1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Đảng cộng sản việt nam vận dụng tư tưởng hồ chí minh về quốc phòng trong tình hình mới

126 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng trong tình hình mới
Tác giả Ngô Tiến Mạnh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Châu Loan
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Chính trị học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng là hệ thống các quan điểm củaNgười về sự tất yếu, tính chất, lực lượng, thế trận, sức mạnh và phương thứcthực hiện quốc phòng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc

2.1 Đảng Cộng sản Việt Nam và những đặc điểm quốc

phòng Việt Nam trong lịch sử và hiện nay 622.2 Bối cảnh mới và những yếu tố tác động đến quốc

2.3 Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng

trong tình hình hiện nay: thành tựu và những vấn đề

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng là hệ thống các quan điểm củaNgười về sự tất yếu, tính chất, lực lượng, thế trận, sức mạnh và phương thứcthực hiện quốc phòng ở Việt Nam trở nên mạnh thêm, bền vững; kết quả của

sự vận dụng, phát triển, sáng tạo học thuyết quân sự Mác - Lênin, kế thừatruyền thống quân sự của dân tộc, tiếp thu tinh hoa quân sự thế giới vào chỉđạo công cuộc phòng thủ đất nước của nhân dân ta đáp ứng yêu cầu chốngxâm lược, bảo vệ độc lập chủ quyền trước đây cũng như tăng cường quốcphòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiệnnay Tư tưởng quốc phòng của Người, mà cốt lõi là “dân giàu, nước mạnh”,

“nước giàu, binh mạnh” không những có ý nghĩa củng cố, nâng cao sức mạnhquốc phòng, bảo vệ Tổ quốc mà còn đem đến cho dân tộc ta giá trị to lớn, tạođộng lực phát triển mới, đưa cách mạng Việt Nam không ngừng tiến lên, đạtđược những thắng lợi lịch sử có tầm thời đại

Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, trởthành kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam Trongsuốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn quán triệt, vận dụng và pháttriển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về tăng cường củng cố quốc phòng, tạo nênsức mạnh tổng hợp của cả dân tộc chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược Quá trìnhlãnh đạo đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam đã kiên định vàkhông ngừng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vềquốc phòng, từ đó làm cho đất nước đạt được nhiều thành tựu quan trọng ViệtNam đã bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, giữ vững môi trường hòa bình, ổnđịnh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thốngnhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia - dân tộc để phát triển đấtnước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Quốc phòng và an ninh của đất nước đãđược củng cố, tăng cường một cách toàn diện cả về tiềm lực và thế trận

Trang 5

Tuy nhiên, “thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biếnrất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo” [25, tr.105] Các nước lớn vừa hợptác vừa đấu tranh, cạnh tranh, kiềm chế lẫn nhau Nhiều khu vực trên thếgiới, sự tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, biên giới diễn ra phức tạp, nhất lànhững yêu sách về chủ quyền biển đảo với mức độ ngày càng quyết liệt hơn.Diễn biến ở Biển Đông xuất hiện những thách thức mới có thể tạo ra xungđột vũ trang đe dọa hòa bình, ổn định, tự do hàng hải, hàng không cũng như

an ninh trong khu vực Các nguy cơ từ bên trong đối với nước ta đã đượcĐảng ta xác định vẫn hiện hữu, có nguy cơ còn diễn ra phức tạp hơn Chủnghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và đấtnước ta với nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi và thâm độc Những vấn đề trên

đã và đang đặt ra nhiều yêu cầu mới, rất cao đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổquốc, củng cố quốc phòng, an ninh Đảng ta xác định: “Củng cố quốc phòng,

an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụtrọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và toàn dân,trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt” [25, tr.156]

Do đó, tác giả lựa chọn vấn đề: “Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư

tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng trong tình hình mới” làm đề tài nghiên

cứu luận văn của mình

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

* Nhóm các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng

Là một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cố

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong công trình: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường

cách mạng Việt Nam [34] đã trình bày một cách hệ thống về đường lối và phương

pháp cách mạng, về chiến lược và sách lược cách mạng, về tổ chức các lực lượngcách mạng, về vấn đề trong tư tưởng của Người Trong đó một số nội dung về quốcphòng trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã được tác giả đã đề cập Trong đó tác giả đã

đề cập đến một số nội dung về quốc phòng trong tư tưởng Hồ Chí Minh Đây lànhững phác thảo cơ bản đầu tiên trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc

Trang 6

phòng, tuy nhiên, do không phải là một cuốn sách chuyên biệt nghiên cứu tư tưởng

Hồ Chí Minh về quốc phòng nên trong tác phẩm, tác giả chưa có điều kiện đi sâu,làm rõ những vấn đề lớn cũng như sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốcphòng của Đản ta

Đáng chủ ý là công trình: Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh do tập thể

các tác giả ở Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Bộ Quốc phòng [8] Đây làcông trình nghiên cứu hệ thống tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh từ: nguồngốc, quá trình hình thành, phát triển đến những nội dung cơ bản về tư tưởngquân sự của Người, trong đó tập thể các tác giả trình bày tư tưởng Hồ ChíMinh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân theo những vấn đề sau: 1 Quốcphòng toàn dân, 2 Quốc phòng toàn diện, 3 Quốc phòng hiện đại, 4 Sự gắn

bó giữa quốc phòng với an ninh Đây là kết quả nghiên cứu khoa học, toàndiện mang tính định hướng, khái quát cao tư tưởng Hồ Chí Minh về quốcphòng toàn dân Tuy nhiên, do tính khái quát cao của cuốn sách, tập thể tác giảchưa có điều kiện đi sâu và làm rõ những nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh

về quốc phòng; chưa có điều kiện đi sâu, làm rõ sự vận dụng tư tưởng Hồ ChíMinh về quốc phòng

Tác giả Hà Huy Thông trong cuốn sách: Tư tưởng Hồ Chí Minh về một

số vấn đề cơ bản trong quốc phòng, quân sự và đại đoàn kết [117] đã trình

bày một cách cơ bản những vấn đề cốt lõi về quốc phòng, quân sự và đại đoànkết trong tư tưởng Hồ Chí Minh Tác giả cũng bước đầu nghiên cứu một sốvần đề cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng; song chưa đi sâuphân tích làm rõ một cách cụ thể về những giá trị cũng như sự vận dụng tưtưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng để thực hiện tốt nhiệm vụ tăng cườngcủng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc theo Cương lĩnh xây dựng đấtnước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)

Cuốn: Hồ Chí Minh Nhà chiến lược quân sự thiên tài của Viện Lịch sử

Quân sự Việt Nam [11] gồm những bài viết của một số đồng chí lãnh đạo Đảng

và nhà nước, các tướng lĩnh quân đội, các nhà khoa học trong nước và ngoài nước,

Trang 7

là một công trình khoa học nghiên cứu công phu của nhiều tác giả, trong đó có đềcập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân Đồng thờitrong một số bài viết có khái quát định hướng về sự vận dụng tư tưởng của Người

về quốc phòng Đây là một tài liệu quý, nhưng do hướng nghiên cứu tổng quát củacuốn sách nên các tác giả chưa thể bàn sâu đến tư tưởng Hồ Chí Minh về quốcphòng, những quan điểm của Người trên lĩnh vực này cũng mới chỉ được trìnhbày ở mức độ khái quát và định hướng nghiên cứu chung

Trong cuốn: Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh [122], tác giả Trần Thị

Minh Tuyết đã nghiên cứu một cách khá toàn diện về nội dung tư tưởng quân

sự của Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng quân sự của Người trong giaiđoạn hiện nay Song tác giả chưa nghiên cứu một cách cụ thể, sâu sắc về nộidung, giá trị cũng như sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng trong

công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Cuốn sách: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối quân sự Đảng, chiến lược

quốc phòng, chiến lược quân sự trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [106] của Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng biên soạn năm 2018 Cuốn

sách đã có phần đề cập tới những nét cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh vềquốc phòng cũng như sự vận dụng tư tưởng của Người trong chiến lược quốcphòng ở nước ta hiện nay Song, cuốn sách chưa đề cập sâu sắc tới giá trị tưtưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng một cách hệ thống cũng như chưa đề cập sâusắc giá trị tư tưởng của Người về quốc phòng

Tác giả Trần Đình Thắng trong bài viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xâydựng nền quốc phòng toàn dân” [115], của mình, tác giả đã trình bày một cáchkhái quát nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dâncũng như một số nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nềnquốc phòng toàn dân Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu làm rõ giá trị cũng như giảipháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng của Đảng và nhân dân ta

Trong bài viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân” củatác giả Nguyễn Thanh Hoàng [42] với dung lượng của một bài tạp chí đã đề

Trang 8

cập một cách khái quát nhất, cơ bản nhất về nguồn gốc, nội dung của tư tưởng

Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân Từ nguồn gốc và nội dung đó, tác giả đã

đi sâu và phân tích những vấn đề đặt ra trong vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vềquốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay Tuy nhiên,tác giả chưa đề cập sâu về sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòngcủa Đảng ta hiện nay

Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng hiện nay phải nhắcđến bài viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân,chiến tranh nhân dân và những vấn đề đặt ra trong xây dựng Chiến lược Quốcphòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam thời kỳ mới” của tác giả Ngô Xuân Lịch[58] Trên cương vị là Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốcphòng, người chủ trì xây dựng Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sựViệt Nam thời kỳ mới tác giả đã chỉ ra sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trongquá trình xây dựng những chiến lược nêu trên Tuy nhiên, bài viết mang tầmđịnh hướng chiến lược, khái quát cao nên chưa đề cập được một cách cụ thể vềnội dung chi tiết của tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng, cũng như chưa bànsâu sắc tới sự vận dụng tư tưởng của Người về quốc phòng một cách toàn diện

Trong bài viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòngtoàn dân” [111], tác giả Nguyễn Vĩnh Thắng đã khái quát những nét cơ bảntrong tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng Từ đó đề xuất những nội dungcần làm tốt để để giữ vững nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo vàođiều kiện mới của đất nước, trọng tâm là vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vàoxây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụbảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Trong bài viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòngtoàn dân” [118], của Lê Thị Thủy Bài viết của tác giả đã nêu một số nội dungchủ yếu về quan niệm, lực lượng, phương pháp xây dựng nền quốc phòngtoàn dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm: xây dựng nền quốc phòng

Trang 9

toàn dân bảo vệ Tổ quốc; xây dựng nền quốc phòng toàn diện bảo vệ Tổ quốc;tăng cường củng cố quốc phòng gắn liền với giữ vững an ninh; phát huy tinhthần độc lập, tự chủ; tranh thủ nguồn lực bên ngoài để nâng cao tiềm lực vàsức mạnh quốc phòng Đây là nguồn tư liệu quý để tác giả có cái nhìn sâu sắchơn về sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng của Đảng Cộng sảnViệt Nam hiện nay.

Trong bài viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng, an ninh nhândân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân” [35], tác giả Võ Văn Hải đã kháiquát những nội dung cơ bản về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, quốcphòng toàn dân và an ninh nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh Do tínhchất khái quát nên bài viết chưa đề cập sâu sắc đến giá trị tư tưởng Hồ ChíMinh về quốc phòng nói chung cũng như sự vận dụng của Đảng Cộng sảnViệt Nam đối với tư tưởng của Người về quốc phòng

* Nhóm các công trình nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng của Đảng

Trong cuốn sách: Xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc

trong tình hình mới [59], của Đại tướng Ngô Xuân Lịch Trên cương vị là Phó Bí

thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tác giả đã đề cập một cáchtoàn diện các vấn đề về xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốctrong tình hình mới Tuy nhiên, đây không phải là cuốn sách chuyên sâu bàn vềquốc phòng nên những vấn đề trong cuốn sách là những gợi ý lớn để tác giả thamkhảo trong quá trình triển khai thực hiện đề tài

Tác giả Nguyễn Minh Đức trong bài viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh vềxây dựng nền quốc phòng toàn dân và sự vận dụng của Đảng ta trong côngcuộc đổi mới” [27] đã khái quát một cách cơ bản nhất về cơ sở hình thành

và các nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nềnquốc phòng toàn dân Từ đó tác giả có những chấm phá chỉ ra sự vận dụngcủa Đảng ta và bước đầu nêu lên những giải pháp để xây dựng nền quốc

Trang 10

phòng toàn dân trong thời kỳ đổi mới hiện nay Tuy nhiên, khi bàn về sựvận dụng của Đảng ta trong công cuộc đổi mới tác giả mới chỉ đưa ranhững chấm phá ban đầu, chưa thành hệ thống.

Với bài viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh du kích và sự vậndụng của Đảng ta trong kháng chiến chống Pháp” [109], tác giả Nguyễn HữuSinh đã phân tích một cách sâu sắc về cơ sở, nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh

về chiến tranh du kích - một luận điểm độc đáo trong nghệ thuật quân sự củaNgười; đồng thời công trình cũng làm rõ sự vận dụng một cách đúng đắn,sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh du kích của Đảng ta trongkháng chiến chống thực dân Pháp Đây là một nguồn tài liệu quý để tác giảtiếp cận và kế thừa khi trình bày sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốcphòng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay

Trong bài viết: “Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân” [49], tác giảNguyễn Mạnh Hưởng đã nêu lên được sự cần thiết và trách nhiệm của toànĐảng toàn dân với việc xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vữngmạnh Với trách nhiệm của công dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân,bảo vệ Tổ quốc tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm vận dụng có hiệu quả tưtưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dânbảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay Đây là mộtnguồn tài liệu quý để tác giả tiếp cận và kế thừa khi phân tích bối cảnh và sựtác động đến sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng của Đảng tatrong tình hình hiện nay

Bài viết: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốcphòng toàn dân trong thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của bộ đội hiệnnay” của Nguyễn Văn Huấn [47] Trong bài viết của mình, tác giả đã đưa ranhững yêu cầu trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, trong thực hiệnnhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của bộ đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh Từ đó,tác giả đã đề xuất một số giải pháp góp phần vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 11

về xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong nâng cao hiệu quả thực hiệnnhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của quân đội hiện nay Tuy nhiên, tác giả chưa

đề cập tới sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng của Đảng ta

Đặc biệt, đáng chú ý là bài viết: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào

sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc hiện nay” củatác giả Phùng Quang Thanh [112] Trên cương vị là Bộ trưởng Bộ Quốcphòng, tác giả đã trình bày một cách khái quát nhất về nguồn gốc, vị trí vai trò

và tầm quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân, từ đótác giả nêu ra một số nội dung để vận dụng tư tưởng của Người vào xây dựngnền quốc phòng toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay Đây làmột nguồn tài liệu quý để tác giả tiếp cận, luận giải về những giá trị của tưtưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng cũng như tiếp cận khi luận giải về sự vậndụng tư tưởng của Người về quốc phòng của Đảng ta

Bài viết: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dântrong xây dựng nền quốc phòng toàn dân giai đoạn hiện nay” [51], tác giả

Hồ Khang đã tập trung phân tích mối quan hệ giữa chiến tranh nhân dân vàquốc phòng toàn dân Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa chiến tranhnhân dân và quốc phòng toàn dân, tác giả đề xuất yêu cầu vận dụng tưtưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh nhân dân trong xây dựng nền quốcphòng toàn dân Nhìn chung bài viết chủ yếu đề cập tới những vấn đề cơbản về mối quan hệ giữa chiến tranh nhân dân và nền quốc phòng toàn dân,song vẫn chưa đi sâu nghiên cứu, nội dung và những giá trị cơ bản của tưtưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng cũng như sự vận dụng tư tưởng này củaNgười

Trong bài: “Tư tưởng nhân văn quân sự Hồ Chí Minh trong xây dựngnền quốc phòng toàn dân” [108], tác giả Đặng Văn Sánh đã nêu lên vị trí, vaitrò, tầm quan trọng của việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân Từ đó, tácgiả nêu lên mục đích, yêu cầu xây dựng nền quốc phòng toàn dân là phải dựavào dân, phải toàn diện và hiện đại Song ở bài viết này, tác giả chưa đi sâu

Trang 12

làm rõ nội dung cũng như những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về xâydựng nền quốc phòng toàn dân Bài viết mới chỉ bàn về góc độ vận dụng tưtưởng nhân văn của Người trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

Với bài viết: “Tư tưởng nhân văn quân sự Hồ Chí Minh trong xây dựng lựclượng và thế trận quốc phòng toàn dân” [37], tác giả Phí Minh Hải đã đề cập đến tưtưởng nhân văn quân sự Hồ Chí Minh trong xây dựng lực lượng và thế trận quốcphòng toàn dân một cách khái quát và khá toàn diện Từ đó tác giả đưa ra một số vấn

đề lớn như: Để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sự nghiệp quốcphòng phải dựa vào dân, sức mạnh nền quốc phòng trên cơ sở sức mạnh tổng hợp củatoàn dân tộc; Tiềm lực, lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân được xây dựngvững mạnh toàn diện và hiện đại; Nhiệm vụ củng cố quốc phòng đi liền với phát triểnkinh tế xã hội … Tuy nhiên, bài viết chưa đi sâu vào nghiên cứu cơ sở hình thành cũngnhư và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng, đồng thời chưa làm sâu sắc sựvận dụng tư tưởng của Người về quốc phòng của Đảng ta hiện nay

Bài viết: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng nền quốcphòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” [61] của Nguyễn ThanhLong Trong bài viết, tác giả đã nêu lên sự cần thiết của việc xây dựng nềnquốc phòng toàn dân trong bối cảnh mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh Trên cơ

sở đó, tác giả nêu lên những giải pháp cơ bản để xây dựng nền quốc phòngtoàn dân vững mạnh trong giai đoạn cách mạng hiện nay Đây là nguồn tàiliệu quý để tác giả đi sâu phân tích, luận giải sự vận dụng tư tưởng Hồ ChíMinh về quốc phòng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong luận văn

Với cương vị là Giám đốc Học viện Quốc phòng, trong bài viết: “Tưtưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng Việt Nam - giá trị vận dụngvào công cuộc giữ nước từ khi nước chưa nguy” [52] Thượng tướng Trần ViệtKhoa đã nêu khái quát 5 nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xâydựng nền quốc phòng Việt Nam, từ đó đề xuất 5 giải pháp nhằm vận dụng tưtưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng Việt Nam trong tình hìnhmới Mặc dù chưa đề cập tới nguồn gốc và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về

Trang 13

quốc phòng, song đây là nguồn tài liệu quý để tác giả nghiên cứu, kế thừa nhất

là trong làm rõ bối cảnh tình hình và luận giải sự vận dụng tư tưởng Hồ ChíMinh về quốc phòng của Đảng ta hiện nay

Trong bài viết: “Đấu tranh chống các quan điểm xuyên tạc, phủ nhậnđường lối quốc phòng toàn dân” [3], tác giả Nguyễn Văn Bạo đã chỉ rõ âmmưu thâm độc cũng như tác hại khôn lường của các luận điệu, quan điểmxuyên tạc, phủ nhận đường lối quốc phòng toàn dân ở nước ta hiện nay Đồngthời tác giả cũng đề xuất những giải pháp quan trọng nhằm đấu tranh phảnbác các quan điểm sai trái, tăng cường sức mạnh niềm tin về đường lối quốcphòng hòa bình, tự vệ chính nghĩa của nước ta hiện nay Đây là nguồn tài liệuquý để tác giả có cái nhìn toàn diện hơn về sự vận dụng của Đảng ta đối với

tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng

Đáng chú ý là bài viết: “Những điểm mới về quốc phòng, an ninh, bảo vệvững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong Văn kiện Đại hội XIII củaĐảng” [36] của Võ Văn Hải Với cương vị là nhà nghiên cứu, tác giả đã nêunhững điểm mới cơ bản về bảo vệ Tổ quốc, an ninh và quốc phòng được đề cậptrong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng Tuy nhiên, do nội dung chỉ trong khuônkhổ một bài viết nên những nội dung về quốc phòng chưa sâu, cũng như chưa chỉ

ra được đâu là sự vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đềnày Song, đây cũng là nguồn tài liệu quý để tác giả kế thừa, vận dụng khi luậngiải về đặc điểm quốc phòng Việt Nam hiện nay

