Tác dụngcủasữamẹ Ngoài giá trị dinh dưỡng, sữamẹ còn mang lại cho con trẻ một nguồn kháng thể rất dồi dào, giúp trẻ phòng tránh bệnh tật trong những năm tháng đầu đời. Một thực tế thật đáng buồn, nuôi con bằng sữamẹ ngày càng ít được quan tâm. Cụ thể ở Việt Nam, chỉ trong một thập kỷ trở lại đây, tỷ lệ trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữamẹ giảm từ 34% (năm 1998) xuống còn 19,6% (năm 2010). Sữamẹ giúp trẻ phòng bệnh Sữamẹ trong những ngày đầu chứa nhiều protein. Trong đó 50% hàm lượng protein là các globulin miễn dịch (chủ yếu là IgA), có tácdụng chống lại các vi khuẩn, vi-rút gây bệnh. Các kháng thể này nằm trong đường ruột có tácdụng chống lại các vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn các loại vi-rút và trung hòa các độc tố. Trong khoảng 2 tháng đầu tiên, sữamẹ được coi là liều vắc-xin hiệu nghiệm cho cơ thể non yếu của trẻ. Trẻ bú sữamẹ (ít nhất 6 tháng đầu) có thể tránh được nguy cơ mắc nhiều loại bệnh cấp và mãn tính như tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm phổi… Vì trong sữamẹ có chứa chất globulin miễn dịch. Trong sữamẹ có lactoferin – một protein gắn với chất sắt ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn có hại. Sự hiện diện của dưỡng chất tự nhiên nucleotide trong sữamẹ với hàm lượng 69 – 72mg/l giúp tăng cường đề kháng với bệnh nhiễm khuẩn như bạch hầu, viêm màng não. Các nghiên cứu tiến hành tại Thụy Điển và Anh cho thấy, những trẻ bú sữamẹ trong năm đầu ít mắc các bệnh như béo phì, xơ vữa động mạch và cao huyết áp. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) nhấn mạnh, việc nuôi con bằng sữamẹ giúp giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Cụ thể, giảm 13% tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi nếu trong 6 tháng đầu đời các trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, và tiếp tục được bổ sung nguồn sữamẹ cho đến khi trẻ tròn 1 tuổi. Nhận định của tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Nếu tất cả trẻ nhỏ đều được nuôi bằng sữamẹ trong vòng 6 tháng đầu đời và nhận được nguồn dinh dưỡng đầy đủ từ sữamẹ cho tới 2 tuổi, mỗi năm chúng ta có thể cứu sống tới 1,5 triệu trẻ em”. Những khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới 1. Bắt đầu cho trẻ bú mẹ ngay trong 30 phút đến 1 giờ sau khi sinh. 2. Bú mẹ hoàn toàn (tức không cho trẻ uống một loại nước nào khác kể cả nước lọc hoặc nước sôi nguội) từ mới sinh đến 6 tháng tuổi. 3. Cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. 4. Tất cả các bé 6 tháng tuổi đều phải ăn dặm. 5. Tiếp tục cho bé bú mẹ đến năm 2 tuổi. Không ai có thể phủ nhận nuôi con bằng sữamẹ là một nét văn hóa, một truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc ta nói riêng và của nhân loại nói chung. Các bà mẹ cần ý thức được rằng nuôi con bằng sữamẹ là một thiên chức của một người phụ nữ, vừa có lợi cho gia đình, vừa có ích cho xã hội vì những em bé thông minh, khỏe mạnh, giàu tình thương do được nuôi nấng từ dòng sữamẹ ngọt ngào. . Tác dụng của sữa mẹ Ngoài giá trị dinh dưỡng, sữa mẹ còn mang lại cho con trẻ một nguồn kháng thể rất dồi dào, giúp trẻ. hoàn toàn bằng sữa mẹ, và tiếp tục được bổ sung nguồn sữa mẹ cho đến khi trẻ tròn 1 tuổi. Nhận định của tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Nếu tất cả trẻ nhỏ đều được nuôi bằng sữa mẹ trong vòng. dịch. Trong sữa mẹ có lactoferin – một protein gắn với chất sắt ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn có hại. Sự hiện diện của dưỡng chất tự nhiên nucleotide trong sữa mẹ với hàm lượng