Trinh bay quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất và chỉ ra tính mâu thuẫn của các quan điểm này với những phát minh của vật lý học hiện đại cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX..
Trang 1
DAI HOC KINH TE THANH PHO HO CHi MINH
TRUONG CONG NGHE VA THIET KE
KHOA CONG NGHE THONG TIN KINH DOANH
UEH
UNIVERSITY
KIÊM TRA GIỮA KỲ
Môn: Triệt học Mác - Lênin
Giảng viên
Sinh viên
Mã số sinh viên
Khóa - Lớp
Mã lớp học phần
STT
Trang 3
Cau 1
0 Trinh bay quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất và chỉ
ra tính mâu thuẫn của các quan điểm này với những phát minh của vật lý
học hiện đại cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước C.Mác về vật chất cho rằng vật chất (giới
tự nhiên) là có có tính thứ nhất, là cái có trước và đóng vai trò quyết định, còn ý thức
(tinh thần) có sau Mặc đù về mặt thực tiễn, quan điểm này phù hợp, nhưng khi trả lời
cho câu hỏi “Vật chất là gì?” thì các nhà đuy vật trước C.Mác lại đưa ra những quan
điểm khác nhau
Vào thời kỳ Cô đại, với phương pháp luận chung nhất là muốn hiểu đúng đắn về
thế giới thì cần phải nghiên cứu đề hiểu được đúng cấu tạo vật chất đầu tiên, các nhà
chủ nghĩa duy vật thời kỳ này đã đồng nhất vật chất với một hay một vài đạng vật chất
cu thé, va coi vat chat là cơ sở ban đầu sản sinh ra vạn vật trong thế giới Các quan
niệm này được nhận thấy rõ khi nghiên cứu nội dung các học thuyết duy vật thời cỗ ở
phương Đông và phương Tây
Ở phương Đông, Thuyết Âm-Dương (Trung Quốc) cho răng có hai lực lượng âm- dương đối lập nhau nhưng lại nằm trong mối quan hệ gắn bó, cố kết với nhau trong
mọi vật, và là khởi nguyên của mọi sự sống, sự sinh thành và biến hóa Còn theo
thuyết Ngũ Hành lại quan niệm 5 yếu tổ “Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ” là những yếu tố khởi nguyên cầu tạo nên vạn vật Thuyết Tứ Đại ở Ấn Độ đi sâu vào phân tích và cho
rằng mọi vật được cấu tạo từ đất, nước, lửa và gIÓ
Trong cùng thời kỷ đó, ở Hy Lạp nói riêng và ở Phương Tây nói chung, các nhà
triết học duy vật có xu hướng ổi tìm một thực thể ban đầu nào đó và coi nó là yếu tố
khởi nguyên tạo ra tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế 2101, tat ca déu bat nguồn từ
đó và cuối cùng đều tan biến trong đó Hay nói cách khác, các nhà triết học muốn tìm
ra một thực thê chung, làm cơ sở bắt biến của toàn bộ tổn tại, là cái được bảo toàn
trong sự vật dù trạng thái và thuộc tính của sự vật có biến đổi và được gọi là vật chất
Theo đó, các nhà triết học duy vật cũng đưa ra những quan điểm khác nhau về vật
chất Theo nhà triết gia Thales (624 TCN - 546 TCN) quan niệm toàn bộ thế giới xung
quanh ta được khởi nguôn từ nước, nước là bản chat chung cua tat ca moi sự vật, hiện
Trang 4tượng Còn theo Anaximenes (585 TCN - 525 TCN) lai coi vat chat là không khí Và
theo Heraclitus (535 TCN - 475 TCN) coi vật chất là lửa Một triết gia người Hy Lạp - người được cho rằng là người phát minh ra khái niệm “nguyên tử” - Leueippus coi thé giới được tạo nên bằng vô số nguyên tử tí hon, chúng đặc cứng và không thế phân
chia Sau đó, học trò của ông - Democritus (460 TCN - 370 TCN) - đã tiếp thu và điều chỉnh thuyết nguyên tử từ thầy mình Theo Thuyết Nguyên tử thì vật chất theo nghĩa
bao quát nhất, chung nhất không đồng nghĩa với những vật thê mà con người có thế
cảm nhận được một cách trực tiếp, mà là một lớp các phần tử hữu hình rộng rãi nằm
sau trong mỗi sự vật hiện tượng Dù răng các quan điểm này chỉ dừng lại ở mức phỏng đoán, nhưng nó cũng là bước đệm vững chắc cho sự phát triển về sau của chủ nghĩa
duy vật, đồng thời nó cũng đóng vai trò như là một dự báo khoa học tài tình của con
người về cấu trúc của thế giới vật chất nói chung
Những mặt tích cực của chủ nghĩa duy vật thời kỳ cô đại là đúng đắn trong việc
xuất phát từ chính thế giới vật chat dé giải thích thé giới và tạo tiền đề cho các nhà triết học duy vật về sau phát triển quan điểm về thế giới vật chất Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, các nhà triết học có khuynh hướng đồng nhất vật chất với một dạng vật chất cụ thé dé giải thích cho toàn bộ thế giới vật chất, và những yếu tổ khởi nguyên mà các nhà duy vật nêu ra chỉ mới là các giả định mang tính phỏng đoán và trực quan cảm tính, chưa được chứng minh về mặt thực nghiệm
Bước sang thế kỷ XV - XVII, I Newton (1643 - 1727) đã kế thừa nền vật lý thực
nghiệm từ Galileo đề hoàn chỉnh nó bằng một hệ thống lý luận nhất quán, và đồng thời
xây dựng nên một nên vật lý vững chãi mà ngày nay người ta gọi là vật lý cơ giới, ông
đã chứng minh được sự tồn tại thực sự của nguyên tử, từ đó thuyết về nguyên tử ngày
càng được củng cô và phát triển Tuy nhiên, những quan điểm thời này lại thường
đồng nhất vật chất với khối lượng, coi những định luật cơ học như những chân lý
không thê thêm bớt và giải thích mọi hiện tượng của thế giới theo những chuẩn mực
thuần túy cơ học; xem vật chất, vận động, không gian, thời gian như những thực thé
khác nhau và không có mối liên hệ nội tại với nhau Do đó chủ nghĩa duy vật thời
Phục Hưng và Cận Đại, mặc dù đã đi sâu vào việc tìm hiểu cấu trúc vật chất của ĐIỚI
tự nhiên, nhưng vẫn chưa đưa ra được sự khái quát triết học đúng đắn trong quan niệm
Trang 5về thê giới vật chất bởi hạn chế gây ra từ sự lớn mạnh của phương pháp luận siêu hình
thời kỳ này
Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, hàng hoạt những phát hiện, tiến bộ trong
khoa học đã đưa triết học bước sang một trang mới Năm 1895, Tia X được Rơnghen
phát hiện Năm 1896, Beccoren khám phá ra hiện tượng phóng xạ của nguyên tổ
Urani Nam 1897, Thomson phat hién ra diéu tử Năm 1901, Kaufinan đã chứng minh
được khối lượng của điện tử không phải là bất biến mà thay đôi theo vận tốc vận động của nguyên tử Năm I898-1902, nhà nữ vật lý học Ba Lan MarI Scolodopsca cùng với chồng la Pie Currie, nha hóa học người Pháp, đã khám phá ra chất phóng xạ mạnh lả
Polonium và Radium Những phát hiện vĩ đại này chứng tỏ rằng, nguyên tử không
phải là phần tử nhỏ nhất mà nó có thê bị phân chia, chuyển hóa Bên cạnh đó, Thuyết
tương đối hẹp (1905) và Thuyết tương đối tổng quát (1916) của Einstein ra đời đã
chứng minh: không gian, thời gian, khối lượng luôn biến đôi cùng với sự vận động của
vật chất Thế giới vật chất không có và không thê có những vật thế không có kết cấu,
tức là không thế có đơn vị cuối cùng, tuyệt đối đơn giản và bắt biến dé đặc trưng cho
vật chất Do đó, các mâu thuẫn trong quan điểm về vật chất của chủ nghĩa duy vật
trước Mác và những phát hiện khoa học cuối thế kỷ XIX và đầu thé ky XX co thé
được chỉ ra như sau:
Chủ nghĩa duy vật trước Mác Các thành tựu trong lĩnh vực vật lý
Nguyên tử là hạt nhỏ nhất, không
thê phân chia
Nguyên tử chưa phải là hạt nhỏ nhất,
nó mang cấu trúc phức tạp và vẫn có thế phan chia
Khéi luong vat thể là khối lượng
tĩnh không biến đổi trong không gian và
thoi gian
Không gian, thời gian, khôi lượng
luôn biên đôi cùng với sự vận động của
vật chất
Những quan điểm này đã đặt chủ nghĩa duy vật rơi vào khủng hoảng, khiến các nhà
triết học và khoa học đứng trên lập trường duy vật tự phát, siêu hình hoang mang, dao động về tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật
Trang 6b) Phan tich dinh nghia vat chất của Lênin Định nghĩa này đã khắc phục
được những sai lầm nào trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác?
