1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ BẠCH MAI

73 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến thức, thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue của sinh viên năm thứ nhất Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai
Tác giả Khuất Thị Quỳnh
Người hướng dẫn TS. Bùi Minh Thu, THS. Đỗ Thị Kim Chi
Trường học Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai
Chuyên ngành Cao đẳng điều dưỡng
Thể loại Luận văn Khóa luận Tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,8 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Đại cương về bệnh sốt xuất huyết Dengue (13)
    • 1.1.1. Nguồn bệnh và đường lây truyền (13)
    • 1.1.2. Dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue (14)
    • 1.1.3. Biểu hiện của sốt xuất huyết Dengue (15)
  • 1.2. Phân Loại mức độ SXHD (18)
  • 1.3. Phòng chống dịch (18)
    • 1.3.1. Phòng chống véc tơ chủ động (18)
    • 1.3.2. Xử lý ổ dịch (19)
  • 1.4. Tình hình sốt xuất huyết trên thế giới và tại Việt Nam (20)
    • 1.4.1. Tình hình sốt xuất huyết trên thế giới (20)
    • 1.4.2. Tình hình sốt xuất huyết tại Việt Nam (20)
  • 1.5. Các nghiên cứu về kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh SXHD trên thế giới và tại Việt Nam (21)
    • 1.5.1. Nghiên cứu tại Việt Nam (21)
    • 1.5.2. Nghiên cứu trên thế giới (21)
    • 1.5.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống SXHD (22)
  • 1.6. Tổng quan về bộ công cụ (23)
  • 1.7. Vài nét về địa điểm, đối tượng nghiên cứu (23)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (25)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (25)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn (25)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (25)
    • 2.2. Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu (25)
      • 2.2.1. Thời gian nghiên cứu (25)
      • 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu (25)
      • 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu (25)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (25)
      • 2.3.5. Quy trình thu thập số liệu (26)
    • 2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu (27)
    • 2.5. Thước đo, tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thực hành của đối tượng nghiên cứu (32)
    • 2.6. Xử lý và phân tích số liệu (33)
    • 2.7. Sai số và biện pháp khắc phục (33)
    • 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (33)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (35)
    • 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (35)
    • 3.2. Kiến thức về phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue của ĐTNC (37)
    • 3.3. Thực hành về phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue của đối tượng nghiên cứu (43)
    • 3.4. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về phòng chống sốt xuất huyết Dengue (46)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (49)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN (55)
  • CHƯƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ (56)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 47 (57)

Nội dung

Khuất Thị QuỳnhMÃ SINH VIÊN: 21Q30190618 KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ BẠCH MAI NĂM 2024 LUẬN VĂN KHÓA LUẬN

Đại cương về bệnh sốt xuất huyết Dengue

Nguồn bệnh và đường lây truyền

Người bệnh là nguồn lây nhiễm chính của virus Dengue Mặc dù gần đây phát hiện khỉ hoang dã ở Malaysia mang virus này, nhưng chưa có bằng chứng cho thấy lây nhiễm từ khỉ sang người Virus Dengue lây lan chủ yếu qua muỗi Aedes, khi muỗi đốt người bệnh nhiễm virus và sau đó truyền sang người lành.

Việt Nam có hai loại muỗi Aedes chính gây bệnh là Aedes aegypti và Aedes albopictus, hút máu vào ban ngày, đặc biệt là sáng sớm và chiều tối Muỗi Aedes aegypti nhỏ, màu đen với các vằn trắng, thường sống trong nhà ở các đô thị, trong khi Aedes albopictus ưa môi trường tự nhiên như lùm cây, ngọn cỏ, phổ biến ở vùng nông thôn Sau khi hút máu người bệnh, muỗi cái có thể truyền bệnh ngay hoặc sau 8-10 ngày Muỗi nhiễm vi rút Dengue có khả năng truyền bệnh suốt vòng đời, khoảng 174 ngày Muỗi Aedes đẻ trứng sinh ra bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước như chum, vại, bể nước, lọ hoa, chậu cảnh, hoặc ở ngoài nhà như hốc cây, máng nước, vỏ đồ hộp, rãnh nước Chu kỳ phát triển từ trứng đến muỗi trưởng thành kéo dài 11-18 ngày, tăng mạnh vào mùa mưa Để phòng bệnh hiệu quả, cần loại bỏ dụng cụ chứa nước, nơi muỗi đẻ trứng, hoặc thả cá ăn bọ gậy.

Dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue

-Tác nhân gây bệnh: Do vi rút Dengue thuộc nhóm Flavivirus họ Flavivirus với 4 tuýp huyết thanh DEN - 1, DEN - 2, DEN - 3 và DEN - 4[1].

Hình 1.1: Chu trình muỗi truyền bệnh sang người

- Véc tơ truyền bệnh: Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muối đốt người bệnh có mang vi rút sau đó truyền vi rút sang người lành qua vết đốt. Ở Việt Nam, hai loài muỗi truyền bệnh SXHD là Aedes aegypyti và Aedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là Aedes aegypyti[1].

Loài muỗi Aedes albopictus ít có vai trò truyền bệnh do ít đốt hút máu người và có thể sống ngoài thiên nhiên, rừng núi Vai trò truyền bệnh SXHD của loài muỗi này ở nước ta đang tiếp tục nghiên cứu thêm.

- Tính cảm nhiễm và sức đề kháng:

Mọi người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể bị mắc bệnh từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn Sau khi khỏi bệnh sẽ được được miễn dịch suốt đời với tuýp vi rútDengue gây bệnh nhưng không được bảo vệ chéo với tuýp vi rút Dengue khác[1].

Biểu hiện của sốt xuất huyết Dengue

Bệnh SXHD thường khởi phát đột ngột và trải qua 3 giai đoạn: sốt, nguy và phục hồi Các biểu hiện lâm sàng của bệnh rất đa dạng.

Các biểu hiện lâm sàng:

- Sốt cao đột ngột, liên tục.

- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.

- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

- Nghiệm pháp dây thắt dương tính.

- Thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi[3]. Cận lâm sàng:

- Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần (nhưng còn trên 100.000/mm 3 ).

- Số lượng bạch cầu thường giảm[4].

 Giai đoạn nguy hiểm: thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi bị sốt[4]. a, Người bệnh có thể còn sốt hoặc đă giảm sốt. b, Có thể có các biểu hiện sau:

- Đau bụng nhiều: đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác đau nhất là ở vùng gan.

- Vật vã, lừ đừ, li bì.

- Gan to > 2cm dưới bờ sườn, có thể đau.

Thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch thường kéo dài từ 24 đến 48 giờ, gây tràn dịch màng phổi, mô kẽ (có thể dẫn đến suy hô hấp), màng bụng và phù nề mi mắt.

+ Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20mmHg hoặc tụt huyết áp, không đo được huyết áp, mạch không bắt được, da lạnh, nổi vân tím (sốc nặng), tiểu ít.

+ Xuất huyết dưới da: Nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn hoặc mảng bầm tím.

+ Xuất huyết niêm mạc như chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, đi ngoài (tiêu) phân đen hoặc máu, xuất huyết âm đạo hoặc tiểu máu.

+ Xuất huyết nặng: chảy máu mũi nặng (cần nhét bấc hoặc gạc cầm máu), xuất huyết âm đạo nặng, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng (phổi, não, gan, lách, thận), thường kèm theo tình trạng sốc, giảm tiểu cầu, thiếu oxy mô và toan chuyển hóa có thể dẫn đến suy đa phủ tạng và đông máu nội mạch nặng Xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra ở người bệnh dùng các thuốc kháng viêm như acetylsalicylic acid (aspirin), ibuprofen hoặc dùng corticoid, tiền sử loét dạ dày - tá tràng, viêm gan mạn.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể gặp phải suy tạng như tổn thương gan nặng, suy gan, thận, tim, phổi, não Những biểu hiện này có thể xảy ra ở người bệnh có hoặc không có sốc do thoát huyết tương.

+ Tổn thương gan nặng/suy gan cấp, men gan AST, ALT ≥ 1000U/L.

+ Tổn thương/suy thận cấp.

+ Rối loạn tri giác (sốt xuất huyết Dengue thể não).

+ Viêm cơ tim, suy tim, hoặc suy chức năng các cơ quan khác.

- Cô đặc máu khi Hematocrit tăng > 20% so với giá trị ban đầu của người bệnh hoặc so với giá trị trung bình của dân số ở cùng lứa tuổi.

