Ápdụngnghệthuật chiến tranhtrongkinhdoanh Bất cứ nhà quản trị nào khi bắt đầu khởi sự doanh nghiệp đều hiểu rõ câu nói: “Thương trường là chiến trường”. Kinhdoanh đòi hỏi nhiều sự “khốc liệt” không kém gì những trận chiến từ ngàn xưa. Ápdụngnghệthuật chiến tranhtrongkinhdoanh Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được rằng để trở thành những bậc thầy quân sự, các vị tướng phải am tường nghệthuật cũng như khoa học chiến đấu được đúc kết từ thuở hồng hoang đến giờ. Ngày nay, một phần nào đó những nguyên tắc chiến đấu đó vẫn được ápdụng khéo léo vào những cuộc chiến thương mại. Rất nhiều những nguyên tắc trongkinhdoanh được xây dựng từ chính những kinh nghiệm trongchiến tranh. Chẳng hạn như từ Doanh nhân - “entrepreneur” có nguồn gốc từ tiếng Pháp ám chỉ những người đảm nhiệm các trọng trách quân sự. Phương Tây như vậy, còn ở phương Đông, có không ít các nhà kinhdoanh tôn thờ Binh Pháp Tôn Tử, cuốn sách dạy nghệthuậtchiếntranh cổ đại Trung Hoa cách đây 2.500 năm như một công cụ hữu hiệu trong chiến lược kinhdoanh hiện đại. Bởi lẽ, những nguyên tắc đó được xây dựng từ hiểu biết tự nhiên bất biến, và hướng dẫn các doanh nhân ápdụng sự hòa hợp âm - dương, cương - nhu trong mọi tình huống. Tác giả Hirini Reedy đã nghiên cứu và đúc kết lại 4 điểm chính yếu mà môn khoa học nghệthuậtchiếntranh có thể ápdụngtrong thương trường hiện đại: 1. Xác định và bám sát mục tiêu Mọi hoạt động tác chiếntrong quân đội đều cần phải xây dựng một mục tiêu rõ ràng nếu mong muốn giành được lợi thế sớm nhất có thể. Do vậy, thông thường các mục tiêu ngắn hạn cần phải gắn kết chặt chẽ với sứ mệnh chung của hoạt động. Trongkinh doanh, điều này thực sự quan trọng khi nhà quản trị xác định mục tiêu hướng tới con đường phát triển của doanh nghiệp với những thành công được cụ thể hóa trong từng thời điểm. Có thể một doanh nghiệp định hướng sẽ có doanh thu 2 triệu USD trong vòng 3 năm hoặc thành lập một chuỗi các trang web thương mại điện tử thu lời tới 20.000 USD hàng tháng.Mục tiêu phải rõ ràng phải đầy đủ đối tượng, nhiệm vụ và nhất định phải có một hạn định thời gian. Phương pháp xác định mục tiêu này cũng tương đồng với cách mà các nhà Marketing thường làm từ đặt hạn mức tuần, tiếp cận mục tiêu tiềm năng, phát triển cơ sở dữ liệu và kiểm tra hiệu suất hoạt động. 2. Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng Thời xưa, một vị tướng giỏi là người biết linh hoạt sử dụng các mưu mẹo chiếnthuậttrong từng trận chiến cụ thể với những kẻ địch cụ thể. Nhưng quan trọng hơn, người lãnh đạo phải hiểu rõ thực lực của quân mình đó chính là nguyên tắc cơ bản để nhà quản trị đặt ra câu hỏi: Điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp đang ở thế bị động hay chủ động? Trong nhiều trường hợp, đối thủ ngăn doanh nghiệp đạt được mục tiêu lại chính là bản thân nội tại doanh nghiệp. Vai trò của nhà quản trị giống một vị tướng phải nhìn rõ những rắc rối mà toàn bộ nhân viên đang gặp phải, từ đó loại bỏ những yếu điểm. Ngoài ra, biết cách khai thác thông tin tình báo tương tự như nắm bắt xu hướng thị trường, kế hoạch kinhdoanh của đối thủ cạnh tranh, và không ngừng hoài nghi. 3. Tấn công tổng lực Chiếntranh luôn là nắm bắt, giữ vững và tận dụng mọi sáng kiến. Một đội quân không thể mong đợi giành phần thắng trongchiếntranh bằng việc chỉ ở thế phòng ngự. Cả trongchiếntranh lẫn trongkinhdoanh ngày nay, thành công sẽ tìm đến với những ai chủ động tấn công, nắm được những điểm yếu của phía đối phương để buộc họ phải đầu hàng hay chấm dứt sự kháng cự của họ.Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và luôn vận động từng giây, một doanh nghiệp ngồi yên suy tính quá kỹ càng cũng đồng nghĩa với việc nhường lợi thế tấn công cho các doanh nghiệp khác. Mục đích của chiếntranh là huỷ hoại ý chí chiến đấu của đối phương nhanh nhất có thể. Những cuộc chiếntranh tốt nhất cũng như những kế hoạch cạnh tranhkinhdoanh hiệu quả nhất luôn có thời gian ngắn nhất, với ít tổn thất nhất và không gì thực hiện điều này nhanh hơn nguyên tắc của sự bất ngờ. 4. Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa Công thức trên là công thức lý tưởng cho bất cứ nhà cầm quân nào và cũng hoàn toàn đúng cho kinhdoanh hiện đại. Đối với một doanh nghiệp, tiêu chuẩn hóa và hệ thống hóa những hoạt động chức năng cũng như tổ chức hoạt động hiệu quả chính là góp phần tạo thành yếu tố con người bên trongdoanh nghiệp. Gợi ý này có nhiều tương đồng với quy tắc 20/80 nổi tiếng, nhắc nhở nhà lãnh đạo hãy tập trung vào 20% quan trọng để tạo ra số nhiều. Luôn mường tượng ra những tình huống có thể xảy ra trong tương lai để có bức tranh tổng thể, từ đó xây dựngchiến lược kinhdoanh dài hạn, hợp lý và hiệu quả sẽ đem lại thành công trong tương lai. Hãy ápdụng những nghệthuật quân sự trên vào hoạt động marketing và kinhdoanh hiện đại, nhà quản trị doanh nghiệp chính là vị tướng dẫn dắt đội quân mình đi tới chiến thắng nhanh nhất và ít tổn thất nhất. Thực vậy, môi trường kinhdoanh ngày nay đang ngày càng mở rộng ra toàn cầu với nhiều bất ổn, các chiến lược kinhdoanh phải biến hóa lúc mềm mỏng nhượng bộ, khi cứng rắn quyết liệt. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào chính nhà quản trị. . Áp dụng nghệ thuật chiến tranh trong kinh doanh Bất cứ nhà quản trị nào khi bắt đầu khởi sự doanh nghiệp đều hiểu rõ câu nói: “Thương trường là chiến trường”. Kinh doanh đòi. trận chiến từ ngàn xưa. Áp dụng nghệ thuật chiến tranh trong kinh doanh Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được rằng để trở thành những bậc thầy quân sự, các vị tướng phải am tường nghệ thuật. không ít các nhà kinh doanh tôn thờ Binh Pháp Tôn Tử, cuốn sách dạy nghệ thuật chiến tranh cổ đại Trung Hoa cách đây 2.500 năm như một công cụ hữu hiệu trong chiến lược kinh doanh hiện đại.