Trong giai đoạn đoạn đấu tranh chống lại chủ nghĩa đuy tâm, thuyết bất khả trí và
phê phán chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra
những tư tưởng rất quan trọng về vật chất Theo Ăngghen, vật chất với tính cách là
một phạm trù triết học, là một sáng tạo thuần túy của tư duy, là một trừu tượng thuần
túy và không có sự tồn tại cảm tính Nói cách khác, vật chất là một công trình trí óc
của tư đuy con người trong quá trình phản ánh hiện thực chứ không phải là sản phâm
chủ quan của tư duy Các sự vật, hiện tượng của thế giới, đù rất phong phú, muôn màu muôn vẻ nhưng chúng vẫn có một đặc tính chung, thống nhất đó là tính vật chất - tính
tồn tại độc lập và không lệ thuộc vào ý thức Theo ông, dé bao quat duoc tất cả các sự
vật hiện tượng cụ thể thì tư duy vần phải năm lấy đặc tính chung này và đưa nó vào
trong phạm trù vật chất
Trên cơ sở đó, Lênin đã tiễn hành phân tích tình hình phức tạp và tổng kết toàn
diện những thành tựu mới nhất của khoa học, đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ
nghĩa hoài nghi, duy tâm đang lầm lẫn hoặc xuyên tạc những thành tựu mới trong nhận thức cụ thê của con người về vật chất Ông đã chỉ ra vật lý học không hè bị khủng
hoảng, suy thoái, mả đó chính là dấu hiệu cho một cuộc cách mạng trong khoa học tự
nhiên Ông cũng cho răng, cái bị tiêu tan không phải là nguyên tử, cũng không phải
“vật chất tiêu tan”, mà thứ bị tiêu tan chính là giới hạn hiệu biết của con nguoi vé vat
chất Những phát minh mang giá trị to lớn của vật lý học đương thời không hề bác bỏ
vật chất mà làm rõ hơn hiểu biết còn hạn chế của con người về vật chất Từ đó ông đã
bảo vệ và phat triển quan niệm duy vật biện chứng về phạm trủ vật chất
Đề đưa ra một quan niệm toàn diện và thực sự khoa học về vật chất, Lênin đặc biệt quan tâm đến việc tìm kiếm phương pháp định nghĩa cho phạm trù này Phương pháp
định nghĩa thông thường chỉ ra rằng, để định nghĩa một khái niệm nào đó, người ta quy
nó vào một khái niệm khác rộng hơn, có tính khái quát, bao hàm nó, đồng thời chỉ ra
những đặc điểm riêng của nó Một ví dụ điển hình vận dụng phương pháp này là khí
định nghĩa hình chữ nhật, người ta quy nó vảo hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau hoặc có một góc vuông Chúng ta có thế khăng định đất là một dạng vật chất,
4
Trang 7nhưng không thé déng nhất vật chất với nước được Vật chất không thê hiểu theo nghĩa “hẹp” như vậy bởi theo Lênin, vật chất là một phạm trù triết học Nói cách khác vật chất là một trong những phạm trù rộng nhất, nghĩa là không thể quy nó vào một khái niệm nào rộng hơn nữa Vậy nên, Lênin không thê nào vận dụng phương pháp định nghĩa thông thường này khi định nghĩa vật chất Do đó, ông đã sử một phương pháp khác có tên là phương pháp định nghĩa đặc biệt bằng cách đặt vật chất đối lập với
ý thức (hay cảm giác) Ông viết “Không thê đem lại cho hai khái niệm nhận thức luận
này một định nghĩa nào khác ngoài cách chỉ rõ răng trong hai khái niệm đó, cái nào được coi là cái có trước”
Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, V.LLênin đã đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất như sau: “Vật chất là ruột phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phan anh, va ton tai không lệ thuộc vào cảm giác” Đây được xem là định nghĩa kinh điển, đã bao hàm đầy đủ những nội đung cơ bản khi giải quyết thấu đáo hai vẫn đề của triết học Một là, vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào
ý thức Vật chất là kết quả của sự trừu tượng hóa, nó khái quát được những thuộc tính
cơ bản và phổ biến nhất của các dạng biểu hiện vật chất Tính trừu tượng của pham tru vật chất bắt nguồn từ cơ sở hiện thực, do đó, không tách rời tính hiện thực cụ thê của
