Báo chí đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động quan hệ công chúng Public Relation, PR, do đó, những người làm PR, truyền thông trong các trường ĐH ĐH hiện nay rất chú trọng xây dựng v
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HÀ NỘI - 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền
Phản biện 1: TS Đỗ Anh Đức
Phản biện 2: PGS.TS Hà Huy Phượng
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
Vào hồi: giờ, ngày tháng năm 2024
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thư viện và Tri thức số, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong nhiều năm qua, ngành giáo dục thường xuyên được sống trong không khí đổi mới với rất nhiều sự thay đổi, điều chỉnh, cải cách diễn ra liên tục Báo chí, với vai trò thông tin và giám sát xã hội, đã có những tác động tích cực để giáo dục phát triển tốt lên, đặc biệt trong việc vun đắp niềm tin của xã hội với ngành giáo dục Báo chí đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động quan hệ công chúng (Public Relation, PR), do đó, những người làm PR, truyền thông trong các trường ĐH (ĐH) hiện nay rất chú trọng xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với mạng lưới các cơ quan báo chí, nhằm mục đích qua báo chí truyền tải thông tin và quảng bá hình ảnh của nhà trường một cách tốt nhất đến với các đối tượng công chúng khác nhau Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh về mọi mặt giữa các trường ĐH trong công tác tuyển sinh và đào tạo, chức năng “truyền thông”, truyền tải thông tin nhằm mục đích quảng bá đã khiến hoạt động quan hệ công chúng (QHCC) của trường ĐH không thể thiếu các kênh báo chí
Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh như hiện nay, nền giáo dục có những bước chuyển mới theo cơ chế tự chủ ĐH, các trường đã bắt đầu xây dựng các chiến lược nhằm thu hút người học, nâng cao thị phần sinh viên tốt nghiệp có việc làm và khẳng định đẳng cấp thương hiệu của trường không chỉ đối với người học mà còn đối với các đối tượng công chúng khác nhau trong xã hội Khi đó, quản trị quan hệ báo chí (QHBC) có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu; đồng thời, góp phần thiết lập tình cảm và xây dựng niềm tin của công chúng đối với trường, khắc phục những định kiến, dư luận bất lợi cho trường, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong nội bộ đơn vị mình và tạo ra tình cảm tốt đẹp của dư luận xã hội thông qua các hoạt động quan hệ của cộng đồng Thông qua QHBC, các trường ĐH đã, đang và
Trang 4sẽ xây dựng bản sắc văn hoá riêng có cho đơn vị mình, đề có thể gia tăng sức cạnh tranh, sánh vai cùng các trường ĐH danh tiếng trong và ngoài nước Như vậy, trong sự cạnh tranh giữa các trường ĐH (công lập và ngoài công lập) cũng ngày một mạnh mẽ, việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho
ĐH là tổng thể các điểm tương tác Quản trị QHBC là một trong những công
cụ chiến lược đắc lực không thể thiếu cho việc hoàn thành sứ mệnh của một trường ĐH
Hoạt động truyền thông của các trường ĐH trong bối cảnh truyền thông
số cũng có rất nhiều điểm chủ động, sáng tạo hơn so với trước đây, và nó có thể ảnh hưởng ít nhiều đến việc quản trị QHBC nói riêng, quản trị danh tiếng của trường ĐH nói chung Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đi sâu tìm hiểu về vấn đề này Bằng thực tế hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong hoạt động công tác QHCC nói chung, QHBC nói riêng trong trường ĐH công lập và ngoài công lập, cùng vốn kiến thức đã được trang bị trong quá trình học cao học tại Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, cũng như mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về quản trị QHBC của trường ĐH, tác giả chọn vấn đề “Quản trị quan hệ báo chí của trường đại học
ở Hà Nội” (khảo sát Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường Đại học Phenikaa) làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Báo chí truyền thông