Trong bài viết: “Những nhận thức về quốc phòng, an ninh và đốingoại trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng” [40], tác giả Vũ Văn Hiền đãtrình bày khái quát những nét lớn cần được nhận thức về quốc phòng, anninh và đối ngoại được thể hiện trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng,trong đó vấn đề quốc phòng chiếm một dung lượng lớn Tuy nhiên, nhữngnhận thức về quốc phòng được trình bày trong bài viết chưa làm rõ đượcgiá trị, sự kế thừa, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòngcủa Đảng ta trong bối cảnh hiện nay

Trang 14

Trong bài: “Tư duy mới về tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vữngchắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”[119] Trên cơ sở những định hướng lớn về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốctrong Văn kiện Đại hội XIII, tác giả Trần Đức Tiến đã chỉ ra một số nhận thứcmới về vấn đề này so với các giai đoạn trước Tuy nhiên vấn đề quốc phòng chưađược đề cập một cách toàn diện và có hệ thống, trong đó chưa chỉ ra rõ sự vậndụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng của Đảng trong tình hình hiện nay.Song đây cũng là nguồn tài liệu quý để tác giả tiếp cận và có cái nhìn toàn diệntrong luận giải sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng của Đảng.

Trên cơ sở những định hướng lớn về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổquốc trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, trong bài viết:

“Tư duy mới về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, mục tiêu và lộ trình hiệnđại hóa Quân đội nhân dân đến năm 2030” [50], các tác giả Ma Đức Khải –

Vũ Anh Ba đã trình bày sâu sắc một số nội dung mới trong xây dựng nềnquốc phòng toàn dân hiện nay của Đảng, như: xây dựng tiềm lực, xây dựngthế trận, hiện đại hóa quân đội Đây là nguồn tài liệu quý để tác giả kế thừa, vậndụng khi luận giải về sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng của Đảng

ta trong luận văn

Trong bài viết: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng trong

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay”[41], tác giả Dương Quang Hiển cho rằng:

trong di sản quân sự Hồ Chí Minh, tư tưởng về quốc phòng giữ một vị trí hết sứcquan trọng, có mối quan hệ biện chứng và thống nhất với toàn bộ tư tưởng củaNgười Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự cho thấy, chưa khinào Người tách rời quân sự với các lĩnh vực khác và coi quân sự độc lập

“đơn thuần”, mặc dù đó là một lĩnh vực rất đặc thù Đồng thời, Người luônnhận thức sâu sắc và giải quyết thành công các mối quan hệ đó trong thựctiễn cách mạng Việt Nam, trong xây dựng quân đội cách mạng Trên cơ sởluôn đặt lợi ích của nhân dân, của đất nước lên trên hết, trước hết, Người xác

Trang 15

định: quốc phòng không chỉ bảo vệ Tổ quốc, mà còn bảo vệ nhà nước, bảo vệchế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Bài viết: “Phát huy “sức mạnh mềm” quốc gia trong sự nghiệp quốcphòng, bảo vệ Tổ quốc” của tác giả Trần Thái Bình [4] Theo tác giả, với ViệtNam, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, “sứcmạnh mềm” luôn là bộ phận không thể thiếu hợp thành sức mạnh quốc gia.Cùng với sức mạnh quân sự và thế mạnh của nền kinh tế thì “sức mạnh mềm”

là một trong những yếu tố cơ bản, góp phần quan trọng tạo thành sức mạnhtổng hợp quốc gia, sẵn sàng để chiến thắng mọi mưu đồ của các thế lực xâmlược, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo

vệ lợi ích quốc gia - dân tộc Vì vậy, phát huy sức mạnh mềm trong sự nghiệpquốc phòng, bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thường xuyên, trọng yếu, yếu tố rấtquan trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đây cũng là một biểuhiện của sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng hiện nay

Như vậy, các công trình khoa học đã tiếp cận trên nhiều phương diện

khác nhau đã phân tích luận giải về tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòngcũng như vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề này ở các khía cạnh khácnhau Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào đã công bố nghiêncứu chuyên sâu về sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng của

Đảng Cộng sản Việt Nam bối cảnh hiện nay Vì vậy, nghiên cứu: “Đảng

Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng trong tình hình mới” là nội dung mới, không trùng lặp với các công trình khoa học đã

công bố

3 Mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

* Mục đích nghiên cứu của luận văn

Phân tích làm rõ vấn đề quốc phòng trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sựvận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng của Đảng Cộng sản Việt Namtrong tình hình hiện nay

Trang 16

* Các nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:

Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau đây:+ Phân tích làm rõ cơ sở hình thành, những nội dung cơ bản và nhữnggiá trị chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng

+ Phân tích làm rõ sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với

tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng trong tình hình mới với những đặcđiểm của quốc phòng Việt Nam trong lịch sử và hiện nay cùng với các yếu tốtác động trong nước và quốc tế

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng

* Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng

và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo công tác quốcphòng trong tình hình hiện nay (tập trung từ Đại hội XI đến nay, sau khiCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổsung và phát triển năm 2011) được thông qua)

Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về quốc

phòng theo thời gian trong các tác phẩm kinh điển của Người

5 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử củachủ nghĩa Mác - Lênin, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiêncứu: phân tích - tổng hợp, hệ thống cấu trúc, so sánh, lịch sử - lô gíc, phươngpháp liên ngành và phương pháp chuyên gia

6 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn được kế cấu gồm, 2 chương (6 tiết)

Trang 17

Chương 1 TƯTƯỞNGHỒCHÍMINHVỀQUỐCPHÒNG 1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng

* Quan niệm tư tưởng Hò Chí Minh về quốc phòng

Trong Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, mục từ “Quốc phòng”được biên soạn: “Quốc phòng, công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổngthể hoạt động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoahọc của nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàndiện, cân đối, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, nhằm giữ vững hoà bình,đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kể thù và sẵn sàng đánh thắngchiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, quy mô Quốc phòng trở thành hoạtđộng của cả nước, trong đó lực lượng vũ trang làm nòng cốt Quốc phòng phảikết hợp chặt chẽ với an ninh để bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ Quốc phòng,

an ninh phải kết hợp chặt chẽ với kinh tế để bảo vệ và xây dựng đất nước Tổchức quốc phòng của mỗi nước phụ thuộc trực tiếp vào chế độ chính trị - xã hội,truyền thống dân tộc và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước Nhiều nước quan niệmquốc phòng là một bộ phận của an ninh quốc gia”[123, tr.848]

Mục từ này đã chỉ ra một cách chung nhất vấn đề quốc phòng của mọiquốc gia, đồng thời cũng chỉ ra cách tiếp cận nghiên cứu quốc phòng của mỗiquốc gia, dân tộc Trong đó, vừa chỉ ra tổng thể các mặt, các lĩnh vực, phạm

vi của quốc phòng, khẳng định mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, đồng thờichỉ ra động lực, phương thức quốc phòng Tuy chưa phải là một khái niệmhoàn chỉnh, một quan niệm thật gọn, rõ, thật sâu sắc và có tính khái quát cao

về quốc phòng, nhưng mục từ này đã chỉ ra được những vấn đề cơ bản, nhữngmặt chủ yếu, những mối quan hệ trực tiếp của quốc phòng với các lĩnh vựckhác của công cuộc giữ nước

Để tạo hành lang pháp lý đầy đủ đáp ứng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc trong tình hình mới, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, khóa XIV, kỳ họp thứ 5 ngày 08 tháng 6 năm 2018 đã thông qua Luật

Trang 18

Quốc phòng, trong đó xác định “Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sứcmạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lựclượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt” [62, tr.7-8].

Trong bộ sách Hồ Chí Minh, toàn tập (15 tập), do Nhà xuất bản

Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản năm 2011, trong những bài nói, bài viếtcủa Người cho thấy, chưa khi nào Chủ tịch Hồ Chí Minh tách rời quân sựvới các mặt khác, không bao giờ sa vào quân sự đơn thuần, mặc dù lĩnhvực quân sự là một lĩnh vực rất đặc thù Người luôn luôn nhìn thấu và nhậnthức sâu sắc mối quan hệ giữa các lĩnh vực, đồng thời giải quyết thànhcông các mối quan hệ đó trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, trong thựctiễn xây dựng quân đội Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quốcphòng không những cần phải đặt trong mối quan hệ biện chứng và thốngnhất với các nội dung khác trong hệ thống tư tưởng quân sự của Người, màviệc nghiên cứu tư tưởng đó còn phải đặt trong toàn bộ hệ thống quan điểm,chiến lược cách mạng của Người trong suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo sựnghiệp cách mạng Việt Nam

Mặc dù Hồ Chí Minh chưa khi nào đưa ra một định nghĩa chung nhất vềquốc phòng, nhưng thông qua những tác phẩm, các bài nói, bài viết về vấn đềquân sự; từ thực tế chỉ đạo chiến lược, chiến dịch trong suốt cuộc đời hoạt động

và lãnh đạo cách mạng của Người, có thể thấy rằng Hồ Chí Minh đã đề cập đếnnhiều mặt cơ bản của quốc phòng, và qua đó đã hình thành những luận điểmnhất quán của mình về quốc phòng

Trên cơ sở cách tiếp cận nguồn tư liệu, tài liệu phong phú, gắn nghiêncứu tư tưởng với thực tiễn hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh,

có thể quan niệm: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng là hệ thống các

quan điểm của Người về sự tất yếu, tính chất, lực lượng, thế trận, sức mạnh

và phương thức thực hiện quốc phòng ở Việt Nam; kết quả của sự vận dụng, phát triển, sáng tạo học thuyết quân sự Mác - Lênin, kế thừa truyền thống

Trang 19

quân sự của dân tộc, tiếp thu tinh hoa quân sự thế giới vào chỉ đạo công cuộc phòng thủ đất nước của nhân dân ta đáp ứng yêu cầu chống xâm lược, bảo vệ độc lập chủ quyền trước đây cũng như tăng cường quốc phòng, bảo vệ vững chắc

Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.

