NÂNG LÃI SUẤT ĐỂ ĐIỀU CHỈNH SAI LỆCH KỲ HẠN ppt

4 244 0
NÂNG LÃI SUẤT ĐỂ ĐIỀU CHỈNH SAI LỆCH KỲ HẠN ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NÂNG LÃI SUẤT ĐỂ ĐIỀU CHỈNH SAI LỆCH KỲ HẠN Thanh khoản của ngân hàng dư thừa chỉ mang tính thời điểm, còn thiếu bền vững. Nâng lãi suất huy động lên với kỳ hạn dài giúp điều chỉnh sai lệch của cơ cấu nguồn vốn huy động tại TCTD. Sau cuộc đua lãi suất huy động ngắn hạn, giờ đây cuộc đua huy động đã chuyển sang kỳ hạn dài. Khác với lần trước là các ngân hàng nhỏ, yếu thì lần này khởi động cuộc đua là ngân hàng lớn, luôn tự hào thanh khoản tốt. Bắt đầu từ ACB với chương trình lãi suất huy động 13%/năm ở kỳ hạn 13 tháng kể từ ngày 11/9. Tiếp sau đó là Eximbank đưa lãi suất cao nhất lên 12,8%/năm ngày 12/09. Đến ngày 18/9, Sacombank cũng nâng lãi suất huy động lên 12,5%/năm với kỳ hạn 12 tháng và 13%/năm kỳ hạn 13 tháng. Trường hợp của ACB do tác động của "khủng hoảng" nhằm lấy lại niềm tin và thu hút khách trở lại có thể là lời giải thích hợp lý, nhưng ngay với những ngân hàng lớn khác như Eximbank, Sacombank cũng sớm tham gia đua lãi suất huy động kỳ hạn dài thì khiến không ít người ngạc nhiên. Nhiều ngân hàng cho rằng thừa thanh khoản nhưng thực tế thì không hẳn như vậy. Thanh khoản tại ngân hàng chỉ tốt ở hiện tại nhưng rất thiếu bền vững. Nguồn vốn ngân hàng thời gian qua chủ yếu là vốn ngắn hạn, dưới 1 năm, tập trung kỳ hạn 1 tháng đến 6 tháng. Nhưng nhu cầu vốn vay của người dân, doanh nghiệp đều là vốn trung, dài hạn. Ngân hàng càng lớn thì việc cho vay dự án, tài trợ dự án càng nhiều, cầu vốn trung dài hạn ở những ngân hàng này vì thế cũng nhiều hơn. Để hạn chế rủi ro từ sai lệch kỳ hạn giữa nguồn vốn và tín dụng, NHNN đã ban hành quy định chỉ cho phép sử dụng 30% nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Với tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) mặc dù hạ xuống còn 90% từ hơn 103% cho thấy nhiều TCTD đã sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn nhiều hơn quy định. Nhằm “sửa lỗi” trước đây các ngân hàng đã đẩy lãi suất huy động kỳ hạn dài lên mức hấp dẫn hơn so với kỳ hạn ngắn để khuyến khích người gửi tiền chuyển vốn sang kỳ hạn dài hơn. Hơn nữa lãi suất huy động trên thị trường dân cư, doanh nghiệp bị khống chế trần 9% ở kỳ hạn dưới 12 tháng, nên các ngân hàng muốn huy động buộc phải chạy đua ở kỳ hạn trên 12 tháng. Không chỉ giúp sửa sai lệch kỳ hạn nguồn vốn của ngân hàng, nâng lãi suất huy động còn là phương án nhằm đối phó với rủi ro từ lạm phát. Ngay khi CPI tháng 8 được công bố tăng 0,63% nhiều chuyên gia đã cảnh báo lạm phát có khả năng quay lại sớm hơn dự kiến. Khi CPI tháng 9 là 2,2% thì nguy cơ lạm phát càng trở nên hiện hữu và hành động nâng lãi suất huy động của các ngân hàng đã đạt mục tiêu thứ hai là bảo vệ người gửi tiền. Theo các chuyên gia, lạm phát năm tới dự báo khoảng 8-10%, như thế với lãi suất huy động 13%/năm của kỳ hạn 13 tháng vừa giúp bảo vệ vốn cho người gửi tiền đồng thời đủ hấp dẫn để giữ vốn ở lại ngân hàng. Sau 8 tháng tăng trưởng tín dụng chỉ 1,4% nhưng tăng trưởng của tổng phương tiện thanh toán đã là 10,4%. Có thể thấy vốn không chảy ra khu vực doanh nghiệp, nhưng tiền thực tế trong hệ thống khá nhiều. Nếu nguồn tiền này chảy ra khỏi hệ thống sẽ làm tăng nguy cơ lạm phát. Vì thế tăng lãi suất để giữ chân nguồn vốn là biện pháp cần thiết của các ngân hàng . NÂNG LÃI SUẤT ĐỂ ĐIỀU CHỈNH SAI LỆCH KỲ HẠN Thanh khoản của ngân hàng dư thừa chỉ mang tính thời điểm, còn thiếu bền vững. Nâng lãi suất huy động lên với kỳ hạn dài giúp điều chỉnh sai. các ngân hàng đã đẩy lãi suất huy động kỳ hạn dài lên mức hấp dẫn hơn so với kỳ hạn ngắn để khuyến khích người gửi tiền chuyển vốn sang kỳ hạn dài hơn. Hơn nữa lãi suất huy động trên thị. trần 9% ở kỳ hạn dưới 12 tháng, nên các ngân hàng muốn huy động buộc phải chạy đua ở kỳ hạn trên 12 tháng. Không chỉ giúp sửa sai lệch kỳ hạn nguồn vốn của ngân hàng, nâng lãi suất huy động

Ngày đăng: 28/06/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan