SÁCH GIÁO KHOA GDDP TP TUYÊN QUANG LỚP NĂM 2024- 2025 SÁCH DO BGD BIEN SOẠN ( CHÍNH THỨC ) SÁCH CÓ 89 TRANG MỤC LỤC Chủ đề 1: Kiến trúc truyền thống ở Tuyên Quang 5 Chủ đề 2: Văn học dân gian tỉnh Tuyên Quang 12 Chủ đề 3: Di tích lịch sử – văn hoá ở Tuyên Quang 22 Chủ đề 4: Nguồn lực phát triển kinh tế của tỉnh Tuyên Quang 33 Chủ đề 5: Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế của tỉnh Tuyên Quang 49 Chủ đề 6: Tìm hiểu nghề nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang 53 Chủ đề 7: Công tác giáo dục pháp luật ở tỉnh Tuyên Quang 67 Chủ đề 8: Bảo tồn và phát triển cảnh quan thiên nhiên ở tỉnh Tuyên Quang 77
Trang 1VŨ ĐÌNH HƯNG – ĐOÀN THỊ THUÝ HẠNH (đồng Chủ biên)HOÀNG THỊ THU HIỀN – BÙI THANH THUỶ – NGUYỄN THỊ HƯƠNGDƯƠNG THỊ OANH – HOÀNG GIA TRANG – HỒ THỊ HỒNG VÂNĐOÀN THỊ PHƯỢNG – NGUYỄN THỊ HẰNG – VŨ VĂN DŨNG
NGUYỄN THỊ DUNG – TẠ THỊ THUÝ HOÀN
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trang 2Các em thân mến!
Nội dung giáo dục địa phương sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang là thành phần của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giúp các em có những hiểu biết sâu sắc và toàn diện về những nét đẹp truyền thống độc đáo và đặc sắc của đất và người Tuyên Quang.
Cuốn Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Tuyên Quang lớp 10 được các tác giả
biên soạn công phu, cẩn thận và tâm huyết theo định hướng đổi mới của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 Cấu trúc của sách được thiết kế khoa học, thẩm
mĩ và linh hoạt, phù hợp với lứa tuổi cấp THPT, giúp học sinh có thể phát huy tốt nhất tính chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức, hướng tới sự phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh.
Qua từng trang sách, các em sẽ được tìm hiểu 3 lĩnh vực: Lịch sử – Văn hoá, Địa
lí – Kinh tế – Hướng nghiệp, Chính trị – Xã hội – Môi trường với 7 chủ đề về nghệ thuật kiến trúc dân gian, văn học dân gian, di tích lịch sử – văn hoá, nguồn lực phát triển kinh tế, thế giới nghề nghiệp quanh ta, công tác giáo dục pháp luật, công tác bảo tồn và phát triển cảnh quan thiên nhiên ở tỉnh Tuyên Quang Các bài học được thiết
kế theo bốn hoạt động: (1) Mở đầu, (2) Kiến thức mới, (3) Luyện tập, (4) Vận dụng, giúp các em hình thành và phát triển năng lực, nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn
về các giá trị truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Đó là: nghệ thuật kiến trúc dân gian độc đáo – không gian sinh hoạt tinh thần, nơi chứa đựng những giá trị nhân sinh, tín ngưỡng, phong tục lâu đời của người Tuyên Quang
Đó là kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú và đặc sắc của đồng bào các dân tộc; giá trị truyền thống của những di tích lịch sử văn hoá quê hương đã góp phần quan trọng làm nên bản sắc dân tộc của đất và người xứ Tuyên,
Hi vọng cuốn sách sẽ góp phần giúp các em hình thành, phát triển những phẩm chất tốt đẹp; bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, trân trọng và tự hào về những giá trị truyền thống đặc sắc của địa phương; nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn và bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống đó của quê hương.
Chúc các em có những giờ học vui vẻ và bổ ích!
CÁC TÁC GIẢ
Lời nói đầu
Trang 3Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn sự phối hợp của các sở, ban, ngành, hội, báo Tuyên Quang và các trường học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
hướng dẫn sử dụng tài liệu
Học sinh huy động kiến thức, kinh nghiệm cá nhân để tham gia hoạt động, tạo hứng thú trước khi vào chủ đề mới
Học sinh thực hiện các hoạt động quan sát, thảo luận, tìm kiếm thông tin nhằm phát hiện và chiếm lĩnh những kiến thức mới
Học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng được trang
bị để giải quyết các vấn đề, tình huống, bài tập,… nhằm khắc sâu kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo một cách chắc chắn
Học sinh giải quyết các tình huống, vận dụng bài học vào thực tiễn của bản thân, tại gia đình, cộng đồng và địa phương nơi sinh sống
MỞ ĐẦU
KIẾN THỨC MỚI
LUYỆN TẬP
VẬN DỤNG
Trang 4Chủ đề 1: Kiến trúc truyền thống ở Tuyên Quang 5
Chủ đề 2: Văn học dân gian tỉnh Tuyên Quang 12
Chủ đề 3: Di tích lịch sử – văn hoá ở Tuyên Quang 22
Chủ đề 4: Nguồn lực phát triển kinh tế của tỉnh Tuyên Quang 33
Chủ đề 5: Một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế
Chủ đề 6: Tìm hiểu nghề nghiệp ở tỉnh Tuyên Quang 53
Chủ đề 7: Công tác giáo dục pháp luật ở tỉnh Tuyên Quang 67
Chủ đề 8: Bảo tồn và phát triển cảnh quan thiên nhiên
MỤC LỤC
Trang 5¾ Trình bày được đặc điểm kiến trúc nhà ở truyền thống của một số dân tộc
(Ví dụ: Tày, Cao Lan, Kinh,…) và kiến trúc một số đình làng (người Cao Lan,
Tày), đền, chùa (người Kinh) ở Tuyên Quang
¾ Có ý thức bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống và kiến trúc đình làng,
đền, chùa ở địa phương
¾ Thực hiện được dự án/sản phẩm học tập (bằng video quay trực tiếp, video
dựng băng hình, ảnh chụp có lồng tiếng thuyết minh, bài viết hoặc các
sản phẩm khác…) giới thiệu về kiến trúc nhà ở truyền thống và đình làng,
đền, chùa ở tỉnh Tuyên Quang
Hình 1.1 Những ngôi nhà sàn truyền thống
Trang 6tre, nứa, mây; được thiết
kế theo kiểu nhà ngang,
ba gian hoặc năm gian,
thường bố trí sáu hàng
chân (gồm hai cột cái,
hai cột lội, hai cột hiên)
và nhiều cửa sổ Nhà thường có hai cầu thang, một cầu thang đi vào cửa chính và một cầu thang phụ Cầu thang được làm bằng gỗ, số bậc thường là 7, 9, 11 với quan niệm bậc thang số lẻ gặp nhiều may mắn hơn Gian giữa là nơi trang trọng nhất của ngôi nhà và cũng là nơi đặt bàn thờ tổ tiên Đối diện với bàn thờ tổ tiên là sàn
gỗ hoặc tre, nơi dành cho khách và chủ nhà là nam giới nghỉ Phía sau bàn thờ tổ
Hình 1.2 Nhà sàn của dân tộc Tày (xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên)
Trang 7tiên là nơi ngủ của các thành viên khác trong gia đình, được ngăn cách bởi ván gỗ hoặc phên tre, nứa Bếp được đặt ở chính giữa nhà để tiếp khách và một bếp đặt ở gian phụ để nấu nướng.