Ví dụ: Hct ban đầu là 35%, SXHD có tình trạng cô đặc máu khi Hct hiện tại đo được là 42% (tăng 20% so với ban đầu).

- Số lượng tiểu cầu giảm (< 100.000/mm 3 )

- Trường hợp nặng có thể có rối loạn đông máu.

- Siêu âm hoặc X-quang có thể phát hiện tràn dịch màng bụng, màng phổi[4].

 Giai đoạn hồi phục:thường xảy ra từ ngày 7- 10 sau giai đoạn nguy hiểm có khi hiện tượng tái hấp thu dần từ mô kẽ vào bên trrong lòng mạch[4].

- Người bệnh hết sốt, toàn trạng tốt lên, thèm ăn, huyết động ổn định và tiểu nhiều.

- Có thể phát ban hồi phục hoặc ngứa ngoài da.

- Có thể có nhịp tim chậm, không đều, có thể có suy hô hấp do quá tải dịch truyền.Cận lâm sàng:

- Hematocrit trở về bình thường hoặc có thể thấp hơn do hiện tượng pha loãng máu khi dịch được tái hấp thu trở lại.

- Số lượng bạch cầu máu thường tăng lên sớm sau giai đoạn hạ sốt.

- Số lượng tiểu cầu dần trở về bình thường, muộn hơn so với số lượng bạch cầu.

- AST, ALT có khuynh hướng giảm[4].

Phân Loại mức độ SXHD

Bệnh sốt xuất huyết Dengue được chia làm 3 mức độ:

- Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.

- Sốt xuất huyết Dengue nặng.

Phòng chống dịch

Phòng chống véc tơ chủ động

1.3.1.1 Công tác tổ chức, sẵn sàng phòng chống dịch

- Xây dựng kế hoạch phòng chống SXHD hàng năm của các cấp.

Để ứng phó hiệu quả, cần chuẩn bị sẵn sàng đội ngũ nhân lực, bao gồm đội chống dịch cơ động với cán bộ điều trị, dịch tễ và côn trùng học Đội ngũ này cần được trang bị đầy đủ hóa chất, máy móc và phương tiện để sẵn sàng hành động.

- Hóa chất, phương tiện sẵn sàng cho chống dịch tại các tuyến (sử dụng kinh phí sự nghiệp cấp cho các chương trình mục tiêu tại tỉnh/ thành phố và kinh phí địa phương).

1.3.1.2 Hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy[1]

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về SXHD và huy động sự tham gia của cộng đồng phát hiện loại bỏ ổ lăng quăng/bọ gậy: loại bỏ các vật dụng phế thải, sử dụng tác nhân sinh học diệt lăng quăng/bọ gậy (thả cá, Mesocyclops) Tập huấn cho Lãnh đạo chính quyền, các ban ngành đoàn thể, mạng lưới y tế, cộng tác viên, giáo viên,học sinh nhà trường về bệnh SXHD, các hoạt động cụ thể loại trừ nơi sinh sản của véc tơ [1] Tổ chức các hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy thường xuyên đến từng hộ gia đình phun chủ động hóa chất diệt muỗi tại những nơi có nguy cơ cao (vùng nguy cơ cao là vùng nhiều năm liên tục có ca bệnh và có chỉ số mật độ muỗi cao ³ 0,5 con/nhà hoặc chỉ số BI ³ 30; riêng khu vực miền Bắc chỉ số bọ gậy BI ³20) Tổng hợp kết quả và báo cáo cho tuyến trên theo quy định[1].

1.3.1.3 Phun hóa chất diệt muỗi chủ động diện rộng[1]

- Mục đích: Chủ động triển khai phun hóa chất diệt muỗi kết hợp với chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy ngay từ khi có nguy cơ nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bùng phát.

+ Nơi có nguy cơ cao xảy ra dịch và

+ Có ca bệnh và có chỉ số mật độ muỗi cao (³ 0,5 con/nhà) hoặc chỉ số lăng quăng/bọ gậy cao (Breteau (BI) ³ 30); riêng khu vực miền Bắc chỉ số mật độ muỗi cao (³ 0,5 con/nhà) hoặc chỉ số bọ gậy cao (BI ³ 20).

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng học, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã hướng dẫn chuyên môn cho các tỉnh, thành phố trong việc chỉ định phạm vi phun hóa chất diệt muỗi chủ động diện rộng.

Xử lý ổ dịch

Quy mô xử lý ổ dịch SXHD:

- Khi có 1 ổ dịch SXHD xử lý khu vực phạm vi bán kính 200 mét kể từ nhà bệnh nhân.

- Trường hợp có từ 3 ổ dịch SXHD trở lên tại một thôn/ấp hoặc tương đương trong vòng 14 ngày: thì xử lý theo quy mô thôn/ấp và có thể mở rộng khi dịch lan rộng[1].

Các biện pháp xử lý ổ dịch SXHD phải được triển khai trong vòng 48 giờ kể từ khi ổ dịch được xác định.

1.3.2.3 Các biện pháp xử lý ổ dịch SXHD

+Phun hóa chất diệt muỗi

+ Giám sát bệnh nhân, véc tơ

+ Tuyên truyền, huy động cộng đồng

+ Tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy phòng bệnh SXHD

Các cơ quan y tế nơi xảy ra ổ dịch tham mưu chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra đôn đốc các hoạt động phòng chống dịch, bổ sung kinh phí, cơ sở thuốc, hóa chất, phương tiện, nhân sự sẵn sàng phục vụ công tác chống dịch CácViện VSDT/Pasteur/SR - KST - CT, trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố, trung tâm Y tế huyện phối hợp với chính quyền và y tế xã chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, hỗ trợ trong việc triển khai xử lý ổ dịch SXHD theo quy định Công bố dịch SXHD theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Tình hình sốt xuất huyết trên thế giới và tại Việt Nam

Tình hình sốt xuất huyết trên thế giới

Sốt xuất huyết Dengue là một dịch bệnh phổ biến ở các khu vực bán nhiệt đới và ôn đới, đặc biệt là Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Lào và Campuchia là những quốc gia có tỷ lệ mắc và tử vong do sốt xuất huyết Dengue cao trong những năm gần đây Từ năm 1960 đến 1988, chỉ riêng 8 quốc gia này đã ghi nhận hơn 2 triệu trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue, và số ca mắc bệnh ngày càng gia tăng.

Tình hình sốt xuất huyết tại Việt Nam

Việt Nam đang đối mặt với tình trạng sốt xuất huyết Dengue diễn biến phức tạp, với đỉnh điểm dịch thường xảy ra vào tháng 7, 8, 9 và 10 hàng năm Tỷ lệ mắc bệnh đang tăng liên tục, và hơn 85% số ca mắc và 90% số ca tử vong tập trung ở các tỉnh miền Nam Nỗ lực giảm số ca mắc sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi.

Biểu đồ 1.1: Các tỉnh thành phố mắc SXHD cao năm 2023

Các nghiên cứu về kiến thức, thực hành về phòng chống bệnh SXHD trên thế giới và tại Việt Nam

Nghiên cứu tại Việt Nam

Nghiên cứu của Đặng Thị Hà năm 2017 về thực trạng, kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về phòng chống sốt xuất huyết Dengue của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện quân y 7, quân khu 3 năm 2017 cho thấy đối tượng có trình độ Trung học phổ thông trở lên có khả năng có kiến thức đạt cao gấp 9.8 lần đối tượng ở trình độ dưới phổ thông Đồng thời nhóm có kiến thức đạt thì tỉ lệ thực hành cao gấp 3.085 lần so với nhóm có kiến thức không đạt[6].

Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Tuyết và cộng sự năm 2021 trên 330 sinh viên Y2 tại Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam cho thấy kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống sốt xuất huyết của sinh viên còn hạn chế, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về phòng chống dịch bệnh này.

Nghiên cứu trên thế giới

Năm 2019, nghiên cứu của Wan Rosalina Wan Rosli và cộng sự trên sinh viên các trường đại học ở Malaysia cho thấy rằng can thiệp giáo dục có hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức về bệnh sốt xuất huyết và mạng xã hội là nguồn thông tin được sử dụng nhiều nhất và ưa thích nhất của họ, giúp họ có thể tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết[8].

Năm 2022, Paul B Tchounwou và các cộng sự đã làm khảo sát 625 sinh viên ở Bangladesh cho thấy tính cấp thiết của các môn học liên quan đến bệnh truyền nhiễm và việc đưa vào chương trình giảng dạy đại học Các phát hiện của nghiên cứu có thể hỗ trợ trường đại học, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ cũng như các nhân viên y tế và xã hội chuẩn bị một kế hoạch ứng phó và chuẩn bị cho bệnh sốt xuất huyết toàn diện[9].

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống SXHD

- Nghiên cứu của Siti Nur Zubaidah Binti Mohamad Zamri và cộng sự năm 2020 đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành về sốt xuất huyết của sinh viên một trường đại học công lập ở Malaysia cho thấy có mối tương quan giữa kiến thức và thái độ phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue[43].

- Nghiên cứu của Paul B Tchounwou năm 2022 cho thấy mối tương quan giữa kiến thức và thực hành, kiến thức và thái độ, thái độ và thực hành trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết[9].

Nghiên cứu năm 2018 của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền cho thấy không có mối liên quan giữa giới tính và kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống sốt xuất huyết dengue Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ tích cực giữa kiến thức và thực hành, kiến thức với thái độ, và thái độ với thực hành trong việc phòng chống bệnh này.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hưởng năm 2018 đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa nguồn cung cấp thông tin với kiến thức và thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết dengue, đồng thời khẳng định mối tương quan giữa kiến thức và thực hành, kiến thức và thái độ, cũng như thái độ và thực hành trong việc phòng chống bệnh này đối với sinh viên nội trú trường Đại học Thương Mại.

Tổng quan về bộ công cụ

- Nghiên cứu của Bhandari và cộng sự (2024) bộ công cụ gồm 24 câu hỏi về kiến thức, thái độ, thực hành được tham khảo tại một nghiên cứu tương tự và sau khi thử nghiệm và điều chỉnh thì có hệ số cronbach’s alpha > 0,7.

- Nghiên cứu của Tchounwou (2022) bộ công cụ gồm có 32 câu hỏi trong đó có 13 câu hỏi về kiến thức, 9 câu hỏi về thực hành, 10 câu hỏi về thực hành có hệ số cronbach’s alpha là 0,87.

- Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền năm 2018 xây dựng bộ câu hỏi dựa trên các mục tiêu, nội dung nghiên cứu của đề tài Bộ công cụ đã được sự nhất trí của chuyên gia/chuyên khoa và được chỉnh sửa hoàn chỉnh lại sau khi thử nghiệm gồm 15 câu hỏi kiến thức, 12 câu hỏi về thái độ, 4 câu hỏi về thực hành về phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue của sinh viên Học viện Y dược cổ truyền Việt Nam năm 2018.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hưởng (2018) sử dụng bộ công cụ gồm 26 câu hỏi để đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết của sinh viên nội trú trường Đại học Thương mại Bộ công cụ này bao gồm 15 câu hỏi lý thuyết, 7 câu hỏi về thái độ và 4 câu hỏi về thực hành, được xây dựng dựa trên tài liệu chuyên khoa và được kiểm định bởi các chuyên gia.

Vài nét về địa điểm, đối tượng nghiên cứu

Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai là ngôi trường năm trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai- bệnh viện tuyến cuối cùng tiếp nhận và điều trị người bệnh Trường có trên 55 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và đào tạo với các chuyên ngành bao gồm: Điều dưỡng, Phục hồi chức năng, Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm, Dược và Thư ký y khoa Sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai được học tập và thực tập tại các khoa/phòng Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viên phục hồi chức năng, Bệnh ciện 108.

Hàng năm, trường học đều thực hiện công tác tuyên truyền và truyền thông về phòng chống sốt xuất huyết Dengue cho sinh viên, tuân thủ Công điện 665/CĐ-TTg của Chính phủ và Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh này.

Sinh viên năm nhất mới chuyển tiếp từ cấp ba lên đại học, còn thiếu kiến thức thực hành về phòng chống bệnh SXHD Trong khi đó, sinh viên năm 2, năm 3 đã được học chuyên ngành và thực tập tại bệnh viện Do đó, nghiên cứu nhằm đánh giá kiến thức và thực hành phòng chống bệnh SXHD của sinh viên năm nhất là cần thiết để đưa ra các giải pháp nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng bệnh cho toàn thể sinh viên.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Sinh viên năm thứ nhất trường Cao đẳng y tế Bạch Mai khóa 2023-2026

- Sinh viên hiện đang học tại trường Cao Đẳng Y Tế Bạch Mai

- Sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu

- Sinh viên đã bảo lưu và rút hồ sơ.

- Sinh viên nghỉ ốm, nằm viện, không đủ sức khỏe tham gia nghiên cứu tại thời điểm khảo sát.

Thời gian nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu

- Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai

Phương pháp nghiên cứu

2.3.2 Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng một tỷ lệ: n = Z 2 ( 1   / 2 ) ( 1 2 )

- n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu cần phải có.

- Z1-α/2: Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95% (α = 0,05) tương ứng với 1,96

- p: 0.288 ( 28,8 %) (tỷ lệ sinh viên có kiến thức về phòng chống SXHD đạt theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hưởng năm 2018)[5].

- ∆: Khoảng sai lệch mong muốn tuyệt đối giữa tham số mẫu và tham số quần thể, chọn ∆ = 5% (0,05).

Thay vào công thức ta có cỡ mẫu tối thiểu là 315 mẫu.

2.3.4 Công cụ thu thập số liệu:

1 Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ được xây dựng trên google form

2 Bộ công cụ được xây dựng dựa trên Quyết định 2760/QĐ-BYT ngày 4/7/2023 về “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue”[4] và nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền [2], Nguyễn Đức Anh và cộng sự[3], Nguyễn Thị Hưởng[5] và Nguyễn Hữu Chung[11] Sau đó xin ý kiến chuyên gia các lĩnh vực truyền nhiễm, điều dưỡng và y tế công cộng chỉnh sửa theo ý kiến góp ý của các chuyên gia.

3 Chạy thử nghiệm bộ công cụ 2 lần trên 20 sinh viên theo tiêu chuẩn lựa chọn (20 sinh viên này không tham gia vào đối tượng nghiên cứu được điều tra sau đó) để xác định tính sát thực, khả năng áp dụng của bộ công cụ thu thập số liệu Sau khi hiệu chỉnh bộ công cụ Cronbach’s alpha thu được là 0.77, các câu hỏi không nhất quán và có độ tin cậy thấp đều bị loại bỏ.

Nội dung bộ công cụ gồm 2 phần (phụ lục 3):

- Phần 1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

- Phần 2: Gồm 18 câu hỏi kiến thức; 6 câu hỏi thực hành về phòng chống SXHD của sinh viên năm thứ nhất.

2.3.5 Quy trình thu thập số liệu

- Bước 1: Người nghiên cứu lấy danh sách sinh viên năm thứ nhất thuộc khối ngành điều dưỡng và kỹ thuật viên trên website của nhà trường.

Bước 2 của nghiên cứu là lựa chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn tham gia Để đảm bảo hiệu quả, bạn cần theo dõi lịch học hàng tuần của đối tượng nghiên cứu để nắm bắt thời gian họ có mặt tại trường.

- Bước 3: Người nghiên cứu sẽ gặp mặt trực tiếp đối tượng nghiên cứu đủ tiêu chuẩn để giới thiệu mục đích, nội dung, phương pháp và quyền lợi của người tham gia nghiên cứu. Định hướng cho đối tượng nghiên cứu trả lời trung thực và sát với thực trạng của họ nhất.

Người tham gia nghiên cứu sẽ ký vào bản đồng thuận sau khi đồng ý tham gia Sau đó, họ sẽ được phổ biến về hình thức tham gia và được hướng dẫn cách trả lời các câu hỏi Người nghiên cứu sẽ có mặt tại địa điểm nghiên cứu để đảm bảo các đối tượng không thảo luận với nhau và để giải đáp mọi thắc mắc của họ.

- Bước 4: Những đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ được tham gia trả lời câu hỏi qua link google form với bộ công cụ đã được xây dựng với thời gian trả lời là 25 phút Thông tin, số liệu và câu trả lời của mỗi đối tượng nghiên cứu sẽ được đánh mã nghiên cứu Các thông tin được mã hóa trong bộ câu hỏi Link google form sẽ được thu hồi ngay sau khi đối tượng nghiên cứu hoàn thành tất cả các câu hỏi.

- Bước 5: Nhập, Xử lý số liệu và phân tích số liệu.