1.1.1 Cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng

Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nền tảng quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng.

Trên cơ sở nghiên cứu về các cuộc cách mạng xã hội trong lịch sử vàthực tiễn đương thời, nhất là thực tiễn của Công xã Pari, C.Mác vàPh.Ăngghen cho rằng, cuộc cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo khôngnhững sẽ có tính chất dân tộc mà sẽ đồng thời nổ ra trong tất cả các nước vănminh, tức là, ít nhất ở Đức, Pháp, Anh và Mỹ Hai nhà kinh điển với lý luậnsắc xảo và khảo cứu kinh nghiệm từ các cuộc cách mạng trước đó đã tiênđoán rằng, giai cấp vô sản sau khi giành được chính quyền trong tay thì phải

vũ trang để bảo vệ những thành quả ấy - đây là một quy luật tất yếu của cáchmạng xã hội chủ nghĩa C.Mác và Ph.Ăngghen cũng chỉ ra rằng cuộc cáchmạng của giai cấp vô sản khi thành công sẽ không tránh khỏi sự chống đốicủa các giai cấp bóc lột đã bị lật đổ Các giai cấp bóc lột đã bị lật đổ sẽ sửdụng vũ khí có trong tay và dựa vào sự ủng hộ của các lực lượng phản động

cả bên trong và bên ngoài sẽ chống lại chính quyền mới

Trong những điều kiện ấy, giai cấp công nhân phải không ngừng nêucao cảnh giác và có sự chuẩn bị về mọi mặt, nhất là quân sự để đè bẹp sựphản kháng của kẻ thù, bảo vệ thành quả cách mạng C.Mác và Ph.Ăngghen

đã chỉ ra rằng, tuy bị lật đổ nhưng các giai cấp bóc lột vẫn còn một lượng vũkhí nhất định trong tay Với lượng vũ khí đó, giai cấp bóc lột bị lật đổ sẽ sửdụng nó để giành lại chính quyền, mong muốn phục hồi lại trật tự cũ Do đó,

để đập ta sự phản kháng của giai cấp bóc lột, giai cấp vô sản phải dùng sứcmạnh của vũ khí Trong cuộc đấu tranh với những lực lượng phản cách mạng

Trang 20

bên trong và bên ngoài đất nước, giai cấp vô sản phải sẵn sàng cho nhữngcuộc chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh giải phóng dân tộc Mặc dù mớigiành chính quyền với sức mạnh quân sự còn có những hạn chế nhất định,song giai cấp vô sản vẫn có khả năng giành thắng lợi trước sự tiến công quân

sự của giai cấp tư sản và các thế lực thù địch tiến hành

Sau khi giành được chính quyền thì giai cấp vô sản phải kiên quyết đậptan mọi hành động phản kháng của giai cấp tư sản, củng cố khối liên minhcông - nông, củng cố nhà nước chuyên chính vô sản; tổ chức xây dựng xã hộimới, thành lập các đội dân cảnh, giải tán quân đội cũ và vũ trang toàn dân.C.Mác và Ph.Ăngghen đã nghiên cứu rất sâu sắc bài học kinh nghiệm từ công

xã Pari Việc nghiên cứu vấn đề này của hai ông có ý nghĩa rất sâu sắc cả về

lý luận và thực tiễn đối với việc bảo vệ thành quả cách mạng của giai cấp vôsản sau khi giành được chính quyền

Dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin và Đảng Bônsêvich, giai cấp công nhânNga đã lãnh đạo toàn dân tiến hành thành công cuộc Cách mạng tháng Mười

vĩ đại, lập nên nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới Từ thực tiễncông cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô-viết non trẻ, Lênin đã bổ sung,phát triển những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về bảo vệ thành quảcách mạng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới Với tuyên bố: “Kể từ ngày25/10/1917, chúng ta là những người chủ trương bảo vệ tổ quốc Chúng ta tánthành “bảo vệ tổ quốc”, những cuộc chiến tranh giữ nước mà chúng ta đang đitới, là một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chủ nghĩa

xã hội với tính cách là tổ quốc, bảo vệ nước Cộng hòa xô-viết với tính cách làmột đơn vị trong đạo quân thế giới của chủ nghĩa xã hội” [55, tr.102] Sự tấtyếu khách quan của việc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa mà C.Mác vàPh.Ăngghen nêu ra đã được V.I.Lênin một lần nữa khẳng định

Theo đó, mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là bảo vệchủ nghĩa xã hội với tính cách là tổ quốc được V.I.Lênin xác định là bảo vệNhà nước Xôviết non trẻ, bảo vệ thành quả cách mạng Trong điều kiện phải

Trang 21

chống lại sự tấn công bằng vũ trang của chủ nghĩa đế quốc và các thế lựcphản động mưu toan lật đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa, thì giai cấp công nhânNga buộc phải phải tiến hành một cuộc chiến tranh vũ trang để bảo vệ Tổquốc xã hội chủ nghĩa Lực lượng bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Tổquốc xã hội chủ nghĩa là công - nông - binh và quần chúng lao động, đặt dưới

sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự tổ chức, quản lý của chính quyền Xôviết.Sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của đất nước, của chế độ mới đượchuy động tối đa tạo thành sức mạnh tổng hợp để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủnghĩa, bảo vệ thành quả cách mạng của giai cấp vô sản Trong sức mạnh tổnghợp đó, V.I.Lênin đặc biệt chú trọng quan tâm, cùng với đó là việc phát huyvai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và vai trò tổ chức, quản lý của Nhà nướcXôviết

V.I.Lênin đã đề cập đến khả năng phòng thủ đất nước, đặc biệt là vấn đềquốc phòng: “chính vì chúng ta chủ trương bảo vệ tổ quốc, nên chúng ta đòihỏi phải có một thái độ nghiêm túc đối với khả năng quốc phòng và đối với vấn

đề chuẩn bị chiến đấu của nước nhà”[53, tr.480-481] và “nghĩa vụ tuyệt đối củatoàn thể quần chúng lao động là đem hết sức mình ra để khôi phục và tăngcường khả năng quốc phòng của đất nước” [56, tr.152] V.I.Lênin đã đặt nhiệm

vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đi đôi với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xãhội: “Một khi chúng ta bắt tay vào công cuộc hòa bình kiến thiết của chúng ta,thì chúng ta sẽ đem hết sức mình để tiến hành công cuộc đó không ngừng.Đồng thời,… hãy chăm lo đến khả năng quốc phòng của nước ta và của Hồngquân ta như chăm lo con ngươi của mắt mình”[57, tr.368] Những tư tưởng củaC.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về quốc phòng, được Hồ Chí Minh tiếp thu,vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng gắn liền với đường lối quốc phòng của Đảng.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quốc phòng, quân sựViệt Nam được xây dựng và phát triển theo đường lối quốc phòng hòa bình,

Trang 22

tự vệ và đã đạt được những thành tựu rực rỡ Ngày 02/9/1945, trước quốc dânđồng bào cả nước, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Hồ Chí Minh đọc bảnTuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Kỷnguyên mới của dân tộc Việt Nam được mở ra Kể từ đây nền quốc phòngtoàn dân được hình thành và xây dựng theo đúng mục đích, ý nghĩa của nó.Tuyên ngôn độc lập khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do vàđộc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập Toàn thể dân tộc ViệtNam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữvững quyền tự do và độc lập ấy” [65, tr.3] Tư tưởng đó đã định hướng sựphát triển của tư tưởng quốc phòng Việt Nam trong những năm tiếp theo.

Tuy nhiên, sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng trong những năm1945-1946 cũng đứng trước vô vàn khó khăn thử thách nghiêm trọng Khôngcam chịu thất bại, kẻ thù đã điên cuồng chống phá sự nghiệp cách mạng,trong các mục tiêu chống phá, các thế lực thù địch đặt lên hàng đầu mục tiêuchống Đảng Cộng sản, luôn chĩa mũi nhọn vào Đảng Cộng sản Việt Nam, vàoChủ tịch Hồ Chí Minh Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minhnhân dân ta đã từng bước đẩy lùi “giặc đói”, thanh toán nạn mù chữ, xây dựngthực lực của cách mạng Điều đó đã thể hiện sự lãnh đạo tài tình của Đảng vàChủ tịch Hồ Chí Minh trong củng cố quốc phòng, tăng cường năng lực quân

sự, hoạt động quân sự trong thời kỳ đặc biệt này

Khi nhân ta bước bước vào kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày19/12/1946, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định phương châm chỉđạo kháng chiến là “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” Với dường lối khángchiến đúng đắn đó là: Toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình làchính, một thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp được xây dựng trong cảnước Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quy tụ được sức mạnh của cảdân tộc vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Thời kỳ kháng chiếnchống đế quốc Mỹ (1954 - 1975), quốc phòng, quân sự Việt Nam được tiếnhành đồng thời cả hai nhiệm vụ tăng cường củng cố quốc phòng để bảo vệ

Trang 23

miền Bắc xã hội chủ nghĩa, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh thống nhấtđất nước; tiến hành chiến tranh nhân dân, khởi nghĩa toàn dân để chốngchiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới ở miền Nam Trung thành và vậndụng sáng tạo tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể ViệtNam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định, phải có một nềnquốc phòng vững mạnh, đủ sức bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩatrong mọi tình huống, hoàn cảnh Nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội điđôi với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đó là quy luật của cáchmạng xã hội chủ nghĩa nói chung và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam nói riêng Đây cũng là biểu hiện của quy luật dựng nước luôn đi đôivới giữ nước của dân tộc Việt Nam đã được chứng minh qua mấy nghìnnăm lịch sử.

Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi nhiệm vụ củng cố quốcphòng gắn liền với nhiệm vụ xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội.Theo đó, quốc phòng là một nhiệm vụ quan trọng, được coi là trọng yếu trongquá trình xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, nó gắn bó hữu cơvới nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Hai nhiệm vụ chiến lược được xácđịnh sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước là xây dựng chủ nghĩa

xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Đây là hai nhiệm vụ cóquan hệ khăng khít, không thể tách rời Củng cố quốc phòng vững mạnh phảigắn liền với nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước, tạo điều kiện cho việcthực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội mới.Công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộikhách quan đòi hỏi phải có môi trường hòa bình, ổn định, do đó phải quantâm xây dựng, củng cố sức mạnh quốc phòng, an ninh của đất nước Đồngthời, chính sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội lại tạo nên điều kiện vật chất

và tinh thần, những tiền đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội cho nhiệm vụcủng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Trang 24

1.1.2 Cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng

Thực tiễn lịch sử “giữ nước” của dân tộc là cơ sở quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng.

Trải qua hơn bốn nghìn năm lịch sử, “Dựng nước đi đôi với giữ nước’

đã được khẳng định là quy luật tồn tại, phát triển của dân tộc Việt Nam Quyluật ấy thấm đượm bao mồ hôi, công sức và cả máu xương của lớp lớp thế hệngười Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử Với vị trí đặc biệt quan trọng vềđịa kinh tế, địa chính trị và địa quân sự, Việt Nam luôn bị các thế lực ngoạibang dòm ngó, cho nên từ xưa đến nay, vấn đề quốc phòng luôn là vấn đềtrọng yếu, thường xuyên của đất nước Vì vậy, đối với nước ta, xây dựng đấtnước đi đôi củng cố, tăng cường quốc phòng là vấn đề có tính quy luật trongmọi thời kỳ lịch sử Do điều kiện đặc biệt về vị trí chiến lược và hoàncảnh lịch sử của đất nước, quá trình đấu tranh để tồn tại và phát triển của dântộc ta chịu sự chi phối thường xuyên của quy luật dựng nước gắn liền với giữnước, nhiệm vụ xây dựng đất nước luôn gắn liền với nhiệm vụ chống lại âmmưu thôn tính và hành động xâm lăng của kẻ thù bên ngoài Do đó, có thểthấy, từ rất sớm, ông, cha ta đã nhận thức được mối quan hệ biện chứng, gắn

bó giữa dựng nước phải đi đôi với giữ nước, kết hợp “kiến quốc” với “thủquốc”, kết hợp kinh tế với quốc phòng

Ý thức phòng vệ, bản năng tự vệ đã thấm vào máu thịt mỗi người dânViệt Nam ngay cả khi đất nước thái bình Quan điểm đẩy mạnh công cuộcphòng thủ đất nước trở thành một trong những nội dung tư tưởng quan trọngchỉ đạo xây dựng quốc phòng của nhà nước Đại Việt Lý Nhân Tông, vua thứ

tư triều Lý, người đã từng kinh qua cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai(1076-1077), trước khi nhắm mắt đã căn dặn các đại thần: “Nên sửa sang giáomác để phòng việc không ngờ, chớ làm sai mệnh, Trẫm dù nhắm mắt cũngkhông di hận” [21, tr.296]; hay Lê Thái Tổ trong lần cầm quân đi đánh dẹpmột tù trưởng nổi loạn ở miền biên giới Tây Bắc, đã cho khắc câu thơ trênvách núi đá Thác Bờ (Hòa Bình): “Biên phòng hảo vị trù phương lược, xã tắc

Trang 25

ưng tu kế cửu an” [107, tr.322] (Biên phòng cần có phương lược tốt, xã tắcnên có kế lâu dài).

Bởi vậy trong lịch sử, mỗi khi đất nước có giặc ngoại xâm, dân tộc taluôn có đủ sức mạnh chiến đấu, chiến đấu lâu dài và giành nhiều thắng lợi vẻvang Tư tưởng bảo vệ đất nước trước ngoại xâm của dân tộc ta được hìnhthành từ rất sớm và được kế thừa, bổ sung, phát triển làm phong phú thêm quatừng thời kỳ Trong những tư tưởng, chính sách được thực hiện nhằm bảo vệđất nước trước họa xâm lăng từ bên ngoài, đặc sắc nhất phải kể tới là chínhsách “Ngụ binh ư nông” và “Khoan thư sức dân”, toàn dân là lính, nhiệm vụbảo vệ đất nước là của toàn dân Đó là bài học kinh nghiệm xương máu vàcũng là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta gắn liền với tên tuổi các vịvua anh minh, các võ tướng, các danh nhân lịch sử như Ngô Quyền, LýThường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ…Truyềnthống “giữ nước” trong lịch sử của dân tộc được Hồ Chí Minh kế thừa, pháttriển và vận dụng sáng tạo lên một tầm cao mới trong tư tưởng của Người vềquốc phòng

Thực tiễn hoạt động cách mạng của Người là cơ sở đặc biệt quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tăng cường củng cố quốc phòng còn đượchình thành, phát triển bởi thực tiễn hoạt động cách mạng của Người Ngày5/6/1911, từ bến Nhà Rồng (Sài Gòn) với tên gọi Văn Ba, Người xuống làmthuê cho một hãng tàu buôn của Pháp để bắt đầu thực hiện quyết tâm và khátvọng cứu nước, cứu dân Từ năm 1911 đến năm 1920, Người đã đi đến nướcPháp, nước Mỹ, nước Anh và rất nhiều thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ởchâu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ; hòa mình vào cuộc sống của công nhân

và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa ra sức họctập, nâng cao vốn hiểu biết và tìm mọi cách để hoạt động cách mạng Trênhành trình đi khắp các châu lục, khảo sát thế giới, thấu hiểu bản chất xấu xacủa chủ nghĩa thực dân; nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thế giới, nghiên

Trang 26

cứu tình hình, điều kiện mới của thế giới sau thắng lợi của Cách mạng ThángMười Nga năm 1917, Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩacộng sản, tìm thấy ánh sáng chân lý thời đại, tìm được con đường cách mạngViệt Nam - con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng conngười một cách hoàn toàn và triệt để nhất Từ đây, Người đã hòa mình và tíchcực tham gia vào các hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc

tế và được bầu đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng: Người tham dự Đại hộilần thứ I Quốc tế Nông dân (1923), được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tếNông dân; tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản (1924) và được cử làm cán

bộ Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản, đồng thời là Ủy viên Đoàn Chủtịch Quốc tế Nông dân; tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa (1922)

Mùa xuân năm 1930, Nguyễn Ái Quốc (sau này là Chủ tịch Hồ ChíMinh) chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam, thống nhấtthành Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Cửu Long (Hồng Kông, Trung Quốc).Đây là một mốc son lịch sử, mở ra bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch

sử cách mạng Việt Nam Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Hồ ChíMinh là Chủ tịch Chính phủ lâm thời và sau đó là Chủ tịch nước từ năm 1945đến khi qua đời Trong thời gian này, Người với thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo cáccuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nên ở Người

có sự am hiểu và thực tiễn phong phú nhiều lĩnh vực, trong đó có quân sự, quốcphòng để từ đó hình thành, phát triển tư tưởng quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc

Các quan điểm trong tư tưởng về quốc phòng của Chủ tịch Hồ ChíMinh không phải là sự tổng hợp lại những cái đã có sẵn, mà là sản phẩmcủa quá trình lâu dài, với sự “lao tâm, khổ tứ”, nhẫn nại, kiên trì mới kiếndựng được Các yếu tố “ưu việt” trong nhân cách của Chủ tịch Hồ ChíMinh là “tố chất thuận lợi” thúc đẩy Người có bước đi nhanh hơn, đúngđắn hơn trong nghiên cứu, thâu hái tư tưởng quân sự của dân tộc và nhânloại Mảnh đất hiện thực Việt Nam, chế độ thống trị bạo ngược của chính

Trang 27

quyền thực dân đế quốc vừa là câu hỏi lớn đặt ra thôi thúc Chủ tịch HồChí Minh ra đi tìm đường đấu tranh giải phóng đồng bào ta, vừa là cơ sởthực tiễn kiểm định những quan điểm về quốc phòng của Người.

Phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh

Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ ChíMinh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước, dân tộc đang oằn mìnhdưới gót giày của thực dân, phong kiến Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất xứNghệ giàu truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cường tạo nên trong conngười Nguyễn Sinh Cung phẩm chất kiên cường, chịu thương, chịu khó.Được thừa hưởng truyền thống khoa bảng của gia đình, ngay từ nhỏ NguyễnSinh Cung đã được lĩnh hội nền văn hiến, truyền thống chống ngoại xâm củadân tộc và những tinh hoa văn hóa phương Đông Những truyền thống đó đãtạo nên trong con người cậu bé Nguyễn Sinh Cung bản lĩnh kiên dịnh, ý chíkiên cường, trí tuệ sắc sảo, sự tự tin vào bản thân, khát vọng cứu nước, giảiphóng dân tộc Khi còn là cậu bé thiếu niên, Người đã sớm nhận ra những hạnchế trên con đường cứu nước của các bậc tiền bối Vốn có tư chất thông minh,nhãn quan chính trị sắc sảo và ý chí lớn lao là giải phóng dân tộc Người đãquyết tâm tìm đường cứu nước, cứu dân theo cách riêng của mình

Sự kinh qua thực tiễn trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ởnhiều quốc gia trên khắp thể giới, cả “chính quốc” và các nước thuộc địa đãgiúp người thanh niên Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc mở mang thêmtri thức, thu lượm tinh hoa văn hóa phương Tây và tích lũy thêm kinh nghiệmcách mạng Đặt chân đến nhiều quốc gia khác nhau, từ châu Âu, châu Mỹ, rồichâu Phi, với nhãn quan chính trị sắc sảo, Người đã rút ra nhận định: Dù màu

da khác nhau, song trên thế giới chỉ có hai loại người là kẻ đi bóc lột và người

bị bóc lột Với nhận định đó, khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, được chủnghĩa Mác – Lênin soi đường Người đi tới một quan điểm đúng đắn: Giảiphóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa,

Trang 28

giải phóng nhân loại Cũng từ đó đã từng bước hình thành trong tư duy củaNguyễn Ái Quốc lý luận, chiến lược cách mạng vô sản ở một nước thuộc địanửa phong kiến để chỉ đạo cách mạng Việt Nam.