2 Nhà ở truyền thống của dân tộc Cao Lan (Sán Chay)
Nhà ở truyền thống của
dân tộc Cao Lan là nhà sàn
Nhà sàn thường là ba gian
hai chái, có tám cây cột cái
Trong những cây cột cái phải
có hai cây có độ dài hơn để
chôn sâu xuống đất Những
cây cột còn lại được kê trên
hòn đá để chống mối mọt
Hai cây cột cái chôn dưới đất
phải là lõi gỗ không mối mọt Phần khung nhà có kết cấu giằng néo, dầm dưới xà trên, có câu đầu, kèo dốc dài xuống gần đến phần sàn nhà Dầm sàn nhà là những cây gỗ bền, chắc vừa là giằng níu cột, vừa để làm dầm đỡ, phần sàn là khung hình vuông Từ dầm sàn lên quá giang cao 2,5 – 3,5 m, giữa có cột cái, có câu đầu liên kết với hai kèo đỡ, tạo thành hình tam giác cân Đòn tay, dui mè để đỡ các vì kèo Ngôi nhà có bốn mái, hai mái chính, hai mái phụ nhỏ hơn và có độ dốc như nhau Mái nhà được lợp bằng lá cọ, hoặc cỏ gianh lợp trùm xuống thấp nhằm tránh nước mưa hắt vào nhà Vách bưng bằng gỗ hoặc phên nứa Cầu thang thường được làm bằng một cây gỗ xẻ đôi, kiêng không làm hai cây gỗ; số bậc thang luôn là số lẻ với ý nghĩa để có sự phát triển Cầu thang được đặt ở cuối nhà phía sau Khi bước chân vào cầu thang có một khoang nhỏ, thấp hơn sàn chính, phần này dùng để bát đĩa, nồi niêu, xoong chảo và các vật dụng sinh hoạt hằng ngày Từ sàn ô phụ này bước lên một bậc là sàn chính, có một ô bếp nấu nướng hình chữ nhật Kề với bếp là một
ô nhỏ làm chỗ ngủ cho con gái hoặc con dâu Gian chính thứ ba phía đầu nhà là gian
để bàn thờ gia tiên, nơi ngủ của đàn ông và phần để tiếp khách Tiếp đó là gian chái đầu nhà hẹp hơn, được nâng cao hơn sàn chính một chút Gian này là nơi thờ Phật
Hình 1.3 Nhà ở của dân tộc Cao Lan (xã Kim Phú, thành phố Tuyên Quang)
Trang 8Nếu nhà có cụ ông thì bố trí cụ nằm ở đây, không có cụ ông thì là nơi ngủ của con trai chưa vợ Phía trước nhà có một sân phơi Sát với ngôi nhà có mảnh vườn để trồng các loại rau, có ao cá Quanh nhà còn có các loại cây ăn quả
3 Nhà ở truyền thống của dân tộc Kinh
Nhà ở truyền thống của
dân tộc Kinh thường là nhà
trệt Nhà ba gian hoặc năm
gian gồm có ba hoặc bốn vì
kèo, các bộ phận được cố
định bởi các thanh suốt dài
chạy dọc theo ngôi nhà Trên
mái gồm các đòn tay, dui mè
được cố định với nhau Vách
được ken bằng tre, nứa rồi
dùng đất trộn với rơm trát ra
ngoài Cửa nhà là kiểu cửa xếp cài then, cửa phản gồm nhiều cánh ghép với nhau Mái nhà lợp ngói hoặc lá cọ, nứa Gian giữa ngôi nhà là nơi trang trọng nhất, nơi đặt bàn thờ tổ tiên, tiếp khách cũng như giải quyết các công việc quan trọng Gian giữa luôn được trang trí gọn gàng, ngăn nắp Hai gian bên của gian giữa kê giường,
tủ giành cho các thành viên nam trong nhà Hai gian chái có vách (đố hoặc tường) ngăn với ba gian giữa Trong các gian này có gian dành cho sinh hoạt của các thành viên nữ, đồng thời còn là nơi để cất lương thực và các thứ lặt vặt khác Còn nhà phụ là nhà bếp kết hợp làm nơi để nông cụ, cối xay, cối giã, Phía trước ngôi nhà thường có một khoảng sân
(Theo Địa chí Tuyên Quang, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2014) – Trình bày kiến trúc nhà ở truyền thống của dân tộc Tày, Cao Lan, Kinh – So sánh điểm giống nhau và khác nhau về kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc Tày, Cao Lan, Kinh.
– Em có nhận xét gì về kiểu dáng, cấu tạo về nhà ở của dân tộc Tày, Cao Lan, Kinh?
Hình 1.4 Nhà ở của dân tộc Kinh (xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn)
Trang 9II KIẾN TRÚC ĐÌNH LÀNG, ĐỀN, CHÙA
1 Đình Hồng Thái
Đình Hồng Thái thuộc
thôn Cả, xã Tân Trào,
huyện Sơn Dương Đình
được dựng năm 1919,
có tên là đình Kim Trận
Năm 1945, đình được đổi
tên là đình Hồng Thái (lấy
tên của liệt sĩ Phạm Hồng
Thái) Đình quay theo
hướng nam, lưng dựa vào
núi Thia, phía trước nhìn
ra sông Phó Đáy Đình có kiến trúc theo kiểu kiến trúc nhà sàn miền núi, ba gian, hai chái; vật liệu để dựng đình đều bằng gỗ; mái lợp lá cọ Bốn phía xung quanh
để trống, không thưng vách Hai gian bên ngoài là nơi hội họp và ăn uống, 3 gian chính giữa làm nơi cúng tế Phía trên phần thờ cúng của đình được đặt trên một chiếc sàn lửng áp sát mái chia làm hai phần: phía trong là vọng cung để đồ tế khí, phía ngoài là thượng cung để đồ thờ cúng của dân làng
Đình Hồng Thái được xếp hạng Di tích quốc gia ngày 21 – 02 – 1975 theo Quyết định số 09/VH-QĐ của Bộ trưởng Bộ Văn hoá (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch); là di tích thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào (được công nhận tại Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10 – 5 – 2012 của Thủ tướng Chính phủ)
2 Chùa An Vinh
Chùa An Vinh, phường Hưng Thành, thành phố Tuyên Quang toạ lạc ở thế
đất cao, rộng rãi, thoáng đãng Chùa được khởi dựng vào khoảng năm 1720 (thế
kỉ XVIII) và có kiến trúc chữ “đinh” gồm toà thiêu hương và toà thượng điện Tam quan chùa với ba cổng và bốn trụ, có kì lân ngự trên, trạm khắc tùng, cúc, trúc, mai, Chùa có hai tấm bia cổ có giá trị về mặt nghiên cứu lịch sử, mĩ thuật thời Lê,
Hình 1.5 Đình Hồng Thái (xã Tân Trào, huyện Sơn Dương)
Trang 10Lê Dụ Tông (năm 1720)
và tấm bia: “Trùng tu Bảo
Phúc tự bi kí” khắc vào
năm Bảo Thái thứ 8 Chùa
còn lưu giữ 2 quả chuông
đồng, một chiếc khánh
đồng và nhiều hoành phi,
câu đối có giá trị lịch sử,
trúc theo lối nội công ngoại
quốc, gồm tiền cung, trung
cung và hậu cung, hướng
và Du lịch) xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia tại Quyết định số 1009/QĐ-BT ngày 26 – 7 – 1994
(Theo Địa chí Tuyên Quang, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2014)
Hình 1.6 Chùa An Vinh (phường Hưng Thành, thành phố Tuyên Quang)
Hình 1.7 Đền Hạ (phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang)
Trang 11– Mô tả kiến trúc đình làng, đền, chùa được đề cập trong văn bản trên.
– Nhận xét đặc điểm kiến trúc đình làng, đền, chùa được đề cập trong văn bản trên.
1 Giới thiệu một công trình kiến trúc truyền thống ở Tuyên Quang
(Gợi ý: Em có thể thực hiện bằng cách quay video clip trực tiếp, video băng hình, ảnh chụp có lồng tiếng thuyết minh, bài viết hoặc các sản phẩm khác, ).
2 Đề xuất một số biện pháp để bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc và kiến trúc đình làng, đền, chùa ở tỉnh Tuyên Quang.
Trang 12Hãy kể tên những thể loại
văn học dân gian Tuyên
Quang mà em đã biết
Em muốn biết thêm điều gì về văn học dân gian Tuyên Quang?
Câu trả lời và những điều
I KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN TUYÊN QUANG
Tuyên Quang là tỉnh miền núi trung du phía Bắc, có bề dày lịch sử – văn hoá
VĂN HỌC DÂN GIAN TỈNH TUYÊN QUANG
Chủ đề
22
Học xong chủ đề này, em sẽ:
¾ Trình bày được những nét khái quát của văn học dân gian Tuyên Quang
¾ Đọc hiểu được một số tác phẩm văn học dân gian Tuyên Quang
¾ Thực hiện được một dự án/sản phẩm học tập về văn học dân gian ở địa
phương (sưu tầm, giới thiệu, xây dựng kịch bản sân khấu hoá )
¾ Yêu quê hương, trân trọng và tự hào về kho tàng văn học dân gian
địa phương; có ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá của địa
phương mình
Trang 13lâu đời Tuyên Quang có kho tàng văn học dân gian phong phú, đa dạng, có nhiều giá trị đặc sắc Những câu ca dao, tục ngữ, những truyện cổ mang đậm bản sắc văn hoá độc đáo của các dân tộc Văn học dân gian Tuyên Quang là một bộ phận của nền văn học dân gian Việt Nam, phản ánh thế giới nội tâm của đồng bào các dân tộc, quan niệm về vũ trụ, về nhân sinh, quan hệ gia đình và xã hội, các phong tục tập quán, những ước mơ, khát vọng của Nhân dân… Văn học dân gian Tuyên Quang có nhiều thể loại phong phú như: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ, tục ngữ, câu đố, ca dao Các thể loại này được lưu truyền trong các bản làng từ đời này qua đời khác, từ vùng này sang vùng khác, giữa dân tộc này với dân tộc khác nên cũng có những dị bản khác nhau.
1 Truyện cổ dân gian
1.1 Thần thoại
Những truyện thần thoại lưu truyền ở Tuyên Quang phần lớn đề cập đến các
vấn đề về nguồn gốc của vũ trụ và loài người Đồng bào Dao có Truyện người cung
trăng và nguồn gốc loài người; đồng bào Mông có truyện Chử Lầu, Bọc thịt, Thần
Nông, Ông Chày – bà Chày; đồng bào Cao Lan có truyện Vợ chồng trời đất; đồng bào
Sán Dìu có truyện Quả bầu; đồng bào Pà Thẻn có truyện Thần Sấm Sét, Ông Trời.
1.2 Truyền thuyết
Nằm ở phía bắc tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang là mảnh đất lưu truyền nhiều
truyền thuyết về thời đại Hùng Vương như: Truyện đẻ trăm trứng, Các truyền thuyết của các dân tộc thiểu số như: truyền thuyết Pú Lương Quân (Thần Nông),
Nguồn gốc của người Dao,…
1.3 Truyện cổ tích
Truyện cổ tích ở Tuyên Quang rất phong phú Nhiều vùng đất ở Tuyên Quang
đều có kho tàng truyện cổ, chẳng hạn như, ở Chiêm Hoá có truyện: Sự tích đèo
Nàng, Vua cóc, Cây lá dong đỏ, Vợ chồng nhà họ Lý, ; ở Na Hang có Sự tích hoa Phặc Phiền, Vua quạ, hay đến với mảnh đất Lâm Bình, người dân vẫn truyền
miệng về Sự tích thác Tin Tốc, Nguồn gốc nghề dệt ở Lăng Can, Sự tích 99 ngọn núi
Thượng Lâm, Nhiều truyện cổ tích gắn với địa danh như: Sự tích đèo Ái Âu, Sự tích sông Gâm, núi thần Chiêm Hoá,…; phong tục tập quán như: Người Dao kiêng
ăn thịt chó (dân tộc Dao), Vì sao không dùng gỗ mít (dân tộc Cao Lan), Thần Bạch
Trang 141.4 Truyện ngụ ngôn
Các truyện ngụ ngôn lưu truyền ở Tuyên Quang thường gắn với môi trường lao động sản xuất của mỗi cộng đồng trong gia đình và liên quan đến phong tục
như truyện: Đẽo cày giữa đường (dân tộc Kinh), Hươu và rùa thi tài (dân tộc Tày),
Sói và cọp (dân tộc Dao),…
1.5 Truyện cười
Truyện cười dân gian lưu truyền ở Tuyên Quang thường có sự pha trộn với truyện ngụ ngôn như: tình huống bất đồng ngôn ngữ, không hiểu phong tục, những cái vô tình đáng tiếc, những điều trái tự nhiên, bài học về trí khôn,… với các truyện:
Mua nồi đất, Hả tu lò, Ông quan lang và người hầu, Trí khôn, Người anh keo kiệt,…
2 Tục ngữ, câu đố
2.1 Tục ngữ
Kho tàng tục ngữ của các cộng đồng dân tộc ở Tuyên Quang là kho tri thức bách khoa về đời sống và có tính nghệ thuật cao Nội dung của tục ngữ nói về:
– Kinh nghiệm thời tiết, thời vụ:
Trồng ngô chọn chân đồi Trồng lúa chọn khe suối.
(Dân tộc Mông)
– Kinh nghiệm về chăn nuôi, sản xuất:
Ruộng sâu thu nhiều lúa
Ao sâu thu nhiều cá.
(Dân tộc Dao)
– Về ý nghĩa lao động:
Chăm chỉ mới có cái ăn
Không chăm chỉ thì không có cái ăn.
(Dân tộc Pà Thẻn)
– Về quan hệ gia đình và xã hội:
Thương nhau nước lớn lội cũng qua
Không thương nhau một vũng nước chân trâu cũng ngại.
(Dân tộc Tày)
Trang 152.2 Câu đố
Câu đố mang sắc thái trí tuệ, hồn nhiên Sức hấp dẫn của câu đố là ở chỗ người
đố tìm thấy trong hai sự vật hay hai hiện tượng khác nhau có điểm tương đồng về
ý nghĩa, buộc người đáp phải có khả năng liên tưởng và nhanh trí nhận biết, tạo ra cái bất ngờ thú vị Lấy vật dụng thường ngày để đố là đặc điểm của câu đố dân gian, nhưng tùy theo điều kiện sinh hoạt và tập quán mỗi cộng đồng dân tộc lại có cách
đố mang những nét độc đáo riêng
– Đồng bào Tày có những câu đố hay về con vật và cây cối:
Con gì gầy gầy vác bốn tấm ván qua?