nó Nói đến vật chất là nói đến những gì đang hiện hữu thực sự bên ngoài ý thức con người Tức là, vật chất tồn tại có thực bên ngoài độc lập với ý thức con người, dù cho con người có nhận thức được hay không thì vật chất vẫn tồn tại, bất biến Có thê thay, trong dinh nghia vat chất của Lênin tồn tại hai khía cạnh đối lập nhưng gan bó chặt chẽ với nhau: tính trừu tượng và tính cụ thể của vật chất Nếu tuyệt đối hóa tính trừu tượng của phạm trù này thì sẽ không thấy vật chất đâu cả, sẽ sa vào quan điểm duy tâm Còn nếu tuyệt đối hóa tính hiện thực cụ thế của phạm trù này thì sẽ đồng nhất vật chất với vật thé, và đó là quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước C.Mác về vẫn đề này Như vậy, mọi sự vật, hiện tượng từ vi mô đến vĩ mô, từ những cái đã biết đến những cái chưa biết, từ những sự vật đơn giản nhất đến những hiện tượng vô cùng kỳ lạ, dù tồn tại trong tự nhiên hay trong xã hội cũng đều là những đối tượng khách quan, độc lập với ý thức con người, nghĩa là đêu thuộc phạm trù vật chât, đều là các dạng cu thé cua
Trang 8vat chất Khăng định trên đây có ý nghĩa quan trọng trong việc phê phán thế giới quan duy tâm vật lý học, giải phóng khoa học tự nhiên khỏi cuộc khủng hoảng thế giới
quan, khuyến khích các nhà khoa học đi tìm sâu tìm hiểu thế giới vật chất, khám phá
ra những thuộc tính mới, kết cầu mới của vật chất, không ngừng làm phong phú tri thức của con người về thế giới
Hai là, vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người bằng cách nào đó tác động lên giác quan của con người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Lênin khăng định răng, vật
chất với tính thứ nhất là cái có trước, tồn tại độc lập, khách quan Còn ý thức là cái
sinh ra sau và phục thuộc vào vật chất Vậy nên, vật chất là nội dung, là nguồn sốc khách quan, là nguyên nhân phát sinh ra ý thức Trước khi có sự xuất hiện của con người trên trái đất, vật chất đã được hình thành và tồn tại từ rất lâu, và nó chỉ được nhận thức khi con người xuất hiện Điều này đã bác bỏ những quan điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm khi bàn luận về nguồn cội của vật chất và ý thức Với định nghĩa nay, Lénin đã trả lời cho mặt thứ nhật của van đề cơ bản triết học
Ba là, ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh băng cách chép lại, chụp lại, phản ánh lại Khi nói đến bản chất của ý thức, Lênin đã khắng định “Ý thức chắng qua chỉ là cái vật chất được di chuyển vào trong đầu óc của con người và được cải biến đi ở trong đó” Hay nói cách khác, vật chất có thể nhận thức được Con người có khả năng nhận thức được vật chất nhờ vào bản năng và năng lực vốn có, con nguoi c6 thé chép lai, chup lai, phan anh lai vat chất thông qua các giác quan nhạy bén Ví dụ, con người dùng thị giác đề biết rang qua táo đang đang hiện hữu trước mặt với màu sắc, hình dạng, kích thước cụ thé: dung xuc giác đề cảm nhận được độ cứng giòn hay đã mềm nhũn; dùng khứu giác và vị giác để biết rằng quả táo đó chua hay ngọt Bên cạnh đó, con người cũng có thể lưu trữ thông tin, hình ảnh về sự vật hiện tượng thông qua hoạt động ghi nhớ Nhờ đó, con người có thê xây dựng nên những hiểu biết về thế giới xung quanh Leenin đã cho rằng “Trong thé giới vật chất không có gi là không thể biết, chỉ có những cái đã biết và những cái chưa biết, do hạn chế của con người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định” Về nguyên tắc, con nguoi c6 thể nhận thức được mọi thứ trong thế gidi vat chat, chi cd những đối tượng vật chất chưa được nhận thức mà thôi Khang dinh trén trong dinh nghĩa vật chất của Lênin có vai trò quan trọng trong việc bác bỏ thuyết “bất kha tri”,