Mùa xuân năm 1930, tên cương vị là phái viên của Quốc tế Cộng sảnNguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chứccộng sản ở Việt Nam thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Trực tiếp Người đãsoạn thảo Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều

lệ vắn tắt hoạt động của Đảng Các văn kiện trên đã được thống nhất và thôngqua tại Hội nghị hợp nhất Các văn kiện quan trọng nói trên đã trở thànhCương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam Trong Cương lĩnh đầutiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữadân tộc và giai cấp, phân tích một cách sâu sắc đặc điểm của xã hội, sắp xếpđúng vị trí của từng giai cấp, tầng lớp và lực lượng của cách mạng Trí tuệuyên bác, thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo, tính ham hiểu biết và nhạybén với sự thay đổi của thời cuộc của Người phần nào được thể hiện qua cácvăn kiện này

Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa rađời, trên cương vị vừa là chủ tịch Đảng, vừa là Chủ tịch Nước, phẩm chất cánhân của Người càng được thể hiện rõ trong quá trình cùng Đảng ta lãnh đạonhân dân ta tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vừaxây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam

Di chúc thiêng liêng mà Người để lại cho dân tộc trước khi qua đời, nó đượcsánh ngang bảo vật của quốc gia, gửi gắm trong đó những tinh hoa của tưtưởng, đạo đức, phẩm chất cá nhân cao đẹp của một vĩ nhân, suốt cả cuộc đờiphấn đấu hy sinh vì dân tộc, vì Tổ quốc và nhân loại Di chúc đã không chỉbản tổng kết cô đọng và sâu sắc những bài học của cách mạng Việt Nam dưới

sự lãnh đạo của Đảng, mà còn vạch ra những định hướng mang tính cươnglĩnh để xây dựng đất nước phần vinh, hạnh phúc sau khi kháng chiến thắng lợi,trong đó có vấn đề củng cố quốc phòng Tư chất thông minh, tư duy độc lập,

Trang 29

tự chủ, sáng tạo; đầu óc phê phán tinh tường; ham hiểu biết, chiếm lĩnh trithức, nhạy bén với cái mới; yêu nước, thương dân, hết mình vì nước, vì dân

là những tố chất được hội tụ trong phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh Phẩmchất đó được rèn luyện, phát huy trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đểNgười tiếp thu, kế thừa và phát triển, hình thành hệ thống quan điểm củamình về tăng cường, củng cố quốc phòng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng được hình thành trên cơ sở chủnghĩa Mác - Lênin, kế thừa truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa,quân sự thế giới, trên nền tảng phẩm chất cá nhân và thực tiễn hoạt động cáchmạng của Người, gắn liền với đường lối quân sự quốc phòng của Đảng Tưtưởng về quốc phòng nói riêng, hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung làtài sản tinh thần vô giá, có giá trị to lớn cả về lý luận và thực tiễn, đang soi rọicho những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam

1.2 Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng

1.2.1 Thực hiện củng cố quốc phòng với tính chất hòa bình, tự vệ là một nhiệm vụ tất yếu khách quan

Trải qua hơn bốn nghìn năm lịch sử đã chứng minh: “Dựng nước đi đôivới giữ nước” là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam đồng thời,đây cũng là một truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta Kế thừa truyềnthống vẻ vang của dân tộc về củng cố quốc phòng và tiếp thu, vận dụng sángtạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hộichủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định công cuộc xây dựng, củng

cố quốc phòng, bảo vệ đất nước là một nhiệm vụ tất yếu khách quan TheoNgười: “Chúng ta phải ra sức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, cho nên chúng

ta phải củng cố quốc phòng” [83, tr.226], tư tưởng đó đã khẳng định tính chấthòa bình tự vệ của nhiệm vụ quốc phòng của nước Việt Nam dân chủ cộng hòadưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tich Hồ Chí Minh

Thấm nhuần lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong tư tưởng Hồ ChíMinh không chỉ dừng lại ở mục tiêu là giải phóng dân tộc mà còn là hướng tới

Trang 30

giải phóng xã hội, giải phóng con người Đưa cách mạng Việt Nam trở thànhmột bộ phận của cách mạng thế giới Với mục tiêu nhất quán, bao trùm và xuyênsuốt nêu trên, Người đã cùng với Trung ương Đảng đề ra chiến lược cách mạngdân tộc dân chủ nhân dân, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủnghĩa xã hội với nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.Trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Người soạn thảo đã nêu rõ: “Chủ trươnglàm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”[64, tr.1] Đó chính là sự vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận về chiến tranhcách mạng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của chủ nghĩa Mác - Lênin vàothực tiễn cách mạng Việt Nam.

Thực tiễn đã cho thấy, ngay sau khi nhân dân ta vừa giành được chính

quyền, trong Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,

Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cảtinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lậpấy” [65, tr.3] Người đã cùng với Trung ương Đảng, Chính phủ và toàn dânkhẩn trương triển khai nhiều hoạt động quan trọng trên các lĩnh vực chính trị,kinh tế, quân sự, văn hóa, ngoại giao để tăng cường thực lực quốc phòng,chuẩn bị kháng chiến toàn quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững nềnđộc lập của dân tộc mới giành được Điều đó thể hiện quan điểm của Hồ ChíMinh về tính cấp thiết của nhiệm vụ quốc phòng

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954),miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, trở thành một quốc gia độc lập có chủquyền, miền Nam còn tạm thời dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và chínhquyền Ngô Đình Diệm Đất nước bị chia chắt tạm thời làm hai miền bởi bốicảnh lịch sử và những mưu toan tranh giành ảnh hường của các nước lớn MiềnBắc được giải phóng, xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa MiềnNam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Do vậy, Chủ tịch HồChí Minh và Đảng ta chủ trương củng cố miền Bắc về mọi mặt để trở thành

Trang 31

căn cứ địa cách mạng, hậu phương lớn của cả nước Sự vững chăc và lớn mạnhcủa miền Bắc nhằm bảo đảm vừa chi viện cho tiền tuyến miền Nam, vừa đủsức đánh bại mưu đồ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc của đế quốc Mỹ Vì vậy,quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nhiệm vụ quốc phòng đượcđặt ra cả về trước mắt và lâu dài Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ngày nàocòn bọn đế quốc thì nguy cơ chiến tranh vẫn còn” và “Ngày nào mà chưa đuổiđược đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam nước ta, chưa giải phóng được miềnNam khỏi ách thống trị tàn bạo của Mỹ - Diệm, thì nhân dân ta vẫn chưa thể

ăn ngon, ngủ yên” [96, tr.675] Vì thế, yêu cầu có tính nguyên tắc của cuộccách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là xây dựng phải gắn liền với nhiệm vụbảo vệ Tổ quốc Nhiệm vụ xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân phảikhông ngừng được tăng cường, phát triển ngay trong quá trình xây dựng đấtnước Đó cũng là cơ sở thực tiễn để Hồ Chí Minh và Đảng ta xác định: quốcphòng là một nhiệm vụ tất yếu khách quan của quân và dân ta

Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, xây dựng và bảo vệ đất nước tuy làhai lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực đều có những đặc điểm riêng, quy luậtriêng, nhưng xét về mục đích và bản chất, hai nhiệm vụ ấy đều có cái chung,cái thống nhất, đó là bảo vệ thắng lợi và xây dựng thành công chủ nghĩa xãhội ở Việt Nam Hồ Chí Minh khẳng định: “Miền Bắc phải vừa ra sức đẩymạnh sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, vừaphải luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, sẵn sàng đối phó với mọi

âm mưu của kẻ địch” [98, tr.27] Tất cả những luận điểm của Hồ Chí Minh vềquốc phòng, về bảo vệ Tổ quốc đều xuất phát từ đặc điểm và yêu cầu đòi hỏi

mà thực tiễn cách mạng Việt Nam đặt ra

Những nội dung nêu trên cho thấy, tư tưởng về quốc phòng, kiên quyếtbảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là tưtưởng quan trọng của Hồ Chí Minh Trong buổi nói chuyện với cán bộ, chiến

sĩ Đại đoàn quân Tiên phong (sư đoàn 308) trước khi về tiếp quản Thủ đô tại

Trang 32

Đền Hùng ngày 19/9/1954, Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựngnước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” [82, tr.59].

Tính chất hòa bình, tự vệ, chính nghĩa của nền quốc phòng Việt Nam đượcChủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định và nhấn mạnh trong Thư trả lời Tổng thống MỹRisớt M Níchxơn năm 1969: “Nhân dân Việt Nam chúng tôi rất yêu chuộng hòabình, một nền hoà bình chân chính trong độc lập và tự do thật sự Nhân dân ViệtNam quyết chiến đấu đến cùng, không sợ hy sinh gian khổ, để bảo vệ Tổ quốc vàcác quyền dân tộc thiêng liêng của mình” [105, tr.602] Người cũng cho rằng, chỉ

có sự đoàn kết chặt chẽ của các lực lượng hòa bình trên toàn thế giới với nhữnghành động cương quyết đòi giải trừ quân bị và bảo vệ hòa bình mới của thế giới cóthể đập tan âm mưu thâm độc và đầy tội ác của những kẻ gây chiến Điều đókhông chỉ biểu thị tính chính nghĩa và quyết tâm của nhân dân Việt Nam màcòn thể hiện quan điểm về sự cần thiết phải củng cố nền quốc phòng vữngmạnh, bảo đảm cho đất nước sẵn sàng đối phó thắng lợi với mọi âm mưu vàhành động chiến tranh của kẻ thù Nền quốc phòng vững mạnh đủ sức răn đe,đánh bại mọi âm mưu và hành động kẻ thù sẽ là một nhân tố cực kỳ quantrọng để giữ được hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho xây dựngđất nước

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, đấtnước được thống nhất, non sông thu về một mối, cách mạng Việt Namchuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội Đạihội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (năm 1976) đã quyết địnhđường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa của nước ta; trong đó, xâydựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh là một trong những vấn đề cơ bản,quan trọng nhất - một nhiệm vụ không thể tách rời trong toàn bộ sự nghiệpcách mạng xã hội chủ nghĩa của nhân dân Việt Nam Đất nước đã hòa bình,độc lập, tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng lại đất nước,song Nghị quyết của Đại hội xác định rõ: “Đi đôi với việc xây dựng đấtnước về mọi mặt, phải ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh,

Trang 33

xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng công cuộc quốc phòng, bảođảm cho đất nước sẵn sàng đánh bại mọi cuộc tiến công của bọn xâm lược”[22, tr.25] Điều đó thể hiện tính thống nhất với tư tưởng Hồ Chí Minh vềquốc phòng.