(Là gì?) – Con chuồn chuồn
Thứ gì ăn vào tháng chín mùa gặt?
(Là gì?) – Quả mít
– Đồng bào Sán Chay có kho tàng câu đố rất phong phú Những sự vật hiện
tượng đem đố ngay ở trong môi trường sinh hoạt:
Trên kín dưới kín, ở dưới nói chuyện ầm ầm.
– Câu đố của đồng bào Dao gắn với môi trường lao động và sinh hoạt:
Không dao mài mà sắc.
(Là gì?) – Cây lau
Trên có một cái ô Dưới có một ổ trứng?
(Là gì?) – Khoai sọ
Trang 16– Đồng bào Mông có cách nhìn tạo vật rất hồn nhiên:
Nhảy nhảy đi, nhảy nhảy lại Nhảy mãi không thôi.
(Là gì?) – Quả tim
3 Ca dao
Ca dao Tuyên Quang đề cập đến quan niệm về vũ trụ, nhân sinh và tình yêu quê hương, tình yêu lao động, kinh nghiệm sản xuất và đấu tranh xã hội, tình yêu đôi lứa
– Quan niệm về vũ trụ:
Từ hòn đá to
Vỡ ra hai con người.
(Dân tộc Sán Chay)
– Tình yêu đôi lứa:
Con đường tốt là con đường đi tìm nhau
Ở đâu cũng về, ở đâu cũng đến
Không biết ở gần hay ở xa
Ta đi tìm con đường hạnh phúc.
(Dân tộc Pà Thẻn)
(Theo Địa chí Tuyên Quang, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2014)
Kể tên các thể loại văn học dân gian Tuyên Quang và nêu đặc điểm của mỗi thể loại đó.
II VĂN BẢN
SỰ TÍCH THÁC BẢN BA
Ngày xửa ngày xưa, ở núi Hoa Trung có một cô gái Tày con quan Thổ ti tên là nàng Ba, nhan sắc xinh đẹp, thuỳ mị, nết na Khi trưởng thành, nàng đem lòng yêu thương một người con trai cùng làng, con nhà nghèo, khoẻ mạnh, giỏi giang.
Trang 17Theo quy định của chế độ Thổ ti thì các cô con gái nhà quan đều gọi là nàng
và không được phép lấy các chàng trai người Tày cùng bản, vì quan phụ mẫu là cha
mẹ, dân trong địa phương là con dân, khi gặp quan hay người nhà quan, dân phải cúi rạp xuống chào
Đôi trai gái yêu nhau tha thiết, biết không thể vượt qua quy định ngặt nghèo của họ tộc nên đã hò hẹn rủ nhau chạy đi một nơi thật xa, thoát khỏi phong tục hà khắc của dòng tộc mới có thể chung sống với nhau trọn đời
Thế rồi họ trốn nhà mải miết ra đi, đi mãi đến khi trời tối buộc phải ngủ lại giữa rừng sâu, dưới một cây ngoã mật to, quả chín thơm lừng Họ chặt lá ngoã trải thành chiếu, ngồi bên nhau rì rầm tâm sự, than thở, khóc lóc, nước mắt chảy thành dòng thác cứ chảy rì rào, ai oán Những tiếng thì thì thầm thầm của họ vào lúc đêm khuya trong rừng sâu khiến người ta tưởng là tiếng kêu của loài diều hâu ăn đêm (tiếng Tày là Lăm Củm) nên họ gọi thác này là thác Củm (tiếng Tày là Tát Củm).Sáng hôm sau, họ tiếp tục leo lên đỉnh núi, cố đi thật nhanh, đi mãi vẫn không gặp được làng bản nào, cho đến khi mặt trời lặn họ lại phải tìm chỗ dừng chân ngủ lại Họ cắt lá móc, một loại lá có hương thơm thoang thoảng mọc ngay cạnh chỗ họ dừng chân, trải thành chiếu ngồi bên nhau, nàng lại than thở, khóc lóc, thảm thiết hơn, nước mắt chảy thành dòng thác cao hơn, dữ dội hơn gọi là thác Cao (tiếng Tày là Tát Thung)
Sáng ngày thứ ba họ lại tiếp tục đi lên cao nữa, đi mãi đến một nơi thấy bốn
Hình 2.1 Thác Bản Ba (huyện Chiêm Hoá)
Trang 18chiếu và ngồi bên nhau than thở, oán thán suốt đêm, nước mắt của nàng lại chảy thành dòng thác tung bọt trắng xoá
Hôm sau, khi Mặt Trời mọc, họ mới biết rằng đây đã là đỉnh núi rất cao, gió rít
ào ào nhìn ra bốn phía đều là núi rừng trùng điệp, mây mù bao phủ, không hi vọng tìm được nơi nào có bản, làng để sinh sống với nhau, nên vợ nên chồng Trước mắt
là một vực sâu thăm thẳm, nước dưới khe lạnh ngắt gọi là Nặm Dân cuồn cuộn chảy, hai bên vách đá dựng đứng, muốn đi tiếp chỉ có cách duy nhất là bám vào những sợi dây rừng leo ở các ngọn cây cao để đu sang, chỉ thanh niên khoẻ mạnh mới có thể qua được
Chàng trai hết sức buồn rầu, nói với người yêu: “Vực sâu này đã ngăn cách không cho chúng ta đi cùng nhau được nữa, bây giờ em hãy trở về nhà chờ đợi, anh
sẽ đi tìm việc làm, khi có tiền anh sẽ lập tức trở về xin cưới em làm vợ Khi đó anh
là người ở vùng khác đến là người khá giả, có tiền nhất định bố mẹ em và họ hàng
sẽ đồng ý.”
Hai người thề nguyền, họ lấy gai trích hai đầu ngón tay đeo nhẫn để hai giọt máu hoà vào nhau thề nguyền ai phản bội sẽ bị trời tru đất diệt Nàng quyết tâm chờ đợi, chàng quyết trở về với thời gian nhanh nhất Giờ phút chia li, hai người quyến luyến không rời, tình cảm trào dâng mãnh liệt, gió trên đỉnh núi rít ào ào, nước mắt hai người tuôn như thác đổ, làm thành dòng gầm gào, ai oán, đau thương, thác này gọi là thác Gió (tiếng tày là Tát Lồm) Máu ở hai đầu ngón tay chảy ướt đầm cả những cây lá dong dưới chân họ, lập tức những cây lá dong này biến thành loại lá dong đỏ rất đặc biệt không nơi nào có
Thế rồi thời gian thấm thoắt trôi đi, nàng chờ mãi, chờ mãi vẫn không thấy chàng trai trở lại Bố mẹ thúc ép gả nàng cho một người con trai giàu có, nàng cứ khất lần, cố ý chờ đợi người yêu trở về Thỉnh thoảng nàng lại trốn lên những chỗ
mà hai người đã ngồi bên nhau nghỉ đêm trên núi để cho vơi nỗi nhớ thương và cầu mong cho người yêu mau chóng trở về, rồi nàng lại than thân trách phận, khóc lóc một mình
Đến hạn cuối cùng không thể trì hoãn thêm được nữa, nàng Ba biết rằng đã đến lúc bắt buộc phải lấy chồng theo sự định đoạt của cha mẹ Đêm đó, nàng Ba leo hẳn lên tận đỉnh núi Tát Lồm nhìn theo hướng người yêu ra đi, ngóng mãi vẫn không thấy bóng dáng người yêu đâu, nàng chắp tay lạy trời, lạy đất phù hộ cho người yêu trở về, cô khóc lóc thảm thiết, nước mắt chảy trắng cả dòng thác Gió
Trang 19Trời đất thương cảm cho mối tình bi lụy, thương đau của đôi trai gái, đã nổi trận cuồng phong, mưa to, gió lớn, sấm sét đùng đùng Sau một tiếng sét kinh hoàng, vang động cả đất trời, nàng Ba đã hoá thành một tảng đá lớn ngồi chơi vơi bên bờ thác Gió.