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình phỏng vấn, tìm hiểu tài liệu, tác giả nhận thấy chưa có nhiều công trình đi sâu vào nghiên cứu riêng, cụ thể về nội dung “Quản trị quan hệ báo chí của trường đại học ở Hà Nội” Tuy nhiên, tác giả thấy cũng
có nghiên cứu liên quan gần với nội dung đề tài mà tác giả nghiên cứu
2.1 Trên thế giới
Trên thế giới, vai trò của truyền thông và sử dụng truyền thông trong xây dựng thương hiệu được quan tâm từ khá sớm Đặc biệt, giai đoạn đầu
Trang 5thập kỷ 20 (thế kỷ XX) cho đến nay đã xuất hiện nhiều tác giả, công trình nghiên cứu mới về hoạt động truyền thông và xây dựng hình ảnh trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
Các chuyên gia truyền thông và QHCC là người chịu trách nhiệm quản
lý mối quan hệ giữa tổ chức, doanh nghiệp và công chúng rộng rãi của tổ chức đó; tạo dựng duy trì sự tín nhiệm và hiểu biết lẫn nhau; bảo vệ uy tín, xây dựng, phát triển hình ảnh cho cơ quan, tổ chức Trải qua gần một thế kỷ phát triển, ngành QHCC, truyền thông ngày càng khẳng định vai trò thiết yếu trong xã hội và nền kinh tế hiện đại
Ứng dụng QHCC trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội đã được nhiều học giả nghiên cứu Các học giả nổi tiếng được cho là những người đầu tiên đưa
ra khái niệm hoạt động và kỹ năng của ngành QHCC như Ivy Lee, P.T Barnum và Edward L Bernays Trong cuốn “Publics Relations” của Edward
L Bernays xuất bản lần đầu năm 1952 và tái bản lần thứ 8 năm 1980 giải thích triết lý cơ bản của PR, các phương pháp PR và thực hành để được áp dụng trong những trường hợp cụ thể
Trong cuốn “Tìm hiểu về PR” của Ralph Tench và Liz Yeomans cho rằng, ngay từ đầu thế kỷ XIX, trong chiến dịch vận động bầu cử tổng thống ở
Mỹ, lần đầu tiên xuất hiện thư ký báo chí do nhận thấy cần thiết phải thu được sự ủng hộ của công chúng đối với các ứng cử viên để họ trúng cử
PR ngày nay được coi là công cụ quan trọng để bảo vệ, duy trì và phát triển các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của các cơ quan, tổ chức Đã có khá nhiều nghiên cứu về xây dựng thương hiệu, hình ảnh của tổ chức nói chung và xây dựng, quảng bá hình ảnh trưởng đại học nói riêng, như: Theo Ian Pearman, một thương hiệu được xây dựng đúng cách là điều cần thiết cho bất kỳ trường đại học nào để cạnh tranh trong thị trưởng giáo dục toàn cầu hiện đại Tác giả đã đưa ra 06 quan sát về cách thức các trường đại học có thể
Trang 6xây dựng nhãn hiệu thương mại tốt nhất, bao gồm: xác định rõ tầm quan trọng của mục đích, củng cố tên tuổi trước sự hoài nghi của công chúng, điểm trước các mối quan hệ, truyền thông ngầm, xác định đâu là sản phẩm thực sự sẽ cung cấp cho công chúng mục tiêu và công chúng mục tiêu đó là những ai, cuối cùng xác định những gì là phù hợp cho các đối tượng liên quan
Năm 2005, nhóm tác giả Al Ries và Laura Ries đã xuất bản cuốn sách
“Quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi” Đây là cuốn sách nổi tiếng thuộc loại bán chạy nhất ở Mỹ năm 2004 Hai nhà chiến lược nổi tiếng về tiếp thị của
Mỹ và cũng là hai cha con cho rằng PR đang trở nên một phương pháp hiệu quả nhất để xây dựng một thương hiệu Đối với hầu hết các công ty và tổ chức, PR có vai trò rất quan trọng, không thể coi là thứ yếu so với quảng cáo Nhưng xét về nhiều phương diện thì vai trò của chúng đã đảo ngược PR đã ngồi vào vị trí của người cầm lái và sẽ dẫn dắt, chỉ đường cho các chương trình tiếp thị
Năm 2014, tác giả Jim Blythe trong cuốn sách “100 ý tưởng PR tuyệt hay” đã cung cấp cho đông đảo độc giả về những ý tưởng nền tảng, những ý tưởng mà có thể một chuyên gia PR giàu kinh nghiệm cũng chưa tưởng tượng đến Tác giả cuốn sách cũng cho rằng PR không phải là hoạt động mang tính công thức, nó đòi hỏi sự sáng tạo, tính độc đáo và khả năng chấp nhận rủi ro để tạo điều có sức ảnh hưởng
2.2 Ở Việt Nam
Để có được cái nhìn chi tiết về đề tài, tác giả cần nắm vững những kiến thức cơ bản của truyền thông, hoạt động QHCC thông qua việc nghiên cứu các tài liệu điển hình về nội dung trên như:
PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng (Tái bản 2014), PR - Lý luận và ứng dụng, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội Đây được coi là sách “gối đầu giường” của người làm truyền thông và quan hệ công chúng Là công trình
Trang 7nghiên cứu học thuật với những kiến thức lý luận và thực tiễn cơ bản, tổng hợp về chuyên ngành QHCC Hệ thống hóa kiến thức khoa học và tương đối hoàn chỉnh cũng các bài học thực tiền trong cuốn sách đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết cơ bản về QHCC, hoạt động QHCC và kỹ năng hoạch định chiến lược QHCC Đặc biệt, trong chương 4 của cuốn sách, phần “PR với báo chí”, tác giả đã phân tích cụ thể vai trò của QHCC với báo chí, nguyên tắc hoạt động của báo chí, quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo
Bất cứ một người lao động nào (từ lao động trí óc đến lao động chân tay) khi đã tham gia lao động, sản xuất đều cần có đạo đức, trách nhiệm công việc của mình Đối với các nhà hoạt động PR cũng vậy, phải quan tâm đến đạo đức nghề nghiệp, đạo đức của bản thân mình và đạo đức của tổ chức nơi
họ làm việc Vì vậy, học viên có tham khảo nội dung cuốn “PR - Kiến thức
cơ bản và đạo đức nghề nghiệp” (2009) của PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng
Từ đó, vận dụng lý thuyết về nghề PR chuyên nghiệp, những hoạt động thực tiễn của PR áp dụng vào việc phân tích luận điểm của mình
PGS TS Nguyễn Văn Dững (Chủ biên) và TS Đỗ Thị Thu Hằng (biên soạn) (2018), Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Thông tin và Truyền thông Cuốn sách chỉ ra rằng truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với sự tiến hóa của xã hội loài người và liên quan đến mọi cá nhân cũng như các nhóm và cộng đồng xã hội nói chung Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, truyền thông ngày cảng có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, động viên, nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm xã hội, nâng cao kiến thức, nhận thức, thái độ về mọi mặt hoạt động của nhân dân Cuốn sách mang đến cho chúng ta một cái nhìn bao quát và cụ thể nhất về lĩnh vực truyền thông, những kiến thức cần thiết để tạo tiền đề cho những người đam mê bước vào môi trường truyền thông chuyên nghiệp
Trang 8Hoàng Xuân Phương, Nguyễn Thị Ngọc Châu (2017), Phong cách PR chuyên nghiệp, NXB Lao động Xã hội Tác giả đi sâu vào phân tích quy trình làm việc của một chuyên viên PR trong môi trường kinh doanh thực tế, đồng thời cung cấp cho độc giả những phương pháp và kỹ năng rất cụ thể như viết thông cáo báo chí, gặp gỡ phóng viên… Mỗi quy trình, mỗi kỹ năng mà sách
đề cập đều xuất pháp từ kinh nghiệm tích lũy qua quá trình làm việc cho các công ty truyền thông, các doanh nghiệp và được giảng dạy tại các trường ĐH cũng như từng được huấn luyện cho các doanh nghiệp của chính các tác giả
Alison Theaker - Heather Yaxley (2018), Bộ công cụ chiến lược quan
hệ công chúng, NXB Chính trị quốc gia sự thật Tác giả đã tham khảo cách thức truyền thông doanh nghiệp Qua đó, tác giả đã vận dụng để củng cố quan điểm của mình về vấn đề tạo dựng thương hiệu của doanh nghiệp, các kênh truyền thông nội bộ hay quản trị khủng hoảng
Tác giả cũng tìm hiểu và khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ công chúng trong trường đại học:
Nguyễn Hà Ngân (năm 2013), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ công chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hoạt động quan hệ công chúng của các trường đại học công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội Luận văn này nghiên cứu một cách tổng hợp, khái quát hóa lý thuyết về QHCC và QHCC trong lĩnh vực giáo dục, cụ thể là trong hệ thống trường ĐH công lập; Khảo sát các dạng hoạt động cơ bản của QHCC và làm rõ thực trạng thực hoạt động quan hệ công chúng tại các trường ĐH công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội mà người viết chọn nghiên cứu cụ thể đó là ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa Hà Nội và Học viện Báo chí và Tuyên truyền (nghiên cứu đối tượng, mục đích, thông điệp, công cụ, phương pháp, cách thức, kết quả cũng như những yếu tố khách quan và chủ quan đem đến thuận lợi hay khó khăn trong quá trình thực hiện); Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu
Trang 9quả cho các hoạt động QHCC tại các trường ĐH công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung
Vũ Thị Phương Anh (2015), Hình ảnh thương hiệu trường ĐH dưới con mắt sinh viên, ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, là báo cáo cuộc khảo sát mang tính thăm dò về hình ảnh thương hiệu ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong con mắt sinh viên của trường Công trình nhấn mạnh đến 2 vấn đề cốt lõi: đã đến lúc các trường ĐH công lập của Việt Nam cần nghiêm túc nhìn nhận về tính cấp thiết trong việc xây dựng thương hiệu đề tồn tại và cạnh tranh; vấn đề thứ 2 theo tác giả là đề xây dựng thương hiệu dựa vào năng lực cốt lõi, đó là khả năng thực hiện được lời cam kết của thương hiệu nhà trường đối với các đối tượng khách hàng
Lê Anh Phương (2016), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ công chúng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Sử dụng phương tiện truyền thông mới trong quảng bá thương hiệu các trường ĐH ngoài công lập ở Việt Nam Đây cũng là một đề tài có chủ đề tương đồng với đề tài nghiên cứu này Nội dung đề tài làm rõ thực trạng hoạt động truyền thông trong quảng bá thương hiệu tại các trường ĐH ngoài công lập Đồng thời, tác giả luận văn đề xuất các giải pháp ứng dụng các phương tiện truyền thông mới trong quá trình thực hiện hoạt động truyền thông tại các trường ĐH ngoài công lập tại Việt Nam
Các tài liệu tham khảo đã được tác giả đề cập đã nhận định những vấn
đề cốt lõi liên quan đến báo chí truyền thông, QHCC, QHBC, cũng như việc
sử dụng các phương tiện truyền thông Mặc dù điều này đã cung cấp một cái nhìn tổng quan, nhưng các tài liệu chưa đề cập đến vấn đề quản trị quan hệ báo chí của trường ĐH hiện nay
Như vậy, đề tài “Quản trị quan hệ báo chí của trường đại học ở Hà Nội” không trùng lặp với các đề tài đã được công bố và mang ý nghĩa thực tiễn Như vậy, nó tạo ra một cơ hội để nghiên cứu và khám phá các khía cạnh
Trang 10đặc biệt của quản trị quan hệ báo chí của trường ĐH công lập và ngoài công lập Tác giả luận văn hy vọng luận văn của mình sẽ là một tài liệu có tính ứng dụng tốt, để bổ sung thêm nguồn tài liệu tham khảo và định hướng cho các nhà quản trị quan hệ báo chí trong các trường ĐH
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn giải quyết một số nhiệm vụ sau:
Tổng hợp, phân tích và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản trị QHBC của trường ĐH hiện nay, từ đó đề xuất khung lý luận về quản trị QHBC của trường ĐH ở Hà Nội hiện nay
Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản trị QHBC của trường ĐH ĐH Bách khoa Hà Nội, và Trường ĐH Phenikaa, từ đó đánh giá các ưu điểm, hạn chế, so sánh điểm tương đồng, khác biệt, khái quát các vấn đề đang tồn tại của hoạt động quản trị QHBC trong các trường ĐH này
Đề xuất một số giải pháp tăng cường nhằm nâng cao hiệu quả trong quản trị QHBC của các trường ĐH được khảo sát và có thể gợi mở cho các trường ĐH khác
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng và giải pháp của hoạt động quản trị QHBC của trường ĐH ở Hà Nội qua thu thập dữ liệu thực tế tại
ĐH Bách khoa Hà Nội, và Trường ĐH Phenikaa từ tháng 01/2023 đến tháng 12/2023
Trang 11Hai đơn vị được tác giả lựa chọn đề khảo sát căn cứ dựa trên các tiêu chí về quy mô tổ chức, hoạt động của mỗi trường Điều này được xác định thông qua chỉ tiêu tuyển sinh của các trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt hàng năm Theo đó, tiêu chí về chỉ tiêu tuyển sinh phản ánh khá rõ quy mô tổ chức hoạt động, quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, uy tín thương hiệu của mỗi trường
Đối với mỗi trường có quy mô khác nhau thì cũng có những quan điểm
và điều kiện triển khai các hoạt động QHCC nói chung cũng như phương thức quản trị QHBC nói riêng khác nhau, từ đó góp phần đa dạng hóa kết quả nghiên cứu làm phong phú đề tài nghiên cứu mà tác giả hướng tới
Đây là hai trường ĐH có quy mô lớn Một trường là ĐH công lập với nhiều năm kinh nghiệm trong quản trị QHCC nói chung và QHBC nói riêng
Và một trường là ĐH dân lập mới nổi trên bản đồ giáo dục Việt Nam nhưng
có quản trị QHBC tốt Ngoài ra, học viên đã từng làm việc tại hai trường nay nên có điều kiện quan sát, tiếp cận thông tin và thu thập dữ liệu thuận lợi hơn
Luận văn lựa chọn thu thập dữ liệu trong năm 2023, thông tin thu nhận được trong 01 năm, gần nhất cho tới thời điểm tác giả bắt tay thực hiện đề tài Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, quá trình phân tích sẽ so sánh với kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu, khảo sát trong các khoảng thời gian trước đó
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này nhằm cung cấp những kiến thức đầu tiên về việc quản trị QHBC của trường ĐH, qua đó giúp tác giả xác định phương hướng, mục tiêu của đề tài được thu thập lại qua nhiều nguồn thông tin khác nhau, trong đó gồm:
Thu thập các tài liệu nghiên cứu về việc quan hệ với báo chí từ các công trình nghiên cứu, luận văn, luận án nhằm thu thập thêm các thông tin,
Trang 12các vấn đề đã được nghiên cứu trước đây và cả những thông tin phù hợp với
đề tài
Các tài liệu, số liệu từ ĐH Bách khoa Hà Nội và Trường ĐH Phenikaa
về tần suất và hiệu quả của hoạt động QHCC, QHBC trong năm 2023, giúp
có cái nhìn tổng quan chung về các hoạt động QHBC trong việc xây dựng và phát triển hình ảnh của hai đơn vị
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study): Nhằm nghiên cứu trường hợp bao gồm ĐH Bách khoa Hà Nội và Trường ĐH Phenikaa để phân tích cách thức hai đơn vị này triển khai và quản trị hoạt động quan hệ báo chí
Qua việc rà soát, đối chiếu các phương pháp và khung lý thuyết hiện
có, luận văn sẽ tiến hành phân tích thực trạng diễn ra và các vấn đề mà hoạt động quản trị QHBC của các trường ĐH đang gặp phải Điều này sẽ đòi hỏi việc xác định các thách thức và rủi ro, cũng như những cơ hội và lợi ích liên quan đến quản trị QHBC của trường ĐH
Ngoài ra, luận văn cũng sẽ tìm hiểu và đánh giá các phương thức quản trị QHBC của trường ĐH Từ đó, đưa ra các khuyến nghị và giải pháp để cải thiện và tối ưu hoá hoạt động quản trị QHBC của trường ĐH, nhằm nâng cao hiệu quả và tương tác với người đọc, cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Sử dụng các câu hỏi phỏng vấn sâu dành cho các lãnh đạo, nhân viên truyền thông, người phụ trách quản trị quan hệ với báo chí của ĐH Bách khoa Hà Nội và Trường ĐH Phenikaa, nhằm tìm hiểu thêm các thông tin quan trọng như các đánh giá khách quan về hiệu quả quản trị QHBC của hai đơn vị, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động này Qua việc tiến hành phỏng vấn sâu này, luận văn mong muốn có cái nhìn chi tiết và thấu hiểu về thực trạng và quan điểm của họ về vấn đề được nghiên cứu
Trang 136 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận:
Luận văn góp thêm góc nhìn về việc quản trị QHBC trong quản trị thương hiệu cho trường ĐH Công trình này cũng phần nào đóng góp vào hệ thống lý luận ngành QHCC tại Việt Nam, nhất là mảng nghiên cứu về tác động của QHCC đến hoạt động quản trị thương hiệu của nhà trường
- Ý nghĩa thực tiễn:
Trên cơ sở phỏng vấn thực tế, đề tài nêu được thực trạng, hiệu quả QHBC trong quản trị thương hiệu của Bách khoa và Phenikaa Đề tài cũng chỉ ra các mặt tích cực và hạn chế của các hoạt động QHBC trong quản trị thương hiệu mà nhà trường đã và đang sử dụng Luận văn đưa ra những thách thức mà Bách khoa và Phenikaa phải đối mặt, từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực, phù hợp nhằm giúp cho hoạt động QHBC trong quản trị thương hiệu của nhà trường hiệu quả hơn
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về quản trị quan hệ báo chí của trường đại học Chương 2 Thực trạng quản trị quan hệ báo chí của trường đại học
(khảo sát Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường Đại học Phenikaa từ tháng 01/2023 đến tháng 12/2023)
Chương 3 Quan điểm và giải pháp tăng cường quản trị quan hệ báo
chí của trường đại học