1.2.2 Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng là trách nhiệm của toàn dân, phải dựa vào sức mạnh tổng hợp của nhân dân

Vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng

nhân dân lao động trong tiến trình lịch sử, nhất là trong cách mạng xã hội, kếthừa truyền thống “giữ nước” của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác địnhthực hiện nhiệm vụ quốc phòng ở nước ta phải do đại đa số nhân dân ta tiếnhành Quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng cần dựa vào sức mạnh tổnghợp của toàn dân Bởi vì, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, bảo vệ Tổquốc là một nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp cách mạng đòi hỏi sự thamgia đông đảo của quần chúng nhân dân lao động Hồ Chí Minh xác định nềnquốc phòng ở Việt Nam trong thời đại mới là nền quốc phòng của nhân dân,

do nhân, vì nhân dân, do toàn dân tiến hành

Theo Người, chỉ khi nào động viên, tổ chức được đông đảo quần chúngtham gia thì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc mới trở nên vững chắc: “Không quânđội nào, không khí giới nào có thể đánh ngã được tinh thần hy sinh của toàn thểmột dân tộc” [68, tr.89] Điều đó có nghĩa là sức mạnh giữ nước vô địch chính

là sức mạnh của toàn dân, cả quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa… chứ khôngchỉ đơn thuần là sức mạnh quân sự, sức mạnh của các lực lượng vũ trang

Nền quốc phòng của nhân dân, do nhân, vì nhân dân, do toàn dân tiếnhành theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đó là nền quốc phòng hòabình, tự vệ của của nhà nước xã hội chủ nghĩa làm nhiệm vụ lịch sử của chuyênchính vô sản Thực hiện quốc phòng là nhằm phục vụ lý tưởng cao cả của nhândân ta là hòa bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội Quốc phòng đượccủng cố vững mạnh không chỉ bảo vệ Tổ quốc mà còn bảo vệ chế độ xã hộichủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhân dân Nó không chỉ chống giặc ngoài mà còn

Trang 34

chống cả thù trong Do đó, với trách nhiệm và nghĩa vụ của mình mọi công dânđều phải tham gia củng cố quốc phòng, phòng thủ đất nước, bảo vệ công cuộcxây dựng chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chống lại và làm thấtbại những hành động xâm lược của đế quốc Mỹ để bảo vệ độc lập dân tộc, bảo

vệ quyền sống, đó là quyền thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam ở miềnBắc cũng như miền Nam” [104, tr.527] Mục tiêu, tính chất của tăng cườngcủng cố quốc phòng trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện sự vận dụng sáng tạoluận điểm “bảo vệ chủ nghĩa xã hội với tính cách là Tổ quốc” của V.I.Lêninvào điều kiện cụ thể của Việt Nam Đó là sự phát triển quan điểm chiến tranhnhân dân của Hồ Chí Minh trong điều kiện lịch sử mới Tư tưởng củng cố quốcphòng do nhân dân tiến hành, dựa vào sức mạnh tổng hợp của toàn dân củaChủ tịch Hồ Chí Minh chính là cơ sở để Đảng ta tập hợp đông đảo quần chúng,động viên toàn dân tham gia vào công cuộc quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc

Khác với quan điểm về quốc phòng của một số nước chỉ dựa chủ yếuvào lực lượng quân sự, lực lượng vũ trang, Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn chủtrương phải dựa chắc vào dân, phát huy sức mạnh toàn dân để tăng cườngtiềm lực và thế trận quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc Người nói: “Chính quyềnnhân dân có hai lực lượng để bảo vệ nó: đó là quân đội và công an” [68,tr.269] Và Người chỉ rõ: “Công an có bao nhiêu người? Dù có vài ba nghìnhay năm bảy vạn đi nữa thì lực lượng ấy vẫn còn ít lắm bên cạnh lực lượngnhân dân Năm vạn người thì chỉ có 5 vạn cặp mắt, 5 vạn đôi bàn tay Phảilàm sao có hàng chục triệu đôi bàn tay, hàng chục triệu cặp mắt và đôi tai mớiđược Muốn như vậy, phải dựa vào dân, không được xa rời dân” [74, tr.270]

Xuất phát từ vị trí, vai trò của quần chúng nhân dân, Người yêu cầu:

“Toàn thể nhân dân, không phân biệt giai cấp, tín ngưỡng và nghề nghiệp, đềuphải giữ gìn trật tự và ra sức ủng hộ chính quyền nhân dân, thật thà hợp tácvới quân đội nhân dân” [75, tr.487] Theo Hồ Chí Minh, sức mạnh bảo vệ đấtnước vững chắc nhất là sức mạnh của toàn dân, trong đó bộ đội, công an làlực lượng nòng cốt Tính nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng đòi

Trang 35

hỏi rất cao công tác giáo dục và tổ chức cho nhân dân tham gia có hiệu quả trongcác hoạt động quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc Trong tư tưởng Hồ Chí Minh vềquốc phòng, thì vấn đề đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo có ý nghĩa rất quantrọng Đây được coi là một nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta nhằmđạp tan âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng nước

ta của các thế lực thù địch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Các dân tộc phải đoàn kếtchặt chẽ muôn người như một, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau Chú trọng giúp đỡđồng bào vùng cao và làm tốt công tác an ninh trật tự, củng cố quốc phòng” [101,tr.295]

Công tác giáo dục tuyên truyền, làm cho quần chúng nhân dân thấmnhuần đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, trong đó cóđường lối, chính sách về quốc phòng được Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức quantâm coi trọng Trên cơ sở thống nhất về tư tưởng trong nhân dân để động viênđược toàn dân tham gia xây dựng, củng cố quốc phòng của đất nước Đồng thờiđây cũng là cơ sở quan trọng để quảng đại quần chúng nhân dân nhận rõ âmmưu thâm độc của kẻ thù chống phá nước ta trên các mặt nói chung, lĩnh vựcquốc phòng nói riêng, từ đó nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, kiên quyếtđấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn phá hoại đó Trong quá trìnhtuyên truyền vận động phải nắm vững nguyện vọng, tâm lý, trình độ dân trí để

có phương pháp phù hợp Công tác tuyên truyền, giáo dục bên cạnh việc xây đắpniềm tin của nhân dân vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến, của con đường

đi lên chủ nghĩa xã hội, còn phải ra sức phát huy sức mạnh của chế độ xã hộimới, đề cao địa vị làm chủ thực sự của nhân dân lao động trên lĩnh vực chính trị,kinh tế, văn hóa xã hội, quân sự quốc phòng Theo Người: “Chế độ này là của ta,phải bảo vệ chế độ của ta Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là của ta, phảibảo vệ Nhà nước của ta Ai xâm phạm đến Nhà nước của ta, đến chế độ ta, ta

phải chống lại họ, bất cứ bằng lời nói hay việc làm” [88, tr 478] Thực hiện lời

chỉ dẫn của Người là trách nhiệm, nghĩa vụ của từng công dân đối với sự nghiệpquốc phòng

Trang 36

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở các cấp, các ngành, các địaphương, đoàn thể phải hết sức coi trọng công tác giáo dục, bồi dưỡng lòngyêu nước, tinh thần cảnh giác cách mạng, ý chí quyết tâm đấu tranh vì độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Công tác quốc phòng của đất nước phảihuy động được toàn dân tham gia Trên cơ sở đó, các cấp, ngành và mọi địaphương đều phải có ý thức đề cao trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu trên cáclĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội, góp phần củng cố quốcphòng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong mọi tình huống Khi đất nướcchưa được thống nhất, miền Nam vẫn còn chiến tranh thì mỗi người dânmiền Bắc phải đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với sự nghiệpgiải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Theo đó, Người nhấn mạnh:

“Toàn thể đồng bào miền Bắc phải luôn luôn nhớ rằng: Trong lúc chúng tađang sinh hoạt và xây dựng trong hòa bình, thì đồng bào miền Nam ta đang

hy sinh, anh dũng chiến đấu chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Vì vậy,mỗi người chúng ta phải làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bàomiền Nam ruột thịt” [100, tr.278]

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về củng cố quốc phòng ở miền Bắc luôngắn liền với cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam Tình cảm ruộtthịt Bắc Nam, “máu chảy ruột mềm”, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước trong những năm kháng chiến chống Mỹ thực sự lànguồn lực to lớn động viên nhân dân miền Bắc hăng say lao động, sẵn sàngchiến đấu và chiến đấu góp phần to lớn vào công cuộc củng cố miền Bắc làm

cơ sở cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam

Đi đôi với việc huy động toàn dân tham gia quốc phòng, bảo vệ Tổquốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta rất coi trọng việc bồi dưỡng nâng caođời sống vật chất tinh thần của nhân dân, coi đó là mục tiêu hàng đầu của nhànước ta Người chỉ rõ nhiệm vụ: “Kiên quyết nâng cao dần mức sống củanhân dân, trước hết là của công nhân, bộ đội và công chức, đồng thời giảmnhẹ dần sự đóng góp của nông dân” [86, tr.103] Để xảy ra tình trạng dân đói,