Những dòng nước trên tảng đá nàng Ba như những dòng lệ của nàng vẫn không ngừng chảy hoà vào dòng thác trắng Những chỗ nàng nghỉ đêm khi trước đều biến thành những tảng đá lớn nằm giữa dòng nước ào ào chảy xiết
Chàng trai đi mãi, gặp làng bản nào chàng cũng tìm việc làm thuê, chàng chăm chỉ nhận đủ mọi việc như cấy, cày, gặt, hái, chăn trâu, cắt cỏ v.v Sau khi có ít vốn, chàng rủ bạn bè đến một vùng đất bằng phẳng màu mỡ gần giáp ranh với quê mình, khai hoang lập xóm và đặt tên là thôn Lạc Bạn để luôn ghi nhớ phải trở về với người yêu ở quê hương mình
Mấy năm sau, khi đã có đủ tiền, chàng liền khăn gói tạm biệt bạn bè ở thôn Lạc Bạn quay về quê cưới vợ Khi đến khe Nặm Dân thấy có một cái cầu treo do dân ở thôn Lạc Bạn làm bằng dây rừng bắc tạm bợ gọi là cầu Chòng Chành (tiếng Tày là cầu Nong Nanh) Chàng đi vội qua, đến đỉnh núi Tát Lồm nơi hai người chia tay, thấy có hòn đá to hình thù lạ mắt, dưới chân hòn đá nước chảy ào ào, chàng liền ngồi tựa vào bên cạnh nghỉ chân, vục nước suối để uống cho đỡ khát, vừa thiu thiu chợp mắt chàng bỗng thấy nàng Ba xuất hiện, nàng khóc và nói: “Em không thể chờ anh được nữa vì bố mẹ và dòng họ thúc ép em lấy chồng, nhưng em quyết giữ trọn lời thề và tình yêu của đôi ta, em không thể lấy ai khác vì anh là người em yêu thiết tha nhất, đất trời đã giải thoát cho em, giúp em hoá thành hòn đá bên cạnh anh đây, kiếp này chúng mình không thể thành vợ thành chồng, hẹn kiếp sau anh nhé.”Chàng trai giật mình tỉnh giấc, chỉ nghe thác đổ ầm ào, ai oán, hòn đá bên cạnh tuôn dòng lệ chảy dài, chàng vô cùng đau khổ, càng thương nhớ nàng khôn xiết.Chàng bèn chặt bảy cây nứa to đóng lại thành một chiếc mảng ngóc, muốn lao theo dòng thác về bản thật nhanh để hỏi cho rõ ngọn nguồn câu chuyện Chàng lên mảng lao vun vút, dòng suối đã giúp chàng vượt qua thác Gió, thác Cao và thác Củm dễ dàng nhưng đến Vật Củm thì dòng nước chững lại, xoáy thành vật lớn làm cho chiếc mảng xoay tròn và từ từ chìm xuống đáy vực Dòng nước ôm lấy thân chàng quyến luyến không rời như có một ma lực mãnh liệt quyện chặt lấy chàng, trong hơi nước mịt mù bỗng nàng Ba xuất hiện, lộng lẫy như một nàng tiên giơ tay
Trang 20sét vang trời, mưa to, gió lớn gào thét, và chàng biến thành ngọn núi Khau Nhoi hùng vĩ, cao nhất vùng Hoa Trung ôm ấp lấy hòn đá nàng Ba bên dòng thác ba tầng chảy dài theo triền núi
Động lòng trước mối tình son sắt thuỷ chung của đôi trai gái, Ngọc Hoàng đã cho nàng làm nữ thần thác Ba, chàng làm thần núi Khau Nhoi, hai vị thần này giữ cho dân bản trong vùng có cuộc sống thanh bình, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, tránh được mọi thiên tai, địch hoạ
[ ] Dãy núi Khau Nhoi, tảng đá nàng Ba với ba tầng thác trắng tạo ra ba cung bậc âm thanh khác nhau: rì rào tâm sự, ào ào bi luỵ và gầm thét, đau thương, minh chứng cho một mối tình trong sáng tuyệt vời của nàng Ba và chàng trai Khau Nhoi giữa vùng đại ngàn Hoa Trung hùng vĩ
(Theo Tống Đại Hồng, Chuyện tình thác Bản Ba, Văn học nghệ thuật tỉnh Tuyên Quang)
– Dựa vào văn bản trên, em hãy chỉ ra cách giải thích của dân gian về nguồn gốc thác Củm, thác Cao, thác Gió, thác Bản Ba.
– Phân tích nhân vật nàng Ba và chàng Khau Nhoi trong truyện “Sự tích thác Bản Ba”.
– Tình yêu của nàng Ba và chàng Khau Nhoi được tác giả dân gian kể lại như thế nào? Tìm những yếu tố thần kì có trong truyện và cho biết tác dụng của những yếu tố đó.
– “Sự tích thác Bản Ba” thể hiện ước mơ, khát vọng gì của người dân?
– Nhận xét về cách kết thúc của truyện “Sự tích thác Bản Ba” Tác giả dân gian kết thúc truyện như vậy nhằm thể hiện điều gì?
LUYỆN TẬP
1 Tóm tắt nội dung chính của truyện Sự tích thác Bản Ba.
2 Từ văn bản Sự tích thác Bản Ba, em hãy biên soạn thành kịch bản
văn học dưới dạng một hoạt cảnh ngắn để biểu diễn trên lớp học theo gợi
ý sau:
Trang 21– Xây dựng kịch bản: Xác định các màn / cảnh / hồi theo bố cục kịch bản; viết
lời thoại (lời người kể chuyện, lời của nhân vật)
– Biểu diễn trước lớp.
Trang 22lệnh xuất quân, tiến về giải
phóng Thủ đô Hà Nội trước
sự chứng kiến của Nhân dân
Tân Trào và 60 đại biểu về
dự Đại hội quốc dân ở đình
Tân Trào Cây đa Tân Trào
¾ Khái quát được hệ thống di tích lịch sử – văn hoá của tỉnh Tuyên Quang
¾ Trình bày được những nét nổi bật của một số di tích lịch sử – văn hoá tiêu
biểu của tỉnh Tuyên Quang
¾ Phân tích được giá trị của hệ thống di tích lịch sử – văn hoá của tỉnh
Tuyên Quang
¾ Có ý thức sưu tầm và khai thác tư liệu lịch sử về các di tích lịch sử của tỉnh Tuyên Quang, sẵn sàng đóng góp và vận động mọi người tham gia vào các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử – văn hoá
ở địa phương
Hình 3.1 Cây đa Tân Trào (thôn Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương)
Trang 23Theo em, việc tìm hiểu di tích lịch sử như vậy có ý nghĩa gì đối với việc tìm hiểu truyền thống dựng nước và giữ nước của Nhân dân các dân tộc Tuyên Quang nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung?
