SIẾTTÍNDỤNGPHISẢNXUẤT,AISẼGẶPKHÓ Tính đến thời điểm này, tổng dư nợ tíndụngphisản xuất của các ngân hàng đã chạm ngưỡng an toàn 22%. Vì thế, các ngân hàng gần như đóng cửa hoàn toàn với cho vay lĩnh vực này siettindung ai gapkho Áp lực lạm phát khiến mặt bằng lãi suất khó có những chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, việc siết tín dụngphisản xuất cũng làm cho dòng tiền vào chứng khoán và bất động sản (BĐS) tiếp tục bị hạn chế. Nguy cơ giải chấp tài khoản Ngày 20-5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tíndụng kiểm soát hoạt động tíndụng năm 2011. Theo đó, mặc dù một số NH có ý định “khất” quy định giảm tỉ lệ cho vay phisản xuất xuống dưới 22% nhưng NHNN vẫn kiên quyết “siết” chặt khoản vay này và yêu cầu kiểm soát tỉ lệ tíndụng dưới 20%. Theo thống đốc NHNN, hiện tỉ lệ dư nợ cho vay phisản xuất ở mức khoảng 16,95% trong tổng dư nợ, giảm khoảng 1,92% so với cuối năm 2010. Đa số các NH đều giảm được tỉ lệ này về dưới 22% theo quy định vào cuối tháng 6-2011, ngoại trừ WesternBank (24%) và VietBank (26%). Như vậy, việc thực hiện theo quy định của NHNN của các NH thương mại tương đối tốt. Tuy nhiên, với mục tiêu giảm tỉ lệ này về dưới 16%, hoạt động cho vay phisản xuất sẽ tiếp tục bị hạn chế. Hoạt động của các doanh nghiệp BĐS (chiếm khoảng 20% vốn hóa thị trường) cũng đang bị ảnh hưởng mạnh do quy định trên và thị trường chứng khoán cũng sẽ bị ảnh hưởng. Các NH không còn mặn mà, thậm chí “đóng cửa” trong việc tiếp tục cho công ty chứng khoán vay tiền để hỗ trợ nhà đầu tư. Các công ty chứng khoán buộc phải bán giải chấp thu hồi các khoản nợ để trả cho NH, gây thêm áp lực cho thị trường chứng khoán trong bối cảnh thị trường suy giảm. Mất cửa tíndụng bất động sản Không chỉ thị trường chứng khoán gặp hạn, cuộc chạy đua nước rút để đưa tỉ lệ cho vay phisản xuất xuống dưới 22% trước ngày 30-6 cũng đang khiến không ít NH lo toát mồ hôi với các khoản vay BĐS. Tổng giám đốc của một NH thương mại có quy mô nhỏ tại TPHCM nói rằng hiện nay không chỉ NH của ông mà phần lớn các NH đều dừng hẳn việc cho vay ở lĩnh vực phisản xuất, đặc biệt là lĩnh vực BĐS và tiêu dùng. Tuy đã ngừng hẳn nhưng để bảo đảm tỉ lệ cho vay có thể giảm ngay xuống 22% đúng thời hạn 30-6 cũng là chuyện quá sức đối với NH. Bởi lẽ, dư nợ phisản xuất của các NH hiện nay còn quá cao, trong đó rất nhiều khoản vay thuộc trung và dài hạn. Ngay cả với khách hàng có nhu cầu mua nhà để ở, nhưng với mức lãi suất cao nhất lên tới 22%-24%/năm, cộng các loại phí, trong đó có phí quản lý tài sản bảo đảm cũng tăng (trung bình là 2,5% cộng thêm thuế GTGT là 2,75%, trong khi trước đó chỉ khoảng trên dưới 1%) thì cũng phải lắc đầu xin thua. Dù biết rằng cho vay BĐS là một kênh hàm chứa nhiều rủi ro cần phải “siết” để hạn chế sự đổ vỡ của thị trường nhưng theo chia sẻ của một tổng giám đốc NH thì tín dụngphisản xuất vẫn đang là kênh rót vốn sôi động đối với các NH vì nếu so sánh lợi nhuận, cho vay sản xuất chỉ 17%/năm, trong khi cho vay phisản xuất, trong đó có BĐS hiện tới 23%-25%/năm. Do vậy, nếu được lựa chọn, các NH vẫn mặn mà rót vốn cho khu vực này. Giả sử không thu được nợ, NH sẽ kê biên, rao bán tài sản dưới giá thị trường là thu vốn ngay. Còn nếu “đóng cửa” hoàn toàn thì không chỉ doanh nghiệp “chết” mà NH cũng gặp khó. . SIẾT TÍN DỤNG PHI SẢN XUẤT,AI SẼ GẶP KHÓ Tính đến thời điểm này, tổng dư nợ tín dụng phi sản xuất của các ngân hàng đã chạm ngưỡng an toàn. phát khiến mặt bằng lãi suất khó có những chuyển biến tích cực. Bên cạnh đó, việc siết tín dụng phi sản xuất cũng làm cho dòng tiền vào chứng khoán và bất động sản (BĐS) tiếp tục bị hạn chế tổ chức tín dụng kiểm soát hoạt động tín dụng năm 2011. Theo đó, mặc dù một số NH có ý định “khất” quy định giảm tỉ lệ cho vay phi sản xuất xuống dưới 22% nhưng NHNN vẫn kiên quyết siết chặt