Trang 9và đồng thời, cô vũ các nhà khoa học tiêp tục nghiên cứu, phát hiện và tìm hiệu những điêu mới mẻ, những thức vẫn chưa được khoa học giải thích xác dang, tir dé lam sâu sắc thêm kho tảng trí thức nhân loại
Định nghĩa vật chât của Lênin đã khắc phục được một số hạn chẽ cơ bản sau
của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất:
Thứ nhất, định nghĩa này đã khắc phục được những khiếm khuyết trong các quan điểm duy vật chất phác thời cô đại và duy vật siêu hình thời cận dai về vật chất là đồng nhất với các dạng cụ thể của nó Không có một dạng cụ thể cảm tính nào của vật chất hay một tập hợp nào đó các thuộc tính của vật chất lại có thê đồng nhất hoàn toàn với bản thân vật chất Vật chất với tính cách là phạm trù triết học, là sản phẩm của sự trừu tượng hóa, khái quát hóa nên không có các thuộc tính cụ thể như độ dài, ngắn, cao, thấp mà chúng chỉ có thế cảm nhận băng giác quan của chúng ta Như vậy, vật chất phải được hiểu là tất cả những gi tồn tại khách quan bên ngoài ý thức, bất kế sự tồn tại
ay con người đã nhận thức được hay chưa nhận thức được
Thứ hai, quan niệm vật chất của triết học Mác - Lênin cho phép xác định cái gì là vật chất trong lĩnh vực xã hội Đây là điều mà các nhà đuy vật trước Mác cũng chưa đạt tới Nó giúp cho các nhà khoa học có cơ sở lý luận đề giải thích những nguyên nhân thuộc về sự vận động của phương thức sản xuất; trên cơ sở đó, người ta có thé tìm ra các phương án tối ưu đề hoạt động thúc đây xã hội phát triền
Trang 10Câu 2 Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức Vận dụng mối quan hệ này hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân
Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức:
Nội dung và hình thức có mối quan hệ gắn bó và thông nhất với nhau Giữa chúng tồn tại mối quan hệ biện chứng Trong đó nội dung sẽ quyết định hình thức, còn hình thức sẽ tác động trở lại nội dung
Nội dung và hình thức tôn tại trong sự thông nhất hữu cơ với nhan, gắn bó chặt chẽ và không tách rời nhau Nghĩa là, trong mỗi sự vật hiện tượng, nội dung và hình thức luôn luôn tồn tại song song Không có hình thức nào mà không chứa nội dung và cũng không nội dung nào tồn tại mà không có một hình thức nhất định Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì nội dung là tông hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng Còn hình thức là phương thức tổn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững các yêu tô của nó, hay nói cách khác, hình thức là cách thức tổ chức kết cầu của nội dung Các yếu tô vừa góp phần tạo nên nội dung, vừa tham gia vào các mối liên hệ tạo nên hình thức Vậy nên, nội dung và hình thức không bao giờ tách rời nhau
Tuy nhiên, khi khăng định như thế không có nghĩa là một nội dung khi nào cũng gắn
liền với đuy chỉ một hình thức hay một hình thức chỉ bao gồm một nội đung nhất định
Cách hiểu trên là không đúng đắn, cách hiểu chính xác phải là cùng một nội dung nhưng trong quá trình phát triển có thê có nhiều hình thức thê hiện và ngược lại, cùng một hình thức có thê thể hiện thành nhiều nội dung khác nhau
Ví dụ: một cuốn sách dành cho thiếu nhi thì nội dung bên trong lẫn bao bìa bên ngoài phải tương xứng với nhau, Có nghĩa là nội dung nhí nhanh, thú vị đi kèm với bao bìa màu sắc vui nhộn, tạo được cảm giác thích thú cho trẻ em
Nội dung giữ vai trò trong việc quyết định hình thức Nội dụng bao giờ cũng là mặt động nhất của sự vật, có khuynh hướng chủ đạo là biến đôi Còn hình thức thì tương đối bền vững vả ôn định, khuynh hướng chủ đạo của hỉnh thức là ôn định, chậm biến đổi hơn nội dung Khi nội dung thay đổi thì hình thức cũng bắt buộc thay đôi theo Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi thời gian đài đề hình thức biến đổi theo sao cho phù hợp với nội đung mới, thì khi đó, hình thức mới ra đời thay thế cho hình thức cũ