KIẾN THỨC MỚI
I HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HOÁ Ở TUYÊN QUANG
1 Hệ thống di tích lịch sử - văn hoá ở Tuyên Quang
Hệ thống di tích lịch sử là nơi lưu lại dấu vết phản ánh những hoạt động của con người trong quá khứ Di tích lịch sử – văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm, hiện vật, di vật, đồ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá, xã hội một dân tộc, một đất nước
Tuyên Quang là một trong những tỉnh có nhiều di tích lịch sử – văn hoá nhất
cả nước Tiêu biểu như: Di tích khảo cổ chùa Kim Ninh, xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương; Di tích hang Núi Bút,…; Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Phúc Lâm ở huyện Lâm Bình, chùa Bảo Ninh Sùng Phúc ở huyện Chiêm Hoá, chùa Phật Lâm
ở huyện Yên Sơn, chùa Trùng Quang ở thành phố Tuyên Quang,…; Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào (Sơn Dương), Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Địa điểm
tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng (Chiêm Hoá), Danh thắng quốc gia đặc biệt Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang – Lâm Bình,…
Đến nay, toàn tỉnh có 658 di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh Trong đó, có 3 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt, 182 điểm di tích xếp hạng quốc gia và 259 di tích xếp hạng cấp tỉnh Hệ thống di tích lịch sử – văn hoá ở Tuyên Quang gồm: 474 di tích lịch sử thời kì tiền khởi nghĩa, thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống đế quốc Mĩ; 79 di tích kiến trúc nghệ thuật; 48 di tích khảo cổ và 57 danh lam thắng cảnh (Theo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang)
Trang 24
– Em hiểu thế nào là hệ thống di tích lịch sử – văn hoá? Lấy ví dụ.
– Dựa vào số liệu thống kê của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và những hiểu biết của mình, em hãy nêu những nét nổi bật về hiện trạng hệ thống di tích
lịch sử – văn hoá ở Tuyên Quang.
– Khai thác các hình 3.2, 3.3, 3.4; em hãy cho biết sự khác nhau giữa các loại di
tích lịch sử – văn hoá.
II MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ TIÊU BIỂU Ở TUYÊN QUANG
1 Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào
Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào nằm trên địa bàn 11 xã thuộc hai huyện Sơn Dương và Yên Sơn, khu di tích có 177 di tích, trong đó có 41 di tích được xếp hạng quốc gia
a) Các dấu tích lịch sử thời kì tiền khởi nghĩa
Tháng 5 năm 1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh quyết định rời Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào (Tuyên Quang) để xây dựng trung tâm lãnh đạo cách mạng của cả nước Các di tích tiêu biểu như: đình Hồng Thái, lán Nà Nưa, đình Tân Trào, cây đa Tân Trào,…
Hình 3.2 Chùa Trùng Quang
(phường Minh Xuân,
thành phố Tuyên Quang)
Hình 3.3 Hầm An toàn Trung ương Đảng (thôn Khuôn Điển, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn)
Hình 3.4 Cọc Vài Phạ (xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình)
Trang 25Ngày 04 tháng 6 năm 1945, theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Khu giải phóng Việt Bắc chính thức được thành lập gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang và một số vùng thuộc các tỉnh lân cận Khu giải phóng Việt Bắc trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước, là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới
Tân Trào được Trung ương Đảng và Bác Hồ chọn làm “Thủ đô Khu giải phóng”, nơi diễn ra những sự kiện có ý nghĩa quyết định đến vận mệnh của toàn dân tộc như: Hội nghị toàn quốc của Đảng (họp từ ngày 13 đến ngày 15 – 8 – 1945), Quốc dân Đại hội (họp từ ngày 16, 17 – 8 – 1945), thành lập Uỷ ban Dân tộc giải phóng
Từ đây, lệnh tổng khởi nghĩa được phát đi đến các địa phương trong cả nước đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời
Sau khi rời Pác Bó (Cao
Bằng), ngày 21 – 5 – 1945,
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đến
Tân Trào (Tuyên Quang)
Điểm dừng chân đầu tiên của
Người là đình Hồng Thái ở
thôn Cả, xã Tân Trào, huyện
Sơn Dương
Đình Hồng Thái là nơi
đón tiếp các đại biểu dự Hội
nghị toàn quốc của Đảng họp từ ngày 14 – 15/8/1945 và đón tiếp các đại biểu dự Quốc dân Đại hội được tổ chức ở đình Tân Trào từ ngày 16 đến ngày 17 – 8 – 1945.Cụm di tích Nà Nưa có các di tích:
– Lán Nà Nưa là nơi làm việc của lãnh tụ Hồ Chí Minh từ cuối tháng 5 đến ngày 22 – 8 – 1945
– Lán Cảnh vệ, là nơi ở của các đồng chí cảnh vệ để đảm bảo an toàn cho Bác; lán Điện đài để thông tin liên lạc giữa Mặt trận Việt Minh và quân Đồng Minh (Côn Minh, Trung Quốc)
Hình 3.5 Di tích đình Hồng Thái (xã Tân Trào, huyện Sơn Dương)
Trang 26năm 1945, thành lập Uỷ ban
khởi nghĩa, ra Quân lệnh số
1, phát lệnh Tổng khởi nghĩa
trên toàn quốc
Ngày 16 – 8 – 1945,
Quốc dân Đại hội được khai
mạc tại đình Tân Trào với
hơn 60 đại biểu đại diện cho
ba miền Bắc – Trung – Nam,
các ngành, các giới, các đảng
phái chính trị yêu nước, một
số kiều bào về dự và nhận
lệnh Tổng khởi nghĩa
Quốc dân Đại hội Tân
Trào thông qua Nghị quyết
giành chính quyền trong toàn
quốc và mười chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh, bầu Uỷ ban Dân tộc giải phóng (Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, quy định quốc kì, quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
b) Các dấu tích lịch sử thời kì kháng chiến chống Pháp
Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954), Tuyên Quang tiếp tục được Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm sứ mệnh
“Thủ đô kháng chiến”, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Quốc hội,
Hình 3.6 Lán Nà Nưa, thôn Tân Lập (xã Tân Trào, huyện Sơn Dương)
Hình 3.7 Di tích đình Tân Trào (thôn Tân Lập, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương)
Trang 27Chính phủ cùng các bộ, ban ngành, cơ quan Trung ương đặt trụ sở làm việc và lãnh đạo toàn dân kháng chiến giành thắng lợi
Các di tích tiêu biểu ghi lại dấu tích lịch sử thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp như: di tích Nha Công an (thôn Đồng Don, Minh Thanh, Sơn Dương);
di tích Lán làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ở An toàn khu Kim Quan, huyện Yên Sơn); di tích Bộ Ngoại giao (xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương); di tích Hầm
an toàn Trung ương Đảng (thôn Khuôn Điển, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn); di tích Chủ tịch phủ, Thủ tướng phủ,…
Hình 3.8 Di tích Nha công an (thôn Đồng Đon, xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương)
tịch Hồ Chí Minh đi sang
Trung Quốc, Liên Xô (tháng
1/1950); đi chỉ đạo chiến
Trang 28Từ năm 1952 đến năm
1954, công tác ngoại giao đòi
hỏi cán bộ ngành Ngoại giao
đưa tiếng nói chính nghĩa,
quan điểm của Đảng, Chính
phủ nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà đến với thế giới,
tranh thủ sự đồng tình, ủng
hộ của Nhân dân yêu chuộng
hoà bình, tiến bộ trên thế
giới đối với cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp
Địa điểm di tích Bộ Ngoại giao là nơi đặt trụ sở làm việc với thời gian dài nhất của Bộ Ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Công tác ngoại giao diễn ra ở đây góp phần to lớn vào thắng lợi trên mặt trận ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
– Hãy giới thiệu về Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào.
– Nêu ý nghĩa của Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc kháng chiến của Nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp (1945 – 1954).
2 Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Địa điểm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (xã Kim Bình, huyện Chiêm Hoá)
Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Địa điểm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng có 52 di tích, cụm di tích, trên địa bàn bốn xã: Kim Bình, Kiên Đài, Linh Phú, Vinh Quang của huyện Chiêm Hoá Xã Kim Bình là nơi có vị trí chiến lược quan trọng trong An toàn khu Nơi đây diễn ra những sự kiện lịch
sử gắn liền với giai đoạn 1951 – 1954 của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Trung tâm khu di tích là Địa điểm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng
có 30 ngôi nhà, trong đó có Nhà hội trường để họp các đại hội, hội nghị,…, nhà ở
và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà ở và làm việc của các đồng chí: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ,…
Hình 3.10 Di tích Bộ Ngoại giao (xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương)
Trang 29Từ Khu di tích này, Đảng đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng như: thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng riêng, ở Việt Nam Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam; thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành lập Mặt trận Liên Việt; thành lập Uỷ ban liên minh Nhân dân Việt – Miên – Lào nhằm đoàn kết ba dân tộc Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nhà hội trường là nơi diễn ra nhiều hoạt động quan trọng: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (từ ngày 11 đến 19 – 2 – 1951; Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành lập Mặt trận Liên Việt (3 – 3 – 1951); Hội nghị Việt – Miên – Lào, tại Hội nghị này đã quyết định thành lập Uỷ ban liên minh Nhân dân Việt – Miên – Lào; Từ ngày 01 đến 06 – 5 – 1952, Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc Đại hội đã tuyên dương 7 anh hùng là: Cù Chính Lan, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, La Văn Cầu, Trần Đại Nghĩa, Ngô Gia Khảm, Hoàng Hanh
Hội nghị Việt – Miên – Lào, diễn ra tại Nhà hội trường (11/3/1951) Hội nghị
đã quyết định thành lập Uỷ ban liên minh Nhân dân Việt – Miên – Lào để đoàn kết ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
Hình 3.11 Di tích Nhà Hội trường (xã Kim Bình, huyện Chiêm Hoá)
Trang 30Từ ngày 13 đến ngày 15 – 8 – 1950, Đại hội Quốc dân Lào được tổ chức ở Làng Ngòi Thay mặt cho Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng Bức trướng “Lào – Việt đoàn kết” Đại hội đã quyết định thành lập Chính phủ kháng chiến Lào, Hoàng thân Xu-pha-nu-vông làm
Hình 3.12 Hội nghị thành lập liên minh nhân dân
Việt – Miên – Lào
Trang 31Thủ tướng Chính phủ, đồng
chí Mặt trận Neo Lào –
Ít-xa-la, đề ra cương lĩnh của Mặt
trận, bầu Uỷ ban Trung ương
Neo Lào – Ít-xa-la làm Chủ
tịch Đại hội quyết định thành
Hình 3.14 Di tích Đá Bàn
Khu di tích lịch sử Làng Ngòi – Đá Bàn là địa danh lịch sử gắn với mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, là biểu tượng của tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng, Nhà nước
và Nhân dân hai nước
Hình 3.13 Di tích Làng Ngòi
Trang 321 Đọc thông tin, quan sát các hình ảnh trong bài để hoàn thành bảng
hệ thống kiến thức theo mẫu sau:
Tên di tích Địa điểm
hiện nay
Nét nổi bật của di tích Ý nghĩa
Khu di tích lịch sử quốc gia
Khu di tích lịch sử quốc gia
đặc biệt Địa điểm tổ chức Đại
hội đại biểu toàn quốc lần
thứ II của Đảng
VẬN DỤNG
1 Em hãy trình bày quan điểm về ý kiến cho rằng: Tuyên Quang được
coi là bảo tàng cách mạng của cả nước.
2 Đóng vai người hướng dẫn viên, giới thiệu về một trong những di tích lịch sử cách mạng hoặc kháng chiến ở Tuyên Quang.
3 Hãy viết một bài thuyết minh ngắn giới thiệu về một di tích quốc gia đặc biệt ở Tuyên Quang.
Trang 33MỞ ĐẦU
Hình 4.1 Thu hoạch chè Hình 4.2 Thuỷ điện
NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TỈNH TUYÊN QUANG
Chủ đề
4
Học xong chủ đề này, em sẽ:
¾ Trình bày được vai trò của các nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế –
xã hội của tỉnh Tuyên Quang
¾ Sử dụng được lược đồ/bản đồ, bảng số liệu thống kê, biểu đồ để trình bày
về các nguồn lực của tỉnh
Trang 34Dựa vào các hình ảnh và thông tin đã biết, em hãy:
– Kể tên các ngành kinh tế nổi bật của tỉnh Tuyên Quang.
– Theo em, các ngành kinh tế này đã dựa vào những điều kiện thuận lợi nào để phát triển?