Biến số và chỉ số nghiên cứu

Bảng 2.1: Biến số và chỉ số nghiên cứu

Stt Biến số/ chỉ số Định nghĩa Loại biến

Phương pháp thu thập Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

1 Họ và tên Họ tên trong giấy khai sinh Định danh Bộ câu hỏi

2 Giới tính Là tỉ lệ giới tính của ĐTNC:

4 Quê quán 1 Nội thành Hà Nội

2 Ngoại thành Hà Nội và tỉnh khác Định danh

5 Nơi ở hiện tại Địa chỉ thường trú hiện tại ở cùng gia đình, người thân, họ hàng hay sống ở trọ… Định danh

6 Số người ở cùng Những người ở cùng, sinh hoạt cùng trong nhà Định lượng

7 Vị trí khu vệ sinh trong nhà

1 Khép kín trong phòng ngủ Định danh

2 Riêng biệt không nằm trong phòng ngủ

8 Tiền sử mắc SXHD của người ở cùng

1 Đã từng mắc Định danh

9 Người thân nhắc nhở về phòng SXHD

10 Nơi nhận được thông tin về SXHD

1 Đã từng mắc Định danh

12 Lần mắc sốt xuất huyết gần đây nhất

13 Số lần mắc SXHD của bản thân

1 Chưa mắc lần nào Định danh

Mục tiêu 1: Kiến thức, thực hành về phòng chống SXHD của sinh viên năm nhất trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai

14 Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết Dengue

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu hiểu biết tác nhân gây ra bệnh là do vi rút Định danh

15 Bệnh SXHD có phòng được

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu hiểu biết rằng bệnh SXHD có phòng được

16 Loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue

Tỷ lệ đối tượng biết loài muỗi truyền bệnh SXHD là muỗi vằn Aedes agypti Định danh

17 Nơi muỗi truyền bệnh đẻ trứng

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu hiểu biết về địa điểm đẻ trứng của muỗi truyền bệnh: Ao, sông, hồ, dụng cụ chứa nước… Định danh

18 Vai trò của việc bù nước và điện giải trong điều trị SXHD

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu hiểu vai trò của việc bù nước và điện giải trong điều trị SXHD là quan trọng

19 Cách bù nước và điện giải trong điều trị sốt xuất huyết

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết cách bù nước và điện giải là uống nhiều nước oresol, truyền dịch theo y lệnh,… Định danh

20 Xử trí khi sốt cao liên tục trong những ngày đầu

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết cách xử trí khi sốt cao liên tục trong những ngày đầu Định danh

21 Thuốc hạ sốt chống chỉ định trong điều trị sốt xuất huyết

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết thuốc hạ sốt chống chỉ định là Aspirin, Ibuprofen Định danh

22 Giai đoạn của SXHD Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết SXHD có 3 giai đoạn Định danh

23 Giai đoạn nguy hiểm của bệnh SXHD

Ngày thứ 3-7 của bệnh Định danh

24 Triệu chứng của SXHD trong giai đoạn nguy hiểm của bệnh

Giai đoạn nguy hiểm có các triệu chứng: vật vã, lừ đừ, li bì, nôn ói nhiều lần… Định danh

25 Biến chứng nguy hiểm trong bệnh SXHD

Biến chứng nguy hiểm trong sốt xuất huyết là; Sốc mất máu, xuất huyết tạng… Định danh

26 Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm trong bệnh SXHD

Sinh viên cần nắm rõ tầm quan trọng của việc theo dõi tình trạng sức khỏe, đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu chuyển nặng và bổ sung nước điện giải oresol để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

27 Biệu hiện ngoài da của

Là biểu hiện chấm xuất huyết dưới da hoặc bầm tím Định danh

28 Hiểu biết về việc có nên cạo gió cho người bệnh mắc SXHD

Tỷ lệ sinh viên biết rằng không được cạo gió cho người bệnh mắc SXHD

29 Hiểu biết về vắc xin phòng bệnh

Tại Việt Nam chưa có vắc xin phòng bệnh SXHD

30 Biết rằng bệnh SXHD có thể điều trị được

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu biết rằng bệnh SXHD có thể điều trị được