Trang 37

dân rét, dân ốm, dân dốt thì lỗi đầu tiên thuộc về Đảng và Chính phủ Ngườikhẳng định: “Mọi chính sách của Đảng và Chính phủ ta đều nhằm xây dựngchủ nghĩa xã hội và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” [103,tr.455]; đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là nhằmthực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh” đem lại cuộc sống ấm no, tự do,hạnh phúc cho nhân dân, cho mọi thành viên trong cộng đồng dân tộc ViệtNam Theo Người, nhân dân no đủ, mạnh khỏe và được giác ngộ đầy đủ vềnhiệm vụ quốc phòng là một trong những cơ sở quan trọng để củng cố quốcphòng, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, tự do của Tổ quốc Chính vì thế

mà quần chúng nhân dân càng cảm nhận sâu sắc giá trị của nền độc lập tự dođược đánh đổi bằng xương máu của bao thế hệ và càng tăng thêm quyết tâmbảo vệ sự nghiệp cách mạng của Đảng Thông qua tuyên truyền giáo dục,nâng cao nhận thức cũng như thực tiễn xây dựng xây dựng, củng cố miền Bắc,đấu tranh giải phóng miền Nam để khơi dậy, phát huy tính tích cực, tự giác vàsáng tạo của nhân dân trong thực hiện quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc

Đặc biệt, Hồ Chí Minh hết sức chú trọng phát huy tinh thần độc lập, tựchủ trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng của đất nước Trong mọi thời kỳ củacách mạng Việt Nam, từ 16 tháng đầu chuẩn bị kháng chiến toàn quốc (từ tháng9/1945 đến tháng 12/1946), trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp(1946-1954) và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), Người luônnhấn mạnh phương châm phải dựa vào sức mình là chính Người nêu rõ:

“Cũng như trong thời kỳ kháng chiến, phương châm của ta hiện nay là: Tự lựccánh sinh là chính, việc các nước bạn giúp ta là phụ Các nước bạn giúp tacũng như thêm vốn cho ta Ta phải khéo dùng cái vốn ấy để bồi bổ lực lượngcủa ta, phát triển khả năng của ta Song nhân dân và cán bộ ta tuyệt đối chớ vìbạn ta giúp nhiều mà đâm ra ỷ lại” [85, tr.56-57]

Chính nhờ quán triệt tốt tinh thần tự lực tự cường, độc lập tự chủ màngay năm đầu sau khi Cách mạng tháng Tám, nhà nước công nông non trẻViệt Nam Dân chủ cộng hòa đã đứng vững trong tình thế “ngàn cân treo sợi

Trang 38

tóc”, đuổi được hơn 20 vạn quân Tưởng ra khỏi miền Bắc nước ta, cầm chânđược hàng vạn quân Pháp hiếu chiến ở các tỉnh phía Nam Đây chính là sựbảo đảm vững chắc để toàn quốc chủ động bước vào cuộc kháng chiếntrường kỳ, là cơ sở của những thắng lợi to lớn, toàn diện mà quân dân tagiành được trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược Cũng vậy,với tinh thần tự lực tự cường, độc lập tự chủ, Đảng ta đã đề ra đường lốichính trị, quân sự đúng đắn, lãnh đạo quân dân ta ra sức tăng cường lựclượng quốc phòng trên hậu phương miền Bắc, đẩy mạnh tiến công địch trênkhắp chiến trường miền Nam, giành toàn thắng trong công cuộc kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước, đưa sự nghiệp cách mạng nước ta bước sang giai đoạnmới: cả nước thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.

1.2.3 Quốc phòng ở Việt Nam phải bảo đảm tính toàn diện

Theo Hồ Chí Minh, thực hiện quốc phòng phải được tiến hành toàndiện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, tạo thành sức mạnh tổng hợp, sẵnsàng đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập của đấtnước Người cho rằng, chăm lo quốc phòng một cách toàn diện cả tiềm lực vàthế trận quốc phòng, chăm lo xây dựng mọi mặt tiềm lực của đất nước về kinh

tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội: “phải xây dựng kinh tế, quốc phòng,văn hóa, xã hội; cho nên Đảng vẫn phải tổ chức, lãnh đạo, giáo dục quần chúng,

để đưa nhân dân lao động đến thắng lợi hoàn toàn” [79, tr 274] Điều đó, chothấy, Hồ Chí Minh luôn chăm lo, chú trọng lĩnh vực quốc phòng của đất nướcmột cách toàn diện

Tính toàn diện trong lĩnh vực quốc phòng theo Người đó không chỉ đơnthuần là củng cố về mặt quân sự mà củng cố toàn diện các mặt, các lĩnh vực củađất nước bao gồm: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ngoại giao… nhằm tạothành sức mạnh tổng hợp để giữ vững ổn định và phát triển đất nước trong thờibình, đánh thắng kẻ thù trong chiến tranh Là một nước đất không rộng, ngườikhông đông, chế độ phong kiến kéo dài, bị thực dân đô hộ bóc lột gần một thế kỷlàm cho kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển Từ đặc điểm cụ thể đó Hồ

Trang 39

Chí Minh chủ trương chăm lo quốc phòng vững mạnh toàn diện, nghĩa là xâydựng cả tiềm lực chính trị và tinh thần, tiềm lực kinh tế và khoa học, tiềm lựcquân sự, phát triển khoa học và nghệ thuật quân sự Theo đó:

Về chính trị, tư tưởng: Đầu tiên và trước hết là bồi dưỡng, giáo dục

lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, tinhthần đại đoàn kết toàn dân tộc và ý thức làm chủ tập thể cho nhân dân Trongtừng giai đoạn phát triển của cách mạng, nhất là trước mỗi bước ngoặt, HồChí Minh luôn đặc biệt chú ý công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chotoàn dân Người chỉ rõ: “Công tác lãnh đạo tư tưởng là quan trọng nhất TrongĐảng và ngoài Đảng có nhận rõ tình hình mới, hiểu rõ nhiệm vụ mới, thì tưtưởng mới thống nhất, tư tưởng thống nhất thì hành động mới thống nhất Nếutrong Đảng và ngoài Đảng từ trên xuống dưới, từ trong đến ngoài đều tưtưởng thống nhất và hành động thống nhất thì nhiệm vụ tuy nặng nề, côngviệc tuy khó khăn phức tạp, ta cũng nhất định thắng lợi” [80, tr.554 - 555].Theo Người, về chính trị, tư tưởng trong quốc phòng thì phải làm cho đôngđảo quần chúng nhân dân thấy rõ nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất đấtnước vẫn chưa hoàn thành, thấy rõ trách nhiệm của mình đối với sự nghiệpgiải phóng miền Nam, thống nhất đất nước cũng như nghĩa vụ và trách nhiệmcủa mình đối với nhiệm vụ quốc phòng của đất nước, sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc trong hòa bình

Đồng thời, Hồ Chí Minh quan tâm bồi dưỡng ý thức quốc phòng, tinhthần cảnh giác cách mạng, phòng gian, bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật quân

sự, giúp người dân hiểu rõ trách nhiệm của bản thân trong nhiệm vụ quốcphòng Người nêu rõ, việc giữ nước, giữ bí mật quốc gia là tuyệt đối quantrọng, phải cực kỳ cẩn thận Đó là nhiệm vụ của toàn dân, toàn quân, nhất làcác tổ chức đảng, chính quyền các cấp cần phải gương mẫu chấp hành và điđầu thực hiện Công tác xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, củng cố Nhànước chuyên chính vô sản, hoàn thiện chế độ xã hội chủ nghĩa, mở rộng khốiđoàn kết toàn dân, lấy liên minh công nông làm nòng cốt…là những công

Trang 40

việc quan trọng để củng cố quốc phòng toàn diện và có hiệu quả Người nêu

cao chân lý: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”, “Thành công, thành công,

đại thành công” Theo Hồ Chí Minh sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, đoàn

kết trong nước, đoàn kết quốc tế là một nguồn sức mạnh to lớn tạo nên nhữngthành công của cách mạng Việt Nam Đó là nhân tố quan trọng bảo đảm cóhiệu quả của công cuộc quốc phòng, bảo vệ đất nước

Về kinh tế: Cùng với làm tốt công tác chính trị, tư tưởng để thống nhât

tư tưởng và hành động, để chăm lo quốc phòng toàn diện thì cần động viêntoàn dân ra sức phát triển kinh tế nhằm nâng cao từng bước đời sống nhân dân.Bên cạnh đó, phát triển kinh tế cũng là tạo ra cơ sở vật chất để tăng cường sứcmạnh quốc phòng, tạo ra nguồn cung cấp nhu yếu phẩm, máy móc trang bịphục vụ cho chiến tranh khi xảy ra Kinh tế càng phát triển thì càng có nhiềunhu yếu phẩm, trang thiết bị phục vụ cho quốc phòng vững mạnh Phát triểnkinh tế cũng là góp phần chăm lo quốc phòng, bởi theo Người: “Nay muốngiữ vững nền độc lập thì chúng ta phải đem hết lòng hăng hái đó vào conđường kiến quốc Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc Kháng chiến cóthắng lợi thì kiến quốc mới thành công Kiến quốc có chắc thành công, khángchiến mới mau thắng lợi” [69, tr.114] Khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc(1954), Người tiếp tục khẳng định, xây dựng kinh tế là mặt trận chính củamiền Bắc Ở miền Bắc, hoạt động khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế xã hội,cải thiện đời sống nhân dân diễn ra sôi nổi, rộng khắp, cung cấp nhân lực vàvật lực cho quốc phòng Thực tiễn đó cho thấy mối quan hệ biện chứng giữahai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc, giữa xây dựng và bảo vệ đất nướctrong tư tưởng Hồ Chí Minh

Với tư cách là tổng thể các hoạt động vật chất của đất nước, kinh tếcung cấp các phương tiện, các trang thiết bị, kỹ thuật cho quốc phòng; bảođảm lương thực, thực phẩm, những đồ dùng thiết yếu cho các lực lượng quân

sự Nền kinh tế đất nước càng phát triển cao thì khả năng bảo đảm các mặtnêu trên cho quân sự, quốc phòng càng tốt, đầy đủ hơn Theo đó, quá trình

Ngày đăng: 15/10/2024, 10:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w