KIẾN THỨC MỚI
1 Vị trí địa lí
Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, tiếp giáp với 7 tỉnh, cách thủ đô Hà Nội khoảng 165 km Tuyên Quang có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và của vùng
Nhờ có các tuyến giao thông đường bộ chính đi qua địa bàn tỉnh đã giúp Tuyên Quang dễ dàng giao lưu kinh tế – văn hoá với các tỉnh khác trong vùng Đó
là Quốc lộ 2, tuyến giao thông huyết mạch chạy trên địa bàn tỉnh khoảng 90 km, kết nối từ Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang và Hà Giang giúp cho tỉnh
có thể giao lưu với tỉnh Hà Giang và xa hơn nữa là các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc và giao lưu với một số tỉnh thuộc trung du và Đồng bằng sông Hồng ở phía nam; Quốc lộ 2C từ tỉnh Vĩnh Phúc qua các khu công nghiệp, du lịch ở thành phố Vĩnh Yên và một số huyện của Vĩnh Phúc đến các huyện và thành phố của tỉnh Tuyên Quang; Quốc lộ 279 nối các huyện vùng cao của Tuyên Quang với các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang; Quốc lộ 37 kết nối Tuyên Quang với các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái;… Trong những năm tới, dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai có chiều dài hơn 40 km kết nối giữa các khu công nghiệp của các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ với Khu công nghệ cao Hà Nội; bảo đảm kết nối thông thương giữa các địa phương, tạo động lực quan trọng, bước đột phá về giao thông để Tuyên Quang phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch
Tuy nhiên, Tuyên Quang là tỉnh miền núi, nằm sâu trong nội địa, cách xa các cảng biển, cửa khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước; chưa có đường hàng không, đường sắt, chưa phát triển đường thuỷ nên việc trao đổi hàng hoá với các vùng trong và ngoài tỉnh gặp nhiều khó khăn
Trang 35Hình 4.5 Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang
lị lị
Thuỷ điện
Trang 36Hình 4.6 Cọc Vài Phạ tại Khu du lịch sinh thái Na Hang – Lâm Bình
là biểu tượng du lịch Tuyên Quang
Trang 37khu rừng nguyên sinh vẫn còn tồn tại ở huyện Na Hang, Hàm Yên Nhìn chung, thế mạnh của vùng phía bắc là phát triển kinh tế lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây
ăn quả; chăn nuôi gia súc; các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, mạo hiểm
và thuỷ điện Tuy nhiên, địa hình vùng này phức tạp, bị chia cắt mạnh và có độ dốc lớn Đây là vùng hiểm trở, đi lại khó khăn hơn so với các vùng khác nên gây trở ngại cho việc phát triển nông nghiệp quy mô lớn, giao thông, phân bố dân cư, nguy cơ lũ quét, xói mòn,
Vùng trung tâm có độ cao trung bình dưới 500 m và giảm dần từ bắc xuống nam với một số ngọn núi nhô cao Dọc sông Lô, sông Phó Đáy và các suối lớn là những thung lũng, cánh đồng rộng, tương đối bằng phẳng Nhìn chung, đây là khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị, kinh tế bao gồm công nghiệp, dịch vụ, sản xuất nông, lâm nghiệp Tuy nhiên, ở một số khu vực thấp (phía nam huyện Yên Sơn, Sơn Dương), về mùa lũ thường bị ngập lụt
Hình 4.7 Nông dân xã Thái Hoà, huyện
Hàm Yên thu hoạch lúa bằng máy gặt
b) Đất
Đất ở Tuyên Quang khá đa dạng với nhiều loại đất khác nhau Trong đó,
Trang 38khoảng 85% diện tích là các loại đất feralit, 15% là đất phù sa và các loại đất khác
Ở vùng núi cao của tỉnh (độ cao 700 – 1800 m), gồm huyện Na Hang và phía bắc các huyện Lâm Bình, Hàm Yên, Chiêm Hoá, đất được hình thành trên các loại
đá mẹ là đá biến chất và đá trầm tích Tiêu biểu cho vùng này là đất đỏ vàng và vàng nhạt trên núi
Ở vùng núi thấp, bao gồm phần phía nam các huyện Lâm Bình, Hàm Yên, Chiêm Hoá, phía bắc các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, và một phần thành phố Tuyên Quang, tiêu biểu là đất đỏ vàng được hình thành chủ yếu từ đá biến chất Đây là nhóm đất có giá trị đối với sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh
Ở các vùng còn lại có đất thung lũng do bồi tụ, các loại đất phù sa sông suối Nhóm đất này có khả năng trồng các loại cây lương thực (lúa, hoa màu) cho năng suất cao
Năm 2003 Đơn vị: % Năm 2020
Hình 4.9 Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Tuyên Quang năm 2003 và 2020
c) Khí hậu
Tuyên Quang có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá đa dạng Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, ít mưa, có hướng gió thịnh hành là gió đông bắc và bắc; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều, có hướng gió thịnh hành là gió đông nam
và nam Nhiệt độ trung bình năm là 22 – 25o C, lượng mưa trung bình năm khoảng
Trang 391500 – 1800 mm Chế độ mưa ở Tuyên Quang phân hoá thành hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 (chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm của tỉnh), mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Do bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau, đó là: tiểu vùng phía bắc có mùa đông kéo dài (khoảng 5 – 6 tháng), nhiệt độ trung bình năm là 22,30C, lượng mưa khoảng 1 700 mm; tiểu vùng phía nam có mùa đông ngắn hơn (chỉ 4 –
5 tháng), nhiệt độ trung bình năm cao hơn, khoảng 23 – 24 0C, lượng mưa tương đối cao (khoảng 1 800 mm)
Nhìn chung, khí hậu đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh
tế, nhất là đối với nông nghiệp Với một mùa đông lạnh, tỉnh có khả năng sản xuất được cả các sản phẩm nông nghiệp cận nhiệt và ôn đới Tuy nhiên, các hiện tượng thiên tai như sương muối, mưa đá, lốc, mưa dông vào mùa hè với cường độ lớn gây
ra lụt lội, lũ quét,…
d) Nước
Mạng lưới sông ngòi tương đối dày đặc và phân bố khá đồng đều trên địa bàn tỉnh Các sông lớn chảy trên địa bàn tỉnh có một số phụ lưu Do chịu ảnh hưởng
của địa hình nên dòng chảy có hướng bắc – nam (sông Gâm) hoặc tây bắc – đông
nam (sông Lô), lòng sông dốc, nước chảy xiết và có khả năng tập trung nước nhanh vào mùa lũ Chế độ thuỷ văn trên địa bàn tỉnh chia làm hai mùa rõ rệt, theo hai mùa của khí hậu Mùa lũ tập trung tới 80% tổng lượng nước trong năm và thường gây ra ngập lụt ở một số vùng
Trên địa bàn tỉnh có 3 sông lớn, bao gồm: sông Lô chảy trên địa bàn tỉnh dài
145 km, thuỷ chế ít điều hòa và có sự chênh lệch lớn giữa các mùa trong năm, giữa năm này với năm khác Đây là đường thuỷ duy nhất nối Tuyên Quang với Hà Giang ở phía bắc và với Hà Nội cùng một số tỉnh ở trung du, đồng bằng Bắc Bộ ở phía nam Sông Gâm chảy trên địa bàn tỉnh dài 110 km, tuy nhiên, giá trị vận tải tương đối hạn chế Sông Phó Đáy chảy trên địa bàn tỉnh dài 84 km, do chảy trong vùng trung du nên độ cao, độ dốc trung bình của lưu vực và lưu lượng dòng chảy không lớn, sông hẹp, nông, ít có khả năng vận tải đường thuỷ
Trang 40Hình 4.10 Sông Lô – đoạn chảy qua thành phố Tuyên Quang
Bên cạnh nguồn nước mặt phong phú, Tuyên Quang còn có nguồn nước ngầm, nước khoáng Nguồn nước ngầm có chất lượng khá tốt Các mỏ nước khoáng ở Mỹ Lâm, Bình Ca được đầu tư khai thác phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chữa bệnh cho người dân
Tài nguyên nước có vai trò quan trọng đối với đời sống và hoạt động sản xuất của con người, đó là: cung cấp nước cho sinh hoạt, cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; nuôi trồng thuỷ sản; phát triển thUỷ điện và góp phần phát triển giao thông đường thuỷ, các hoạt động du lịch Tuy nhiên, sông ngòi dốc, lắm thác ghềnh cùng chế độ khí hậu có hai mùa dẫn đến ngập lụt nghiêm trọng trong mùa mưa ở một số khu vực của tỉnh
Hình 4.11 Giếng khoan khai thác nước suối khoáng Mỹ Lâm