31 Các thể SXHD Có 4 thể SXHD Định danh

32 Cách xử trí khi bản thân, bạn bè, người thân nghi ngờ mắc SXHD

Là đến ngay cơ sở y tế khám Định danh

33 Biện pháp để phòng bệnh

SXHD nguyên nhân do muỗi đốt

Là thực hiện các biện pháp diệt muỗi, xua muỗi. Định danh

33 Biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy để phòng bệnh SXHD

Là cách thực hành xua, diệt và loại trừ nơi sống của lăng quăng, bọ gậy. Định danh

34 Xử trí khi thấy bản thân hoặc những người xung quanh đang mắc SXHD có dấu hiệu chảy máu bất thường: Cháy máu cam, rong kinh…

Là đến ngay cơ sở y tế khám Định danh

Mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống bệnh SXHD của sinh viên năm nhất trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai

35 Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học của ĐTNC với kiến thức và thực hành ( Giới tính,

36 Mối liên quan giữa tiền sử mắc SXHD của bản thân/ người trong gia đình với kiến thức và thực hành

37 Mối liên quan giữa yếu tố vị trí khu vệ sinh của

Phân tích SPSS người nhiễm SXHD với kiến thức và thực hành

38 Mối liên quan giữa lần mắc SXHD gần nhất với kiến thức và thực hành

39 Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành

Thước đo, tiêu chuẩn đánh giá kiến thức, thực hành của đối tượng nghiên cứu

Đánh giá kiến thức, thực hành về phòng chống sốt xuất huyết của sinh viên năm thứ nhất trường Cao Đẳng y Tế Bạch Mai dựa vào tổng điểm kiến thức và thực hành sinh viên đạt được qua các câu hỏi

Bộ câu hỏi gồm 24 câu, trong đó 18 câu lý thuyết và 6 câu thực hành Mỗi câu có thể có nhiều lựa chọn, chỉ chọn đúng 1 ý được 1 điểm Để đạt kiến thức và thực hành, cần đạt ≧75% tổng số điểm tối đa Ngược lại, nếu

Ngày đăng: 15/10/2024, 11:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Biến số và chỉ số nghiên cứu - KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ BẠCH MAI
Bảng 2.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu (Trang 27)
Bảng 3.1. Đặc điểm khu vệ sinh, tiền sử mắc SXHD của bản thân/người ở cùng - KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ BẠCH MAI
Bảng 3.1. Đặc điểm khu vệ sinh, tiền sử mắc SXHD của bản thân/người ở cùng (Trang 36)
Bảng 3.3. Các cách bù nước và điện giải trong điều trị SXHD - KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ BẠCH MAI
Bảng 3.3. Các cách bù nước và điện giải trong điều trị SXHD (Trang 39)
Bảng 3.2. Vai trò của việc bù nước và điện giải trong điều trị SXHD (n=315) - KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ BẠCH MAI
Bảng 3.2. Vai trò của việc bù nước và điện giải trong điều trị SXHD (n=315) (Trang 39)
Bảng 3.5. Biến chứng nguy hiểm của bệnh SXHD - KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ BẠCH MAI
Bảng 3.5. Biến chứng nguy hiểm của bệnh SXHD (Trang 40)
Bảng 3.6. Biểu hiện ngoài da của bệnh SXHD - KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ BẠCH MAI
Bảng 3.6. Biểu hiện ngoài da của bệnh SXHD (Trang 41)
Bảng 3.7. Số thể SXHD - KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ BẠCH MAI
Bảng 3.7. Số thể SXHD (Trang 42)
Bảng 3.9. Các biện pháp để diệt loăng quăng/ bọ gậy - KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ BẠCH MAI
Bảng 3.9. Các biện pháp để diệt loăng quăng/ bọ gậy (Trang 44)
Bảng 3.8. Các biện pháp kiểm soát muỗi và kiểm soát véc tơ phòng bệnh SXHD - KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ BẠCH MAI
Bảng 3.8. Các biện pháp kiểm soát muỗi và kiểm soát véc tơ phòng bệnh SXHD (Trang 44)
Bảng 3.10. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống SXHD (n=315) - KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ BẠCH MAI
Bảng 3.10. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống SXHD (n=315) (Trang 46)
Bảng 3.11. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống SXHD (n=315) - KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ BẠCH MAI
Bảng 3.11. Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống SXHD (n=315) (Trang 47)
Bảng 3.12. Câu hỏi về kiến thức - KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ BẠCH MAI
Bảng 3.12. Câu hỏi về kiến thức (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN