichung của quân nhân có quân hàm hạ sĩ, trung sĩ, thượng sĩ phục vụ trongQĐND Việt Nam theo luật nghĩa vụ quân sự; binh sĩ là quân nhân có quân hàmbinh nhì, binh nhất phục vụ trong QĐND Việt Nam theo luật nghĩa vụ quân sự
Hạ sĩ quan, binh sĩ là một danh từ ghép dùng để chỉ hai đối tượng quân nhân
là hạ sĩ quan và binh sĩ đang phục vụ trong QĐND Việt Nam, có vị trí và chứctrách, nhiệm vụ gần giống nhau HSQ, BS đảm nhiệm các chức vụ từ chiến sĩ đếntiểu đội trưởng, tiểu đội phó và tương đương Thời gian phục vụ tại ngũ của họ theoquy định của Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành là 24 tháng, trường hợp đặc biệt,kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ nhưng thời gian kéo dài không quá 06 tháng [130,tr.20-21]
Hạ sĩ quan, binh sĩ trong QĐND Việt Nam là những thanh niên được tuyểnchọn về sức khỏe, lịch sử chính trị và trình độ học vấn; tuyệt đại đa số là đoànviên, có tuổi đời từ 18 đến 27 tuổi Sau khi hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện chiến
sĩ mới hoặc khóa đào tạo tiểu, khẩu đội trưởng, nhân viên chuyên môn kỹ thuật,phần lớn trong số họ được biên chế về các phân đội ở trung đoàn; số lượng HSQ,
BS thay đổi hàng năm gắn với các đợt nhập ngũ và xuất ngũ của đơn vị
Từ cách tiếp cận trên có thể quan niệm: HSQ, BS ở các TĐBB trong
QĐND Việt Nam là những quân nhân có cấp bậc quân hàm từ binh nhì đến thượng sĩ, giữ các chức vụ từ chiến sĩ đến tiểu đội trưởng (hoặc khẩu đội trưởng) và tương đương phục vụ trong Quân đội theo Luật Nghĩa vụ quân sự.
Từ quan niệm trên, chỉ ra:
Trang 39Hạ sĩ quan, binh sĩ ở TĐBB là những quân nhân trong QĐND Việt Nam HSQ, BS là những thanh niên được tuyển chọn về sức
khỏe, lịch sử chính trị và trình độ học vấn; tuyệt đại đa số là đoàn viên; có tuổiđời trẻ, từ 18 đến 27 tuổi Sau khi hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩmới hoặc khóa đào tạo tiểu, khẩu đội trưởng, nhân viên chuyên môn kỹ thuật,phần lớn trong số họ được biên chế về các phân đội ở các đơn vị cơ sở; sốlượng HSQ, BS biến đổi hằng năm gắn với các đợt nhập ngũ và xuất ngũ củađơn vị
Hạ sĩ quan, binh sĩ ở TĐBB có cấp bậc quân hàm từ binh nhì đến thượng sĩ Đối với HSQ, BS không có chức vụ trong thời gian phục vụ tại ngũ 24
tháng được mang quân hàm binh nhì, binh nhất (gọi là binh sĩ) Đối với HSQ, BS cóchức vụ được đào tạo qua các khóa tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng trong thời gianphục vụ tại ngũ 24 tháng được mang quân hàm từ hạ sĩ, trung sĩ đến thượng sĩ (gọi là
hạ sĩ quan)
Hạ sĩ quan, binh sĩ ở TĐBB giữ các chức vụ từ chiến sĩ đến tiểu đội trưởng hoặc khẩu đội trưởng Đối với HSQ, BS trong thời gian phục vụ tại ngũ 24 tháng
không được đào tạo khóa tiểu đội trưởng hoặc khẩu đội trưởng thì giữ chức vụ chiến
sĩ Đối với những HSQ, BS trong thời gian phục vụ tại ngũ 24 tháng được đào tạokhóa tiểu đội trưởng hoặc khẩu đội trưởng thì giữ chức vụ tiểu đội trưởng hoặc khẩuđội trưởng
Đặc điểm hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh
Một là, HSQ, BS ở các TĐBB là lực lượng đông đảo, có trình độ học vấn ngày càng cao Hiện nay ở TĐBB có 2 đối tượng
HSQ, BS (khoảng 50% năm thứ nhất và 50% năm thứ hai) trong tổng số HSQ,
BS được biên chế, chiếm khoảng 80 - 85% quân số của đơn vị Đối tượng
HSQ, BS năm thứ nhất, bao gồm chiến sĩ mới, chiến sĩ bộ binh và số HSQ, BS
mới được điều động sau các khóa đào tạo tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng từtrường quân sự về công tác Đối tượng này tương đối thuần nhất, dễ tiếp thu cáctri thức quân sự và hành động theo điều lệnh; tuy nhiên do mới nhập ngũ, họ
Trang 40chưa quen với môi trường quân đội nên tư tưởng dễ bị dao động, còn biểu hiện
tự do, tùy tiện trong sinh hoạt, ý thức tổ chức kỷ luật và chấp hành kỷ luật chưacao; trong học tập, sinh hoạt còn thiếu tự tin và thiếu tính chủ động, phươngpháp học tập, rèn luyện, hiệu quả chưa cao… ảnh hưởng không nhỏ đến công tác
xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật của đơn vị Đối tượng HSQ, BS năm thứ
hai, cơ bản là chiến sĩ bộ binh và một bộ phận giữ chức tiểu đội trưởng, khẩu đội
trưởng hoặc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật Đối tượng này đã được tôiluyện trong môi trường quân đội nên nhận thức, trách nhiệm, khả năng tư duy tronghọc tập và hoạt động thực tiễn tốt hơn; bước đầu đã tích lũy được kinh nghiệm, hìnhthành nên các kỹ năng cơ bản trong nhận thức, học tập và chấp hành kỷ luật, biếtliên hệ, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, có sự tiến bộ, trưởng thành
rõ rệt Tuy nhiên, ở họ khi chuẩn bị xuất ngũ đã xuất hiện tâm lý chủ quan, tính chủđộng, tự giác, tích cực, gương mẫu trong học tập, rèn luyện, chấp hành kỷ luật ởmột số ít HSQ, BS giảm dần Đặc điểm này đòi hỏi các chủ thể trong công tác GD,
RL kỷ luật phải nắm chắc tâm lý của từng đối tượng để có phương pháp chỉ huy,quản lý phù hợp
Cùng với đó, hiện nay trình độ văn hóa của HSQ, BS ở các TĐBB ngàycàng cao; đa số đã tốt nghiệm trung học cơ sở và trung học phổ thông; một số đãđược đào tạo qua các trường trung cấp nghề, cao đẳng và đại học [Phụ lục 9] Đặcđiểm này đòi hỏi trong công tác GD, RL kỷ luật phải thường xuyên đổi mới về nộidung chương trình, hình thức, biện pháp GD, RL kỷ luật cho phù hợp với trình độnhận thức của từng đối tượng HSQ, BS
Hai là, HSQ, BS ở các TĐBB đa dạng về thành phần xuất thân, địa bàn cư trú Thành phần xuất thân của HSQ, BS khá đa dạng, từ
nông dân, công nhân, tiểu thương, nhưng đại bộ phận xuất thân từ nông dân(chiếm 87,69%) [Phụ lục 9] Địa bàn cư trú cũng khá đa dạng, phong phú, từthành thị, nông thôn, đồng bằng, trung du, miền núi, hải đảo, nhưng phần đôngsống ở nông thôn nên tính cách thuần nhất, thật thà, chất phác, chịu đựng đượckhó khăn gian khổ Song, ở họ những tư tưởng, suy nghĩ và hành động thường